CÁC ANH SẼ …. KHỔ!

 Đọc bài này PĐ thấy buồn !     Vì cung cách của khá nhiều người Việt chúng ta là như thế.
Ở bên quê nhà — làm như vậy ! Sang đến nước ngoài …. cũng vẫn làm thế !  thì ….

Tôi có nghe một số em — sang đây du học — đã khoe với tôi là :
Đi xe bus — trốn mua vé rất dễ dàng ! Một cô gái khác thì khoe …. thường lấy stickers  giá của “món hàng rẻ” + dán vào “món hàng đắt tiền hơn” —để mua được “hàng tốt”  mà không phải trả nhiều tiền.

Họ có biết đâu …. hành vi ấy đã gây tiếng xấu cho cả dân tộc Việt + làm cho người nước ngoài — họ kỳ thị + coi thường dân tộc mình.

Người Việt các anh sẽ muôn đời khổ !

Một công nhân làm cho một công ty Nhật ở Việt Nam đã kể lại :
▪️Trước khi, một kỹ sư Nhật về nước — ông ấy đã không ngại ngần nói với người công nhân Việt Nam rằng :
“Người Việt các anh sẽ muôn đời khổ ! Đấy là vì …. các anh chỉ biết nghĩ đến những cái lợi lộc nhỏ của cá nhân — mà không biết nghĩ đến cái lợi lớn của chung”.

Rồi viên kỹ sư kể :
➖ “Một cái ỐC-VÍT :
chúng tôi phải mang từ Nhật sang — giá = 40.000đ / 1 con — mà rơi xuống đất thì …. công nhân Việt Nam các anh thản nhiên dẫm lên / hoặc đá lăn đi mất.
Vì nó không phải là của các anh !
Nhưng nếu các anh đánh rơi 1 điếu thuốc lá (đang hút dở) — giá 1.000đ / 1 điếu thì các anh sẵn sàng nhặt lên và hút tiếp — cho dù nó đã bị bẩn ….
Chỉ vì – nó là của các anh !

➖ Hay như CUỘN CÁP ĐIỆN  Chúng tôi nhập về — giá = 5  triệu / mét — nhưng các anh cắt trộm — bán được có vài trăm nghìn / mét.
Tất cả những việc làm đó đã  mang lại chút lợi lộc cho các anh — nhưng gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp. Vì chúng tôi phải nhập bổ sung / hoặc nhập thừa — so với lượng cần thiết”.

➖ Còn tài xế của viên kỹ sư đó thì …. được nghe ông ấy tặng quà có giá trị và đã được nghe ông ấy “tâm sự” như sau:
▪️“Tôi rất cảm ơn — anh đã lái xe an toàn cho tôi suốt 5 năm qua. Vì anh là người bảo đảm mạng sống của tôi — nên anh làm gì tôi cũng chiều. Nhưng anh đừng tưởng …. anh làm gì sai mà tôi không biết !

Anh đưa đón tôi ra sân bay —  quãng đường chỉ dài hơn 30 km — anh đã khai là hơn 100 km tôi cũng ký. Anh khai tăng giá tiền mua xăng + thay dầu …. tôi cũng ký — là vì tôi cần anh vui vẻ lái xe để tôi được an toàn.
Nhưng anh và các công nhân Việt Nam đừng tưởng là => các anh “khôn vặt” được người Nhật.
Các anh nên biết rằng :
▪️Lẽ ra, chúng tôi có thể trả lương cao hơn / hoặc tăng lương nhiều hơn cho các anh.
Như …. đáng ra – phải tăng lương cho các anh 500.000đ thì chúng tôi chỉ tăng 200.000đ. Còn 300.000đ chúng tôi phải giữ lại để chi trả bù đắp cho những trò vụn vặt / hay phá hoại của các anh.

Cuối cùng là => tự các anh hại các anh thôi !
Còn chúng tôi — cũng chỉ là   lấy của người Việt = cho người Việt!
Chứ chúng tôi chẳng mất gì

From: giang pham &KimBang Nguyen


 

MỘT BÁC SĨ GỐC VIỆT LỪNG DANH THẾ GIỚI

Bang Uong

Phạm Mai Sĩ quê ở thị xã Ninh Hòa thuộc tỉnh Khánh Hòa. Trước ngày 30.4.1975, Phạm Mai Sĩ có người bạn tên là NL cùng là sinh viên năm thứ hai Đại Học Saigon, còn NL quê ở Bình Định. Cả 2 gặp nhau tại trại tỵ nạn Indian Town Gap và thân nhau và sau có thêm người bạn tên Tuấn.

Sau bốn năm miệt mài học tập, cả ba được trường Lebanon Valley College cấp học bổng toàn phần, Phạm Mai Sĩ theo ngành Y Khoa, NL và Tuấn theo học Hóa Học. Mùa Hè năm 1979, Sĩ được Đại Học Pittsburgh nhận vào học Y lúc anh đang sống vất vả, loay hoay, không việc làm không có tiền đi học. NL ra trường trước Sĩ một năm, đi làm và để dành được chút tiền, anh mượn thêm của bạn bè, tất cả được $15,000 gửi hết cho Sĩ.

Nửa năm sau, tháng 1, 1980 Sĩ không còn tiền để tiếp tục học, NL cũng bất lực. May mắn lúc đó ở Pittsburgh có một bà triệu phú, chồng mới qua đời để lại một gia tài khổng lồ muốn cấp học bổng cho sinh viên Y Khoa. Nhà trường liên lạc nhờ bà giúp cho trường hợp của Sĩ. Bà ân nhân này đồng ý trả hết các chi phí học cho Sĩ những năm còn lại với điều kiện không được nêu tên bà là ai và kết quả học phải xuất sắc.

Bà cũng hỏi Sĩ xem còn nợ ai không? Và Sĩ cho biết NL đã vay mượn cho Sĩ 15 ngàn Mỹ kim, bà trả luôn cho Sĩ món nợ ấy, và ông quyết tâm học thật giỏi để đền ơn hai ân nhân, và ơn trường. Tốt nghiệp Y Khoa hạng xuất sắc, bác sĩ Phạm Mai Sĩ quyết định sang Phi Châu thực tập.

Từ châu Phi, ông gửi thư và hình về cho NL và nói: “Tao mổ tim như mổ gà.” Mỗi ngày ông mổ cho hàng chục bệnh nhân nên càng ngày càng có nhiều kinh nghiệm với các ca mổ khó. Sau đó, ông đi mổ tim khắp nơi kể cả Việt Nam.

Tại tiểu bang Pennsylvania, có ông Robert Casey là Thống Đốc bị mổ tim nhiều lần nhưng chỉ được vài năm lại hỏng. Bác sĩ Phạm Mai Sĩ quyết định mổ tim cho ông Casey. Đúng lúc đó có một thanh niên bị chết vì tai nạn xe hơi. Bác sĩ Phạm Mai Sĩ hội ý với nhóm 12 bác sĩ khác đề nghị thay tất cả các bộ phận khác cho ông Casey vì nó đã hư hết rồi.

Các bác sĩ kia ngăn cản, nhưng ông vẫn liều làm một cuộc cách mạng y khoa. Ca mổ dài 36 giờ liền với 12 bác sĩ thượng thặng cùng làm với bác sĩ Phạm Mai Sĩ. Khi hồi tỉnh, mở mắt ra, Thống Đốc Casey nói, “Anh là Chúa Cứu Thế giúp tôi sinh lại lần nữa.”

Còn bác sĩ Phạm Sĩ Mai thì thở phào vì biết đã làm nên lịch sử.

Sau đó, để tạ ơn người đã cứu mình, Thống Đốc Casey hỏi, bây giờ anh cần gì tôi có thể giúp anh.”

Bác sĩ Sĩ kể với ông Casey việc muốn bảo lãnh gia đình từ Ninh Hòa qua Mỹ nhưng đang bị trục trặc giấy tờ. Thế là vài tháng sau, gia đình ông gồm 10 người đã đến Hoa Kỳ trên một chuyến bay từ Việt Nam.

Còn ông Thống Đốc Robert Casey sống khỏe mạnh thêm 10 năm nữa mới qua đời vì tuổi già. Nhờ sang Mỹ, mấy người em trai, gái của bác sĩ Sĩ đều học hành đến nơi đến chốn, có người trở thành Tiến Sĩ, người làm Giám Đốc công ty. Riêng bố mẹ ông vì tuổi già không chịu nổi cái lạnh tại Pittsburgh nên đã về Little Saigon, Nam Cali sinh sống.

Còn Bác sĩ Phạm Mai Sĩ là Trưởng Khoa mổ tim của Pittsburgh University và Maryland University và hiện là Giám Đốc Bệnh Viện Tim tại Jacksonville Florida.

NL, một người bạn của bác sĩ Phạm mai Sĩ không muốn nêu rõ tên của mình vì sợ hiểu lầm là làm ơn kể ơn. Tuy nhiên chính NL vào năm 1990 cũng bị mổ tim do một nữ bác sĩ ở Singapore University, cô này là học trò của bác sĩ Sĩ và khi mổ cho NL gặp sự cố, may nhờ BS Sĩ điều khiển từ Pittsburgh chỉ dạy cho cô học trò nên đã sửa sai và giúp NL có quả tim mới khỏe mạnh sống được 28 năm nay.

Ngoài bác sĩ Phạm mai Sĩ, cộng đồng người Việt, chúng ta cũng hãnh diện có rất nhiều bác sĩ tài giỏi, nổi danh thế giới như các bác sĩ Nguyễn Đỗ Duy (chuyên khoa thông tim), bác sĩ Daniel Trương Dũng, một bác sĩ và là một nhà bác học sáng chế rất nhiều máy móc trị bệnh được khắp nơi trên thế giới thán phục mà chúng tôi đã có hai lần phỏng vấn ông đăng trên nhật báo Viễn Đông mấy năm trước.

S.T.


 

Đại diện thường trú Tòa thánh đến Việt Nam, Vatican lạc quan về chuyến thăm tiềm năng của Giáo hoàng

VOA

31/01/2024

Đại diện Tòa thánh Vatican thường trú tại Việt Nam, Tổng Giám mục Marek Zalewski, đến Hà Nội vào chiều 31/1/2024 và được các linh mục, tu sĩ chào đón tại Tòa TGM Hà Nội.

Đại diện Tòa thánh Vatican thường trú tại Việt Nam, Tổng Giám mục Marek Zalewski, đến Hà Nội vào chiều 31/1/2024 và được các linh mục, tu sĩ chào đón tại Tòa TGM Hà Nội.

Đại diện thường trú đầu tiên của Tòa thánh Vatican tại Việt Nam, Tổng Giám mục Marek Zalewski, vừa đáp chuyến bay từ Singapore đến Hà Nội vào lúc 3:25 chiều 31/1, Hội đồng Giám mục Việt Nam loan tin trong buổi tối cùng ngày, bắt đầu sứ vụ ngoại giao mới giữa bối cảnh Việt Nam và Vatican đang có những bước tiến lịch sử trong mối quan hệ mà Hà Nội đã cắt đứt gần nửa thế kỷ trước.

Các nguồn tin Công giáo cho biết Tổng Giám mục Zalewski sẽ tạm thời cư trú tại khách sạn Pan Pacific Hà Nội trong lúc chờ chính quyền Việt Nam chấp thuận nơi Toà Thánh sẽ chính thức đặt Văn phòng Đại diện.​

Vatican trước đây từng có Tòa Khâm sứ, là cơ quan đại diện của Tòa thánh tại Việt Nam, và có hai trụ sở đặt tại Hà Nội và Sài Gòn từ năm 1925-1975.

Tòa Khâm sứ Hà Nội, tọa lạc tại số 42 phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, gần Tòa Tổng Giám mục và Nhà thờ lớn Hà Nội. Tòa nhà này từng được dùng làm trụ sở đại diện của Tòa Thánh Vatican tại Việt Nam từ năm 1951 đến 1959, nhưng sau đó bị chính quyền Cộng sản trưng thu và cải tạo làm vườn hoa và công viên, dẫn đến vụ tranh chấp về quyền sở hữu khu đất giữa chính quyền Việt Nam và Tòa Tổng Giám mục Hà Nội mà mãi cho đến nay vẫn chưa giải quyết được.

Phía chính quyền Việt Nam nói rằng sau khi Tòa Khâm Sứ rời đi, khu đất của Tòa Khâm Sứ đã được quản lý Tòa tổng giám mục Hà Nội thời đó là linh mục Nguyễn Tùng Cương tiến hành bàn giao qua cho Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thống nhất quản lý. Nhưng Tòa tổng giám mục Hà Nội nói rằng Linh mục Cương chỉ là quản lý Tòa Giám mục lúc đó, không là chủ sở hữu tài sản, không có thẩm quyền quyết định tài sản của Giáo hội Công giáo. Vả lại, Lm. Cương chỉ làm bản kê khai chứ không hiến và không có quyền hiến.

Nhân sự kiến Tổng Giám mục Zalewski đến Hà Nội bắt đầu sứ vụ Đại diện thường trú Vatican tại Việt Nam, một số ý kiến trong công luận Việt Nam cho rằng đây là cơ hội tốt nhất để chính quyền nên trả lại Tòa Khâm Sứ cho Vatican đặt Văn phòng Đại diện giữa lúc mối quan hệ hai bên đang trên đà tiến triển tốt đẹp.

Giáo hoàng Phanxicô đã chính thức bổ nhiệm Tổng Giám mục Marek Zalewski làm Đại diện Tòa thánh Vatican thường trú đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 23/12, sau khi hai bên ký kết thỏa thuận trong chuyến thăm Vatican của Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng vào ngày 27/7/2023.

Tổng Giám mục Marek Zalewski (đứng) và Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội vào ngày 31/1/2024.

Tổng Giám mục Marek Zalewski (đứng) và Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội vào ngày 31/1/2024.

Tổng Giám Mục Marek Zalewski, 60 tuổi, là người Ba Lan. Ông là Tổng Giám Mục hiệu tòa Africa (nay là Tunisia) và đang là Sứ thần Toà Thánh tại Singapore kiêm Đại diện Toà thánh không thường trú tại Việt Nam trước khi được bổ nhiệm làm đại diện thường trú.

Ông có bằng Tiến sĩ giáo luật và từng trải qua nhiều sứ vụ trong ngành ngoại giao của Toà Thánh tại Cộng hoà Trung Phi, Liên Hiệp Quốc (New York), Anh, Đức, Thái Lan, Singapore và Malaysia. Ngoài tiếng mẹ đẻ, Tổng Giám Mục Zalewski còn thông thạo tiếng Ý, tiếng Anh và sử dụng tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Tây Ban Nha.

Trong một diễn tiến khác, Bộ trưởng Ngoại giao Vatican, Đức Tổng Giám mục Paul R. Gallagher bày tỏ sự lạc quan về chuyến thăm tiềm năng của Giáo hoàng tới Việt Nam và cho rằng chuyến tông du của Ngài sẽ gửi một thông điệp rất tốt đến khu vực châu Á.

“Có một vài bước nữa cần phải thực hiện trước khi (chuyến đi của Giáo hoàng) được tiến hành”, các trang tin Công giáo Mỹ dẫn lời Tổng Giám mục Gallagher nói và cho biết ông bày tỏ sự lạc quan rằng chuyến đi sẽ diễn ra.

“Tôi nghĩ Đức Thánh Cha rất muốn đi. Chắc chắn cộng đồng Công giáo ở Việt Nam rất vui mừng muốn Đức Thánh Cha đến thăm, và tôi nghĩ điều đó sẽ gửi một thông điệp rất tốt đến khu vực”, Tổng Giám mục nói với các phóng viên bên lề cuộc họp báo tại Vatican ngày 18/1.

Tổng Giám mục Gallagher, Đức Hồng y Pietro Parolin – Quốc vụ khanh Vatican – và Giáo hoàng Phanxicô đã có các cuộc họp riêng biệt trước đó cùng ngày với phái đoàn của đảng cộng sản Việt Nam, do ông Lê Hoài Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại, làm trưởng đoàn.

Tổng Giám mục Gallagher cho biết cuộc gặp đã diễn ra “rất tốt đẹp” và các cuộc đàm phán tập trung vào thỏa thuận năm ngoái cho phép có đại diện thường trú của Giáo hoàng.

Việt Nam và Vatican hiện vẫn chưa có quan hệ ngoại giao đầy đủ.

Vào cuối tháng 12, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho biết ông đã chính thức gửi thư tới Vatican để mời Giáo hoàng Phanxicô đến thăm Việt Nam.

Trong một cuộc phỏng vấn dành riêng cho VOA, đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam, Linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ, cho biết Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng vào ngày 4/10 đã thay mặt HĐGMVN mời Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm Việt Nam.


 

Trần Tuấn Anh, con trai Trần Đức Lương, ‘tự nguyện’ rời ghế, được cho ‘hạ cánh an toàn’

Ba’o Nguoi-Viet

January 31, 2024

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Không ngoài dự đoán, nhờ là con trai ông Trần Đức Lương, cựu chủ tịch nước Việt Nam, mà ông Trần Tuấn Anh, trưởng Ban Kinh Tế Trung Ương, được đảng cho “hạ cánh an toàn” ngay trước Tết Giáp Thìn 2024.

Ông Tuấn Anh được ghi nhận là một trong vài “thái tử đảng” còn sót lại sau các cuộc thanh trừng phe phái, leo được vào ghế ủy viên Bộ Chính Trị, ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng và từng được đánh giá là ứng cử viên cho ghế “tứ trụ.”

Ông Trần Tuấn Anh là con trai ông Trần Đức Lương, cựu chủ tịch nước Việt Nam. (Hình: Tuổi Trẻ)

Theo báo Tuổi Trẻ hôm 31 Tháng Giêng, sau một phiên họp bất thường diễn ra cùng ngày, Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng đồng ý ông Tuấn Anh thôi chức ủy viên hai cơ quan nêu trên.

Đồng thời, ông Tuấn Anh cũng được cho thôi chức trưởng Ban Kinh Tế Trung Ương, để nghỉ hưu trước vài tháng theo tuổi nghỉ hưu là 60 tuổi.

Bản tin cho biết, ông Tuấn Anh “chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi để xảy ra nhiều vi phạm tại Bộ Công Thương, thời ông này còn làm bộ trưởng.

“Nhận thức rõ trách nhiệm trước đảng và nhân dân, ông đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu,” báo Tuổi Trẻ viết.

Lý do mất ghế của ông Tuấn Anh tương tự trường hợp ông Nguyễn Xuân Phúc, chủ tịch nước Việt Nam, cách đây một năm.

Việc ông Tuấn Anh “tự nguyện” rời ghế được hiểu là đảng cho ông “hạ cánh an toàn” mà không bị bắt, khởi tố như hai thuộc cấp ở Bộ Công Thương là Thứ Trưởng Đỗ Thắng Hải và cựu Thứ Trưởng Hoàng Quốc Vượng.

Hồi trung tuần Tháng Mười Hai năm ngoái, ông Tuấn Anh bị Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương “hài tội” vì “có vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng” và để xảy ra các sai phạm liên quan điện gió và cung ứng xăng dầu, khi còn làm bộ trưởng Công Thương.

Bản tin VNExpress thời điểm đó cho hay, các sai phạm nêu trên cũng dính đến một số dự án mà công ty Tiến Bộ Quốc Tế (AIC) của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trúng thầu.

Ông Trần Tuấn Anh (trái) khi được ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư CSVN, cho ghế trưởng Ban Kinh Tế Trung Ương, hồi năm 2021. (Hình: Bộ Công Thương)

Những vi phạm của ông Tuấn Anh và các thuộc cấp tại Bộ Công Thương bị Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương kết luận là “gây hậu quả rất nghiêm trọng, khó khắc phục; nguy cơ thiệt hại rất lớn tiền, tài sản của nhà nước…”

Tuy nhiên, một số nguồn thạo tin ở Hà Nội sau đó rò rỉ trên mạng xã hội rằng sai phạm của ông Tuấn Anh sau đó bỗng nhiên được “biên tập” bỏ từ “rất” và chỉ còn “nghiêm trọng.”

Chi tiết này được cho là giúp ông Tuấn Anh thoát “cửa hiểm,” không dính vòng lao lý. (N.H.K)


 

Trần Huỳnh Duy Thức thông báo: “Ngày mai” anh tuyệt thực!

Ba’o Tieng Dan

Trần Huỳnh Duy Thức

27-1-2024

Anh Thức điện thoại về 26/01/2024: Nói “Ngày mai” anh tuyệt thực!

NHỜ CỘNG ĐỒNG CẦU NGUYỆN TIẾP SỨC CHO ANH THỨC!

Chiều hôm qua anh Thức gọi điện thoại về. Gia đình xin đăng nội dung cuộc gọi vào nửa phút cuối trước vì cần tiếp sức cho anh.

Anh nói với người chị qua điện thoại “Mấy hôm nay rất lạnh và đói, em đói run luôn nha. Đặt đồ căn-tin là dứt khoát không bán nên là ngày mai là em tuyệt thực nha chị. Nhưng mà nói với ở nhà đừng lo có Bề Trên che chở cho em. Có nghe nói gì thì cũng Mùng 3 Tết mới ra nha. Dứt khoát không phải lo gì hết nhưng mà em sẽ tuyệt thực em phản đối Trại này không có tôn trọng pháp luật, xem thường pháp luật lắm. Rồi. Mọi chuyện thì cứ bình tĩnh hết sức bình tĩnh cho em nha”. Kết thúc cuộc gọi anh bye bye cả nhà.

Dù hôm qua chưa tuyệt thực nhưng anh Thức cũng đã bị “đói run” từ nhiều ngày trước vì căn-tin không bán đồ ăn cho anh. Dù mấy tháng trước có bị thiếu đói nhiều ngày nhưng anh còn lay lắt thêm 10, 11 ngày mua thức ăn căn-tin bán với số tiền là 1,7 triệu đồng. Nhưng tháng này số ngày chịu đói của anh tăng lên gấp bội, căn-tin không bán dù anh có tiền. Vậy là anh phải chịu thêm 10, 11 ngày bị bỏ đói so với mấy tháng trước!

Vậy là tháng này Anh chỉ sống được trong phạm vi 10 ngày nhờ vào nguồn thức ăn gia đình gửi theo tiêu chuẩn cho anh thôi. Anh Thức không còn chọn lựa nào khác nên phải tuyệt thực để phản đối việc bỏ đói tù nhân theo cách này!

Gần 8 năm tù ở trại giam số 6 Nghệ An, anh Thức chưa lần nào than lạnh dù vào những lúc trời lạnh nhất, rét đậm rét hại nhất. Có phải vì sự chịu đựng của anh giảm đi, sức khỏe yếu đi hay vì tình trạng thiếu thốn mọi thứ ngày càng khắc nghiệt mà anh phải nói lên trong tình trạng vô cùng căng thẳng, bức xúc, và sức khỏe không được bảo vệ an toàn, máy đo đường huyết, đèn pin nhỏ, quạt nhỏ, kim chỉ, bật lửa, đồ cạo râu đều bị thu giữ từ tháng 7/2013 đến nay (1*).

Suốt nửa năm nay anh sống trong tình trạng tối tăm khi Trại giam thường xuyên cúp điện, nóng bức trong cái nắng rực lửa của 4 bức tường giam, ăn mì gói với nước lạnh vì không có nước sôi, thiếu thốn mọi vật dụng cá nhân dù nhỏ nhất!

Như từ lúc gia đình thăm gặp hôm 3/10/2023 (2*) anh đã nói: Tình hình đã rất căng thẳng rồi, nếu như vậy nữa sẽ có khả năng anh tuyệt thực đến chí mạng để phản đối. Và để tiếp tục kêu cứu Chủ Tịch nước như lần anh gọi điện thoại về nhà hôm nay 30/10/23 (3*) nhờ “Đăng lên hỏi ông Võ Văn Thưởng rằng nếu người ta dám bảo vệ lẽ phải, dũng cảm và tỉnh táo chống lại những điều xấu cái ác mà bị cắt đường sống thì phải làm gì? Kêu luật sư phải làm thế nào đi, chứ như vầy thì sống không nổi!”.

Hôm nay 27/01/2024 anh Thức bắt đầu tuyệt thực để phản đối Trại giam tăng gia sự khắc nghiệt, tăng thêm nhiều ngày bỏ đói anh, căn tin không bán đồ ăn cho anh. Hiện giờ anh chỉ nhờ vào nguồn thức ăn gia đình gửi theo tiêu chuẩn hàng tháng để anh có thể tạm bợ mươi ngày.

Gia đình mong được nhiều hưởng ứng tiếp sức cho anh Thức bằng nhiều cách của mọi người, bằng cách cầu nguyện, bằng những cái like, những chia sẻ hay những comment chúc sức khỏe… để hỗ trợ cho anh Thức vượt qua thời gian tuyệt thực đòi hỏi sự sống bằng nguồn thức ăn căn-tin trong trại giam bán cho anh đầy đủ mỗi ngày.

Mong nhận được nhiều năng lượng hỗ trợ từ mọi người tiếp sức cho anh Thức. Gia đình rất trân trọng và biết ơn!


 

 S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Nguyễn Công Khế

 Ba’o Tieng Dan

Tác Giả: Tưởng Năng Tiến

26/01/2024

Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.”

“Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần.

Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải,  theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”

Tôi vốn không “sính” chuyện thơ văn, cũng không sinh cùng thời (và sống cùng nơi) với nhị vị nghệ sỹ nói trên nên chả dám vội vã đồng tình với cái nhìn hơi khắt khe thượng dẫn. Là một thường dân, tôi chỉ nghĩ giản dị rằng việc “xếp hàng cả hai cửa” là một cách ứng xử bình thường – nếu chưa muốn nói là khôn ngoan – của bất cứ ai.

Gặp thời thế, thế thời phải thế!

Mà cái thế nước hiện nay, theo như nguyên văn cách nói của G.S Tương Lai, lại “chông chênh” lắm! Cỡ Tổng Bí Thư trong một xứ sở đảng trị mà có lúc vẫn phải bám liền hai ghế (cho nó chắc ăn) thì nói chi tới nhà văn với nhà thơ, đám “người ăn kẻ ở trong nhà” của Đảng.

Ngay đến quí vị đại biểu quốc hội cũng thế, cũng vẫn phải chạy cái quốc tịch thứ hai mà! Nghĩ cho cùng thì chả có ai đáng trách. Sống trong hoàn cảnh xã hội bấp bênh thì trừ đám dân đen (không tóc) mới đành chịu trận, chứ giới quan chức có quyền hành và tiền bạc thì ai cũng phải lo sao cho bản thân và gia đình được an ổn mới thôi.

Thảng hoặc, mới có trường hợp quá lố – đáng bị phàn nàn – theo như ghi nhận của họa sỹ Đỗ Duy Ngọc : “Một anh từng là tổng biên tập tờ báo lớn, sau khi thu vén được hàng triệu đô la bèn đưa hết vợ con qua Mỹ, sắm nhà to, xe đẹp còn anh thì qua lại hai nước, lâu lâu viết bài biểu diễn lòng yêu nước thương dân, trăn trở với tiền đồ tổ quốc, khóc than cho dân nghèo, kinh tế chậm lớn, đảng lao đao…”

Thế Nguyễn Công Khế đã “biểu diễn lòng yêu nước” ra sao mà bị than phiền như vậy?

Ngày 19 tháng 11 năm 2014, trong một cuộc phỏng vấn do Mặc Lâm (RFA) thực hiện, nhân vật này chê trách lãnh đạo những tờ báo hiện nay “sợ bị ‘mất ghế’ cho nên không dám dũng cảm để nói lên sự thật” mà “chỉ sa đà vào những chuyện vặt vãnh.”

Trong suốt hai mươi năm làm Tổng Biên Tập báo Thanh Niên chả hiểu có bao giờ ông Khế đủ “dũng cảm” để nói lên cái sự thật trần trụi (hèn với giặc, ác với dân)  của chế độ đảng trị (và toàn trị) hiện hành không?

Có bao giờ ông “dám” nêu lên vấn đề đa nguyên, và phân quyền như là những phương thức khả thi để đưa đất nước ra khỏi cái vũng bùn nhầy nhụa hiện tại chưa? An toàn hơn là những vấn đề liên quan đến thảm họa môi sinh, bất công xã hội, và nạn cướp đất vẫn diễn ra hằng ngày (ở khắp mọi nơi) ông cũng lặng thinh thôi.

Ông chỉ sôi nổi trong những cuộc thi hoa hậu, hay những trận túc cầu giữa lúc cả nạn ngoại xâm lẫn nội xâm đang đe dọa sự tồn vong của đất nước thì trách chi thiên hạ “sa đà vào những chuyện vặt vãnh” ?

Ngày 27 tháng 10 năm 2019, sau thông tin 39 người Việt bị chết ngạt trong một chiếc xe vận tải ở Anh, ông Nguyễn Công Khế liền bàn về “con đường thoát nghèo” và đòi hỏi “mọi thứ phải là trên cơ sở của Nhà nước pháp quyền”!

Ông cũng đặt vấn đề: “Một xã hội mà cán bộ không sống bằng đồng lương, thì phải sống bằng đồng ‘lậu’ thôi. Rất nhiều cán bộ hiện nay rất sợ câu hỏi này: Sao đồng lương anh như thế, mà anh có nhà như thế này, xe như thế kia, con anh đi du học.”

Có lẽ đó là những câu hỏi mà Nguyễn Công Khế nên đặt ra cho chính mình, về khối tài sản của ông ở trong cũng như ngoài nước, về chuyến xuất ngoại êm ru của cả gia đình mình trong khi thiên hạ thì phải đi chui mà tiền mất mạng vong.

Trong trường hợp ông Nguyễn Công Khế không cảm thấy thoải mái lắm trong việc tự vấn thì cũng chả sao, nỏ phải lăn tăn chi cả. Cái thời bao cấp đã qua. Đảng và Nhà Nước “đã dũng cảm và quyết tâm” đổi mới. Xứ sở đã thoát cảnh xếp hàng, đặt hai cục gạch, để mua nhu yếu phẩm từ lâu rồi.

Bây giờ thì có thể mua nhà ở tận nước ngoài luôn :

“Trên con đường dài dẫn ra biển Huntington Beach, Quận Cam, có những khu nhà rất đẹp mà chủ hầu hết là người Việt. Họ là những người rất trẻ, hoặc đó là những gia đình bình thường nhưng sống khép kín. Bạn tôi, một người đã sống ở nơi này, gần bằng thời gian của thế hệ người Việt đầu tiên đặt chân đến Mỹ sau tháng 4/1975, nói rằng đó là những khu định cư mới của ‘Việt cộng’.

Những ngôi nhà đó được mua rất nhanh trong khoảng vài năm gần đây – mỗi căn từ 450.000 cho đến hơn 1 triệu USD, cho thấy có một nguồn ngoại tệ khổng lồ được chuyển ra khỏi nước Việt Nam, để xây dựng một ước mơ thầm kín và khác biệt bên ngoài tổ quốc của mình.” (Tuấn Khanh. “Người Việt cố Giàu Lên Để Làm Gì?” – RFA 2015/10/02).

Tôi không biết “ước mơ thầm kín” của Nguyễn Công Khế ra sao (nếu có) chỉ cầu mong ông nên sống “khép kín” như bao người khác thôi, đừng láu táu hay bao biện quá. Loại người đứng chàng hảng – chân trong, chân ngoài – trên hai cục gạch như ông mà thỉnh thoảng vẫn học đòi (“phù thế giáo một vài câu thanh  nghị”) để tỏ lòng “yêu nước thương dân” thì e có hơi lố bịch, nếu chưa muốn nói là trơ tráo!

 


 

Săn… hàng thất lạc  – Minh Đăng

 Minh Đăng

Bảng hiệu cửa hàng Unclaimed Baggage tại Scottsboro, Alabama (ảnh: Carol M. Highsmith/Buyenlarge/Getty Images)

Cách phi trường bận rộn và náo nhiệt nhất thế giới – Atlanta Hartsfield-Jackson International Airport – khoảng ba giờ lái xe, người ta sẽ thấy cửa hàng khổng lồ Unclaimed Baggage ở Scottsboro, Alabama (509 W Willow St, Scottsboro, AL 35768). Đây là cửa hàng duy nhất nước Mỹ mua hành lý thất lạc từ các công ty vận tải và bán lại với giá chiết khấu.

Unclaimed Baggage làm việc với các hãng hàng không cũng như các công ty xe buýt, xe lửa, xe tải và khách sạn, chuyên thu gom hàng thất lạc hành khách. Khoảng một phần ba những tìm thấy được tái chế hoặc vứt bỏ. Một phần ba được quyên góp cho các tổ chức từ thiện và một phần ba được rao bán – trên trang web trực tuyến unclaimedbaggage.com hoặc tại cửa hàng rộng 50,000 foot vuông ở Scottsboro của công ty Unclaimed Baggage. Kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh vào năm 1970, Unclaimed Baggage đã trở thành điểm thu hút khách du lịch hàng đầu ở Alabama, với hơn một triệu khách mỗi năm.

Xếp hàng mua hàng thất lạc tại Unclaimed Baggage, Tháng Mười Một 2023 (ảnh: William DeShazer for The Washington Post via Getty Images)

Hơn 50 năm trước, doanh nhân Doyle Owens thành lập Unclaimed Baggage bằng cách mua những chiếc túi “vô thừa nhận” từ các công ty vận tải. Ngày nay, cửa hàng Unclaimed Baggage thậm chí có hẳn một… viện bảo tàng trưng bày một số món đồ kỳ lạ nhất được phát hiện. Đừng tưởng Unclaimed Baggage bán những thứ vất đi. Ở đây có mọi thứ thượng vàng hạ cám, từ áo khoác, đồ lót, găng tay, gậy chơi golf đến cả đồng hồ Rolex!

Nói chung mọi thứ trên đời đều có ở Unclaimed Baggage, khi chúng bị thất lạc và chủ nhân sẵn sàng… bỏ luôn: máy tính xách tay, iPad, mũ phớt, túi hàng hiệu, bộ lễ phục xứng đáng mặc để dự giải Oscar, súng săn, đồ lót (còn nguyên trong hộp)… Một cây vợt tennis Wilson mới cáu có giá $300 nhưng được bán với $77.99; một chiếc túi Tumi trị giá $575 được bán với $399.99; máy đọc sách điện tử giá $34 được bán với $7.99… Nếu đến Unclaimed Baggage dịp cuối năm, khách hàng còn có thể mua những thứ dành cho mùa Đông giảm giá đến không ngờ, từ áo khoác mềm mượt như nhung Arc’teryx, quần không thấm nước, ván trượt tuyết đến giày boot…, theo The Washington Post.

Tất nhiên vào mùa mua sắm cuối năm, bạn không thể vào cửa hàng Unclaimed Baggage và thoải mái thong thả lựa. Bạn phải lái xe cả trăm dặm, cắm trại qua đêm ở bãi đậu xe. Bạn phải “cạnh tranh” với những khách hàng xa xôi không chỉ đi xuyên bang đến đây mà thậm chí xuyên biên giới (từ Canada)! Cũng đáng để xếp hàng. Vì hàng thật sự tốt và giá quá bèo. Năm 2014, một chiếc đồng hồ Rolex bạch kim được định giá $64,000 nhưng chỉ bán với $32,000 ở Unclaimed Baggage.

Một góc viện bảo tàng bên trong Unclaimed Baggage (ảnh: William DeShazer for The Washington Post via Getty Images)

Bạn không sợ mua lầm hàng gian hàng giả. Ở Unclaimed Baggage, người ta có những chuyên gia thực thụ đánh giá chính xác giá trị đồ trang sức và các loại hàng xa xỉ cao cấp. Đó là lý do có một số hàng thất lạc tại Unclaimed Baggage được bán với giá gần như ngang ngửa giá thị trường, chẳng hạn một chiếc túi Hermès Birkin màu hồng đậm được bán với giá $17,000 – tương đương những chiếc túi Hermès mới cáu bán trong những cửa hàng sang trọng ở New York hay Paris.

Theo Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ, các hãng hàng không có chính sách riêng về thời điểm chính thức loan báo hành lý thất lạc, nhưng hầu hết rơi vào khoảng từ năm đến mười bốn ngày. Khi hãng hàng không xác định hành lý bị mất, họ có trách nhiệm bồi thường cho hành khách lên tới $3,800. Sonni Hood, giám đốc quan hệ công chúng của Unclaimed Baggage cho biết sàn bán hàng có sẵn 7,000 mặt hàng mới mỗi ngày.

Unclaimed Baggage bắt đầu hoạt động vào năm 1970 khi người sáng lập Doyle Owens dùng một chiếc xe bán tải mượn và khoản vay $300 để mua những món hàng thất lạc từ Trailways Bus Line ở Washington DC rồi mở một cửa hàng nho nhỏ để bán lại. Ban đầu, cửa hàng chỉ mở hai ngày một tuần nhưng dần nó trở nên nổi tiếng sau khi Doyle ký hợp đồng với Eastern Airlines và họ mở cửa suốt tuần. Năm 1981, cửa hàng thực hiện đợt giảm giá đồ trượt tuyết đầu tiên, từ đó trở thành hoạt động truyền thống hàng năm với chiến dịch giảm giá bắt đầu vào thứ Bảy đầu tiên của Tháng Mười Một.

Bên trong cửa hàng Unclaimed Baggage một ngày cuối năm 2023 (ảnh: William DeShazer for The Washington Post via Getty Images)

Đến năm 1995, con trai của Doyle – Bryan, cùng vợ (Sharon) – tiếp quản công việc kinh doanh và mở rộng diện tích cửa hàng, có thêm quán cà phê (“Cups Café”) để khách nghỉ xả hơi ăn uống khi đi săn hàng; và viện bảo tàng (“The Found Treasures”, mở cửa năm 2023). Cách đây ba năm, khi kỷ niệm 50 năm thành lập, Unclaimed Baggage mở cửa hàng trực tuyến. Năm 2022, Unclaimed Baggage tổ chức chuyến triển lãm vòng quanh nước Mỹ (đi khắp 50 tiểu bang) để giới thiệu bộ sưu tập những món hàng thất lạc độc đáo mà họ thu thập được.

Theo Sonni Hood, người làm việc cho Unclaimed Baggage khi còn là một thiếu niên, hiện là giám đốc quan hệ công chúng, khu vực nổi tiếng nhất cửa hàng là tầng lửng, nơi bán các thiết bị điện tử, từ điện thoại di động, máy tính xách tay, máy tính bảng đến tai nghe… Tất cả thiết bị điện tử đều được xóa sạch dữ liệu cá nhân và được kiểm tra kỹ thuật kỹ lưỡng để chắc chắn rằng chúng còn hoạt động tốt. Máy tính xách tay, iPad và Nintendo Switch đều được bán với giá chỉ bằng một nửa giá mới.

Trong những món hành lý thất lạc, có những thứ bất ngờ kỳ lạ (ảnh: Mario Tama/Getty Images)

Điều kỳ lạ thú vị là có những thứ thất lạc, với số phận trôi nổi theo dòng đời, lọt vào Unclaimed Baggage, rồi cuối cùng lại “châu về hợp phố”. Theo giám đốc điều hành Unclaimed Baggage, Bryan Owens (dẫn lại từ NPR), có một người đến từ Atlanta đã mua đôi giày trượt tuyết cho vợ sắp cưới tại Unclaimed Baggage. Và khi anh ấy mang quà tặng về, cô vợ sắp cưới hét toáng lên vì vui bởi đó chính là đôi giày trượt tuyết mà cô đánh mất. Ngoài ra, có những thứ thất lạc vô cùng kỳ lạ.

Có lần, Unclaimed Baggage nhận được một hộp mà khi khui ra, người ta thấy một thiết bị lạ. Hóa ra đó là… hệ thống dẫn đường của máy bay chiến đấu F-14 Tomcat! Bryan Owens vội vàng trả lại cho Hải quân Hoa Kỳ. Lần khác, hàng thất lạc là một camera từ… tàu con thoi! Unclaimed Baggage cũng lập tức trả lại cho NASA. Chưa hết, trôi dạt đến Unclaimed Baggage còn là một chiếc vĩ cầm cổ hàng thế kỷ mà người ta tin rằng nó được chế tạo bởi một học trò của Antonio Stradivari (1644-1737); những cổ vật Ai Cập; một bộ áo giáp cổ…

From: Tu-Phung


 

5 nữ Tiến sĩ nổi tiếng Việt Nam là những Nữ tu Công Giáo.

5 nữ Tiến sĩ nổi tiếng Việt Nam là những Nữ tu Công Giáo. Tạ ơn Chúa!

Nguon: Minh Nguyen Quang & Peter Vũ Thoại

Đóng góp của một số nữ tu Công Giáo trong giảng dạy, thực hành và nghiên cứu tâm lý học ở Việt Nam.

  1. TS. SR. FRANCOIS TÔ THỊ ÁNH (DÒNG ĐỨC BÀ: CONGRÉGATION NOTRE DAME – C.N.D)

Nữ tu dòng Đức Bà – Sơ Tô Thị Ánh là nữ Tiến sĩ trị liệu tâm lý đầu tiên của Việt Nam. Bà là một học trò của Carl Rogers – người sáng lập trường phái trị liệu nhân vị trọng tâm (Person-Centered Psychotherapy). Dưới sự tự do học thuật ở miền Nam trước năm 1975, bà Tô Thị Ánh du học tại Đại học United States International, Mỹ và tốt nghiệp tiến sĩ vào năm 1972 với luận án tiến sĩ “Eastern and Western Cultural Values, Conflict or Harmony?” (To, 1972) do đích thân Giáo sư Carl Rogers hướng dẫn. Bà được xem là người đi tiên phong và đặt nền tảng vững chắc cho ngành Tâm lý Trị liệu tại Sài Gòn từ trước năm 1975, sau năm 1975 Sơ vẫn được tham gia giảng dạy tại Khoa Công tác Xã hội, đại học Mở TP. HCM. Sinh viên tâm lý học ở Việt Nam ít ai chưa từng đọc qua tác phẩm kinh điển “Tiến trình thành nhân” của Carl Rogers với tựa tiếng anh là “On becoming a person”. Người dịch tác phẩm đó sang tiếng Việt một cách sâu sắc vào năm 1992 là bà Tô Thị Ánh. Bà cũng là đồng dịch giả một tác phẩm khác có tựa “Sa mạc nở hoa” với tác phẩm gốc là “Dibs in Search of Self” của tác giả Virginia Axline, đây là một trong những tác phẩm kinh điển về tâm lý trị liệu trẻ em.

  1. TS. SR. MARIA THECLA TRẦN THỊ GIỒNG (DÒNG ĐỨC BÀ: CONGRÉGATION NOTRE DAME – C.N.D)

Bà Trần Thị Giồng là một nữ tu Công Giáo dòng Đức Bà và cũng là một tiến sĩ tham vấn và trị liệu tâm lý với hoạt động nghề nghiệp rất “lặng lẽ” ở Việt Nam, bà hoàn thành luận án tiến sĩ tại Đại học De La Salle từ năm 1993 và đã tham gia giảng dạy tại các trường đại học ở Việt Nam, cũng như một số các chương trình đào tạo thần học liên dòng cho các tu sĩ nam nữ trong hơn 20 năm (Joachim, 2015). Dưới sứ vụ tôn giáo, Sơ Giồng từng là Sơ giám tỉnh của dòng Đức Bà (C.N.D) tại Việt Nam. Sơ Giồng là một trong những nữ tu Công giáo đầu tiên được chính quyền “cho phép” đi du học trở lại vào cuối những năm 1980 sau khi Việt Nam vừa chấm dứt chiến tranh. Sơ Giồng là người hiếm hoi sau năm 1975 du học ngành tâm lý học nhưng không phải ở Liên Xô như những người khác được nhà nước chỉ định. Vì vậy sau giải phóng, bà là một trong những nhân vật đầu tiên quay trở lại tiếp cận tâm lý học hiện đại – như miền nam Việt Nam đã từng làm trước năm 1975. Năm 1991 bà tốt nghiệp thạc sĩ với luận văn “Accompanied and unaccompanied adolescent Vietnamese refugees in Palawan: their problems, self concept and security level” (Giong, 1991); cho tới năm 1993, bà tốt nghiệp tiến sĩ với luận án “The effects of spiritual-psychological synthesis on anxiety, depression, and mental health of Vietnamese refugees.” (Giong, 1993); Thời điểm này ở Việt Nam,Tâm lý học Mác-xít đang chiếm một vị trí độc tôn (Sirikantraporn & Nguyen, 2020).

  1. TS. SR. TERESA TRÌ THỊ MINH THÚY (DÒNG MẾN THÁNH GIÁ THỦ THIÊM – MTGTT)

Tiến sĩ Trì Thị Minh Thúy hiện đang là giảng viên các chương trình cao học tại Khoa tâm lý học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM. Trước đây Sơ Thúy cũng từng là giảng viên của trường Đại học Văn Hiến. Năm 2012, sơ tốt nghiệp tiến sĩ tại đại học De La Salle với luận án “Roles of filial piety, parental control and parental warmth in parent adolescent conflict among Vietnamese families” (Thuy, 2013). Không chỉ dấn thân vào các hoạt động phục vụ cộng đồng, Sơ cũng đóng góp cho ngành khoa học tâm lý ở Việt Nam với vai trò tác giả và đồng tác giả hàng loạt các công bố và báo cáo khoa học quốc tế và sách; một số nghiên cứu có thể kể đến như “Expression of basic emotions in pictures by German and Vietnamese art therapy students – A comparative, explorative study” (Danner-Weinberger et al., 2019). “Parental burnout around the globe: A 42-country study” (Roskam et al., 2021). “Gender Equality and Maternal Burnout: A 40-Country Study” (Roskam et al., 2022). “Parenting Culture(s): Ideal-Parent Beliefs Across 37 Countries” (Lin et al., 2023). “Three reasons why parental burnout is more prevalent in individualistic countries: a mediation study in 36 countries” (Roskam et al., 2023). Sơ cũng là đồng tác giả Chương 1: “Enhancing Resilience in Youth: Sustainable Systemic Effects in Different Environments” trong tựa sách “Enhancing Resilience in Youth – Mindfulness-Based Interventions in Positive Environments” thuộc nhà xuất bản Springer (Steinebach et al., 2019)

4-TS. SR. HOÀNG MINH TỐ NGA (DÒNG ĐỨC BÀ: CONGRÉGATION NOTRE DAME – C.N.D)

Sơ Hoàng Minh Tố Nga là một nữ tu dòng Đức Bà tại Việt Nam. Sơ tốt nghiệp cử nhân tiếng Anh và khi giảng dạy với tư cách là giảng viên đại học, sơ Nga đã tham gia vào công việc tình nguyện với bệnh nhân HIV/ AIDS và thấy rằng chăm sóc sức khỏe tâm thần là mối quan tâm thực sự của sơ. Năm 2004, sơ Nga lấy bằng thạc sĩ tham vấn tâm lý tại Đại học De La Salle với luận văn “Counselor academic training, counseling experience, and counselor self-efficacy as predictors of counselor psychological well-being” và tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành Trị liệu hệ thống và gia đình tại Đại học Minnesota, Hoa Kỳ với luận án “Borderline Features in Vietnamese Adolescence: The Roles of Childhood Trauma, Parental Bonding, and Family Functioning” vào tháng 8 năm 2014 (Hoang, 2014). Sơ Tố Nga là giảng viên Khoa Tâm lý học tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. HCM từ 2007 đến tháng 3/2022 và hiện nay Sơ Tố Nga là giảng viên tại đại học Fulbright Việt Nam. Năm 2000, sơ Tố Nga thành lập Tâm lý Việt An, một tổ chức phi lợi nhuận cung cấp dịch vụ đào tạo, trị liệu tâm lý và trị liệu gia đình cho các cá nhân, gia đình và tổ chức, đặc biệt dành cho những người có thu nhập thấp, sẽ nhận được dịch vụ tư vấn miễn phí tại đây (HOANG to Nga, 2020; Hoang Minh To Nga, 2022).

  1. TS. SR. NGUYỄN THỊ THANH TÚ (DÒNG PHAN SINH THỪA SAI ĐỨC MẸ: FRANCISCAN MISSIONS OF MARY – FMM)

Sơ Nguyễn Thị Thanh Tú là một nữ tu Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ (FMM). Sơ tốt nghiệp tiến sĩ ngành Tâm lý trị liệu năm 2014, sau đó cô phụ trách dạy môn Sang chấn tâm lý và Trị liệu nghệ thuật cho chương trình thạc sĩ tại Đại học Saint Paul, Ottawa, Canada (2015-2017). Hiện nay, sơ là giảng viên các chương trình cao học thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng tại Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM. Sơ Tú chuyên nghiên cứu về Sang chấn tâm lý và về sức bật tinh thần dưới góc nhìn của Trị liệu nghệ thuật và Liệu pháp tường thuật, bên cạnh đó Sơ cũng quan tâm tới các nghiên cứu về can thiệp tâm lý tích hợp các can thiệp tôn giáo và tâm linh cho các nạn nhân bị lạm dụng tình dục. Sơ đã có những công bố với vai trò tác giả chính và cũng là tác giả các chương sách tâm lý học thuộc các tập san Tâm lý học và Tâm lý học tôn giáo uy tín trên thế giới, một số có thể kể đến như “Grieving the loss linked to childhood sexual abuse survivor: A narrative therapy in search of forgiveness” (Nguyen et al., 2013). “Faith in God and posttraumatic growth: A qualitative study among Vietnamese Catholic immigrants” (Nguyen et al., 2014). “Women survivors of sex trafficking: A trauma and recovery model integrating spirituality” (Nguyen et al., 2014). “God images and resilience: A study of Vietnamese immigrants” (Nguyen et al., 2015). “Images of God and the imaginary in the face of loss: a quantitative research on Vietnamese immigrants living in Canada” (Nguyen et al., 2018). Đồng tác giả Chương “L’éthique professionnelle en counselling et en psychothérapie: une éthique de l’ordre de la rencontre” trong tác phẩm “From Psychology to Spirituality / De la psychologie a la spiritualite” (Malette et al., 2019) và tác giả đầu Chương “Art Therapy and Resilience in Child Sexual Abuse: A Case Study Report concerning Ethical Issues in Vietnam” trong tác phẩm “Positive Psychology and Spirituality in Counselling and Psychotherapy” (Nguyen et al., 2022). Đầu năm 2023, Giáo Trình thực Hành Tâm Lý Lâm sàng do Sơ Tú chủ biên vừa được xuất bản (Tú, 2023).


Tạ ơn Chúa về những điều vĩ đại. Nguyện xin Chúa đồng hành và soi sáng cho Giáo hội và quê hương Việt nam chúng con. Amen!
_______________
THAM KHẢO TỪ CÁC NGUỒN TIN TRÊN INTERNET:

  1. To, T. A. (1972). Eastern and Western Cultural Values, Conflict Or Harmony?. United States International University.
  2. Joachim, P. (2015). Q & A with Sr. Thecla Tran Thi Giong. Global Sisters Report. https://www.globalsistersreport.org/blog/q/trends/q-sr-thecla-tran-thi-giong-27356
  3. Giong, M. T. T. (1991). Accompanied and unaccompanied adolescent Vietnamese refugees in Palawan: their problems, self concept and security level. De La Salle University.
  4. Giong, M. T. T. (1993). The effects of spiritual-psychological synthesis on anxiety, depression, and mental health of Vietnamese refugees. De La Salle University.
  5. Sirikantraporn, S., & Nguyen, H. A. (2020). CHAPTER THIRTY TEACHING PSYCHOLOGY IN VIETNAM. Teaching Psychology around the World, 5.
  6. Thuy, T. T. M. (2013). Filial Piety, Parental Control and Parental Warmth as Predictors of Parent-Adolescent Conflict among Vietnamese Families. Philippine Journal of Counseling Psychology, 15(1), 1-1.
  7. Danner-Weinberger, A., Puchner, K., Keckeis, M., Brielmann, J., Tri, M. T. T., The Huy Le Hoang, Nguyen, L. H., Köppelmann, N., Rottler, E., Gündel, H., & von Wietersheim, J. (2019). Expression of basic emotions in pictures by German and Vietnamese art therapy students – A comparative, explorative study. Frontiers in Psychology, 10. https://doi.org/10.3389/fpsyg.2019.00975
  8. Roskam, I., Aguiar, J., Akgun, E., Arikan, G., Artavia, M., Avalosse, H., Aunola, K., Bader, M., Bahati, C., Barham, E. J., Besson, E., Beyers, W., Boujut, E., Brianda, M. E., Brytek-Matera, A., Carbonneau, N., César, F., Chen, B.-B., Dorard, G., … Mikolajczak, M. (2021). Parental burnout around the globe: A 42-country study. Affective Science, 2(1), 58–79. https://doi.org/10.1007/s42761-020-00028-4
  9. Roskam, I., Gallée, L., Aguiar, J., Akgun, E., Arena, A., Arikan, G., Aunola, K., Bader, M., Barham, E. J., Besson, E., Beyers, W., Boujut, E., Brianda, M. E., Brytek-Matera, A., Carbonneau, N., César, F., Chen, B.-B., Dorard, G., dos Santos Elias, L. C., … Mikolajczak, M. (2022). Gender equality and maternal burnout: A 40-country study. Journal of Cross-Cultural Psychology, 53(2), 157–178. https://doi.org/10.1177/00220221211072813
  10. Lin, G.-X., Mikolajczak, M., Keller, H., Akgun, E., Arikan, G., Aunola, K., Barham, E., Besson, E., Blanchard, M. A., Boujut, E., Brianda, M. E., Brytek-Matera, A., César, F., Chen, B.-B., Dorard, G., dos Santos Elias, L. C., Dunsmuir, S., Egorova, N., Escobar, M. J., … Roskam, I. (2023). Parenting culture(s): Ideal-parent beliefs across 37 countries. Journal of Cross-Cultural Psychology, 54(1), 4–24. https://doi.org/10.1177/00220221221123043
  11. Roskam, I., Aguiar, J., Akgun, E., Arena, A. F., Arikan, G., Aunola, K., Besson, E., Beyers, W., Boujut, E., Brianda, M. E., Brytek-Matera, A., Budak, A. M., Carbonneau, N., César, F., Chen, B.-B., Dorard, G., dos Santos Elias, L. C., Dunsmuir, S., Egorova, N., … Mikolajczak, M. (2023). Three reasons why parental burnout is more prevalent in individualistic countries: a mediation study in 36 countries. Social Psychiatry and Psychiatric Epidemiology. https://doi.org/10.1007/s00127-023-02487-z
  12. Steinebach, C., Langer, Á. I., & Thuy, T. T. M. (2019). Enhancing resilience in youth: Sustainable systemic effects in different environments. Enhancing Resilience in Youth: Mindfulness-Based Interventions in Positive Environments. 3–17.
  13. HOANG to Nga. (2020, August 6). Harvard-Yenching Institute. https://www.harvard-yenching.org/person/hoang-to-nga/
  14. Hoang Minh To Nga. (2022, August 18). Fulbright University Vietnam. https://fulbright.edu.vn/our-team/hoang-minh-to-nga/
  15. Hoang, T. N. M. (2014). Borderline features in Vietnamese adolescence: The roles of childhood trauma, parental bonding, and family functioning. University of Minnesota.
  16. Nguyen, T.-T., & Bellehumeur, C. (2013). Grieving the loss linked to childhood sexual abuse survivor: A narrative therapy in search of forgiveness. Counselling and Spirituality / Counseling et spiritualité, 32(1), 37–58. https://psycnet.apa.org/record/2014-02857-003
  17. Nguyen, T. T., Bellehumeur, C. R., & Malette, J. U. D. I. T. H. (2014). Faith in God and posttraumatic growth: A qualitative study among Vietnamese Catholic immigrants. Counseling et Spiritualite, 33(2), 137-155.
  18. Nguyen, T. T., Bellehumeur, C. R., & Malette, J. (2014). Women survivors of sex trafficking: A trauma and recovery model integrating spirituality. Counselling and Spirituality / Counseling et spiritualité, 33(1), 111–133.
  19. Nguyen, T. T., Bellehumeur, C., & Malette, J. (2015). God images and resilience: A study of Vietnamese immigrants. Journal of Psychology and Theology, 43(4), 271–282. https://doi.org/10.1177/009164711504300405
  20. Nguyen, T. T. T., Bellehumeur, C., & Malette, J. (2018). Images of God and the imaginary in the face of loss: a quantitative research on Vietnamese immigrants living in Canada. Mental Health, Religion & Culture, 21(5), 484–499. https://doi.org/10.1080/13674676.2018.1499715
  21. Malette, J., Bellehumeur, C. R., & Nguyen, T. T. (2019). L’éthique professionnelle en counselling et en psychothérapie: une éthique de l’ordre de la rencontre. In J. Malette, M. Rovers, & L. Sundaram (Eds.), From Psychology to Spirituality / De la psychologie a la spiritualite (Vol. 7, pp. 127–150). Peeters Publishers. https://doi.org/10.2307/j.ctv1q26wnf.9
  22. Nguyen, T. T., Malette, J., & Trinh, T. V. (2022). Art Therapy and Resilience in Child Sexual Abuse: A Case Study Report concerning Ethical Issues in Vietnam. In J. Malette, C. R. Bellehumeur, C. Kam, & B. Maisha (Eds.), Positive Psychology and Spirituality in Counselling and Psychotherapy (pp. 161–176). Peeters Publishers. https://doi.org/10.2307/jj.1357310.10
  23. Tú, N. T. T. (2023). Giáo Trình Thực Hành Tâm Lý Lâm Sàng. NXB Thế Giới

‘Sang, chảnh’ hoa kiểng mạ vàng trưng Tết giá triệu đô

Ba’o Nguoi-Viet

January 10, 2024

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Một cửa hàng ở quận Bình Thạnh, Sài Gòn, trưng bán nhiều loại hoa kiểng mạ vàng 24k để chơi Tết Nguyên Đán, với giá bán cả triệu đô.

Theo ghi nhận của báo VNExpress hôm 9 Tháng Giêng, một cửa hàng trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, đang trưng bày nhiều loại cây kiểng như mai, đào, bồ đề… được làm bằng hợp kim đồng mạ vàng 24k để bán cho giới “đại gia” ở Việt Nam chơi Tết.

Cây bồ đề mạ vàng 24k, cao 3.6 mét, nặng hơn 1 tấn. (Hình: Quỳnh Trần/VNExpress)

Các chi tiết mạ vàng đều phủ lớp nano để bảo vệ vàng được lâu và chống bám bụi.

Nổi bật tại cửa hàng là cây bồ đề nặng gần 1.2 tấn, cao 3.6 mét (chưa tính đế), có tán cây rộng 3.9 mét gồm 26 cành chính, 447 cành phụ, 4,600 lá, uốn lượn xung quanh thân cây được ghép từ các khối hợp kim đồng. Bên cạnh gốc cây còn có tượng Phật cao hơn 1 mét làm cùng chất liệu và mạ vàng sáng bóng. Giá được chủ rao bán lên đến 26 tỷ đồng (hơn $1 triệu).

Ông Đỗ Xuân Ngọc, chủ doanh nghiệp sản xuất, cho biết cây bồ đề mạ vàng nêu trên được sản xuất tại xưởng ở Bình Dương trong nửa năm, là “điểm nhấn” cho Tết Nguyên Đán Giáp Thìn, bởi vì bồ đề là loài cây tượng trưng cho Phật Giáo, nhằm mang đến sự bình yên, thanh tịnh.

Cạnh cây bồ đề là hai cây mai bằng đồng mạ vàng 24k có dáng Rồng và dáng Trực (góc trái). Mỗi cây mai cao 3 mét, phần tán rộng khoảng 2.7 mét, có 4,000 bông và nụ, nặng trung bình 600 kg tính cả phần đế, có giá khoảng 3 tỷ đồng ($123,045) mỗi cây.

Hai cây mai bằng đồng mạ vàng dáng Rồng và dáng Trực (góc trái) có giá bán khoảng $246,090. (Hình: Quỳnh Trần/VNExpress)

Tết có mai thì không thể thiếu đào. Tại cửa hàng cũng có một cây hoa đào được thiết kế theo dáng truyền thống miền Bắc và theo phong thủy về số thứ tự cành, chi, nhánh. Cây đào cao 2.6 mét, rộng 1.6 mét. Trên cây có khoảng 1,600 hoa và nụ đào, hơn 500 lá, nặng 164 kg được định giá 1.3 tỷ đồng ($53,319).

Ngoài cây đào nêu trên, tại cửa hàng còn có các cây đào nhỏ có dáng “bạt phong” nặng chỉ hơn 2 kg, có giá bán khoảng 15 triệu đồng ($614)/cây, được nhiều khách hàng đặt mua.

Ông Ngọc cho biết thêm Tết năm nay, các cây đào, mai lớn sẽ được cửa hàng mang ra trưng bày tại đường hoa Nguyễn Huệ, quận 1, Sài Gòn, và Hội Chợ Hoa Xuân tại Hà Nội cho người dân và du khách chiêm ngưỡng. (Tr.N)


 

“Chuyện xá lợi tóc Phật tự chuyển động chưa bao giờ xảy ra ở Myanmar!”

Theo Đài RFA

Chuyện xá lợi tóc Phật tự chuyển động chưa bao giờ xảy ra ở Myanmar vì nếu có chuyện này xảy ra thì sẽ trở nên nổi tiếng và được truyền thông nước này đưa tin, các nhà báo thuộc Ban tiếng Burmese (Myanmar) của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tìm hiểu và khẳng định.

“Xá lợi tóc Phật” tự chuyển động ở chùa Ba Vàng trở thành tin nóng trong những ngày cuối cùng của năm 2023. Trong năm ngày từ ngày 23/12 đến ngày 27/12, ngôi chùa bề thế ở tỉnh Quảng Ninh đã cho trưng bày vật thể được cho là xá lợi tóc Phật mà chùa này mượn được từ Myanmar, nhân dịp lễ kỷ niệm 765 năm ngày sinh của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Phóng viên Ban Tiếng Việt của Đài Á Châu Tự Do (RFA) đã nhờ các đồng nghiệp kiểm chứng các thông tin mà chùa Ba Vàng cung cấp trên các phương tiện truyền thông xã hội, và nhận được email trả lời khẳng định:

Không có hiện tượng (xá lợi tóc Phật tự chuyển động- PV) như vậy ở Myanmar. Nếu đúng như vậy, nó có thể đã lan truyền rộng rãi giữa các tín đồ Phật giáo trung thành của Myanmar.

Một tu sĩ Phật giáo, thành viên của Hội đồng Tăng già Phật giáo tối cao của Myanmar, người đã nói chuyện với RFA với điều kiện giấu tên vì lý do an ninh khi bình luận về các vấn đề tôn giáo nhạy cảm, nói rằng: “Bất kỳ xá lợi nào xuất hiện đều là do quá tin tưởng vào một điều gì đó vô lý. Mọi người nên sử dụng lý luận của riêng mình để nhận định việc đó có thực hay không.”

"Chuyện xá lợi tóc Phật tự chuyển động chưa bao giờ xảy ra ở Myanmar!"

Đại đức Thích Trúc Thái Minh vừa bị Giáo hội kỷ luật vì tổ chức trưng bày “xá-lợi tóc Đức Phật”

Truyền thuyết Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau khi thành đạo trao tám sợi tóc của mình cho hai thương gia người Myanmar được hầu hết các Phật tử sùng đạo ở Myanmar tin tưởng và lưu truyền bằng hình thức truyền miệng. Tuy nhiên, các nhà sử học hàng đầu của Myanmar cho biết không có bằng chứng lịch sử và khảo cổ nào chứng minh cho truyền thuyết này.

Phóng viên RFA Ban tiếng Burmese đã tìm cách liên lạc với Bộ Tôn giáo của chính quyền quân sự Myanmar để hỏi về vấn đề này nhưng người phát ngôn từ chối bình luận.

Về tu viện/chùa Parami và Bảo tàng quốc tế xá lợi Phật Parami mà đại đức Thích Thái Minh và chùa Ba Vàng khẳng định đã mượn xá lợi tóc Phật từ đây về để trưng bày cuối tháng trước, đồng nghiệp Myanmar cho biết Tu viện Parami cùng với Bảo tàng Xá lợi Phật nằm ở South Okkalapa, Yangon, và người dân nơi đây gọi là Tu viện Bảo tàng xá lợi.

Nơi đây có nhiều du khách phần lớn là du khách nước ngoài từ Trung Quốc, Thái Lan, và Sri Lanka. Vị sư trụ trì trước đây đã qua đời trong dịch COVID-19, ông được nhiều du khách quốc tế biết đến hơn. Dưới thời của người kế nhiệm, cơ sở này đón ít khách đến viếng thăm hơn.

Phóng viên không thể kết nối được với phát ngôn nhân hoặc người có trách nhiệm của cơ sở tôn giáo này.

Mặc dù câu chuyện “xá lợi tóc Phật tự chuyển động” rầm rộ ở chùa Ba Vàng và trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở Việt Nam, tuy nhiên phía truyền thông Myanmar không hề đưa tin tức gì về chuyện quốc gia này cho phía Việt Nam mượn “quốc bảo” về trưng bày.

Sau khi vướng nhiều chỉ trích trên mạng xã hội, cơ sở tôn giáo này cho biết đã đưa “xá lợi tóc Phật” trở về cố quốc vào ngày 27/12, tuy nhiên, khi rước rầm rộ bao nhiêu thì khi hồi hương lại lẳng lặng bấy nhiêu.

Báo Giác Ngộ online của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đưa tin vào chiều ngày 04/1 vừa qua, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự khu vực phía Bắc đã có phiên họp tại trụ sở thảo luận một số nội dung, trong đó có việc xem xét kỷ luật đối với Đại đức Thích Trúc Thái Minh về vụ trưng bày “xá lợi tóc Đức Phật.”

Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN cho biết Đại đức Thích Trúc Thái Minh đã nhận lỗi trước Giáo hội, tăng ni và Phật tử về vụ việc đáng tiếc để dư luận chỉ trích, ảnh hưởng đến uy tín của Giáo hội, khiến dư luận hoang mang.

Đại đức trụ trì chùa Ba Vàng cũng đã sám hối trước chư tôn đức Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN.

Giáo hội chấp nhận lời sám hối của Đại đức Thích Trúc Thái Minh, đồng thời yêu cầu vị này và chùa Ba Vàng không được tổ chức các sự kiện giao lưu quốc tế tại chùa trong một năm.

Bài học từ vụ giải thoát 379 người khi cháy máy bay tại sân bay Haneda

Báo Tiếng Dân

Kim Văn Chính

3-1-2023

  1. Vụ máy bay Nhật hạ cánh va vào nhau gây cháy cả hai máy bay hôm qua là vụ tai nạn rất hi hữu ở Nhật Bản. Hồ sơ vụ tai nạn sau này sẽ được công bố. Tuy nhiên, việc toàn bộ 379 hành khách và phi hành đoàn sơ tán ra ngoài chiếc máy bay cháy như đuốc cho ta thấy người Nhật đã làm được điều phi thường trong tai nạn.

“90 giây để giải thoát”

Chuyến bay 516 của Japan Airlines bốc cháy khi hạ cánh xuống sân bay Haneda của Tokyo vào tối thứ Ba sau khi va chạm với một máy bay của Lực lượng Tuần duyên Nhật Bản đang trên đường băng để bay tới hỗ trợ thảm họa động đất.

Ảnh: Máy bay của hãng Japan Airlines bốc cháy dữ dội sau vụ va chạm với máy bay của Lực lượng Tuần duyên Nhật. Nguồn: Reuters

Cảnh quay ấn tượng từ bên trong máy bay cho thấy, khói tràn ngập khoang hành khách, kể cả khi hành khách sơ tán, và video trên mạng tin tức cho thấy hành khách lao xuống hai cầu trượt bơm hơi và chạy khỏi máy bay khi ngọn lửa nhấn chìm phần động cơ.

Ngay sau đó, chiếc máy bay đã bị lửa thiêu rụi, bất chấp nỗ lực của lực lượng cứu hỏa để dập tắt ngọn lửa.

Chuyên gia Braithwaite cho biết, theo các quy tắc an toàn, các nhà thiết kế máy bay phải thỏa mãn điều: Là một chiếc máy bay có thể được sơ tán chỉ trong 90 giây và chỉ có 50% lối thoát hiểm nếu xảy ra tai nạn. Điều này đúng 100% đối với tai nạn hôm qua.

Tuy nhiên, ông nói, điều này dễ bị phá hỏng do sự hoảng loạn bao trùm máy bay sau một sự cố như hôm qua. Những hành khách dễ bị tổn thương, như trẻ em và người già, cần thêm thời gian để ra được đến nơi an toàn.

Ông nhận xét về quy tắc 90 giây: “Hãy nhớ rằng những bài kiểm tra như vậy không diễn ra trong môi trường căng thẳng cao độ (như vụ tai nạn hôm nay)”.

Ông cho biết, trong hoàn cảnh đó, thành tích sơ tán hành khách của phi hành đoàn trên máy bay Nhật thật là rất ấn tượng, không có trường hợp tử vong nào được ghi nhận và chỉ có 17 hành khách bị thương nhẹ.

Chuyên gia an ninh hàng không Jeffrey Price gọi việc mọi người trên chuyến bay của Japan Airlines đều được sơ tán an toàn là một “phép màu”.

Price, giáo sư hàng không tại Đại học bang Colorado, cho biết: “Nó không chỉ nói lên hành động phi thường của phi hành đoàn, mà còn của chính hành khách khi có thể nhiều người ra khỏi máy bay một cách nhanh chóng trước khi nó hoàn toàn chìm trong biển lửa”.

Ông nói: “Điều kỳ diệu hơn nữa là các hành khách vẫn giữ bình tĩnh và không hoảng sợ, nếu hoảng loạn, tất yếu dẫn đến thêm hỗn loạn và nhiều thiệt hại về nhân mạng”.

Price cho biết, mặc dù có các đơn vị cứu hộ và chữa cháy máy bay tại các sân bay nhưng có thể mất tới ba phút hoặc hơn, trước khi lực lượng ứng cứu khẩn cấp có mặt tại hiện trường.

Ông nói: “Mất khoảng 90 giây để ngọn lửa cháy xuyên qua thân máy bay. Dựa trên những con số đó, hành khách và phi hành đoàn gần như phải tự mình xử lý trong khoảng từ một đến hơn hai phút đầu tiên trong trường hợp khẩn cấp trước khi có sự trợ giúp”.

Price nói thêm: “Đây là một ví dụ về việc sơ tán tai nạn đã diễn ra tốt đẹp”.

Braithwaite cho biết Japan Airlines từ lâu đã có cách tiếp cận “tuyệt vời” về an toàn của hành khách. Ông giải thích: “Sự cống hiến của họ trong việc cải thiện sự an toàn đã ăn sâu vào tổ chức và họ có văn hóa rất mạnh mẽ trong việc tuân thủ các quy trình vận hành tiêu chuẩn”.

  1. Trải nghiệm cá nhân:

– Tôi cũng đã nhiều lần đi máy bay Nhật và hạ, cất cánh ở chính sân bay Haneda.

An toàn của hãng hàng không Nhật và văn hóa người Nhật rất khác. Ví dụ, đôi lần tôi được xếp ngồi ở ghế cạnh cửa thoát hiểm (những lần đó thường là tôi đi du lịch một mình). Chỗ ngồi đó rất rộng rãi vì phía trước ghế có cả 2 khoảng không rất rộng để duỗi chân…

Lần nào cũng vậy, tiếp viên đều đến hỏi tôi đã biết cách mở cửa thoát hiểm khi có sự cố chưa? Và họ hướng dẫn một lần nữa về cách mở cửa thoát hiểm.

Chưa hết, ngồi vị trí đó, mọi vật dụng cá nhân của mình không được để bất cứ thứ gì ở dưới chân, dù đó là túi xách nhỏ, giày hay máy ảnh… Tất cả các đồ cá nhân của mình được ưu tiên để trên khoang đồ phía trên…

Những chi tiết như vậy tôi chỉ thấy ở hãng Nhật…

– Văn hóa xếp hàng, nhường nhịn nhau và trật tự thì người Nhật nhất thế giới rồi. Xem video quay từ trong khoang hành khách hôm qua, tôi thấy hành khách Nhật họ rất trật tự, ngồi thấp sát sàn, không hoảng loạn kêu gào, không chen lấn thoát thân (kiểu phi thân qua cửa sổ như người Việt), rất trật tự trong khi chịu tai nạn và thoát ra khỏi máy bay.

  1. Kết luận:

– Văn hóa của người Nhật đã giúp họ làm nên điều kỳ diệu hôm qua: Toàn bộ 379 hành khách và phi hành đoàn đã được giải thoát an toàn…

– Người Việt cần học người Nhật…