TÔI MUỐN NÊN THÁNH

Làm sao để nên thánh trong đời thường hằng ngày ?

Mời bạn đón đọc chuyện kể của Cha Mễn  sau đây :

Có một chị nội trợ, có chồng, có con, trong một gia đình rất bình thường, đã viết một lá thư tâm sự với một linh mục, được đăng công khai trên tờ báo Công Giáo Và Dân Tộc cách đây vài năm. Nội dung của lá thư đại khái như sau:

Kính thưa cha, qua những gì cha đã giảng dạy trong dịp tĩnh tâm vừa qua và qua những gì con đã đọc được trong kinh thánh, con thấy một ngày sống của Chúa Giêsu quả là tất bật. Ngài rất vĩ đại. Ngài quả là một Đấng Thiên Sai. Ngài quả là một Đấng tiên tri. Ngài quả là một vị Vua Cao Cả. Ngài quả là một vị tư tế thánh thiện tuyệt hảo. Ngài chữa bệnh. Ngài rao giảng trên núi. Ngài làm phép lạ. Ngài gọi anh mù ra riêng một bên, rồi làm cho anh ta được sáng mắt. Ngài biến đổi tâm hồn của một cô gái bị 7 quỷ dữ ám. Ngài làm cho kẻ chết sống lại. Và Ngài đã làm biết bao nhiêu chuyện phi thường, giúp cho không biết bao nhiêu người. Quả thật, quả thật, con yêu mến Chúa vô cùng, con cảm phục Chúa vô chừng.

Nhưng, khi càng cảm phục Chúa bao nhiêu thì con lại càng cảm thấy buồn bã bấy nhiêu.

Con buồn, vì một ngày sống của con sao mà không giống Chúa tí nào cả.

Thưa cha, từ sáng sớm, vừa mở mắt ra, là con phải lo cà phê cho chồng, lo sữa cho con nhỏ, lo chiên cơm cho những đứa con lớn cho chúng ăn, để chúng kịp giờ đi học. Bản thân con cũng chưa kịp rửa mặt nữa.

Khi mà tất cả, chồng đi làm, con đi học, thì lạy Chúa và thưa cha, con lại phải lo đi thu gom những tàn dư của những áo quần mặc hôm trước. Con có hàng thau đồ. Rồi lạy Chúa, ngày nào cũng thau đồ. Thứ hai thau đồ. Thứ ba thao đồ. Thứ tư đồ đầy thau. Thứ năm thau đầy đồ. Và con phải giặt, phải xả, phải phơi, phải ủi, phải xếp, phải đưa vào tủ cho ngăn nắp, cho gọn gàng, của ai ra người đó. Ngày nào cũng chỉ có bấy nhiêu thôi, con đâu có làm được những chuyện gì gọi là vĩ đại, con đâu có làm được gì gọi là cao cả như Chúa đâu. Cho nên con cảm thấy buồn và con rất buồn. Buồn, vì con cảm thấy xa sự thánh thiện quá.

Rồi lạy Chúa, khi phơi đồ xong, con vừa chỉ kịp rửa mặt, thì cái giỏ treo ở góc bếp kêu lên, chị ơi em nè chị. Thế là con xách giỏ ra chợ.Đi chợ vừa về thì ông táo ở bếp lên tiếng: Chị ơi em đây, em sẵn sàng rồi, chị có dùng đến không ?

Rồi việc lo cho ông táo xong, thì cũng lại là lúc chồng về, con về. Thế là con lo dọn bữa ăn trưa cho mọi người.

Ăn xong, họ đi ngủ trưa, còn con thì lại phải lo lấy đồ phơi vô nhà. Lại ủi, lại xếp, lại đơm nút, lại vá những chỗ hình chữ L, rồi lại xếp vô tủ.

Rồi lạy Chúa, buổi chiều về những đứa con đại học chữ to kêu ơi ới: Mẹ ơi cho con tắm. Thế là con lại phải xăng tay áo lên, lại phải xăng quần lên để tắm cho chúng nó.

Rồi cha ơi, Chúa ơi, tối đến, lại cơm tối.

Cơm tối xong, con mệt quá, con đi ngủ. Có khi, con chỉ kịp đọc qua quýt một vài kinh cho an tâm là đã xong bổn phận đọc kinh tối.

Mà rồi nào có được ngủ yên đâu. Mới 11 giờ đêm, thì đồng hồ nước đã gọi. Thế là phải xách xô, lại phải xách ống nước ra để chuyền nước, kẻo ngày mai không có nước xài. Bởi lâu nay, nước hay bị cúp thất thường.

Đang chuyền nước thì thằng con trai nhỏ ở trong mùng kêu ơi ới: Mẹ ơi cho con đái.

Cho nên cha ơi, Chúa ơi, con thấy một ngày của con sao mà xa vời với Chúa Giêsu quá.

Chúa Giêsu thánh thiện và vĩ đại bao nhiêu, thì con lại thấy một ngày sống của con sao nó tầm thường và chán chường bấy nhiêu. Con buồn quá.

***

Thế nhưng, vị linh mục đó đã trả lời cho lá thư của chị như sau:

Chị ơi, trong một bài giảng phong thánh cho 1 vị thánh hiển tu, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã nói với các vị Hồng y, với các quan khách, và với cộng đoàn dân Chúa đang dự lễ hôm đó như sau:

“Kính thưa chư vị quý mến. Cho đến hôm nay, tôi vẫn chưa tìm thấy được một việc gì nổi bật nơi vị thánh của chúng ta, để chia sẻ với quý chư vị. Bởi vị thánh này chỉ làm toàn những việc tầm thường thôi.

Ngài không có làm gì gọi là cao cả: Ngài không có bằng cấp cử nhân, tiến sĩ.  Ngài không phải là thành viên của hàn lâm viện. Ngài không hề có đi rao giảng ở các nước truyền giáo. Suốt đời của Ngài không hề làm một  phép lạ nào.

Thế nhưng, thưa qúy chư vị.Không phải tổng số những việc làm, sẽ đánh giá sự thánh thiện của một người.

– Không phải giá trị cao thấp, lớn nhỏ của việc làm, để đánh giá sự thánh thiện của một người.

Nhưng là chính cường độ tình yêu được đặt trong mỗi việc làm, sẽ đánh giá sự thánh thiện của một người.

Vậy thì chị ơi, xin chị đừng có sợ cái thau đồ. Mà chị hãy sợ:

– Trong mỗi thau đồ, chị có đặt cường độ tình yêu ở trong đó hay không ?

– Chị có đặt sức mạnh của tình yêu và lòng kiên nhẫn ở trong đó hay không?

Càng yêu Chúa, càng yêu chồng, càng yêu con nhiều, thì thau đồ đó sẽ đánh dấu sự thánh thiện của chị.

Như vậy, cái mà chị cho là tầm thường thì coi chừng, đó chính là chìa khóa mở cửa Thiên Đàng cho chị, nếu chị biết sử dụng chìa khóa đó.

Xin chị đừng quá mơ ước những chuyện cao siêu, những chuyện phi thường.

– Chị muốn được tử đạo ư ? Còn bổn phận lo cho chồng, lo cho con, ai sẽ gánh vác ?

– Trốn tránh trách nhiệm của mình có phải là công đức, có phải là thánh thiện trước mặt Chúa không ?

Mà mơ ước tử đạo kiểu của chị, thì nói thiệt thời này, sẽ không còn nữa đâu, chị đừng mơ. Chính khi chị cố gắng chu toàn những bổn phận hằng ngày, chính khi chị làm những việc tầm thường, những việc nho nhỏ như chị đã làm, đang làm và sẽ tiếp tục làm ở trong gia đình, mà biết đặt cường độ tình yêu trong đó, yêu Chúa, yêu chồng, yêu con, thì có thể coi đó là tử đạo rồi đó. Và sự thánh thiện sẽ được Chúa đánh giá cũng từ đó.

Lạy Chúa, xin cho con biết đặt cường độ tình yêu vào trong từng việc làm hằng ngày của con, để con xứng đáng là con Chúa và đáng được Chúa yêu thương hơn nữa. Amen.

From: Ngọc Nga & KimBang Nguyen


 

ĂN NĂN

ĂN NĂN

Vợ chồng tôi sắp li hôn.

Sau 2 năm yêu nhau và 16 năm chung sống. Chúng tôi đến với nhau từ thời tôi còn hai bàn tay trắng. Hai vợ chồng trầy trật tạo dựng sự nghiệp, cuối cùng rồi cũng có ngày phát triển như hôm nay. Nhưng khi kinh tế đã đủ đầy thì tình yêu cũng thay đổi..Thực ra là do tôi đã nguôi dần cảm xúc với vợ. Tôi ngoại tình và tự thấy cuộc sống hôn nhân quá tẻ nhạt. Sống chung thực ra chỉ làm vợ tôi thêm đau khổ, vậy nên tôi nghĩ li hôn là giải pháp. Vợ tôi ngày xưa rất cá tính, cô ấy tất nhiên không chịu, nhưng sự im lặng kéo dài cũng khiến cô ấy ngột ngạt. Phụ nữ thực ra không giỏi chịu đựng như người ta tưởng, nhất là về phương diện tình cảm, nếu không níu được họ vẫn biết sẵn sàng buông….

Hôm qua nhà bên vợ có đám giỗ, vợ bảo nhà năm này không làm cỗ, chỉ bày chút hoa quả cúng tổ tiên thôi. Anh về cũng được, nếu bận thì thôi. Vợ nói thì nói vậy, tôi tự thấy vẫn nên về.

Bộ Sưu Tập Hình Ảnh Nhà Quê Miền Tây Cực Chất: Hơn 999+ Hình Ảnh 4K

Bố mẹ vợ đón tôi vẫn bằng nụ cười như mọi khi nhưng có vẻ hơi khách khí. Có lẽ vì biết chúng tôi sắp chia tay nên họ đón tôi như khách, không cho tôi động tay động chân việc gì. Mẹ vợ nhìn tôi lạnh nhạt, còn bố vợ đối với tôi vẫn thân tình niềm nở. Bố vợ tôi là người ít nói. Từ ngày làm rể ông, chưa bao giờ tôi thấy ông can thiệp vào chuyện gia đình con cái.

Nhưng lần này có vẻ như ông muốn nói. Ông bảo: Từ trước giờ bố vẫn đối với tôi như hai người đàn ông với nhau. Nhưng hôm nay bố muốn nói chuyện với tôi là tư cách bố vợ.

Giọng ông chậm rãi, đều đều, nhỏ đủ để tôi nghe.

Ngày xưa hồi cái Bống nó yêu con, bố mẹ không đồng ý. Bố mẹ chỉ có mình nó là con, bao yêu thương chăm sóc dồn cho nó cả. Tính nó từ bé đã ương bướng vì được bố mẹ nuông chiêu, cưng như hoa như trứng. Bố vẫn nghĩ nó lớn lên trong đủ đầy sẽ không thể nào chịu được khốn khó. Ngày nó nói yêu con và muốn lấy con, bố đã cản ngăn, không phải vì chê con mà vì sợ con gái bố nông nổi. Nó quen ăn sung mặc sướng, con thì thiếu thốn khổ nghèo. Nó vốn quen đón đưa, con thì một mái nhà để ở cũng không có. Nó yêu con, tưởng tình yêu là vĩ đại lắm, tưởng phong ba gì cũng vượt được, nhưng khi đối mặt với thực tại cơm tiền có chịu nổi không? Bố chỉ sợ nó lấy con rồi, được dăm bữa nửa tháng sẽ chạy về nhà than rằng con không quen chịu khổ, như vậy sẽ rất thiệt thòi cho con. Dù vậy nó vẫn kiên quyết lấy, nó khóc lóc suốt ngày, nó quỳ lạy van xin. Làm cha mẹ, không thể thấy con mình yêu sống yêu chết mà nỡ can ngăn. Thôi thì nó lớn rồi, tự làm tự chịu. Các con về với nhau, nhà phải đi thuê. Ba lần bảy lượt bố nói các con về sống chung, nó bảo không về. Nó không muốn con cảm thấy xấu hổ vì cậy nhờ nhà vợ, ăn không dám ăn, nói không dám nói. Rồi trong lúc khốn khó, con tập tành kinh doanh. Nó cũng nghỉ việc nhà nước hỗ trợ con. Nó mang bầu trong thời gian làm ăn nhiều thất bại. Đôi bận nó về nhà, người lả đi vì suy nhược, nhưng nó giấu con, không muốn con nghĩ ngợi mông lung. Cuối cùng thì có công trồng cây cũng đến ngày hái quả. Các con dần có của ăn của để. Đứa trước lớn lên, đứa sau ra đời. Bố mẹ nhìn vào, cảm thấy hạnh phúc vì con mình đã trưởng thành, cứng cáp. Lâu rồi nó về nhà, mấy lần trốn trong nhà tắm khóc. Mẹ con biết mới cố tra hỏi, nó bảo chồng con ngoại tình. Nó bảo nó không khóc trước mặt chồng, không muốn tỏ ra yếu đuối. Bố cũng không ngờ đứa con gái cá tính và bướng bỉnh ngày xưa nay lại trở nên yếu mềm như vậy. Từ bé tới lớn, người có thể làm nó khóc cũng chỉ có con. Người ta nói:

– Khó khăn thử thách lòng chung thủy của đàn bà.
– Giàu có thử thách lòng chung thủy của đàn ông.

Khó khăn không làm lung lạc ý chí và tình yêu của vợ con, nhưng tiền bạc đã làm con thay đổi. Bố không biết rốt cuộc là con gái bố đã làm sai điều gì với con, nó không biết ăn ở hay đối nhân xử thế tệ bạc? Nó ăn chơi trác táng hay bỏ bê chồng con? Là nó không tốt ở chỗ nào, hay chỉ vì đơn giản là con khát thèm sự mới mẻ? Con nhìn xem, người phụ nữ đầu ấp tay gối với con 16 năm qua. 16 năm tuổi thanh xuân đẹp nhất cuộc đời nó dành để cùng con mưu sinh bươn chải. 16 năm nó bận bịu cho chồng cho con đến quên cả đòi hỏi.

Giờ đến khi kinh tế đủ đầy rồi thì lại đối diện với cảnh chia ly.

Người phụ nữ đã vì con mà từ bỏ đầy đủ ấm êm. Vì con mà cam tâm chịu khổ. Vì con mà mạnh mẽ, cũng vì con mà yếu đuối.

Cuối cùng con lại làm khổ nó chỉ vì một người phụ nữ chưa một ngày vì con mà hao tâm tổn sức. Người phụ nữ con đang yêu hiện tại, bố nghĩ nó chẳng có gì hơn vợ con, ngoại trừ tuổi trẻ. Tuổi trẻ vợ con cũng đã từng có, nhưng nó đã dành hết cho con rồi. Tiền bạc mà người phụ nữ kia đang được hưởng từ con, cũng có một phần mồ hôi và nước mắt của vợ con trong đó.

Là đàn ông bố biết, bản năng chinh phục ẩn giấu trong mỗi người. Nhiều khi chúng ta nhìn con mồi nằm gọn trong hang của mình rồi thì thèm khát những con mồi đang tung tăng ngoài kia. Ta thường đứng bên này đồi rồi ngó sang bên kia đồi xuýt xoa “ở bên kia cỏ sao mà xanh thế”. Thực tế thì đứng núi này chắc chắn sẽ thấy núi khác cao hơn. Bố không muốn trách móc con. Nhưng bố là bố thì cũng như con đối với con của mình.

Làm bố, không thể thấy con mình khổ đau mà làm ngơ, không thể thấy con mình chịu ấm ức mà không lên tiếng. Làm bố của một cô con gái, ngay cả khi thấy nó cười vẫn cảm thấy bất an…

Chưa bao giờ tôi thấy bố vợ tôi nói nhiều như hôm nay, cũng chưa bao giờ ông uống rượu nhiều như vậy. Cả buổi tôi không nói một lời nào, chỉ sợ mỗi câu mình nói ra sẽ trở nên vô duyên vô dụng.

Vợ tôi từ đâu chạy ra, giật chén rượu trên tay bố:

Bố ạ, bố đừng uống nữa, đừng nói những chuyện vô nghĩa như thế nữa. Con đã giữ đúng lời hứa với bố ngày xưa “Dù khổ cực đến đâu cũng không phụ bỏ anh ấy”. Bố xem con gái bố mạnh mẽ thế này, con có khóc đâu mà bố lại khóc!

Bạn trai Hòa Minzy ẩn ý gia đình đã có con với bức ảnh 3 người và bé ...

Trong giây phút ấy nghe lời kể của ông, bao nhiêu kí ức hiện về trong trí nhớ như một cuộn phim quay chậm lại từng chi tiết. Người ta vẫn thường nói “khi bình yên, người ta thường quên đi những lời thề trong giông bão”, quả không sai.

Dù sao thì ngày mai tôi vẫn phải đến tòa án…

Đến tòa để rút lại đơn li hôn.

NB

 From: Ngoc Bich& KimBang Nguyen


 

Tại sao gia đình tôi hòa thuận?

Tôi rất sợ phải nghe ba mẹ cãi nhau. Tôi thường phải làm quan tòa và lẫn lộn không biết nên nghĩ gì. Mẹ hay nói:

– Con thấy ba kỳ cục không, nếu gặp người đàn bà khác, bà ta đã đập tan mọi thứ trong nhà ra rồi.

Ngược lại ba thường hỏi:

– Con gái, tuy con còn bé nhưng con có thấy ba chịu đựng mẹ giỏi như thế nào không? Ba phải làm sao đây?

Tôi hay nhìn những tấm hình ba mẹ chụp thời mới cưới treo trên tường, hai người nhìn nhau tươi cười hạnh phúc làm sao. Họ đã từng yêu nhau thắm thiết, tại sao tình yêu lại thay đổi mau chóng và thê thảm như vậy. Họ rất khó quên, khi gây gỗ thường kể đi kể lại những chuyện giận hờn xảy ra năm xửa năm xưa, rồi từ từ nặng lời với nhau. Tôi và em gái cũng hay có chuyện vì giành đồ chơi, hay vì phân công dọn dẹp nhà cửa không đều, nhưng chỉ chút sau là chúng tôi quên và tiếp tục chơi với nhau vui vẻ. Tôi muốn gia đình hòa thuận, êm ấm như hồi tôi còn bé. Lâu rồi chúng tôi không được đi picnic, đi câu cá với nhau.

Ngày ba tôi đập tan những tấm hình đám cưới treo trên tường, là ngày ba mẹ quyết định ly dị. Ba mẹ gọi hai chị em tôi vào phòng, chúng tôi đứng trên những mảnh vụn và được hỏi:

– Hai đứa con phải quyết định, đứa nào muốn ở với mẹ, đứa nào muốn ở với ba. Chúng ta sẽ phải chia hai.

Tôi và em gái chỉ biết khóc. Cách đây mấy tháng, tôi cũng giúp ý kiến thằng Tâm để nó chọn lựa bố hay mẹ. Bây giờ tới phiên nó sẽ giúp tôi? Tôi biết Tâm rất khổ, trong lớp nó không còn muốn chơi với ai cả ngoại trừ tôi. Cô giáo và những bạn hiểu chuyện thường nói lời an ủi, thương hại và cũng làm nó thêm bực mình, muốn lẩn tránh. Nó trở nên ít nói và không cười nữa. Tôi biết rồi sẽ phải trải qua những chuyện y như vậy. Tôi rất sợ.

Đêm hôm đó tôi không ngủ được, chạy sang phòng em thấy nó còn thức, tôi rủ nó ra bàn thờ cùng đọc kinh. Chúng tôi chỉ thuộc kinh Lạy Cha và Kính Mừng, tôi ước gì có thể đọc được những kinh thật dài như người ta đã đọc trong nhà thờ để Chúa hiểu và lắng nghe chúng tôi hơn.

Một chút sau ba má tôi cũng ra phòng khách cùng quỳ đọc kinh với chúng tôi – có lẽ vì nửa đêm tiếng cầu kinh của chị em tôi lớn quá làm họ không ngủ được. Thật là nhiệm mầu, sau khi đọc kinh, ba má tôi đã xin lỗi nhau và quyết định không ly dị nữa. Tất cả chúng tôi cùng khóc.

Tôi nghe mẹ tôi kể với bạn của bà, nhờ sự thành khẩn của hai đứa tôi trong lần đọc kinh đó mà bà đã suy nghĩ lại. Tình trạng gia đình tôi từ đó khá hẳn. Gia đình tôi càng ngày càng hòa thuận.

Ba đã treo lại những tấm hình đám cưới lên tường và treo thêm tấm gia đình bốn người chúng tôi vừa chụp ở tiệm.

Tôi tin lời cầu nguyện sẽ luôn được Chúa chấp nhận nếu mình cầu xin hết lòng và ở trong một hoàn cảnh thật sự cần giúp đỡ. Tôi cũng an tâm không cần phải học nhiều bài kinh dài và mới, Lạy cha và Kính mừng có thể tạm đủ.

ST

nguồn trên mạng

From:TU-PHUNG


 

Nỗi buồn lớn nhất của người già không phải bệnh tật…

Lương Văn Can 75.

Kimtrong Lam

Nỗi buồn lớn nhất của người già không phải bệnh tật mà là một điều tưởng chừng như nghịch lý.

Người ta sợ tuổi già không ai chăm sóc, nhưng đó chưa phải là tất cả. Chính điều này mới là sự ám ảnh của người già.

Ông Hùng, 71 tuổi: Cuộc sống ở quê khiến tôi tự do và thoải mái

Tôi năm nay đã 71 tuổi rồi, tôi làm trong ngành điện, đã nghỉ hưu. Tôi sống một mình ở quê, dù cô đơn nhưng tôi thấy cuộc sống thoải mái. Tôi có 4 người con, tôi đã mất vợ từ sớm. Các con tôi may mắn có công việc và gia đình ổn cả.

Không ai trong số chúng muốn sống với tôi, ban đầu buồn nhưng tôi nghĩ các con cũng có gia đình, hãy để chúng sống riêng thật thoải mái.

Tôi ở quê thường chơi cờ, đi bộ cùng với những người lớn tuổi trong làng quê.

Từ lâu tôi chỉ có bạn bè bầu bạn, vợ mất sớm nên tôi chỉ có những người bạn. Dù điều kiện có hạn nhưng chúng tôi là một nhóm bạn cũ cùng nhau vui vẻ và tôi đã có khoảng thời gian rất vui vẻ.

Dù các con của tôi không ở bên cạnh nhưng tôi vẫn có lương hưu riêng. Cộng thêm tiền bảo hiểm thì tôi sống thoải mái.

Sau khi nhập viện vì đau tim, chú Hùng phải chuyển đến nhà con trai

Cứ tưởng chú Hùng có thể sống mãi những năm tháng hạnh phúc ở làng quê, nhưng rồi ông bị đột quỵ, may mắn cứu được nhưng sức khỏe giảm sút đi rất nhiều. Nếu không có những người bạn qua đi tìm ông thì có lẽ ông đã mất rồi.

Cả 4 đứa con đều về thăm bố. Họ sợ hãi và nói sẽ đưa chú Hùng lên sống cùng. Ban đầu chú Hùng không đồng ý nhưng rồi vì sức khỏe yếu ông đành đồng ý.

Chú Hùng chọn sống với con trai út, căn nhà của con trai út rộng rãi nhất nên cũng thoải mái.

Ngày ông Hùng đi những người bạn cũng khuyên nhủ ông lên đó vì ở quê chẳng có ai chăm sóc cả.

Thật không thoải mái khi sống ở nhà con trai

Khi lên thành phố thì chú Hùng tâm sự:

Ban đầu gia đình con trai rất nồng nhiệt, con để tôi ở phòng riêng, mua giường, nội thất mới. Mỗi bữa con đều làm những món tôi thích.

Ở với con trai thì tôi cũng có thời gian chơi với cháu. Nhưng rồi thời gian tốt đẹp không kéo dài được. Tôi có thói quen tắm cách ngày vì tôi cho rằng mình không làm gì nên chẳng cần ngày nào tắm. Nhưng con dâu tôi nghĩ tôi bẩn nên thường bảo con trai nhắc nhở tôi đi tắm.Tôi còn nhớ con dâu đã nói: “Bố nặng mùi quá, anh bảo bố đi tắm đi, nếu không em sẽ không ăn cơm cùng đâu”.

Quần áo cũng thế, tôi nghĩ 2, 3 ngày mới thay lần. Đồ lót thì tôi thay thường xuyên. Nhưng con dâu không đồng ý.

Tôi muốn giúp cháu học bài nhưng cháu không muốn tôi giúp. Sau đó tôi biết con dâu không muốn tôi dạy cho cháu.

Địa vị của tôi trong gia đình ngày càng thấp, giống như một gánh nặng

Chú Hùng còn tâm sự thêm: Tôi thấy địa vị của mình trong nhà con trai ngày càng thấp, dù tôi có muốn giúp đỡ gì thì con dâu cũng bảo không cần.

Có lần con dâu ốm, con trai đi làm nên tôi cố gắng nấu bữa tối giúp con dâu. Nhưng tối đó con dâu kéo chồng vào phòng vào là tôi nấu quá mặn, khiến nó không thể ăn được. Nghe xong, tôi cảm thấy rất buồn, thấy mình như một gánh nặng. Con trai tôi không nói gì, chỉ mời tôi ra phòng khách xem TV.

Tôi sống những ngày cảm xúc buồn tủi lẫn lộn. Tôi là người lớn tuổi nhất nhà, nhưng tôi phải hứng chịu mọi sự giận dữ của các con.

Bây giờ tôi sống rất thận trọng, dè dặt với gia đình con trai

Tôi rất muốn nói chuyện với con dâu, nhưng tôi không thể chịu nổi cảnh nó sẽ làm khổ con trai nếu tôi nói ra.

Tôi nhận ra mình phải ăn nói cẩn thận để không làm mất lòng con dâu. Nếu con dâu thực sự không chịu nổi mà yêu cầu con trai để tôi về quê thì cuộc sống của tôi sẽ càng khó khăn hơn đối với một ông già ốm yếu.

Nếu tôi về quê chắc chắn sẽ không có ai chăm sóc cả. Thế nên tôi sẽ tự lập, chiều theo ý của con dâu. Những ngày bây giờ của tôi thật sự là bi kịch.

VietBF@sưu tập


 

Lá Thư Con Gái Gửi Bố Mẹ Trước Ngày Ly Hôn: “Ngày Mai Con Sẽ Thành Trẻ Mồ Côi”

Kimtrong Lam – Lương Văn Can 75.

Con sẽ không chọn bố, không chọn mẹ và cũng không muốn chờ đến lúc có em mới thành mồ côi. Ngày mai, khi bố mẹ ly hôn, con sẽ thành trẻ mồ côi luôn.

Một cặp vợ chồng quyết định ly hôn sau 10 năm chung sống. Họ đã thường xuyên cãi vã nhau trong nhiều năm qua, không chịu đựng nổi, cả hai quyết định giải thoát cho nhau để đi tìm hạnh phúc riêng. Điều duy nhất khiến cả hai còn níu giữ nhau suốt 10 năm chính là cô con gái nhỏ của họ, nhưng rồi, cái tôi cá nhân vẫn chiến thắng, họ cho rằng chia tay sớm thì con chưa hiểu gì, sẽ dễ chấp nhận mọi việc hơn…

Một ngày trước khi hai người ra tòa, người mẹ vào phòng con gái nhỏ và bỗng thấy một lá thư con để lại dưới gối…

“Bố mẹ ơi,

Cô giáo con nói, những chuyện chúng ta không thể nói với nhau bằng lời thì nên dùng cách viết thư để có thể nói hết những gì mình muốn cho người khác nghe. Những ngày này, con có rất nhiều điều muốn nói với bố mẹ, nhưng bố cứ đi từ sáng đến đêm mới về. Con chỉ gặp bố trong mơ. Mẹ thì luôn buồn và khóc, con muốn lại gần nhưng con lại sợ. Nên, con đành viết thư.

Con nghe bà nội nói: “Trẻ con chả biết cái gì cả đâu.” Con muốn viết cho bố mẹ để nói với mọi người rằng, con biết tất cả mọi thứ.

Con biết ly hôn là gì.

Ở lớp con có bạn Minh Tú, có cả bạn Anh Khang, bố mẹ các bạn ý đều ly hôn lâu rồi. Minh Tú bảo với con ly hôn là mình không còn được sống cùng bố hoặc cùng mẹ nữa. Con sẽ phải chọn một trong hai. Nếu ở cùng bố thì không bao giờ còn thấy mẹ, còn nếu chọn sống cùng mẹ thì sẽ chẳng bao giờ được bố ôm vào lòng nữa.

Bạn bảo con nên suy nghĩ từ bây giờ xem yêu ai hơn để mà còn chọn. Nhưng con nghĩ mấy tháng vẫn không chọn được. Nếu đến ngày bố mẹ ly hôn con vẫn chọn không được thì con sẽ ra đi, con chẳng ở cùng ai cả để đỡ phải chọn.

Còn Anh Khang thì nói với con, ly hôn tức là con sẽ trở thành trẻ mồ côi, là không có bố cũng chẳng có mẹ đâu. Bố Anh Khang sau khi ly hôn đã cưới một cô rất xinh rồi sinh cho bạn ý một em gái. Em ý gọi bố Anh Khang là bố, gọi cô kia là mẹ, thế là bạn ý mất bố. Rồi không lâu sau, mẹ Anh Khang cũng cưới một chú khác và sinh một em bé trai khác. Vậy là bạn ý mất luôn cả mẹ.

Con đã suy nghĩ rất kĩ về vấn đề này. Và cuối cùng, con chọn làm trẻ mồ côi. Con sẽ không chọn bố, không chọn mẹ và cũng không muốn chờ đến lúc có em mới thành mồ côi. Ngày mai, khi bố mẹ ly hôn, con sẽ thành trẻ mồ côi luôn. Bố mẹ yên tâm nhé!

Mấy hôm trước, mẹ nói với con, bố mẹ không hạnh phúc nên buộc phải chia tay. Đúng là con không hiểu hạnh phúc là gì thật.

Con vẫn nhớ khi con học mẫu giáo. Mỗi buổi sáng bố mẹ đều đưa con đến trường, cả bố và mẹ. Hồi đó mỗi ngày, cả nhà chúng ta cùng đi ăn sáng, mẹ thường bảo bố ăn trước, mẹ đút cho con xong rồi mới ăn phần của mình. Khi đến trường, lần nào bố cũng bế con lên lớp vì sợ con nặng, mẹ bế con leo 3 tầng gác sẽ mệt. Lúc đó con còn bé tí, con không biết gì thật. Nhưng giờ con đã 9 tuổi, con nhớ lại khi đó, mẹ cười rất nhiều, bố cũng vui vẻ rất nhiều. Như thế không được gọi là hạnh phúc ạ?

Rồi con nhớ khi đó, mỗi buổi tối nhà ta thường nằm ở salon nghe nhạc. Nhà mình khi đấy nhỏ tí xíu, có mỗi một phòng làm tất cả mọi thứ từ nấu ăn đến đi ngủ. Mỗi tối lúc mẹ nấu cơm, bố sẽ bật nhạc rồi cùng con múa theo nhạc. Mẹ thì vừa nấu vừa cười đến chảy cả nước mắt vì 2 bố con. Con nghĩ lại hồi đó con vui lắm, như thế cũng không được coi là hạnh phúc ạ?

Khi con vào lớp 1, cả nhà mình đi Nha Trang nghỉ mát. Con nắm tay, một bên là bố, một bên là mẹ đi dạo bên bờ biển, con vừa hát vừa nhảy tung tăng. Giờ chỉ cần nhớ lại con cũng thấy thích lắm rồi. Bố mẹ ly hôn rồi, cả nhà mình có thể vẫn đi nghỉ mát như thế có được không?

Thư con viết dài rồi mà con cũng buồn ngủ quá. Bố mẹ quyết định ly hôn, con không thể cản được. Con cũng quyết định sẽ làm trẻ mồ côi giống bạn Anh Khang rồi. Bố mẹ cũng đừng cản con. Mẹ đã nói: ai cũng cần phải được hạnh phúc. Con cũng chưa hiểu ý mẹ lắm nhưng trẻ mồ côi không biết có hạnh phúc hơn được bây giờ hay không. Nếu không, con sẽ lại suy nghĩ lại sau.

Chào bố mẹ,”

Đọc xong lá thư của đứa con gái nhỏ, người mẹ ướt nước mắt đem sang cho chồng đang thu dọn hành lý xem. Cả hai nhìn nhau, nghĩ đến đứa con đáng yêu của mình và câu nói cứ xoáy mãi trong đầu họ. Ly hôn, bố mẹ sẽ tìm hạnh phúc mới, còn con… sẽ trở thành trẻ mồ côi!

GIẢI QUYẾT XUNG KHẮC GIA ĐÌNH

Rung Nga Nguyen

Xung đột gia đình là gì và 5 cách giải quyết hiệu quả

Khi có điều bế tắc thường người ta chỉ nghĩ đến người khác phải thay đổi mà không nghĩ đến “thay đổi mình” và nghĩ đến“Chia tay” hoặc thay đổi “Hôn nhân” đó là một cách giải quyết sai lầm! Đang đi gặp hòn sỏi vào trong giầy làm ta khó chịu, ta giũ bỏ hạt sỏi hay dục bỏ đôi giầy? Vợ chồng nên kiềm chế nhẫn nhịn nhau để gia đình không đổ vỡ, con cái khỏi xáo trộn bơ vơ…

Để giải quyết những xung khắc (Conflicts) trong gia đình có nhiều phương cách giải quyết khác nhau. Hãy thử tìm hiểu những cách giải quyết sao cho thích hợp?

* Cầu nguyện xin khôn ngoan và sức mạnh đương đầu với thách đố, thay vì lẩn tránh thiếu trách nhiệm.

* Khiêm tốn nhận vì giới hạn của mình không thể biết hết mọi sự.

* Nhận lỗi là dọn đường cho việc thông cảm.

* Xin lỗi tạo sự thân mật vì xin lỗi không phải là mình có lỗi mà muốn làm cho người ta vui.

Ảnh cần hoa Xin lỗi Người yêu cute

* Thay vì xoa dịu trốn tránh hãy bình tĩnh, không to tiếng chia sẻ thẳng vào vấn đề đó…

* Cố gắng đối xử tử tế bằng nụ cười tươi để tránh những phê phán chỉ trích tiêu cực?

* Kìm hãm tính nóng nảy, mau mắn làm hòa xin lỗi và quan tâm đến cảm nghĩ của đối phương.

* Khích lệ thay vì chỉ trích. Cảm thông chia sẻ và nâng đỡ nhau. * Không to tiếng rồi đổ lỗi cho người khác?

* Im lặng rút lui để gia đình yên ổn tránh xung khắc?

* Hạ đối thủ ngay hay để hạ hồi phân giải?

* Cứ bộc lộ rồi tìm cách giải quyết ôn hòa giúp nhau sửa đổi để gia đình thêm vững mạnh?

* Hung hăng biểu lộ giận dữ, dùng quyền hạn đe dọa kết án người khác.

* Bào chữa thái độ hung hang vì… nếu không … tôi đã không giận dữ.

* Hai bên đều hung hăng sẽ làm gia đình đổ vỡ con cái bơ vơ, mất tin tưởng ở nhau.

* Lẩn tránh đối diện với những xung khắc rút lui vào phòng ngủ. * Muốn làm gì thì làm tôi hết sức rồi, đừng làm phiền tôi nữa!

* Tranh luận được lý thì mất tình, sẽ bị tổn thương sau này kẻ thua sẽ phục thù gây thêm phiền toái!

* Tranh chấp với người nhà, thắng thì mất tình thân.

* Tính toán với người yêu, thì tình cảm nhạt phai.

* Hơn thua với bạn bè, thắng thì tình nghĩa không còn. Đôi khi sẽ bị trả thù gây nhiều ân oán.

ST


 

HẠNH PHÚC

Rung Nga Nguyen

Hạnh phúc là cảm giác đến từ trái tim là tâm trạng tồn tại ở mọi nơi trong cuộc sống. Hạnh phúc của mỗi người khác nhau. Hạnh phúc không phải sống lâu trăm tuổi, không phải quyền thế đầy mình, giàu sang phú quý, sức khỏe tràn trề, tiền bạc dư thừa… Hạnh phúc là khi nguyện vọng chính đáng của bạn trở thành hiện thực. Khi đói được ăn no. Khi khát được uống nước. Muốn yêu có người yêu, muốn gì được nấy…

Đôi khi hạnh phúc là một mục tiêu phải bôn ba vất vả mới tìm kiếm được, đôi khi hạnh phúc là một so sánh khi thấy từ bất hạnh của người khác. Hạnh phúc là một loại cảm giác, một loại tâm trạng, chỉ cần bạn hiểu được, nó tồn tại trong mọi nơi của cuộc sống.

Được sinh ra đó là hạnh phúc để có thể trải nghiệm được mọi sắc thái của cuộc sống này. Nên người ta hay chúc Happy Birthday, Happy Anniversary, Happy new year…Có chuyện kể ông Chu Nguyên Chương lập ra nhà Minh bên Trung hoa là một nông dân nghèo, bố mẹ chết vào chùa tu đi khất thực, sau vào lính dưới trướng tướng quân họ Quách tính tình nhanh nhẹn được giao cho cầm quân đánh giặc, số ông may mắn đánh đâu thắng đó, được tướng quân thương cất nhắc lên và gả con gái cho. Sau khi tướng quân mất ông lên thay thế, sau này lật đổ được nhà Nguyên là quân Mông cổ đang cai trị Trung hoa lúc bấy giờ và lập nên nhà Minh lấy hiệu là Minh Thái Tổ.

Khi làm vua vì ít học nên ông hay mặc cảm các quan lên tâu vua người nào ông thấy ngờ vực đoán là có ý mỉa mai là ông chặt đầu, ông đã giết oan rất nhiều người vô tội. Tính hay nghi ngờ nên ông hay giả dạng thường dân đi nhiều nơi để nghe ngóng. Vào một dịp ngày 30 tết đến một làng kia thấy đám đông tụ tập cười đùa, ông liền lẻn vào xem và thấy một họa sĩ vẽ bức tranh cô gái Trung hoa ôm quả dưa hấu ngày xuân, bắp chân và bàn chân quá lớn vì là con nhà lao động, con nhà giầu không làm gì lại có tục lệ bó chân cho chân thon nhỏ gọn đẹp! Đám đông đó cười chế diễu người chân to! Vợ vua chân to nên ông động lòng nói vị quan ghi tên những người cười chê người chân to, khi về ông ra lệnh những người không cười quan cho người đến dán chữ phúc ở trước cửa, đêm đó vua ra lệnh đến tịch thu hết tài sản những nhà không có chữ phúc trước cửa. Từ đó thành một tục lệ cứ đến ngày xuân dán chữ phúc ở cửa để cầu may mắn trong năm mới và trên những quyển lịch của năm mới cũng in chữ Phúc.

Sống là một điều hạnh phúc mà Chết cũng là hạnh phúc, bởi bạn đã vượt qua đời là bể khổ để trở về cõi vĩnh hằng. Có bạn bè là hạnh phúc, bởi vui buồn giận hờn có người chia sẻ. Cô độc cũng là hạnh phúc, bởi được hưởng thụ sự yên tĩnh để thanh lọc tâm hồn. Mọi chuyện đều thuận lợi, đó là hạnh phúc, bởi đang đón nhận món quà từ Thượng Đế. Xuất chúng cũng là hạnh phúc khi được người khác tôn sùng, được người khác ngưỡng mộ. Tuổi trẻ là hạnh phúc vì có tương lai vô tận và hy vọng tràn trề. Tuổi già cũng là hạnh phúc vì đã từng trải có nhiều kinh nghiệm phong phú và nhiều kỷ niệm vui buồn trong cuộc sống.

Nhưng có lời khuyên là đừng kiếm tìm hạnh phúc ở đâu xa, hạnh phúc ngay bên mình trong trái tim khi đạt được đầy đủ những ước vọng của cuộc đời, con cháu thành nhân thành tài cảm thấy thoải mái, đó là thứ hạnh phúc ở đời này cho thân xác bạn, nhưng hạnh phúc đích thực cho linh hồn ở đời sau mới là thứ hạnh phúc vĩnh cửu mà bạn nên chú tâm kiếm tìm ngay từ bây giờ.

St

TÌNH GIÀ CÓ NHAU

Bà ơi nắm lấy tay tôi
Cùng nhau đi hết đoạn đời ngày sau
Miễn là ta vẫn có nhau
Dẫu cho tóc có phai màu vẫn thương.
Bóng tôi đổ xuống con đường
Bóng bà nghiêng hẳn chiều vương cuối ngày
Nhớ xưa cũng khúc đường này
Dáng bà một thủa tóc dài thướt tha.
Bây giờ tay gậy chống ba
Lưng còng tôi vẫn dắt bà qua đây
Lối xưa hai đứa từng ngày
Dạt dào kỉ niệm mà nay xa rồi.
Từ ngày con cái có đôi
Đất lành chim đậu… Còn tôi với bà
Hai ta vẫn được chung nhà
Vườn rau hoa trái tuổi già nuôi nhau.
Thương bà những lúc ốm đau
Cứ nằm miệng hỏi con đâu ông à?
Bà ơi … đừng có so bì …
Như hồi con nó tập đi bên mình.
Bà nhìn, ông lại lặng thinh
Trông ra ngoài ngõ mong hình bóng con.
Bà ơi con nó còn son…
Còn lo bao việc, bà còn tôi đây.
Bà cười … tay nắm … bàn tay…
Cùng ông đi hết tháng ngày trần gian
Ông ơi … xích lại cho gần…
Tình già trăm tuổi vẫn cần có nhau.

Sưu tầm

From: Tu-Phung

TUỔI GIÀ, KHI THIẾU MỘT NGƯỜI BẠN ĐỜI.

Nguyễn Kim Thủy-Những câu chuyện Nhân Văn

Trong cuộc sống, nhất là khi về già, một trong những điều quan trọng nhất, đó là có cho mình một người bạn đời. Nếu người ta không may, vì mộ lý do nào đó, ví dụ như ly hôn, hay một trong hai người kia ra đi quá sớm, mà phải sống cuộc đời còn lại một mình đơn lẻ, thì quả là một điều bất hạnh.

Bởi vì, người bạn đời là một trong những yếu tố quan trọng, để quyết định cho bạn có một cuộc sống trong quãng thời gian còn lại, hạnh phúc và viên mãn kể cả khi bạn nghèo, thậm chí nó còn giúp cho bạn kéo dài thêm tuổi thọ.

Thật vậy, các bạn thử nghĩ xem, khi con người ta bắt đầu bước sang cái tuổi xế chiều, với những năm tháng của cuộc đời, mà phải sống trong cô đơn và im lặng, thì sẽ buồn như thế nào.

Đến bữa ngồi ăn một mình, và tối đến đi ngủ cũng một mình, đêm đêm khi tỉnh giấc, nhìn sang bên cạnh cũng chẳng có ai, sáng sáng tỉnh dậy, cũng vẫn chỉ một mình…thì đó là một điều đáng sợ và buồn tủi.

Cuộc đời này, người sống bên bạn lâu nhất, không phải là bố mẹ và con cái, cũng không phải anh em hay bạn bè, càng không phải là đồng nghiệp hay người yêu, mà chính là người bạn đời. Đấy mới thực sự là người duy nhất chung sống bên bạn suốt đời.

Bạn bè, dù có chân thành đến mấy, cũng không thể ở bên bạn mãi mãi. Bố mẹ, dù có tốt đến mấy, cũng không thể sống với bạn cả đời. Con cái, có thân thương là vậy, cũng không thể sống mãi bên cạnh bạn, rồi cũng có lúc chúng vỗ cánh bay đi, để có một cuộc sống riêng.

Anh em, dù có là máu mủ ruột thịt thân tình, cũng không thể ở bên bạn mỗi ngày, cũng không thể chăm sóc bạn những khi “Tối lửa tắt đèn”. Chỉ có vợ chồng, người mà ta vẫn thường gọi là bạn đời, mới có thể chung sống và bên bạn lúc sớm chiều.

Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi khi nhìn thấy những cụ ông, cụ bà với mái tóc bạc phơ, dắt tay nhau từng bước đi bộ trên đường, tôi rất ngưỡng mộ.

Lúc đó, tôi mới hiểu được rằng, con người ta có được những khoảnh khắc hạnh phúc như vậy, họ đã phải cùng nhau trải qua không biết bao nhiêu những sóng gió gian truân của cuộc đời, để rồi, họ vẫn còn ở bên nhau, tay nắm tay, và cùng nhau đi nốt quãng đời còn lại, cho đến hết cuộc đời của mình.

Đừng vì một điều gì trong cuộc sống, mà đánh mất đi người vợ hay người chồng của mình, người mà hằng ngày vẫn hết mực yêu thương mình nhất. Vì suy cho cùng, họ mới chính là người sẽ ở lại bên bạn, và sống với bạn trong cuộc đời này.

Chính vì thế, hãy thật trân trọng người bạn đời của mình, và trân trọng những gì mình đang có khi còn có thể !!!

( Sưu tầm ).

CHÚC LÀNH CỦA NGƯỜI CHA

 

Ðức Hồng Y Cardjin, vị sáng lập của phong trào Thanh Lao Công, đã tự thuật như sau: “Tôi là con của giai cấp công nhân.  Nếu tôi đã có thể trở thành linh mục, là cũng nhờ cha tôi.”  Cha tôi là một công nhân nghèo, người đã phải hy sinh để nuôi dưỡng những đứa con mà hẳn người đã hãnh diện.  Tôi còn nhớ, khi lên 13 tuổi, một buổi tối nọ, khi các anh chị của tôi đã lên giường đi ngủ, tôi rón rén bước xuống nhà bếp.  Tôi đến gần cha tôi.  Người đang ngồi trầm ngâm với chiếc ống điếu.  Còn mẹ tôi thì đang khâu giày cho chúng tôi.  Tôi rụt rè thưa với cha tôi: “Thưa ba, con có thể tiếp tục học không?”  Cha tôi trả lời: “Con ơi, ở tuổi con ba đã phải đi làm rồi.  Nay thì ba đã già và sức ba cũng đã mòn.”

Tôi lấy hết can đảm để thuyết phục cha tôi: “Ba ơi, con nghĩ là Chúa đã gọi con, con muốn trở thành linh mục.”

Bình thường cha tôi là một người ít biểu lộ tình cảm.  Nhưng tối hôm đó, khi vừa nghe tôi cho biết ý định làm linh mục, nước mắt người bỗng từ từ lăn trên gò má…  Và đôi tay của mẹ tôi cũng run lên vì xúc động.

Cuối cùng, khi làm chủ được cơn xúc động, cha tôi mới thốt lên với tất cả cương quyết: “Ba má đã hy sinh quá nhiều…  Nhưng để cho một người con làm linh mục, ba má nguyện sẽ tiếp tục hy sinh.”

Mà quả thực, cha mẹ tôi đã tiếp tục làm việc nhiều hơn nữa để tôi có thể tiếp tục học.  Vừa mãn trung học, 8 ngày trước khi lãnh thưởng cuối năm, tôi nhận được điện tín nhắn tin cha tôi đau nặng.

Dead Body Bed Photos and Premium High Res Pictures - Getty Images

Trên giường hấp hối, cha tôi nhìn tôi mỉm cười: đó là chúc lành cuối cùng mà người dành cho tôi.  Người cha đáng thương, hy sinh cho đến chết để người con được trở thành linh mục.

Sau khi vuốt mắt người, tôi đã thề hứa sẽ hy sinh để trở thành linh mục, nhất là linh mục cho giới công nhân.

Thiên Chúa muốn gọi ai tùy Ngài muốn.  Nhưng tiếng gọi ấy luôn được ngỏ với con người trong một khung cảnh sống cụ thể.  Khung cảnh ấy có thể là gia đình, là chợ búa, là trường học, là chỗ làm việc…  Có những khung cảnh thuận tiện, mà cũng có những khung cảnh không thuận tiện.  Có những nơi hạt giống ơn gọi được nảy mầm, vun xới.  Có những nơi hạt giống ấy bị bóp nghẹt…

Thiên Chúa muốn gọi ai tùy Ngài muốn, nhưng kẻ được gọi luôn là người đang sống cùng, và sống với những người khác.  Do đó, nếu không có sự nâng đỡ của những người xung quanh, hạt giống ơn gọi cũng sẽ mai một dễ dàng…

The best advice I can offer new priests | America Magazine

Chúng ta hãy cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ.  Ý thức đầu tiên của chúng ta trong ngày hôm nay phải là: ơn gọi là vấn đề của mọi người Kitô.  Từ gia đình, đến trường học, công sở… mọi người chúng ta đều có trách nhiệm nâng đỡ và bảo vệ hạt giống ơn gọi mà Chúa muốn gieo vào lòng những người anh chị em của chúng ta.

Thánh Gioan Bosco đã nói: phần thưởng quan trọng nhất mà Chúa có thể dành cho mọi gia đình Kitô, đó là kêu gọi một người con làm linh mục.  Phần thưởng trọng đại ấy, Chúa dành cho các gia đình có con cái tận hiến cho Chúa, nhưng Ngài cũng dành cho tất cả những ai cách này hay cách khác biết cổ vũ, nâng đỡ và giúp phát triển ơn kêu gọi…

Sưu tầm

From: Langthangchieutim


 

Con Cái Thời Nay – Huy Phương

 Huy Phương 

Xem tin tức ở Việt Nam chúng ta thường nghĩ đến lúc đạo lý đã suy đồi. Thời gian qua, số vụ án con cái giết cha mẹ đang có chiều hướng gia tăng. Trên báo chí, không thiếu tin tường thuật những vụ án mạng tàn bạo do những đứa con bất hiếu thẳng tay đâm chém cha mẹ dù chỉ với những bất bình nhỏ.

Nếu kể chuyện nghịch nữ hoặc nghịch tử ở Việt Nam, hẳn phải mất hàng nghìn trang giấy: Tơ Đênh Triệu (Quảng Nam) say rượu giết cha. Đặng Hùng Phương (Vĩnh Long) giết cha rồi đem lên Sài Gòn phi tang. Trần Văn Kiệt (Tây Ninh) đâm cha sau một lần cãi vã. Lê Văn Lực (Thanh Hóa) chỉ vì lời mắng “đồ ăn hại” đã đoạt mạng cha mình. Nguyễn Xuân Hậu (Lào Cai) chỉ vì bị la không chịu lo sửa soạn Tết đã đâm chết cha. Nguyễn Khả Đ. (Rạch Giá) giết mẹ rồi giấu xác trong lu nước. Nguyễn Thị Phin (Tây Ninh) giết mẹ chiều 30 Tết để lấy tiền, vàng. Nông Văn Thùy (Bắc Giang) xin tiền không được, đã vung chày sát hại mẹ. Bùi Minh Đạt (Hà Nội) vì mâu thuẫn đất đai, đã dùng dao chém nhiều nhát vào cổ, đầu, tay mẹ khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. Lê Văn Phước (Đồng Nai) trong lúc tắm rửa, vệ sinh cho người mẹ 82 tuổi bị tai biến, đã liên tục chửi bới và đánh đập khiến bà cụ tử vong…

Chúng ta những người Việt đang sinh sống ngoài Việt Nam, ở Hoa Kỳ hay các nước khác thường cho là mình may mắn không phải sống ở cái đất nước đạo lý suy đồi, luân thường bại hoại. Nước Mỹ có 320 triệu dân, nửa năm chưa xảy ra một vụ án mạng con giết cha mẹ, đất nước Việt Nam chỉ có 90 triệu dân, tuần nào cũng có chuyện cha mẹ bị con đâm chém. Nhưng như thế có phải cha mẹ người Việt sống ở Mỹ, đời sống được bảo vệ và có hạnh phúc hơn không? Sở dĩ chúng tôi trình bày như vậy, vì giữa văn hóa Việt và Mỹ có những phần khác biệt.

Nhà văn Lâm Ngữ Đường trong “Một Quan Niệm Về Sống Đẹp” (Nguyễn Hiến Lê dịch) đã cho rằng người cao niên ở Mỹ về già vẫn làm việc hăng hái, vì họ theo chủ nghĩa cá nhân một cách thái quá, tự đắc, muốn độc lập, cho sự nhờ vả con cái là tủi nhục. Trong các quyền của công dân không có cái quyền của cha mẹ được con cái phụng dưỡng. Tại phương Tây, ông già bà lão không muốn xen vào đời sống của con, lánh mặt trong một nơi nào đó, tự lo cho cái ăn ngủ của mình. Người Trung Hoa (và người Á Đông?) không có cái quan niệm cá nhân độc lập, mà cho rằng những người trong gia đình có bổn phận giúp nhau, nếu về già mà phải nhờ cậy con, có điều chi mà xấu hổ!

Bản năng của muôn loài là thương yêu và bảo vệ con. Con gà mẹ dùng đôi cánh che chở cho bầy gà con trước sự hung hiểm của diều hâu. Con chim bay xa tha mồi về mớm cho con non nớt yếu đuối bên bờ tổ. Hung dữ như cọp beo cũng không có loài nào ăn thịt con. Nhưng muôn loài cũng không có cái cảnh nào có đàn con đi kiếm thức ăn cho những người sinh nở ra chúng lúc họ về già, không còn khả năng săn nhặt, nằm chờ chết trong hang ổ. Nhà văn Lâm Ngữ Đường cho rằng, “Người nào cũng yêu con, nhưng người có văn hóa mới biết thương yêu cha mẹ!

Ở Mỹ, trong giờ hành chánh mà một đứa con lang thang ngoài đường, thì cảnh sát lập tức kết tội cha mẹ của chúng, nhưng một cụ già bị bỏ ngoài đường thì người ta tìm đến sở xã hội, liệu có ai truy tìm và lên án những đứa con.

Chúng ta phải chờ vài ba thế hệ nữa may ra, chứ hiện nay, các bậc cha mẹ người Việt ở Mỹ, tâm lý vẫn chưa sẵn sàng, còn cảm thấy tổn thương và đau khổ, than trách khi bị con cái đẩy ra khỏi nhà. Những vị cao niên Mỹ không ai than phiền vì con cái không quan tâm hay “bỏ rơi” mình. Đối với họ, con trên 18 tuổi đã ra khỏi gia đình, vì muốn cho con tự lập, có khi muốn con đi học xa, thăm hỏi, quan tâm là điều tốt, nhưng cha mẹ không bao giờ kỳ vọng nơi con cái khi mình về già, trông đợi sự giúp đỡ của con. Cha mẹ và con cái từ đây hết còn bổn phận với nhau. Do đó, họ chuẩn bị để dành tiền, đầu tư, mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm “sức khỏe lâu dài,” chuẩn bị “hậu sự” cho mình.

Như vậy các bậc cha mẹ này không còn cảm thấy đau khổ vì những lý do về con cái.

Trái lại người Việt hay Á Đông luôn cho rằng trong trăm nết thì chữ hiếu đứng đầu (Bách hạnh hiếu vi tiên). Theo Phật Giáo thì “tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật.” Khi thấy con cái đối xử với mình tệ bạc thì đem lòng ai oán, nhất là vào buổi giao thời, vẫn thường so sánh lối sống của gia đình ngày xưa, với lối sống “Mỹ hóa” bây giờ của con cái, và cũng vì chính sự đổi thay quá nhanh chóng của con cái, sinh ra ở Mỹ, hay chịu lối sống Mỹ quá sớm, hoặc là dùng chữ gia đình “vô phước” như cách than phiền của nhiều vị.

Quý vị đã có dịp lui tới chuyện trò với các vị cao niên người Việt trong các nhà dưỡng lão, đã thường biết đến nỗi buồn của họ, không phải vì tiền, vì danh mà vì một nỗi cô đơn, chỉ vì con cái không ngó ngàng đến họ. Khi tôi muốn kể nỗi lòng của một vị cao niên buồn bã, cô đơn trong một nhà dưỡng lão, trên trang báo, thì ông cụ chấp tay vái tôi, “Thôi xin ông, con tôi mà biết tôi kể lể với ông thì chúng hành tôi đến chết mất!”

– Một gia đình, khi người cha qua đời, những đứa con thấy mẹ thui thủi một mình, khuyên mẹ bán ngôi nhà rồi về ở với chúng nó. Như một trái bóng, bà bị đưa qua đưa lại giữa những đứa con, và chỗ ở cuối cùng của bà bây giờ là nhà dưỡng lão!

– Một bà cụ khi bị đưa vào bệnh viện, rồi nhà hưu dưỡng, vì lo xa, bà làm thủ tục trao cho cô con gái duy nhất, ngôi mobile home của bà, nhưng chỉ ít lâu sau, cô này bán ngôi nhà lấy tiền bỏ túi. Khi khỏe mạnh được trở về nhà, bà phải đi “share” phòng cho đến lúc qua đời.

– Một gia đình lúc người cha mất, bà mẹ vội vã sang tên ngôi nhà cho hai cô con con gái. Cô chị trả cho em một nửa số tiền để lấy hẳn ngôi nhà, và mời bà mẹ ra khỏi nhà. Lý do: Hạnh phúc gia đình của riêng cô. Người mà cô chọn là chồng, chứ không phải mẹ!

– Nếu bạn đọc thấy một người phụ nữ luống tuổi thường đi xe đạp trong khu Little Saigon, đó là người mẹ có bốn đứa con, bà đang ở nhà “share” vì không đứa con nào chịu “nuôi” mẹ.

Hầu hết những nhân vật trong câu chuyện này là quý bà, vì trong buổi giao thời này, còn mang tâm lý “nội trợ,” không biết lái xe, không biết Anh ngữ, và tình thương con cái còn nhiều như thuở còn ở Việt Nam, còn các ông thì dễ sống hơn. Mặt khác là bậc cha mẹ người Việt ở Mỹ không biết là các con đổi thay quá nhanh.

Phần đông những bậc cha mẹ ở Mỹ lâm vào cảnh ngộ trên vì có con cái sinh ra ở Mỹ hay được đem đến Mỹ quá sớm, và con cái có bằng cấp càng cao, giàu có càng nhiều thì hình như càng không nghĩ đến chuyện mình phải có bổn phận phụng dưỡng cha mẹ già. Không những phụng dưỡng cha mẹ già mà còn như lường gạt, lừa đảo các bậc sinh thành như những câu chuyện thường xảy ra trong cộng đồng Việt Nam mà chúng tôi trình bày ở trên. Cái cảnh trong gia đình nghèo, anh chị em thương nhau, con cái hiếu với cha mẹ, hình như chúng ta vẫn thường thấy trong đời. Những đứa con lớn lên ở Việt Nam, đã qua cái cảnh thiếu ăn, cha tù đày, mẹ vất vả ngược xuôi, hẳn trong lòng chúng còn một chỗ tựa cho cha mẹ.

Những câu chuyện con, dâu, con rể mời cha mẹ ra khỏi nhà không thiếu ở đây, nhan nhản, chẳng khác gì những thảm cảnh con cái giết cha mẹ ở Việt Nam. Gia đình người Việt ở Mỹ chưa thấy cảnh cha mẹ chết dưới tay con, nhưng khổ đau u sầu do con cái gây nên thì không thiếu, “Giết nhau chẳng cái Lưu Cầu, giết nhau bằng cái u sầu độc chưa?

Cuối cùng bài học chưa thuộc của tuổi già vẫn là: “…Người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong chờ báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.” (Chu Dung Cơ).

Bài học thứ hai là đừng bao giờ “dốc túi” cho con quá sớm trước khi nhắm mắt.

Thực ra, “Nuôi con mới biết lòng cha mẹ, về già mới biết lòng con cái.

Trong chúng ta ai thực sự đã chuẩn bị cho tuổi già như người bản xứ, thôi thì trăm sự, đường cùng phải nhờ đến ông nhà nước.

Huy Phương

From: Tu-Phung