Cholesterol và bệnh tim mạch – BS Hồ Ngọc Minh

BS Hồ Ngọc Minh

LTS: “Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh được biết trong cộng đồng người Việt nhiều năm qua với chuyên khoa về  hiếm muộn, vô sinh, và lựa chọn trai gái theo ý muốn. Ông đã từng làm nghiên cứu về bệnh hiếm muộn, và các bệnh ung thư của phụ nữ tại National Cancer Institute trực thuộc  National Institutes of Health. Bác Sĩ Minh là Board Certified về Obstertrics, Gynecology và Reproductive Endocrinology Infertility. Phòng mạch tọa lạc trong khuôn viên bệnh viện Fountain Valley, tại 11180 Warner Ave., Suite 465, Fountain Valley, CA 92708.  Số phone liên lạc: (714)  429-5848

Nhà văn Tô Hoài mất vào ngày 6 Tháng Bảy năm 2014. Hồi nhỏ tôi chỉ biết lờ mờ tên ông Tô Hoài vì say mê đọc truyện “Dế mèn phiêu lưu ký” của ông. Nói thật, thời tôi còn nhỏ, đó là một trong những sách truyện rất hiếm, viết cho con nít. Phần còn lại, tôi đã tập làm quen rất sớm với những pho truyện Tàu như Tây Du Ký, Thuỷ Hử, hoặc các pho  truyện Kiếm Hiệp của Kim Dung.

Nhắc đến con dế mèn, tôi lại nhớ đến một mẫu chuyện khôi hài khác về một kết luận mà  một khoa học gia nọ rút tỉa được khi nghiên cứu về… con dế. Chuyện kể rằng, có một nhà bác học kia, đặt con dế trên mặt bàn, và vỗ tay, thế là con dế nhảy tưng lên. Kế đến, ông bèn bẻ một chân của con dế (tàn nhẫn quá!), và ông lại vỗ tay. Lần này con dế nằm  vạ một chỗ. Thế là nhà thông thái, sau khi đã bẻ chân nhiều con dế như thế, bèn đúc kết một kết luận: “Khi ta bẻ chân con dế, não bộ của nó sẽ bị hư hại và nó sẽ bị…điếc!”

Từ từ, bạn hãy kiên nhẫn đọc tiếp, và sẽ hiểu tại sao tôi kể chuyện con dế ở đây.

Tôi đã viết nhiều về liên hệ giữa cholesterol và bệnh tim mạch, và cũng viết về triệu chứng của bệnh mất trí nhớ. Tuy nhiên, tôi chưa trình bày mối về liên hệ giữa cholesterol và bệnh mất trí nhớ. Một mối liên hệ nghịch: cholesterol càng cao thì nguy cơ bị mất trí nhớ… càng thấp!

Hồi nhỏ, thỉnh thoảng, mẹ tôi có mua não bò, đem chưng cách thủy, để ăn với muối tiêu và rau răm. Ăn thì ăn, nhưng tôi thấy nghẹn cổ họng vì nó quá béo, ngầy ngậy. Não người cũng thế, tuy nhỏ, chỉ chiếm 2% sức nặng của cơ thể, nhưng nó chứa 25% tổng số cholesterol trong người. Gần đây, rất nhiều bệnh tật, khiếm khuyết của não bộ, thí dụ như  bệnh mất trí nhớ, bệnh run Parkinson… nguy cơ tăng cao vì thiếu cholesterol. Trên thực tế, người trên 70 tuổi, cholesterol càng cao, càng sống lâu, càng ít bị truỵ tim và càng minh mẫn hơn.

Các tế bào thần kinh, cũng như các tế bào khác trong cơ thể, cần cholesterol làm nguyên  liệu cấu trúc cho màng tế bào. Những vỏ bọc tế bào thần kinh, neuron, cũng được cấu tạo từ cholesterol, và, những “mạch điện” thần kinh liên lạc với nhau, truyền tín hiệu cũng nhờ vào cholesterol. Không có cholesterol thì những mạng thần kinh nầy sẽ bị “chạm điện” và bị “mát dây”.

Ở đây, xin nói thêm về cholesterol một chút.

Chúng ta thường lầm tưởng là có hai loại choleterol, LDL là loại xấu và HDL là loại  tốt.Thực ra chỉ có một loại cholesterol duy nhất là… cholesterol!

LDL (low-density lipoprotein) hay HDL (high-density lipoprotein) chỉ là tên gọi của chất protein chuyên chở cholesterol mà thôi. Người ta cho rằng HDL là loại tốt vì nó chở cholesterol dư thừa về trở lại trong lá gan, như thế là làm sạch mạch máu, còn LDL là loại xấu vì nó chở choleterol ra ngoài, làm dơ mạch máu. Gần đây những nghiên cứu mới cho biết, HDL cũng không hẳn là tốt: người có HDL cao vẫn bị bệnh tim, như thường.  Thật ra LDL có nhiều kích thước khác nhau, và trước LDL còn có những “xe chuyên chở”  khác nữa như VLDL (very low density, loại nhẹ) và IDL (intermediate density, loại trung bình).

Để dễ hiểu, mạch máu của bạn là một xa lộ, HDL là những xe tải 18 bánh chở cholesterol dư thừa đi ngược chiều về lá gan. Còn các loại xe khác, to nhỏ như xe đạp, xe gắn máy, xe ba bánh, xe bốn bánh, xe thồ, xe lam… chở cholesterol, tiếp liệu ra… mặt trận. Như thế, một khi tuyến đường bị nghẽn, không phải là vì cholesterol mà vì đường xá bị hư hại, bị “ổ gà”, bị bom mìn khủng bố chẳng hạn. Những xe nhỏ VLDL, IDL, LDL  thường dễ bị sụp hố và làm nghẽn đường mạch máu. Trong trường hợp bị gãy cầu xa lộ thì xe 18 bánh HDL cũng gây ra tai nạn, như chơi.

Tháng 2 năm 2012, chính cơ quan FDA công nhận rằng, thuốc giảm cholesterol statins có thể làm tăng nguy cơ bị lú lẫn và mất trí nhớ. Đồng thời một nghiên cứu trong Tháng Giêng năm 2012, cho thấy phụ nữ dùng statins có nguy cơ bị bệnh tiểu đường tăng 42%. Người bị bệnh tiểu đường, lại có nguy cơ bị bệnh mất trí nhớ tăng gần gấp 3 lần. Khi đường  thặng dư trong máu sẽ gây ra hiệu ứng “ làm mứt” hay “thắng đường, rim tôm” những phân tử cholesterol, làm cho chúng dính chùm với nhau và dính vào các chỗ lở loét trong mạch máu. Tương tự như mạch máu tim, não bộ đã thiếu cholesterol lại còn bị nghẽn mạch máu não, sẽ đưa đến tình trạnh hao mòn sớm, gây ra các chứng bệnh về hệ thần kinh.   Khoảng  thập niên 1970, lượng cholesterol 240 mg/dL được xem là bình thường. Sau khi thuốc statins ra đời, mức độ ấy giảm xuống còn 200mg/dL, với LDL dưới 130 mg/dL.

Nếu bạn có người thân trong gia đình bị truỵ tim, nhiều bác sĩ sẽ bắt bạn uống statins để giảm chỉ số ấy xuống dưới 180mg/DL, và LDL phải dưới 70 mg/dL! Từ  khi thuốc statins ra đời đến nay, chỉ số bị truỵ tim cho những người dùng thuốc, giảm từ 3% xuống còn 2%, trong khi tỉ số bị bệnh mất trí nhớ tăng gần gấp ba.

Sẵn đang nói về xe và xa lộ, dường như cách chữa bệnh xe nhả ra khói (cholesterol cao) hiện nay là bằng cách, bịt ống  khói hoặc là huỷ bớt một, hai xy-lanh (uống statins kinh niên) để cho xe chạy bớt ra khói, thay vì làm sạch đường ống dẫn xăng và thay xăng dầu (thể dục thể thao, cải thiện thức ăn, bớt đường và tinh bột).

Đến đây bạn đã hiểu tại sao tôi kể chuyện nhà khoa học gia và con dế, phải không?

BS. Hồ Ngọc Minh.

Bệnh tâm thần: ‘Kẻ thù vô hình’ suốt nửa thế kỷ của người gốc Việt (kỳ cuối)

Ba’o Nguoi-Viet

Bài 3: Đẩy lùi ‘kẻ thù vô hình’: Hãy từ ái với bản thân mình!

March 24, 2024

Đẩy lùi ‘kẻ thù vô hình:’ Hãy từ ái với bản thân mình!

Kalynh Ngô/Người Việt 

Đẩy lùi ‘kẻ thù vô hình:’ Hãy từ ái với bản thân mình! (Hình minh họa: Người Việt)

Đã gọi là cuộc chiến dai dẳng suốt nửa thế kỷ, mà kẻ thù vừa vô hình, vừa đa dạng, thì đó là một cuộc chiến rất khốc liệt. Để chiến thắng kẻ thù ấy, chúng ta phải làm gì?   

Đừng che giấu, đừng kỳ thị

Cách đây khoảng 20 năm, một nghiên cứu của tác giả Quyên Ngô-Metzger đăng trên tạp chí Journal of the American Geriatrics Society từng tìm hiểu điều này. Bài nghiên cứu khảo sát trên 359 người Mỹ gốc Việt và 25,177 người Mỹ trắng ở California. Kết quả cho thấy 21% nhóm người gốc Việt có triệu chứng trầm cảm hoặc hội chứng lo âu so với 10% nhóm người Mỹ trắng. Nhưng chỉ có 20% người gốc Việt chấp nhận trao đổi tình trạng của mình với bác sĩ so với 45% nhóm người Mỹ trắng.

Nghiên cứu của tác giả Quyên Ngô-Metzger kết luận rằng người Mỹ gốc Việt “rất miễn cưỡng tìm kiếm sự chăm sóc cho các vấn đề sức khỏe tâm thần vì nó bị coi là một điều cấm kỵ, không nên nói ra.”

Hơn 20 năm sau, thế hệ thứ nhất vẫn chưa cải thiện được tình trạng này theo hướng tích cực.

Ông Michel Quân Nguyễn nói: “Xã hội Việt Nam chúng ta có thành kiến không tốt về bệnh tâm thần. Ngay cả cha mẹ cũng không bao giờ chấp nhận con mình bị bệnh tâm thần. Gia đình nào có con bị bệnh tâm thần thì người ta sẽ xa lánh, không chơi với nó.”

Ông giải bày thêm: “Chữ ‘tâm thần’ nó mông lung lắm. Nó là một thuật ngữ chung, có nhiều dạng. Khi mình gắn chữ ‘tâm thần’ vào thì coi như trời sập, chết cả gia đình người ta.”

Chính sự kỳ thị, ghét bỏ, và sợ hãi làm cho gia đình không chấp nhận con mình bị bệnh.

“Họ cho rằng con mình làm bộ này nọ, rồi la mắng nó,” ông Michel Quân Nguyễn nói.

Chia sẻ, thay đổi

Nhưng may mắn, khi cộng đồng gốc Việt càng phát triển, thì càng có nhiều người dấn thân vào sứ mệnh phục vụ cộng đồng.

VAMHA, hoặc Project Hope của The Orange County Asian and Pacific Islander Community Alliance (OCAPICA), đều có những chương trình chăm sóc và giúp đỡ những người gặp vấn đề sức khoẻ tâm lý trong cuộc sống.

Ông Michel Quân Nguyễn (thứ hai từ phải) và các thành viên VAMAHA trong buổi sinh hoạt tổ chức cho những người cần trợ giúp sức khoẻ tâm thần. (Hình: VAMHA cung cấp)

“Chúng tôi mở ra những lớp học, mời các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần để nói chuyện, giải thích cho họ biết về tình trạng bệnh của người thân của họ. Có rất nhiều cha mẹ không biết phải làm gì khi con mình bị tâm thần,” ông Michel Quân Nguyễn nói.

Kinh nghiệm 10 năm ở VAMHA cho ông thấy, nếu bệnh tâm thần được phát hiện sớm, chữa trị đúng và uống thuốc, sẽ giảm thiểu tối đa những lần họ phát bệnh.

Bác Sĩ Giao Nguyễn xác định: “Người bệnh bắt buộc phải uống thuốc.”

Với ý kiến chuyên môn của Bác Sĩ Clayton Châu, ngoài thuốc ra, “bắt buộc phải có kế hoạch tâm lý trị liệu, không những cho bệnh nhân mà còn phải cho cả gia đình của họ, gọi là ‘family therapy.’”

Bác Sĩ Clayton Châu tại văn phòng ông. (Hình: Kalynh Ngô/Người Việt)

Theo ông, cách đối xử với nhau trong gia đình vô cùng quan trọng. Nếu bệnh nhân bình phục, mà gia đình không thay đổi cách cư xử với nhau, không có cách trị liệu cho cả gia đình, thì không có kết quả tốt.

“Họ phải thay đổi cách đối xử với nhau, thay đổi cách liên hệ với nhau, thay đổi cách nói chuyện với nhau để đồng cảm nhau nhiều hơn. Nếu không, sẽ không có cách nào chữa trị,” Bác Sĩ Clayton Châu nói.

Theo lý giải của Bác Sĩ Giao Nguyễn, một người bình thường sẽ không hiểu nỗi đau về tâm lý, tinh thần nó đau đớn thế nào khiến cho một người không muốn sống nữa. Chỉ có cái chết mới làm cho họ thoát khỏi đau đớn về tâm lý, tinh thần của họ.

“Nghiên cứu đã chỉ ra cái đau đớn về tâm thần không khác gì đau đớn của một người bị ung thư. Trách nhiệm của người bác sĩ tâm thần, trị liệu tâm lý phải giúp cho họ sống,” Bác Sĩ Giao Nguyễn nói.

Do đó, “trị liệu” đầu tiên mà người có vấn đề sức khoẻ tâm thần cần nhận được chính là từ gia đình của mình.

“Đừng ghét bỏ con cháu mình, hãy chấp nhận sự thật rồi yêu thương nó như những đứa con khác. Hãy bỏ thành kiến, hãy hợp tác với bác sĩ và con mình để chữa trị cho nó,” ông Michel Quân Nguyễn chia sẻ.

Một dấu hiệu đáng mừng được nhắc đến trong đề tài nghiên cứu “Conversations on Mental Wellness in Vietnamese American Community” đăng trên Asian American Research Journal (Issue 1, Volume 1 2021) cho thấy: “Người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ hai cởi mở hơn khi thảo luận về sức khỏe tâm thần và họ chủ động tìm kiếm các chuyên gia, bác sĩ chuyên môn hơn so với thế hệ người nhập cư đầu tiên.”

Bác Sĩ Suzie Đông cho biết, trong môi trường trị liệu sức khoẻ tâm lý, tâm thần, cô gặp rất nhiều “khách” thuộc thế hệ trẻ thứ hai, thứ ba. Theo cô, đó là điều đáng mừng vì các bạn trẻ có có những suy nghĩ thoáng hơn, tiến bộ hơn.

“Nếu thế hệ trước xem sức khoẻ tâm thần, tâm lý là một cái gì đó bất thường, tồi tệ, xấu, không nên cho mọi người biết, thì thế hệ sau suy nghĩ khác. Các em tự tìm đến đây để giúp cho bản thân của mình. Các em hiểu sức khoẻ tâm thần là một phần rất quan trọng trong toàn bộ sức khỏe của mình,” cô Suzie Đông nói.

Từ ái với bản thân

Nếu ông Michel Quân Nguyễn tìm đến VAMHA để học cách chấp nhận, thấu hiểu, để yêu thương người thân nhiều hơn, giúp cho chính mình và cho người cùng cảnh ngộ, thì bà Phan Chiêu Hà vượt qua biến cố từ sự giúp đỡ của Trung Tâm Chăm Sóc Orange County (Caregiver Resource Center OC).

Không ngần ngại, bà kể lại: “Mọi chuyện ngoài sức tưởng tượng, ngoài sức chịu đựng của mình. Nhưng nhờ nhân viên, nhờ trung tâm, nhờ nhóm tu học của tôi, mọi người giúp đỡ tôi, chia sẻ với tôi những khó khăn, nó làm cho mình vơi bớt đi. Khi tôi tu thiền, tập thiền thì mình tập mình bình an. Khi an rồi thì tự nhiên mình chuyển hoá được cái khổ của mình.”

Bà Phan Chiêu Hà chia sẻ về phương pháp chiến thắng ‘kẻ thù vô hình.’ (Hình: Kalynh Ngô/Người Việt)

Bà nói: “Đến với các hoạt động của trung tâm, gặp những người đồng cảnh ngộ, được mọi người giúp đỡ, rồi tôi cũng đi học thiền, tôi đã vượt qua chính hoàn cảnh của mình.”

Sức khỏe tâm lý, tâm thần của bà đã được chữa lành. Cái chết vĩnh viễn không còn tồn tại trong tâm trí của bà.

Bác Sĩ Suzie Đông gọi đó là phương pháp “từ ái với bản thân.”

“Họ hiểu sức khoẻ của mình là quan trọng nhất,” cô nói. “Cái cây cần ánh nắng mặt trời, cần đất, cần phân bón để lớn. Vậy tại sao mình không tập sống từ ái với bản thân, sống tử tế với bản thân? Chỉ có mình đi với mình trong suốt chiều dài cuộc sống, mà mình bầm dập với chính mình thì làm sao mình có sức khoẻ về tâm lý được?”

Vậy tập như thế nào? Và có dễ không?

Cô trả lời: “Không dễ. Vì sao? Vì chúng ta đã bị điều kiện hóa quá lâu là sống phải vừa lòng người này, vừa lòng người kia. Đâu có ai dạy mình phải thương bản thân mình? Đâu ai dạy mình phải nói chuyện tử tế với mình?”

Trong một xã hội có quá nhiều phán xét, trong một gia đình có nhiều bạo hành thì những điều con người học được là bản thân họ không có giá trị gì cả. Đặc biệt, các em nhỏ lớn lên trong môi trường như thế thì các em sẽ luôn nghĩ mình sai, không tự tin, không yêu bản thân mình. Những mặc cảm không tốt cứ thế mọc lên như cỏ dại bên đường. Nó không thể cho người ta năng lượng sống.

Cô nhắc về lời dạy của một thiền sư: “Hãy xem người ta giống như một cái cây. Nếu lá nó hư thì phải xem cái cây nó bị gì, phải bón phân hay tưới nước thay vì mình chặt bỏ cái cây đi. Con người ta cũng nên nhìn như thế. Đó chính là từ ái với bản thân, một phương pháp trị liệu mà ngày nay, người ta hướng nhiều về thiền định.”

Bác sĩ Suzie Đông trong buổi chia sẻ về sức khoẻ tâm lý của người gốc Việt. (Hình: Kalynh Ngô/Người Việt)

Thiền định ở đây không hàm ý tôn giáo, mà là sức khỏe của não. Rất nhiều cuộc nghiên cứu về sức khỏe của não qua cách tập sống tỉnh thức (mindfulness).

“Trong sống tỉnh thức người ta học được rất nhiều cách tử tế với bản thân,” cô nói.

“Từ ái với bản thân” là cách nói của một bác sĩ trị liệu tâm lý.

Còn lời khuyên của Bác Sĩ Giao Nguyễn thường nói với bệnh nhân của ông là: “Nếu có bệnh rồi hãy uống thuốc theo chỉ định và tìm đến bác sĩ tâm lý thường xuyên.”

Tuy nhiên, theo ông, ngừa bệnh tốt hơn chữa bệnh.

Ông nói: “Tự lo cho chính mình. Ngừa bệnh tốt hơn là chữa bệnh. Ngừa bệnh thế nào? Hãy tập cho mình một thói quen ăn uống lành mạnh. Tập thể thao thường xuyên. Một ngày cố gắng đi bộ khoảng 10,000 bước. Hãy giảm bớt áp lực trong cuộc sống nhiều chừng nào tốt chừng đó.”

Nhưng thực tế cuộc sống đầy những áp lực, ngày càng phức tạp hơn theo hướng đa chiều, thì chúng ta phải đối diện và giảm bớt bằng cách nào?

Ông trả lời: “Hãy giảm sự ham muốn của chúng ta.”

“Miễn sao chúng ta có xe chạy và cái xe tốt là được, đừng đòi hỏi phải xe sang, xe đẹp để rồi làm thêm việc thứ hai, thứ ba. Có một ngôi nhà ở ấm cúng, bình an là đẹp, đừng phải ‘cày’ để có thêm nhà nữa, rộng hơn. Do đó, hãy bớt áp lực trong cuộc sống cho chính mình và cho những người xung quanh mình. Điều đó rất quan trọng,” ông kết luận. [đ.d.]

Liên lạc tác giả: ngo.kalynh@nguoi-viet.com


 

 Sự liên hệ giữa vệ sinh răng miệng và bệnh alzheimer

Ba’o Dan Chim Viet

Tác Giả: Tăng Quốc Kiệt

Trong quá khứ,người ta đã biết bịnh răng nướu làm tăng nguy cơ bịnh tim,  nhưng các khảo cứu gần đây cho thấy vi khuẩn (bactéria) gây ra bịnh viêm nướu có thể cũng dính líu tới bịnh ALZHEIMER. Khảo cứu này được đăng trên báo SCIENCE ADVANCE của Mỹ ngày  23/01/2019.

Người ta tìm thấy một loại vi khuẩn tên là Porphyromonas gingivalis, có thể di chuyển từ nướu răng vào nảo, Một khi đã ở trong nảo, vi khuẩn tiết ra 1 enzyme gọi là gingipain có thể phá huỷ các tế bào thần kinh trong nảo dẫn tới mất trí nhớ và bịnh Alzheimer.

Trong khảo cứu vừa kể, các khảo cứu gia tìm được bằng chứng để hiểu được diển tiến trong nảo con người. Khi khảo sát nảo của 53 bịnh nhân chết vì Alzheimer, người ta tìm thấy lượng cao của gingipain trong hầu hết các bộ nảo này. Họ cũng nhận thấy lượng enzyme gingipain có khuynh hướng tăng cao dần ở những người bắt đầu có triệu chứng si khờ (démentia).

Bước thứ nhì của khảo cứu là tìm loại thuốc có thể ức chế enzyme gingipain để có thể làm ngưng sự xuất hiện, hay ít nhất làm chậm sự tiến triển của bịnh Alzheimer. Trong khi chờ đợi sự ra đời của thuốc, chúng ta có thể làm phần của mình bằng cách chống bịnh viêm nướu với thói quen giử gìn vệ    bsinh  răng miệng, chà răng nướu (tôi xin nhấn mạnh chữ răng nướu, vì chính ở vị trí giữa răng và nướu bịnh bắt đầu xảy ra) hai lần một ngày, dùng dây kéo làm sạch kẻ răng, hẹn gặp  nha sĩ để khám phá các bịnh răng miệng để có thể chữa trị kịp thời.

Theo PROHEALTH DENTAL:

Bịnh si khờ (Démentia) do vi khuẩn gây ra trong vùng răng miệng có liên hệ tới bịnh Alzheimer. Bịnh si khờ có nhiều dạng, 50%- 60% là bịnh Alzheimer, phần còn lại là non-Alzheimer gồm nhiều nguyên nhân khác nhau: si khờ do mạch máu bị nghẻn gây ra, Lewy body, hội chứng thuỳ trán- thuỳ thái dương (syndrome fronto temporal),liên hệ bịnh HIV, bịnh Parkinson v.v.v…

Bịnh nướu răng (viêm nướu-gingivitis) khởi đầu bằng sự hình thành cao răng (plaque), sau đó sẽ thành vôi (tartar) các vi khuẩn sẽ bắt đầu mọc ở đó, nếu bịnh nướu được điều trị sớm, có thể tránh được hậu quả là bịnh si khờ. Nếu như ngược lại, không được chữa trị, sẽ dẫn tới sự thoái hoá của nướu và mất răng, vi khuẩn sẽ vào máu, tạo nên bịnh Alzheimer.

Một khi đã bị bịnh Alzheimer, tình trạng sức khoẻ của răng miệng ngày càng tệ đi . Ở giai đoạn đầu của bịnh Alzheimer, bịnh nhân còn tiếp tục giử gìn vệ sinh thường thức nói chung kể cả vệ sinh răng miệng,như chà răng, hẹn gặp nha sĩ…nhưng khi bịnh Alzheimer đã tiến triển, với sự giảm chức năng nhận thức, bịnh nhân sẽ quên hết các điều trên, do đó, cần giúp họ ngừa bịnh răng nướu để tránh làm nặng thêm bịnh Alzheimer bằng cách  dạy cho người bịnh các lệnh ngắn gọn dể nhớ, giúp họ chà răng nướu ít nhất 2 lần một ngày, chỉ họ cách chà răng nướu đúng cách, lấy hẹn nha sĩ cho người bịnh…

Tác giả hi vọng bài viết này có ích cho độc giả, giúp mọi người thấy được tầm quan trọng của việc giử vệ sinh răng miệng đối với sức khoẻ của chúng ta.

MONTRÉAL, 14/3/2024

——————–

Tài liệu tham khảo:

  • The link between the Alzheimer& Oral health (Prohealth dental) August / 2021.
  • Good oral health may help protect against Alzheimer’s (Harward health publissing Sept 2019. 

 

Có Thuốc Trị Bệnh Ung Thư Phổi!

Thoi Ba’o

Ngày 21/02/2024

New York: Giá cổ phiếu của công ty dược AstraZeneca đã gia tăng cao trong thị trường chứng khoán London, Anh Quốc trong hôm thứ hai ngày 19 tháng 2, sau khi có những tin tức thuận lợi cho công ty này được công bố.

Trong hôm thứ hai, cơ quan đặc trách về thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, FDA, đã chấp thuận cho lưu hành loại thuốc ngừa ung thư phổi Tagrisso và phương cách hóa trị bệnh ung thư phổi của công ty AstraZeneca này.

Số lượng thuốc Tagrisso bán ra trong năm 2023 lên đến 5.8 tỷ Mỹ Kim: gia tăng 9 phần trăm.

Kết quả cuộc thử nghiệm mới đây cho thấy là những bệnh nhân bị ung thư phổi loại non-small cell lung cancer, được chữa trị bằng thuốc Tagrisso thì nguy cơ tử vong giảm 38 phần trăm.

Thời gian sống còn của những người bị ung thư phổi và dùng thuốc Tagrisso gia tăng lên 25.5 tháng só với thời gian 16.7 tháng trước đó.

Ngoài thuốc trị bệnh ung thư,còn một loại thuốc khác của công ty AstraZenca cũng bán rất chạy là thuốc Farxiga: loại thuốc vừa trị bệnh tiểu đường loại 2, suy tim và bệnh thận mãn tính.


 

Chữa ung thư cho con bằng tinh dầu CBD, người mẹ ở Oregon lãnh án tù

Ba’o Nguoi-Viet

March 2, 2024

SALEM, Oregon (NV) – Người mẹ ở Oregon bị kết án ba tháng tù và quản chế vì cố ngăn con gái chữa ung thư gan bằng hóa trị, mà thay vào đó, cố điều trị bằng tinh dầu CBD và vitamin, theo tạp chí People hôm Thứ Năm, 29 Tháng Hai.

Bà Christina Dixon, 39 tuổi, trở nên xúc động khi lãnh án hôm Thứ Hai tuần này. Công tố viên cho rằng bản án quá nhẹ.

Bà Christina Dixon. (Hình: Clackamas County Sheriff)

Trước đó, công tố viên đòi kết án bà Dixon 19 tháng tù vì cố ngăn đứa con gái, lúc đó 13 tuổi, điều trị như bác sĩ khuyên hồi năm 2019.

“Lý do hôm nay cô còn sống là vì được hóa trị, được mổ, được cắt bỏ khối u,” ông Brian Powell, công tố viên, cho hay tại phiên tòa kết án hôm Thứ Hai.

Nhưng Chánh Án Michael Wetzel chỉ tuyên án 90 ngày tù vì con gái bà Dixon, năm nay 17 tuổi, vẫn ủng hộ bà.

Con gái bà Dixon không dự phiên tòa, nhưng cha cô, ông Jim Dixon, có dự. Ông nói ông thất vọng vì bản án quá nhẹ.

“Tôi mừng vì cuối cùng đã xong,” ông phát biểu. “Tôi hơi buồn vì bà dễ dàng thoát được mọi chuyện bất chấp tất cả thiệt hại bà gây ra.”

Con gái bà Dixon được chẩn đoán mắc ung thư gan năm 2018. Cô làm hóa trị ba đợt trước khi bà Dixon bắt đầu từ chối chở con đi điều trị tiếp. Sau đó, Bộ Dịch Vụ Nhân Sinh Oregon can thiệp và giành quyền chăm sóc cô bé, cho tiểu bang quyền quyết định về điều trị cho cô nhưng vẫn để cô sống với mẹ.

Chỉ vài giờ trước khi cô bé đi mổ hồi Tháng Sáu, 2019, bà Dixon dẫn con bỏ trốn khỏi Oregon, chạy tới Las Vegas, Nevada. Cảnh sát tìm thấy cô bé rồi đưa về Oregon, nơi cô được giải phẫu thành công năm 2020.

Hiện tại, con gái bà Dixon không còn bị ung thư, cha cô cho hay. (Th.Long) [qd]


 

Tại sao ung thư khó điều trị?.

Kimtrong Lam

Có hơn 200 loại ung thư khác nhau, vô số đột biến tồn tại, tế bào khả năng sống sót rất tốt… là nguyên nhân khiến bệnh khó điều trị.

Bác sĩ Trần Đức Cảnh, Khoa Nội soi và Thăm dò chức năng, Bệnh viện K Trung ương, cho biết tại Việt Nam hiện tỷ lệ mắc mới ung thư tăng lên 9 bậc (xếp thứ 90/185 quốc gia) và tỷ lệ tử vong do ung thư tăng 6 bậc (xếp thứ 50/185 quốc gia), so với ghi nhận năm 2018. Ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư mỗi năm.

Sở dĩ ung thư khó điều trị do nhiều nguyên nhân sau:

Ung thư không phải là một căn bệnh duy nhất

Ung thư không phải một căn bệnh cụ thể mà là thuật ngữ chung cho hơn 200 bệnh khác nhau. Mỗi loại ung thư chính lại có nhiều nhóm nhỏ, mang các đặc điểm di truyền và phân tử khác nhau. Nguyên nhân do ung thư phát triển từ tế bào của cơ thể nên các tế bào ung thư cũng đa dạng như chính các tế bào của cơ thể chúng ta.

Vô số đột biến tồn tại

Nguyên nhân của ung thư là đột biến vật liệu di truyền của tế bào, cụ thể là ADN. Bệnh hình thành từ sự tích tụ của các đột biến ADN và khi phát triển thì sẽ càng có nhiều đột biến khác nhau xuất hiện.

Điều này có nghĩa hai người mắc cùng một loại ung thư nhưng có thể do xuất phát từ các đột biến khác nhau. Những loại phổ biến hơn sẽ được nghiên cứu nhiều hơn để tìm phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, với những loại đột biến hiếm gặp thì những phương pháp điều trị này lại ít hoặc không có tác dụng. “Do đó, một loại thuốc có tác dụng với bệnh nhân ung thư này nhưng lại có thể không tác dụng với bệnh nhân khác”, bác sĩ cho hay.

Các tế bào ung thư trong một khối u không giống nhau

Các tế bào ung thư trong một khối u không giống nhau, có thể có những đột biến khác nhau, các đột biến mới xuất hiện khác với đột biến ban đầu. Do vậy, một phương pháp điều trị có thể tiêu diệt tất cả một loại tế bào giống nhau trong khối u nhưng những tế bào khác sẽ kháng thuốc và tiếp tục tồn tại sau quá trình điều trị, phát triển tăng số lượng. Đây là lý do khiến nếu không được phát hiện sớm, ung thư sẽ di căn sang những cơ quan khác trong cơ thể, làm xuất hiện nhiều đột biến mới hay những dòng tế bào ung thư mới, tồn tại trong máu và tiếp tục di căn.

Phương pháp điều trị cuối cùng có thể không còn hiệu quả

Các đột biến gene mà tế bào ung thư có được theo thời gian thay đổi cách thức hoạt động, trở thành vấn đề rất khó với việc điều trị. Đột biến khiến các tế bào ung thư hình thành khả năng kháng lại phương pháp điều trị, sau thời gian đáp ứng tốt với phương pháp điều trị ban đầu, phương pháp này không còn hiệu quả nữa. Khi đó, bệnh nhân sẽ cần có phương pháp điều trị khác, tuy nhiên cũng có thể sẽ không còn phương pháp điều trị thay thế nào.

Tế bào ung thư có khả năng sống sót rất tốt

Các tế bào bình thường có cơ chế an toàn để ngăn chúng phát triển hoặc phân chia quá mức, hàng ngày hệ thống miễn dịch của cơ thể cũng sẽ phát hiện và tiêu diệt các tế bào bất thường có nguy cơ. Tuy nhiên các tế bào ung thư không có cơ chế này, chúng ẩn náu khỏi hệ thống miễn dịch nên vẫn tồn tại, tiếp tục phát triển không kiểm soát được. Tế bào ung thư có thể hình thành rất nhiều phương thức để lẩn tránh sự tiêu diệt của cơ thể.

Hình ảnh tế bào ung thư được biểu thị bằng đồ họa. Ảnh: University of Chicago.

Tế bào ung thư được biểu thị bằng đồ họa mô phỏng. Ảnh: University of Chicago

Những tiến bộ trong hiểu biết của con người về bệnh ung thư giúp tìm ra những phương pháp điều trị mới. Theo bác sĩ Cảnh, 6 căn bệnh ung thư có khả năng được tiên lượng điều trị tốt nhất, bao gồm ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tuyến giáp, ung thư vú, ung thư tinh hoàn, ung thư da, ung thư tiêu hóa giai đoạn sớm.

Trong đó, tỷ lệ sống sau 5 năm của người mắc ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tuyến giáp, ung thư đường tiêu hóa phát hiện sớm có thể lên đến 100%. Gần như 100% bệnh nhân ung thư vú có thể sống trên 5 năm nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. Với ung thư tinh hoàn, tỷ lệ bệnh nhân sống thêm 5 năm sau khi được chẩn đoán là 95,3%, ở ung thư da là 91,5%.

Điều quan trọng vẫn là tầm soát và điều trị kịp thời, ông Cảnh nói. Nhóm nguy cơ cao nên thực hiện tầm soát ung thư theo hướng dẫn của bác sĩ. Đối với người đã xuất hiện triệu chứng bất thường, nên đi kiểm tra sức khỏe từ sớm.

Những loại ung thư tỷ lệ chữa khỏi cao

Tuyến tiền liệt, giáp, da, tiêu hóa hay vú là những loại ung thư có thể chữa khỏi gần như 100% nếu được phát hiện sớm.

Loại ung thư da ác tính nhất

Ba nhóm ung thư da thường gặp gồm biểu mô tế bào đáy, biểu mô tế bào vảy và tế bào hắc tố, trong đó ung thư tế bào hắc tố là loại ác tính nhất, nguy cơ tử vong cao.

Thúy Quỳnh


 

 ĐỌC KỸ và SUY NGẪM BÀI NÀY

 1. Thời hạn của cuộc đời tùy thuộc sức khỏe, còn sức khỏe thì do cách sống quyết định.

2. Có gì cũng được trừ có bệnh, không có gì cũng được trừ không cótiền, thiế u gì cũng được trừ thiếu sức khỏe. Sức khỏe không phải là tất cả nhưng không có sức khỏe sẽ chẳng có thứ gì!

3. Người kiếm cớ, vin vào những lý do không có thời gian rèn luyện cơ thể sớm muộn sẽ phải bỏ thời gian ra để đi chữa bệnh!

4. Người Thông Minh Thì Phòng Bệnh (Chăm sóc Bản Thân, Chăm Sóc Cuộc Sống), Người Bình Thường Thì Chờ Bệnh (Ốm Đau Rồi Mới Đi Khám, Chữa Bệnh)Người Kém Thông Minh Thì Tự Gây Bệnh (Hút Thuốc Lá, Uống Rượu Bia Quá Nhiều, Ăn Uống Vô Độ…)

5. Vận động hầu như có thể thay thế cho bất kỳ một thứ thuốc nào.
Nhưng bất kỳ một thứ thuốc nào cũng không thể thay thế cho vận động.

6. Cái gì cũng có thể không tốt nhưng tâm trạng không thể không tốt.
Cái gì cũng có thể thiếu nhưng tự tin thì không thể thiếu.

Cái gì cũng có thể không cần nhưng vui vẻ thì bắt buộc phải cần.

 Cái gì cũng c óthể quên nhưng việc rèn luyện sức khỏe không được phép quên.

7. Sức khỏe là lựa chọn, không phải điều bí ẩn của sự ngẫu nhiên.

8. Sức khỏe không phải là thứ chúng ta có thể mua. Tuy nhiên, nó có thể là một tài khoản tiết kiệm cực kỳ giá trị.

9. Sức khỏe là thứ mà ta không nhìn thấy được, là yếu tố sống còn của mỗi con người. Hãy nâng niu quý trọng sức khỏe, đừng để khi mất rồi mới thấy hối tiếc.

10. Chính sức khỏe mới là sự giàu có thực sự, không phải vàng và bạc.

11. Giấc ngủ là sợi dây vàng liên kết sức khỏe và cơ thể bạn.

12. Chỉ khi người giàu ốm, họ mới hiểu sự bất lực của giàu sang.

13. Từ những cay đắng của bệnh tật người ta mới học được sự ngọt ngào của sức khỏe.

14. Đừng bao dùng hết sức khỏe của bạn chỉ để đổi lấy đồng tiền.

15. Sức khỏe thật sự là một món của cải to lớn mà không thể đong đếm bằng giá trị của vàng bạc.

16. Vẻ đẹp bên ngoài bắt nguồn từ sức khỏe bên trong.

17. Bạn nên tin rằng món quà quý giá nhất mà bạn có thể tặng cho gia đình bạn và cả thế giới này đó chính là sức khỏe của bản thân bạn.

18. Cơm là món thuốc nuôi thân.Ăn uống giờ giấc cân bằng dẻo dai.

19. Một thân thể không ốm đau, một tinh thần không loạn: đó là hạnh phúc.

20. Không có gì quý giá hơn là sức khỏe tốt. Đó chính là tài sản giá trị nhất của một con người.

From: TU-PHUNG


 

 Phòng bệnh hơn chữa bệnh- Khí lạnh…

 Khí lạnh có thể gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ, làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày, bệnh thấp khớp, bệnh tăng nhãn áp (áp suất mắt) .

  1. Nên giữ ấm thân thể :

Mùa đông thuộc âm, nên lấy việc giữ gìn tinh chất âm làm gốc, nên tránh làm thất thoát dịch cơ thể. Do đó, mùa đông cần “tránh lạnh tìm ấm”, việc phòng ngừa khí lạnh xâm nhập là cần thiết.

Tuy nhiên, bạn không nên tiếp xúc với nhiệt độ quá cao, cũng tránh mặc quần áo quá dày và lông thú, tránh uống rượu khi đang sưởi ấm, hạn chế hơ nóng bụng và lưng khiến cơ thể đổ mồ hôi đầm đìa.

  1. Nên giữ ấm chân:

Cần thường xuyên giữ chân sạch sẽ và khô ráo, giặt và thay vớ (tất) thường xuyên, ngâm chân bằng nước ấm mỗi ngày, kết hợp mát-xa và kích thích các huyệt đạo ở bàn chân.

Nên đi bộ ít nhất nửa giờ mỗi ngày để vận động đôi chân. Ngoài ra, việc lựa chọn một đôi giày thoải mái, ấm áp, nhẹ và có khả năng hút ẩm tốt cũng rất quan trọng.

  1. Phòng ngừa bệnh:

Khí lạnh có thể gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ, làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày, bệnh thấp khớp, bệnh tăng nhãn áp.

Người bệnh cần chú ý giữ ấm, đặc biệt là phòng ngừa thời tiết gió lớn, nhiệt độ thấp gây kích thích không tốt cho cơ thể, chuẩn bị sẵn thuốc cấp cứu.

Đồng thời, cũng nên coi trọng việc rèn luyện khả năng chịu lạnh, nâng cao khả năng chống lạnh và chống bệnh, phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp.

  1. Nên uống nhiều nước:

Mùa đông tuy lượng mồ hôi và nước tiểu bài tiết ít hơn nhưng các tế bào não và các cơ quan trong cơ thể vẫn cần nước để nuôi dưỡng, bảo đảm quá trình trao đổi chất bình thường.

Mùa đông lượng nước bổ sung mỗi ngày không nên ít hơn 2000 ~ 3000ml (hơi nhiều??)

  1. Nên điều chỉnh tinh thần:

Mùa đông dễ khiến con người rơi vào trạng thái buồn bã. Cách tốt nhất để thay đổi tâm trạng buồn bã là vận động, chẳng hạn như chạy bộ, khiêu vũ, chơi bóng, v.v. đều là những cách tốt để loại bỏ sự buồn chán của mùa đông và bồi dưỡng tinh thần.

  1. Nên thông gió:

Mức độ ô nhiễm không khí trong nhà vào mùa đông nghiêm trọng hơn ngoài trời hàng chục lần, cần thường xuyên mở cửa sổ để thông gió, giúp thanh lọc không khí, tỉnh táo tinh thần.

  1. Ăn cháo:

Chế độ ăn uống mùa đông nên kiêng kỵ những thứ cứng, sống, lạnh.

Chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, nên ăn cháo nóng vào buổi sáng, ăn ít vào bữa tối để dưỡng khí cho dạ dày.

  1. Nên ngủ sớm:

Mùa đông dương khí suy yếu, ban đêm càng mạnh, cần “ngủ sớm dậy muộn”. Ngủ sớm để dưỡng dương khí, dậy muộn để giữ gìn tinh chất âm.

Bảo Vy  dịch thuật 

From: Tu-Phung


 

Sống tới 100 tuổi và cách sống ở những “vùng xanh”

 

Bài này tóm tắt những điều mà bà con sống trong vùng xanh sống. Vùng xanh là những vùng có nhiều người sống tới 100 tuổi.

Thật ra thì những điều này cũng không có gì là lạ lùng và không phải ai cũng áp dụng được, như nhiều người không uống rượu vang được. Quý anh chị  đọc chơi cho vui.

Biến việc vận động thành thói quen

Những người ở vùng xanh không nhất thiết phải tham gia vào các phòng tập thể dục, các gyms. Bằng cách kết hợp các hoạt động thể chất vào cuộc sống, họ trở nên năng động mỗi ngày mà không cần cố gắng. Một số cách họ làm điều này bao gồm:

Bằng tay: Những người lớn tuổi ở vùng xanh không dựa vào nhiều tiện ích để hoàn thành công việc. Họ quen với việc chặt gỗ, nhào bánh mì, làm đồ thủ công và thực hiện sở thích của mình bằng tay. Bên cạnh việc giữ cho cơ bắp và trí não của họ hoạt động, việc nhìn thấy thành quả lao động của họ có thể giúp họ có được cảm giác thỏa mãn.

Đi bộ: Thay vì sử dụng xe hơi làm phương tiện di chuyển, các thành viên vùng xanh đi bộ khắp nơi. Điều này giúp họ tập thể dục thường xuyên.

Khu vườn: LÀm vườn giúp người lớn tuổi hạ thấp trọng tâm của thân thể và rèn luyện khả năng giữ thăng bằng. Cũng giống như làm mọi việc bằng tay, việc làm vườn có thể vừa bổ ích vừa giúp giảm căng thẳng.

Quan điểm

Một quan điểm tích cực là tốt nhất.

Theo nghiên cứu của Buettner, những người sống trong vùng xanh có xu hướng duy trì trạng thái bình tĩnh và có mức độ căng thẳng thấp hơn. Một số cách họ nuôi dưỡng sự bình yên trong tâm hồn bao gồm:

Thư giãn thường xuyên: Mặc dù những người ở vùng xanh làm việc chăm chỉ và đã qua độ tuổi nghỉ hưu thông thường nhưng họ vẫn có thời gian để thư giãn mỗi ngày. Thay vì giảm căng thẳng bằng cách ngồi trên ghế dài và đọc truyện, họ chuyển sang gặp gỡ, khiêu vũ và thậm chí uống rượu cùng nhau.

Tìm kiếm đức tin: Bất kể giáo phái của họ là gì, người dân ở vùng xanh có xu hướng thuộc về các cộng đồng dựa trên đức tin và dành thời gian cho cộng đồng tôn giáo tương ứng của họ.

Phát triển ý thức về mục đích: Cho dù đó là ikigai (lẽ sống)  hay plan de vida (dự định cho cuộc sống ), các vùng xanh đều có khái niệm khi họ thức dậy mỗi sáng với ý tưởng về những gì họ sẽ làm, sẽ mang đến cho đời sống cái gì.

Ăn uống khôn ngoan

Chúng ta ăn gì và ăn bao nhiêu có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tuổi thọ của chúng ta. Nhưng câu trả lời không nhất thiết phải là những chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, buồn tẻ và thiếu đi những thức ăn ngon vật lạ.

Dựa trên thực vật: Hầu hết các vùng xanh đều ăn chế độ ăn chủ yếu dựa trên thực vật, với tới 95% chế độ ăn của họ đến từ nhiều loại rau, đậu và hạt giàu vitamin và protein. Các món ăn có thể đa dạng từ món khai vị truyền thống đến “ba chị em” Nicoyan gồm :  đậu, bí và bắp.

Rượu vang: Ngoại trừ những người Cơ Đốc Phục Lâm ở Loma Linda, tất cả các vùng xanh đều uống một hoặc hai ly rượu mỗi ngày khi giao tiếp với cộng đồng của họ. Hãy lấy ví dụ những người Ikarians ở Hy Lạp, những người thường xuyên kết hợp rượu vang tự làm của họ với các buổi họp mặt cộng đồng.

Điều độ: Người dân Okinawa có câu nói, hara hachi bu, nhắc nhở họ ngừng ăn khi dạ dày đã no 80%. Họ cũng thực hành một số thói quen tại bàn ăn tối, bao gồm ăn chậm để cơ thể phản ứng với các tín hiệu và tập trung vào thức ăn để thưởng thức hương vị.

Kết nối

Kết nối với người khác thường xuyên nhất có thể

Bất kể tuổi tác, mọi người trong vùng xanh đều kết nối với các thành viên trong cộng đồng của họ. Đó là điểm chung quan trọng nhất giữa tất cả các vùng màu xanh và có thể là bí quyết có ảnh hưởng lớn nhất đến tuổi thọ.

Gia đình là trên hết: Họ đặt gia đình lên hàng đầu, đặc biệt là khi nói đến người lớn tuổi. Giữ các thành viên lớn tuổi trong gia đình ở bên cạnh hoặc ở trong nhà bảo đảm cho họ vẫn được kết nối qua nhiều thế hệ. Điều này có tác động thực sự đến tuổi thọ của họ, như đã thấy ở vùng Sardinia không có viện dưỡng lão.

Quan hệ đôi bên: Những người ở vùng xanh đầu tư vào mối quan hệ lãng mạn của họ và tạo nên những mối quan hệ đối tác bền chặt và yêu thương, bao gồm cả hôn nhân.

Nhóm Bạn Hợp Rơ: Ở Okinawa, một số người già thành lập moais, hay nhóm bạn hàng xóm, gặp nhau thường xuyên và hỗ trợ lẫn nhau khi cần thiết.


 

BÍ QUYẾT SỐNG LÂU

12 bí mật giúp sống trên 100 tuổi không mất trí nhớ!

Người Nhật nổi tiếng thế giới với tuổi thọ trung bình cao. Số người sống trên trăm tuổi ở Nhật Bản là hơn 60.000 người vào năm 2015.

Gần đây, qua nghiên cứu đúc kết của Tiến sĩ Takuji Shirasawa mang tên “101 cách sống đến 100 tuổi không bị mất trí nhớ” chỉ ra rằng chế độ ăn uống và thói quen tốt trong cuộc sống góp phần đáng kể vào việc giữ bộ não minh mẫn và nhanh nhạy. Dưới đây là 12 điều được cho là có thể giúp con người sống trên 100 tuổi mà không mất trí nhớ.

  1. Uống một cốc nước ấm ngay sau khi thức dậy.

Chúng ta mất khoảng 500cc (½ lít) nước trong khi ngủ, vậy nên cần phải bổ sung nước cho cơ thể sau khi thức dậy. Nước ấm có thể làm tăng 10% nhiệt độ và sự trao đổi chất của cơ thể.

  1. Uống nước ép rau hoặc hoa quả ít nhất 3 lần một tuần.

Uống nước ép rau hoặc hoa quả ít nhất 3 lần một tuần có thể giảm 76% nguy cơ mất trí nhớ.

  1. Tắm nắng trong vòng 15 phút mỗi ngày.

Ánh sáng mặt trời giúp cơ thể bổ sung vitamin D vốn được chứng minh có tác dụng hiệu quả trong việc phòng chống ung thư. 

  1. Ăn sô-cô-la đen (dark chocolate).

Sô-cô-la đen rất giàu polyphenol, vốn là chất làm chậm quá trình lão hóa và giúp kiểm soát lượng đường trong máu. 

  1. Nấu ăn ở nhà.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thích nấu ăn là không dễ mắc chứng mất trí, vì nấu ăn có thể kích thích tới hoạt động của não bộ. 

  1. Tránh xa các đồ uống có ga và thực phẩm chế biến sẵn.

Đồ uống có ga và thực phẩm chế biến sẵn, chẳng hạn như thức ăn nhanh, rất giàu phốt pho, vốn là chất cản trở sự hấp thụ canxi và có hại đến xương. 

  1. Đổ mồ hôi.

Tập thể thao có thể mang đến lợi ích khi nó khiến bạn đổ mồ hôi, điều này giúp loại bỏ các độc tố ở bên trong cơ thể. 

  1. Giảm 5% trọng lượng cơ thể.

Những người sống đến 100 tuổi mà không mắc bệnh có một điểm chung – họ không có chất béo dư thừa của cơ thể. Những rủi ro về bệnh tiểu đường và cao huyết áp được giảm thiểu nếu trọng lượng cơ thể của bạn giảm 5%.

  1. Đi bộ 30 phút mỗi ngày.

Những người hầu như không tập thể dục, h

oặc không vận động có tỷ lệ tử vong cao nhất. Đi bộ trong vòng 30 phút mỗi ngày có thể làm tăng lưu thông tuần hoàn máu và cải thiện sức khỏe tổng thể

  1. Thực hành thiền định.

Thiền định có thể chữa lành và ngăn ngừa nhiều bệnh tật. Chỉ cần ngồi thiền trong vòng 10 phút vào buổi sáng có thể bắt dau một ngày mới tốt đẹp, tuy nhiên nếu dành thêm thời gian thì tốt.

  1. Ăn hành tây.

Hành tây rất tốt cho việc hạ huyết áp một cách tự nhiên nhờ có chứa Prostaglandin A có thể làm giãn mạch máu và làm giảm độ nhớt của máu do đó cũng góp phần làm giảm huyết áp, tăng lưu lượng máu động mạch vành và ngăn ngừa huyết khối. Ngoài ra, vỏ hành tây còn chứa nhiều rutin, rất có lợi cho việc làm vững bền thành mạch.

Khi ăn sống, hành tây sẽ mang đến lợi tác dụng lớn nhất. Gợi ý cho bạn là món salad rau với hành tây thái lát.

  1. Không ăn sau 9 giờ tối.

Chất béo được tích lũy dễ dàng nhất vào lúc 2 giờ sáng. Nếu chúng ta không ăn thứ gì sau 9 giờ tối, có nghĩa là không có chất béo nào sẽ được tích lũy.

VÌ SAO NGƯỜI NHẬT ĐI TẤT KHI NGỦ BẤT KỂ MÙA HÈ HAY ĐÔNG?

Nếu là một người thường xuyên tìm hiểu thói quen sống của Nhật Bản, hẳn bạn sẽ dễ dàng nhận thấy rằng người Nhật đi tất quanh năm, thậm chí khi đi ngủ họ cũng đi tất. Tại sao vậy?

Họ có thói quen đi tất quanh năm, kể cả khi ngủ. Đối với người Nhật việc đi tất giống như mặc áo, là nhu cầu thiết yếu hàng ngày. – Nguồn ảnh: cafef.vn

Vào năm 2019, một cụ bà 118 tuổi người Nhật Kako Tanaka đã được Sách Kỷ lục Guinness thế giới công nhận là người phụ nữ cao tuổi nhất thế giới và tuyên bố về tuổi thọ của người Nhật đã được xác minh một lần nữa. Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới, Nhật Bản đã trở thành quốc gia có tuổi thọ cao nhất trên thế giới, với tuổi thọ trung bình là 84,2 tuổi.

Người ta nói núi sông nuôi dưỡng con người, nhưng Nhật Bản, một quốc đảo nhỏ, có mùa đông ẩm ướt và lạnh giá, khí hậu không mấy dễ chịu, ngoài ra người Nhật không thích thể thao, tại sao người ta lại sống lâu như vậy?

Cụ bà 118 tuổi người Nhật Kako Tanaka. – Nguồn ảnh: aboluowang.com

Nhiều người thường thắc mắc, tại sao người Nhật lại sống thọ như vậy và bí quyết của họ là gì? Theo Aboluowang, người Nhật tin rằng sức khỏe không chỉ phụ thuộc vào dinh dưỡng mà còn là lối sống, sinh hoạt. Họ có thói quen đi tất quanh năm, kể cả khi ngủ. Đối với người Nhật việc đi tất giống như mặc áo, là nhu cầu thiết yếu hàng ngày.

Chúng ta từ nhỏ đã chấp nhận một quan niệm: cởi tất khi ngủ sẽ giúp bạn thoải mái hơn, dễ đi vào giấc ngủ hơn và không bị mỏi chân. Theo thời gian, khi chúng ta đi ngủ với tất, chúng ta cảm thấy không thoải mái, như thể có thứ gì đó đang kìm hãm chúng ta.

Tuy nhiên, người Nhật lại hoàn toàn ngược lại, theo họ, ngủ trong tất có thể giúp bạn ngủ đều và ngủ ngon hơn. Tuyên bố này của người thật thực sự có cơ sở khoa học. Bàn chân được ví như “trái tim thứ hai” của cơ thể, chân ấm thì thân mới khoẻ. Nếu bàn chân được bảo vệ thì các cơ quan trong cơ thể cũng được bảo vệ.

Bàn chân được ví như “trái tim thứ hai” của cơ thể, chân ấm thì thân mới khoẻ. – 

Nguồn ảnh: aboluowang.com

Thân nhiệt của một người bình thường là 37 độ C và sẽ giảm xuống 1-2 độ C khi đi ngủ vào ban đêm. Vì vậy, nhiều người dễ cảm thấy tay chân lạnh, khó vào giấc. Khi giấc ngủ không đảm bảo, theo thời gian điều đó sẽ tác động đến tuổi thọ của bạn. Vậy nên việc mang tất đi ngủ mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho cơ thể.

  1. Đi tất đi ngủ giúp bạn ngủ ngon hơn

Một nghiên cứu từ năm 2007 đã báo cáo rằng những người đi tất đi ngủ sẽ chìm vào giấc ngủ nhanh hơn. Điều này là do nhiệt độ của cơ thể thường xuống thấp vào ban đêm, đặc biệt là vào khoảng 4 giờ sáng.

Việc làm ấm bàn chân và bàn tay làm cho các mạch máu giãn ra, một phản ứng được gọi là giãn mạch. Điều này sẽ gửi một thông điệp đến não rằng đã đến giờ đi ngủ. Nghiên cứu cho thấy rằng làn da ấm có liên quan đến việc ngủ ngon giấc hơn và chìm vào giấc ngủ nhanh hơn.

  1. Ngăn ngừa cơn bốc hỏa

Nhiều phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh sẽ gặp tình trạng bốc hỏa. Lúc này, chị em sẽ cảm thấy hơi nóng lan tỏa khắp cơ thể, bị đổ mồ hôi, cảm thấy đánh trống ngực, bị đỏ bừng mặt. Bằng việc đi tất đi ngủ, nhiệt độ cơ thể sẽ được cân bằng, và có lợi trong việc ngăn ngừa các cơn bốc hỏa. Điều này là do các cơn bốc hỏa được cho là do biến động nội tiết tố ảnh hưởng đến việc kiểm soát nhiệt độ của cơ thể.

  1. Giúp tận hưởng cảm xúc tốt hơn

Một nghiên cứu cho thấy những cặp đôi đi tất trên giường có nhiều khả năng đạt cực khoái hơn trong khi quan hệ tình dục. Nghiên cứu đã khảo sát các phản ứng của não trong khi quan hệ tình dục và phát hiện ra rằng bàn chân lạnh khiến con người không thích thú.

Theo chuyên gia về rối loạn hành vi giấc ngủ Michelle Drerup (Trung tâm nghiên cứu Rối loạn giấc ngủ, Bệnh viện Cleveland Clinic, Mỹ): “Có thể có những yếu tố khác góp phần vào kết quả đó, nhưng dù sao đây vẫn là một phát hiện thú vị”.

  1. Giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh Raynaud

Bàn chân lạnh đi kèm với hội chứng Raynaud, một chứng rối loạn ảnh hưởng đến các mạch máu ở ngón chân và ngón tay. Hiện tượng này khiến máu bị thắt lại và giảm lưu thông, có thể khiến da bạn bị lạnh và sạm màu.

Tiến sĩ Drerup cho biết: “Mang tất vào ban đêm có thể giúp ngăn chặn tình trạng đó bùng phát bằng cách giữ ấm cho đôi chân của bạn và máu lưu thông tốt hơn”.

  1. Da chân được chăm sóc tốt hơn

Mang tất đi ngủ không chỉ là vấn đề nóng hay lạnh, mà còn liên quan đến việc chăm sóc da chân.

Thoa kem dưỡng da lên chân trước khi đi tất rồi leo lên giường ngủ, kem dưỡng ẩm sẽ phát huy tác dụng dưỡng da chân suốt đêm. Tiến sĩ Drerup cho hay: “Thói quen này sẽ khóa độ ẩm để giữ cho gót chân và bàn chân của bạn không bị khô và nứt nẻ”.

Một số lưu ý khi đi tất đi ngủ

– Nên sử dụng những loại tất có chất liệu nhẹ nhàng, mềm mại. Cần tránh các loại tất quá dày dặn hay kích cỡ quá nhỏ vì sẽ gây nên cảm giác khó chịu.

– Mang tất chật trong khi ngủ có thể làm giảm lưu lượng máu, do đó bạn nên lựa chọn những đôi tất có kích cỡ rộng rãi.

Nếu không đi tất đi ngủ thì sao? Câu trả lời là không sao cả. Nếu bạn thích để chân trần khi lên giường đi ngủ thì đó là lựa chọn của bạn. Theo Tiến sĩ Drerup: “Đi tất không phải việc ép buộc đối với mọi người”. Vào mùa lạnh, những người thường khó ngủ vì lạnh tay chân thì nên thử phương pháp này, vừa có tác dụng làm ấm cơ thể vừa giúp cải thiện giấc ngủ. Ngủ ngon sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và sống lâu hơn.

Mang tất khi đi ngủ có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ ở một mức độ nhất định. –

Nguồn ảnh: cafef.vn

Mặc dù đúng là mang tất khi đi ngủ có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ ở một mức độ nhất định, từ đó giúp con người sống lâu hơn, nhưng ngủ trong tất chắc chắn sẽ không có tác dụng “tức thì” trong việc kéo dài tuổi thọ.

Tuổi thọ của một người bao gồm nhiều yếu tố, muốn sống lâu hơn thì phải bắt đầu từ nhiều khía cạnh như xây dựng thói quen sống lành mạnh, ăn uống nhẹ nhàng, tập thể dục nhiều hơn, giữ thái độ lạc quan, lạc quan.

Nguồn: aboluowang

DANH Y CỔ ĐẠI HOA ĐÀ Truyền lại hậu thế 38 bí quyết dưỡng sinh cho con người

MUỐN SỐNG KHỎE MẠNH THÌ PHẢI DỰA VÀO DƯỠNG SINH

Danh y Hoa Đà (145 – 208) là một thầy thuốc nổi tiếng thời cuối Đông Hán và đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Ông được xưng tụng như một Thần Y nổi tiếng không chỉ ở nội bộ đất nước Tàu mà còn được biết đến rất nhiều trong các nước cùng văn hóa như Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc, và ông được coi là một trong những ông Tổ của Đông Y.

Ông cùng Đổng Phụng và Trương Trọng Cảnh được xưng tụng làm Kiến An Tam Thần Y, đồng thời cùng với Biển Thước, Trương Trọng Cảnh và Lý Thời Trân được xem là 4 vị đại danh y nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc nói riêng và các nước có nền Đông Y phát triển nói chung.

Sau đây là 38 lời dạy của Hoa Đà về sức khỏe và dưỡng sinh, được người xưa coi là “Bí quyết vàng”. Nếu làm được, bạn sẽ hạn chế được bệnh tật phát sinh, cơ thể khỏe mạnh và tuổi thọ được kéo dài.

– 1. Tỏi là một kho báu quý giá, ăn chúng thường xuyên sẽ rất tốt sức khỏe.

– 2. Mỗi ngày ăn 2 quả táo, bệnh tật trong cơ thể sẽ không tìm đến bạn.

– 3. Mỗi ngày ăn một quả táo tàu, trường sinh bất lão không phải là chuyện xa vời.

– 4. Quả óc chó giống như một kho báu của núi rừng, ăn vào vừa bổ thận, vừa tốt cho não.

– 5. Sắt không nấu chảy không thành thép, người không chăm sóc sức khỏe thì không thể khỏe mạnh.

– 6. Cà rốt chính là “tiểu nhân sâm”, ăn thường xuyên sẽ có tinh thần và thể lực tốt.

– 7. Cà chua là trái cây có dinh dưỡng tốt, ăn vào sẽ trẻ đẹp và ít bệnh.

– 8. Dưa chuột nhỏ là một kho báu cho sức khỏe, ăn hàng ngày có thể giúp giảm cân và dưỡng nhan rất tốt.

– 9. Ăn cần tây nhiều hơn mà không cần hỏi lý do, vì đây là thực phẩm hạ huyết áp rất hữu ích.

– 10. Hành lá chấm nước sốt, càng ăn càng tốt.

– 11. Ăn một bát cháo đậu xanh vào mùa hè, là một bài “thuốc tiên” trong việc giải độc, thanh nhiệt, giảm nóng.

– 12. Buổi sáng ăn 3 lát gừng, tốt như việc uống canh nhân sâm.

– 13. Phụ nữ nên ăn ngó sen 3 ngày liên tiếp, nam giới nên ăn gừng 3 ngày liên tiếp

– 14. Ba ngày không ăn thực phẩm màu xanh lá cây, hai mắt sẽ vàng đi.

– 15. Thà ăn cơm không có thịt, nhất định không được ăn cơm mà không có canh.

– 16. Ăn canh trước bữa ăn, tốt hơn so với uống thuốc.

– 17. Ăn mì/miến nên ăn nhiều nước, để tránh việc (bác sĩ) phải khai đơn thuốc.

– 18. Buổi sáng ăn muối thì tốt, buổi tối ăn muối thì độc.

– 19. Thà thừa đồ ăn trong nồi, còn hơn tích đầy thức ăn trong dạ dầy.

– 20. Mỗi bữa ăn nhịn đi một miếng (ý nói ăn ít) thì có thể sống đến 99 tuổi (ý nói sống thọ).-

  1. Thường xuyên kiêng ăn thịt, giống như thường xuyên chăm sóc cái bụng của bạn (tốt cho đường tiêu hóa).

– 22. Thà không có thịt để ăn, chứ không thể thiếu đậu để ăn (ăn đậu tốt hơn ăn thịt).

– 23. Ăn cơm cho chút đường, vừa giàu dinh dưỡng vừa tốt cho sức khỏe.

– 24. Phải ăn sáng cho tốt, ăn trưa cho no, ăn tối cho khéo.

– 25. Ăn quá nhiều sẽ bị bệnh, ăn uống đúng mức, đúng giờ, đúng tiêu chuẩn thì sẽ an toàn sức khỏe.

– 26. Ăn uống vội vàng, nuốt thức ăn thô (không nhai kỹ) thì sẽ làm tổn thương dạ dày, gây hại đường ruột.

– 27. Nếu bạn muốn khỏe mạnh, thức ăn nên được nhai thành bột (ăn chậm nhai kỹ trước khi

nuốt).

– 28. Nếu bạn muốn bách bệnh tiêu tan, nên ăn uống để đói 3 phần (ý khuyên ăn no 70% nhu cầu).

– 29. Cứ để nước mắt chảy, bệnh tự nhiên sẽ giảm nhẹ (ý nói về tác dụng của khóc, không nên kìm nén cảm xúc).

– 30. Bậc trượng phu cũng có lúc phải rơi nước mắt, anh hùng bị chảy máu cũng phải rơi lệ Ý nói không nên kìm nén đau đớn, ngăn chặn cảm xúc tự nhiên).

– 31. Trong giấc ngủ, nên để cho trái tim ngủ trước, đôi mắt ngủ sau (thư giãn tinh thần trước khi ngủ).

– 32. Dùng thuốc bổ hay thực phẩm bổ, cũng không bằng việc làm cho trái tim khỏe.

– 33. Cơm chăm sóc cơ thể, âm nhạc lời ca chăm sóc trái tim và tâm hồn.

– 34. Mang trong mình một trái tim trẻ trung, cả đời bạn sẽ không biết đến sự già nua. Tâm hồn vui vẻ thì nhan sắc thanh xuân.

– 35. Nụ cười làm cho ta trẻ ra.

– 36. Mỗi ngày cười 3 lần, khó khăn nào cũng qua, tuổi già sẽ chậm đến.

– 37. Thường xuyên mở miệng cười tươi, thanh xuân luôn tồn tại trên khuôn mặt bạn.

Trên đây là những lời khuyên của Danh y Hoa Đà dành cho người dân cách đây đã hơn 18 thế kỷ, tuy nhiên cho đến nay, hầu như chúng vẫn còn giá trị khoa học và ứng dụng rất cao. Nếu cảm thấy bổ ích, hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn cùng tham khảo.

Theo Health / TT


 

BỊ ĐỘT TỬ

Kể từ ngày đại dịch TC 2019,  cá nhân tôi ít du`ng Email để đáp lại quý bằng hữu, chủ yếu là dùng Facebook, Messengers.

Hôm nay có bài hay nên xin chuyển đến một số bằng hữu trên Email xem.

Nhân đây, tôi xin được thêm một ý kiến về ” BỊ ĐỘT TỬ”:

Chắc một số bạn cũng biết và quen với NGUYỄN VĂN CHÍN, trong tù gọi là CHÍN CHUỘT. Vì năn 1975 khi còn bị giam tại Làng cô nhi Long Thành, CHÍN đã đào đươc 1 ổ chuột, gồm chuột ông bà nội, ông bà ngoại, chú, bác, cô, dì, cha, mẹ và 1 đám chuột con, ….Tổng cộng gần 20 con. CHÍN cạo lông rồi kho nấu và thịt hết. Nên CHÍN có tên là CHÍN CHUỘT kể từ đó….

Sang đây, CHÍN và chị CHÍN ở Virginia thỉnh thoảng có liên lạc với chúng tôi…Cách nay khoảng hơn chục năm. Chị CHÍN có báo cho chúng tôi biết là CHÍN đã qua đời chỉ vì CHÍN tắm buổi chiều, xả nước ấm vào ngay trên đầu … và đã bị đột tử vì đứt mạch máu não.

Nhân đây cũng xin lưu ý quý bằng hữu: Khi đi tắm nhớ dội nước từ từ ….từ dưới lên trên, …..từ chân rồi mình mẫy, cổ và sau cùng mới tới đầu, mục đích là để phần dưới cơ thể chúng ta ấm dần, mạch máu từ từ giản nở……

Ít hàng thân kính thăm Sư phụ và quý bạn bè trên mạng.

Bùi Chánh, USAVSC / NJ.

From: ctkd-k8 & NguyenNThu


 

 

Sức khỏe và sức khỏe tâm thần – Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng

Ba’o Nguoi-Viet

Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng

Hỏi: 

Kỳ rồi bác sĩ có nói về cách bảo vệ và tăng cường sức khỏe tâm thần. Tôi hơi bị khó hiểu về khái niệm “sức khỏe tâm thần.” Xin nói rõ hơn “sức khỏe tâm thần” là gì? Và “bệnh tâm thần” là gì?  Khi nào thì gọi là “sức khỏe” tâm thần, và khi nào thì gọi là “bệnh” tâm thần? Những yếu tố nào ảnh hưởng tốt và xấu đến sức khỏe tâm thần? 

Đáp: 

Để tìm hiểu về sức khỏe tâm thần, đầu tiên ta cần tìm hiểu từ căn bản về khái niệm sức khỏe.

*Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới (WHO) định nghĩa sức khỏe như sau: “Sức khỏe là trạng thái tốt của một người về mặt tâm thần, thể chất và xã hội, và không chỉ là sự vắng mặt của bệnh hoặc tật bệnh.” Định nghĩa này khẳng định rằng sức khỏe là một khái niệm rộng hơn là việc không bị bệnh, mà đòi hỏi sự cân bằng và hài hòa giữa các khía cạnh tâm thần, thể chất và xã hội của một người. Nó cũng đưa ra một phương pháp tiếp cận tích cực cho sức khỏe, với việc tập trung vào việc tăng cường khả năng sống và đạt được tiềm năng tối đa của mỗi người, thay vì chỉ tập trung vào việc điều trị bệnh tật và tình trạng bất lợi.

*Trạng thái tốt về mặt tâm thần là trạng thái mà tâm trí của một người được cảm thấy thoải mái, an tâm và có khả năng đối phó với các thách thức và căng thẳng trong cuộc sống.

Trạng thái tốt về mặt tâm thần bao gồm sự tự tin, sự hài lòng với bản thân, khả năng quản lý cảm xúc và căng thẳng, khả năng thiết lập mối quan hệ tốt với người khác và khả năng tìm kiếm và tận dụng cơ hội để phát triển bản thân.

Trạng thái tốt về mặt tâm thần đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và duy trì sức khỏe toàn diện của một người và cũng là một yếu tố quan trọng để đạt được sự cân bằng giữa các khía cạnh khác của sức khỏe như thể chất và xã hội.

*Trạng thái tốt về mặt thể chất là trạng thái mà cơ thể của một người hoạt động hiệu quả và có khả năng đáp ứng nhu cầu về hoạt động hàng ngày, bao gồm cả các hoạt động vận động và các hoạt động thường ngày khác. Nó bao gồm một loạt các yếu tố như ngủ đầy và đủ, dinh dưỡng lành mạnh, vận động đều đặn và thường xuyên, và tránh các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu hay sử dụng các chất kích thích.

Trạng thái tốt về mặt thể chất cũng bao gồm việc giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến lối sống, như bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư, bệnh phổi, và các bệnh khác. Điều quan trọng là tạo ra một lối sống lành mạnh và tích cực, giúp duy trì một cơ thể khỏe mạnh và tối ưu hóa sức khỏe của con người.

*Trạng thái tốt về mặt xã hội là trạng thái mà một người có khả năng tương tác và giao tiếp hiệu quả với mọi người xung quanh và tham gia tích cực vào cộng đồng. Nó bao gồm việc có mối quan hệ tốt với bạn bè, gia đình và những người khác, đóng góp cho cộng đồng, cảm thấy có giá trị và được đón nhận trong xã hội.

Trạng thái tốt về mặt xã hội cũng bao gồm việc tránh xa các tình huống cô lập, bất hòa và xung đột trong xã hội. Nó có liên quan mật thiết với sức khỏe tinh thần, vì nó tạo ra một môi trường xã hội tốt để hỗ trợ và khuyến khích một tâm trí khỏe mạnh.

Trạng thái tốt về mặt xã hội có thể giúp giảm căng thẳng và tăng cường cảm giác hạnh phúc, sự hài lòng với cuộc sống và sự tự tin trong việc đối phó với các thách thức của cuộc sống.

*Sức khỏe tâm thần, sức khỏe thể chất và sức khỏe xã hội là ba khía cạnh quan trọng và có liên hệ mật thiết với nhau trong sức khỏe toàn diện của con người.

Môi trường xã hội, bao gồm cả gia đình, bạn bè, cộng đồng, nền văn hóa và giáo dục, đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe tâm thần. (Hình minh họa: Henning Westerkamp/Pixabay)

Sức khỏe tâm thần và sức khỏe xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của con người ra sao? 

*Nếu ta có các vấn đề tâm lý như lo âu, trầm cảm hoặc căng thẳng, điều này có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe thể chất như đau đầu, đau cơ, giảm chức năng miễn dịch và bệnh tim mạch. Mặt khác, nếu ta có sức khỏe tâm thần tốt, ta có khả năng đối mặt và giải quyết các tình huống căng thẳng trong cuộc sống một cách tích cực, đồng thời có thể có chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh hơn, dẫn đến sức khỏe thể chất tốt hơn.

*Sức khỏe xã hội cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và sức khỏe thể chất.

Nếu ta có mối quan hệ xã hội tốt, ta có thể cảm thấy được sự hỗ trợ và khuyến khích, giảm căng thẳng và tăng cường cảm giác hạnh phúc, cảm giác thuộc về, tăng khả năng chống lại bệnh tật.

Nếu ta có mối quan hệ xã hội kém, ta có thể cảm thấy cô lập và bất hạnh, điều này có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất như lo âu, trầm cảm và bệnh tim mạch.

*Do đó, để có một sức khỏe toàn diện, cần phải chú ý đến cả ba khía cạnh sức khỏe tâm thần, sức khỏe thể chất và sức khỏe xã hội. Cần phải đảm bảo có một lối sống lành mạnh, có mối quan hệ xã hội tốt và giải quyết các vấn đề tâm lý một cách tích cực.

*Sau khi đã hiểu một cách khái quát về khái niệm sức khỏe nói chung.  Sau đây, ta sẽ tập trung phân tích chi tiết hơn về sức khỏe tâm thần.

-Sức khỏe tâm thần là trạng thái tốt của tâm trí và cảm xúc của con người, bao gồm khả năng điều tiết cảm xúc, đối phó với áp lực trong cuộc sống, duy trì một tâm trạng tích cực và cảm thấy hạnh phúc. Nó được coi là một phần quan trọng của sức khỏe toàn diện và được xem như là sự cân bằng giữa khả năng chịu đựng và khả năng thích ứng với những tình huống khó khăn và áp lực trong cuộc sống.

-Sức khỏe tâm thần có thể bao gồm một loạt các yếu tố, từ khả năng giải quyết các vấn đề, đối mặt với tình huống khó khăn, tinh thần tự tin, sự hài lòng với cuộc sống và khả năng tạo ra mối quan hệ xã hội tốt.

-Sức khỏe tâm thần không chỉ là việc không có bất kỳ vấn đề tâm lý nào, mà còn bao gồm khả năng giải quyết các vấn đề tâm lý một cách tích cực và hiệu quả. Điều này có thể đảm bảo rằng một người có sức khỏe tâm thần tốt có thể hoàn toàn thích ứng và phát triển trong cuộc sống của họ, đồng thời cải thiện sức khỏe toàn diện của họ.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần: 

  • Stress và áp lực: Những tình huống áp lực và stress có thể gây ra sự lo âu, căng thẳng và đe dọa đến sức khỏe tâm thần.
  • Môi trường xã hội: Môi trường xã hội, bao gồm cả gia đình, bạn bè, cộng đồng, nền văn hóa và giáo dục, đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe tâm thần.
  • Di truyền: Di truyền cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, với một số rối loạn tâm lý được cho là do di truyền.
  • Ăn uống và hoạt động thể chất: Cách ăn uống và hoạt động thể chất là những yếu tố quan trọng trong việc duy trì sức khỏe toàn diện, bao gồm cả sức khỏe tâm thần.
  • Ngủ: Việc có giấc ngủ đủ và tốt là rất quan trọng đối với sức khỏe tâm thần, do những người thiếu ngủ có thể bị ảnh hưởng đến tâm trí và cảm xúc của mình.
  • Sử dụng chất kích thích: Sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu và ma túy có thể gây ra sự rối loạn tâm lý và ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.
  • Rối loạn tâm lý: Một số rối loạn tâm lý, bao gồm rối loạn lo âu, trầm cảm, bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn thần kinh, cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.
  • Bệnh lý và dịch tễ học: Một số bệnh lý và yếu tố dịch tễ học, như là bệnh tim mạch, tiểu đường và béo phì, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. [hp]