LUÔN KHÍCH LỆ – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Tôi ban cho chúng sự sống đời đời”.

“Hãy tâng bốc tôi, tôi có thể không tin bạn! Hãy chỉ trích tôi, tôi có thể không thích bạn! Hãy quên bẵng tôi, tôi có thể không tha cho bạn! Nhưng hãy khích lệ tôi, tôi sẽ không bao giờ quên bạn!” – William Arthur Ward.

Kính thưa Anh Chị em,

“Hãy khích lệ tôi, tôi sẽ không bao giờ quên bạn!”. Thật thú vị! Các nhân vật của Lời Chúa hôm nay là những con người ‘luôn khích lệ’ mà Giáo Hội và thế giới sẽ không bao giờ quên lãng: Barnaba, ‘Con của sự khích lệ’; và Giêsu, ‘Thiên Chúa của sự khích lệ!’.

Công Vụ Tông Đồ tường thuật cuộc viếng thăm của Barnaba; “Barnaba”, tiếng Hy Lạp có nghĩa là ‘Con của sự khích lệ!’. Từ Giêrusalem, Barnaba được cử xuống Antiôkia để xét xem hiện tình. Vui mừng khi thấy “ơn Thiên Chúa” ban, Barnaba “khuyên nhủ ai nấy bền lòng gắn bó cùng Chúa”; ông dành cho anh chị em tân tòng một sự khích lệ lớn lao. Sau đó, đến Taxô, Barnaba tìm Phaolô, người mới tin; đưa Phaolô đi Antiôkia để hỗ trợ cho Hội Thánh non trẻ này. Từ đó, Phaolô trở thành trụ cột của Antiôkia; và “Chính tại Antiôkia, lần đầu tiên, các môn đệ được gọi là Kitô hữu”, Hội Thánh ngày càng có nhiều người tin; Thánh Vịnh đáp ca bộc lộ nỗi hân hoan, “Muôn nước hỡi, nào ca ngợi Chúa!”.

Lời Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay cũng thật khích lệ, “Tôi ban cho chúng sự sống đời đời”. Với Ngài, hạnh phúc tối thượng của mỗi con chiên là “sự sống đời đời”. Tuy nhiên, không phải là những con chiên thụ động nhưng là những con chiên biết lắng nghe Chủ Chiên, một điều gì đó không thể thiếu trong mối quan hệ của nó với Ngài, “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi”. Ngài ra sức bảo vệ chiên, “Không ai cướp được chúng khỏi tay tôi”; nhưng để khỏi bị cướp, mỗi con chiên cần đóng góp phần tích cực của mình. Nghĩa là, chúng ta phải im ắng đủ để nghe tiếng Mục Tử Giêsu qua từng biến cố, từng cử hành phụng vụ, từng trang Phúc Âm; siêng năng tìm đến suối nguồn ân sủng, các Bí tích. Bởi lẽ, ngày nay, đang có nhiều ‘tiếng người lạ’ dành giật sự chú ý; và thật không dễ để bạn và tôi có thể nghe được những lời ‘luôn khích lệ’ của Ngài.

Anh Chị em,

“Tôi ban cho chúng sự sống đời đời”. Noi gương Chúa Giêsu, ‘Thiên Chúa của sự khích lệ’; bắt chước Barnaba, ‘Con của sự khích lệ’, chúng ta cũng ao ước “sự sống đời đời” cho mình và cho tha nhân. Như các ngài, chúng ta khuyến khích nhau trong đức tin, giúp nhau lớn lên trong sự thân tình với Chúa và sống liên đới với nhau. Cha mẹ khuyến khích con cái, con cái khuyến khích cha mẹ; anh chị em, bạn bè khuyến khích nhau để nên thánh mỗi ngày; vì “Chúng ta không lên thiên đàng một mình!”. Ước gì bạn và tôi có một trái tim lặng đủ để nhanh nhạy ‘ngẩng lên’ khi nghe Giêsu Mục Tử gọi và mau mắn thi hành điều Ngài muốn! Từ đó, dám dấn thân, trở nên những con người sẵn sàng vực dậy những ai đang bủn rủn, đầu gối rã rời. Như vậy, trong mọi lĩnh vực, ‘mục vụ khuyến khích’, ‘văn hoá khuyến khích’ vẫn đóng một vai trò nhất định, không chỉ ở các Hội Thánh non trẻ, mà cả với Giáo Hội trưởng thành và ngay trong thế giới hiện đại!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, giúp con sống và dạy ‘văn hoá khuyến khích’. Đừng để con nhìn mọi sự dưới lăng kính tiêu cực. Cho con luôn dấn thân trong ‘mục vụ khuyến khích!’”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

From: KimBang Nguyen


 

LUẬT NHÂN QUẢ-Truyen ngan HAY

LUẬT NHÂN QUẢ

Vào năm 1892 tại Đại học Stanford. Có một cậu sinh viên 18 tuổi đang gặp khó khăn trong việc trả tiền học. Cậu ta là một đứa trẻ mồ côi và không biết làm gì để kiếm ra tiền trả học phí. Cậu bèn nảy ra một sáng kiến, cùng một người bạn khác quyết định tổ chức một buổi nhạc hội ngay trong khuôn viên trường để gây quỹ cho việc học.

Họ tìm đến người nghệ sĩ dương cầm đại tài người Ba lan Ignacy J Paderewski. Người quản lý của Paderewski yêu cầu một khoản phí bảo đảm $2000 để cho ông biểu diễn. Sau thõa thuận, hai sinh viên Mỹ bắt tay ngay vào công việc chuẩn bị cho buổi trình diễn thành công.

Ngày trọng đại ấy cuối cùng đã đến. Paderewski cuối cùng cũng đã có buổi diễn tại Stanford. Thế nhưng không may là vé chưa được bán hết. Sau khi tổng kết số tiền bán vé, họ chỉ có được $1600. Quá thất vọng, họ đến chỗ của của Paderewski, trình bày hoàn cảnh của mình. Hai người sinh viên đưa Paderewski toàn bộ số tiền bán vé, cùng với tờ cam kết nợ $400, và hứa rằng sẽ trả số nợ ấy sớm nhất có thể.

“Không”, Paderewski nói – “Cái này không thể nào chấp nhận được.” Ông xé tờ cam kết, trả lại $1,600 cho hai chàng sinh viên và nói: “Cầm lại 1600 đô, hãy trừ hết tất cả các chi phí cho buổi biểu diễn, và chi phí học phí , nếu dư thì mới đưa cho tôi”. Hai cậu sinh viên ấy vô cùng bất ngờ, xúc động cảm ơn Paderewski..

Một việc làm nhỏ, nhưng chứng minh được nhân cách của Paderewski. Và, người nghệ sĩ dương cầm Paderewski hôm nào sau này trở thành Thủ Tướng của Ba Lan , một lãnh đạo tài năng. Thế nhưng, không may chiến tranh thế giới nổ ra, và đất nước của ông bị tàn phá nặng nề. Có hơn một triệu rưỡi người Ba Lan đang lâm vào cảnh chết đói, mà chính phủ của ông không còn tiền để có thể cứu giúp họ. Paderewski không biết đi đâu để tìm sự giúp đỡ trong cái Châu Âu đổ nát vì chiến tranh. Ông tìm đến Cơ Quan Cứu Trợ Lương Thực Hoa Kỳ để nhờ sự trợ giúp.

Người đứng đầu cơ quan đó là Herbert Hoover, (người sau này trở thành Tổng Thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ). Ông Hoover đồng ý và Mỹ nhanh chóng gửi hàng tấn lương thực để cứu giúp những người Ba Lan đang lâm cảnh thảm họa.

Ba Lan vượt qua được thảm họa. Thủ Tướng Paderewski quyết định đi sang Mỹ để tự mình cảm ơn Herbert Hoover vì cử chỉ cao đẹp đã kịp thời giúp đỡ người dân Ba Lan trong lúc khó khăn. Khi Paderewski chuẩn bị nói câu cảm ơn thì ông Hoover vội cắt ngang và nói: “Ngài không cần phải cảm ơn tôi đâu, thưa ngài Thủ Tướng. Không biết ngài còn nhớ, vài năm trước, ngài có giúp đỡ hai cậu sinh viên trẻ tuổi bên Mỹ được tiếp tục đi học, và tôi là một trong hai chàng sinh viên đó đấy ”

Sưu tầm

NB

From: Ngoc Bich & KimBang Nguyen


 

Chưa Bao Giơ được như hôm nay: Một số vùng ở Long An, Sóc Trăng không có nước uống?

Mùa hạn năm nay, Long An có hơn 20.000 người dân tại các huyện Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ bị thiếu nước sinh hoạt. Tỉnh này sau đó phải công bố thiên tai hạn mặn khẩn cấp, cấp độ 4 độ rủi ro rất lớn, đồng thời kiến nghị Chính phủ hỗ trợ hơn 160 tỷ đồng.

Độ mặn từ 1 đến 4 phần nghìn xâm nhập sâu vào hệ thống sông Vàm Cỏ, tỉnh Long An công bố rủi ro thiên tai xâm nhập mặn cấp 4 – độ rủi ro rất lớn, ngày 17/4.

Trong bối cảnh nước mặn xâm nhập sâu trên sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây từ 72 km đến hơn 80 km. Theo dự báo, độ mặn 4 phần nghìn còn vào sâu hai sông nói trên khoảng 90-110 km ở thời gian tới. 

Xâm nhập mặn nồng độ 4 phần nghìn tính từ cửa biển ở các con sông lớn tại miền Tây thời điểm cuối tháng 3. Đồ hoạ: Khánh Hoàng

Xâm nhập mặn nồng độ 4 phần nghìn tính từ cửa biển ở các con sông lớn tại miền Tây thời điểm cuối tháng 3. Đồ hoạ: Khánh Hoàng

Đợt khô hạn, xâm nhập mặn năm nay ở miền Tây không gay gắt như năm 2016 và 2020, song kéo dài ảnh hưởng lớn đời sống, sản xuất của người dân. Hàng chục nghìn hộ dân thiếu nước, nhiều diện tích cây trồng khô hạn. Cơ quan khí tượng thủy văn dự báo hạn hán còn kéo dài hết tháng 4, đến đầu tháng 5 mới xuất hiện mưa giông chuyển mùa.

Người dân và các nhà hảo tâm ở phường Long Thạnh đã ủng hộ và tổ chức đoàn chở hơn 1.500 block nước suối để uống, 4.000 lít nước ngọt sinh hoạt và thuốc điều trị bệnh ngoài da miễn phí hỗ trợ cho người dân huyện Giang Thành (tỉnh Kiên Giang) đang thiếu nước ngọt uống, nước sinh hoạt do khô hạn kéo dài và bị xâm nhập mặn.

Đốt củi cớ sao lại đốt Lò của Bác Trọng?

Previous slide
Next slide

Công Nghệ AI của Trung Cộng vào năm 2030 sẽ sử dụng lượng nước nhiều bằng cả quốc gia Nam Hàn cộng lại

Tổng hợp báo chí quốc tế

Các trung tâm dữ liệu đang khát nước của Trung Quốc, ngành công nghiệp AI có thể sử dụng nhiều nước hơn dân số Hàn Quốc vào năm 2030

Báo Bưu Điện Hoa Nam:

  • Viện nghiên cứu Hồng Kông cho biết lượng nước sử dụng hàng năm của các cơ sở dữ liệu Trung Quốc – gần một nửa trong số đó là ở các vùng khô hạn – có thể tăng hơn gấp đôi vào năm 2030.

Trung tâm dữ liệu tiêu thụ nước trực tiếp thông qua quá trình làm mát và gián tiếp từ việc sản xuất điện. Ảnh: Tân Hoa Xã

Theo một báo cáo mới của tổ chức tư vấn China Water Risk, các trung tâm dữ liệu đang thiếu hụt của Trung Quốc và sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (AI) có thể làm tăng đáng kể nhu cầu về tài nguyên nước của đất nước.
Tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Hồng Kông ước tính lượng nước tiêu thụ hàng năm của các trung tâm dữ liệu ở Trung Quốc vào khoảng 1,3 tỷ mét khối (343 tỷ gallon) – đủ cho 26 triệu người sử dụng trong sinh hoạt. Đến năm 2030, con số này có thể lên tới hơn 3 tỷ mét khối do dự kiến ​​sẽ có thêm nhiều cơ sở dữ liệu được mở ra, tương đương với nhu cầu của một dân số lớn hơn Hàn Quốc.
 

Trung tâm dữ liệu tiêu thụ nước trực tiếp để tránh tình trạng thiết bị công nghệ thông tin quá nóng. Họ cũng tiêu thụ nước gián tiếp từ việc sản xuất điện chạy bằng than (cần nhiều nước để tẩy rửa than và làm mát hệ thống).

Nhóm nghiên cứu dự đoán rằng đến cuối thập kỷ này (2030), Trung Quốc sẽ có hơn 11 triệu giá đỡ ở các trung tâm dữ liệu, nơi chứa các máy chủ, dây cáp và các thiết bị khác. Con số này gần gấp ba con số mà họ có vào năm 2020 là khoảng 4 triệu.

Các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ đã cho thấy mô hình ngôn ngữ lớn GPT-3 tiêu thụ 500 ml (16,9 ounce chất lỏng) nước trong mỗi 10 đến 50 những phản hồi mà nó tạo ra. Con số này nhiều gấp 20 lần so với mức cần thiết để tạo ra 50 lượt tìm kiếm trên Google.

Báo cáo của tổ chức tư vấn “China Water Risk” lưu ý rằng chatbot có lượng người dùng ngày càng tăng và các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc bao gồm Baidu , Tencent và Alibaba đã ra mắt dịch vụ AI của riêng họ vào năm ngoái, làm tăng thêm tác động tiềm tàng đến mức tiêu thụ nước. 

Dưới cống

Đào tạo và duy trì các mô hình AI là một nhiệm vụ cực kỳ tiêu tốn năng lượng và tạo ra một lượng nhiệt rất lớn. Để giữ cho trung tâm dữ liệu không bị quá nóng, các công ty sử dụng nước để làm mát phần cứng.

Theo báo cáo của China Water Risk, nếu 100 triệu người dùng trò chuyện với ChatGPT của OpenAI, nó sẽ tiêu thụ lượng nước tương đương với 20 bể bơi Olympic. Thực hiện tương tự thông qua các tìm kiếm đơn giản trên Google sẽ chỉ “tiêu thụ một bể bơi”.

 

Và không chỉ có Trung Quốc. Sự bùng nổ AI đã dẫn đến việc tiêu tốn một lượng nước khổng lồ được sử dụng ở những nơi khác, kể cả ở Mỹ. Năm ngoái, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chỉ riêng trong quá trình đào tạo GPT-3, đối tác OpenAI của Microsoft đã tiêu thụ một lượng nước khổng lồ là 185.000 gallon , đủ để làm mát toàn bộ lò phản ứng hạt nhân. Google cũng thừa nhận trong Báo cáo môi trường năm 2023  rằng họ đã sử dụng hết 5,6 tỷ gallon nước vào năm 2022.

Tất cả việc sử dụng đó có thể có tác động tàn phá đối với nhiều nơi trên thế giới, nơi nguồn tài nguyên nước vốn đã cực kỳ khan hiếm. 

4 nhân vật dân sự xuất sắc của Việt Nam Cộng hòa có thể bạn chưa biết

4 nhân vật dân sự xuất sắc của Việt Nam Cộng hòa có thể bạn chưa biết

Khi nhắc đến các nhân vật chính trị hàng đầu của Việt Nam Cộng hòa, bạn có thể đang nghĩ đến một vị tướng lãnh nào đó. […] Việc tập trung vào những nhân vật này làm cho bức tranh về chính trị Việt Nam Cộng hòa có phần không hoàn chỉnh. Nhấn mạnh quá nhiều vào các nhóm quân sự kiểm soát chính quyền khiến góc nhìn về chính thể và môi trường chính trị của nền cộng hòa miền Nam Việt Nam có phần không lành mạnh, dễ bị bóp méo. Từ đó, bài viết, tư liệu dành cho các lãnh đạo dân sự thật sự của Việt Nam Cộng hòa cũng không còn bao nhiêu. Dưới đây là bốn cái tên bạn có thể cân nhắc cho các đối thoại chính trị mới mẻ hơn về Việt Nam Cộng hòa.

Bắt giữ Phạm Thái Hà, ‘tay hòm chìa khóa’ của Vương Đình Huệ

Ba’o Nguoi-Viet

April 21, 2024

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Vào trưa 22 Tháng Tư, các báo ở Việt Nam đồng loạt đưa tin về vụ bắt ông Phạm Thái Hà, 48 tuổi, trợ lý Chủ Tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ, kiêm phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội CSVN.

Theo tờ Tuổi Trẻ, ông Hà bị bắt với cáo buộc “lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” do liên quan vụ án tập đoàn Thuận An.

Ông Phạm Thái Hà, trợ lý ông Vương Đình Huệ, chủ tịch Quốc Hội Việt Nam, khi bị bắt. (Hình: Tuổi Trẻ)

Chi tiết về cáo buộc nêu trên không được làm rõ.

Vụ bắt giữ mới nhất cũng xác nhận tin đồn trước đó trên mạng xã hội rằng ông Hà bị đã bắt ngay tại phi trường Nội Bài hôm 12 Tháng Tư, sau khi đi cùng chuyến thăm Trung Quốc của ông Vương Đình Huệ.

Việc Bộ Công An CSVN bắt giữ cán bộ hoặc đầu mối liên quan cán bộ cao cấp rồi nhiều ngày sau mới công bố đã có tiền lệ.

Đơn cử là vụ bắt ông Nguyễn Duy Hưng, chủ tịch tập đoàn Thuận An, và được cho là “sân sau” của ông Huệ, xảy ra từ một tuần trước khi Bộ Công An chính thức công bố hôm 15 Tháng Tư.

Cũng theo tờ Tuổi Trẻ, ông Phạm Thái Hà từng trải qua các chức vụ: thư ký Tổng Kiểm Toán Nhà Nước, thư ký bộ trưởng Tài Chính, hàm vụ trưởng, thư ký của trưởng Ban Kinh tế Trung Ương, trợ lý phó thủ tướng, trợ lý bí thư Thành Ủy Hà Nội.

Ông Hà được xem là người thân tín, “tay hòm chìa khoá” của ông Vương Đình Huệ vì ông Huệ lần lượt giữ các chức vụ là sếp trực tiếp của ông Hà, trước khi ông Hà được bổ nhiệm làm phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội kiêm trợ lý ông Vương Đình Huệ từ hồi Tháng Năm, 2022.

Theo giới quan sát, vụ bắt ông Phạm Thái Hà là nước cờ “chiếu bí” của Bộ Công An nhắm vào ông Vương Đình Huệ, để tạo áp lực khiến ông này phải làm đơn “xin thôi chức vụ,” tương tự kết cục của ông Võ Văn Thưởng, chủ tịch nước, hồi tháng trước.

Vài ngày trước khi Bộ Công An xác nhận vụ bắt ông Hà, một số ý kiến trên mạng xã hội cho rằng số tiền mà ông này nhận hối lộ và có thu nhập bất chính từ tập đoàn Thuận An lên đến “một ngàn tỷ đồng” ($39.3 triệu) và ông Vương Đình Huệ không thể nào “vô can” trong sai phạm của thuộc cấp thân cận.

Vụ bắt ông ông Phạm Thái Hà diễn ra trong bối cảnh Quốc Hội CSVN loan báo lịch nhóm họp dự trù từ ngày 20 Tháng Năm đến 28 Tháng Sáu, cùng lúc Sài Gòn và các tỉnh, thành khác xác nhận “rà soát” những hợp đồng thầu liên quan đến tập đoàn Thuận An.

Ông Phạm Thái Hà (trái), cùng ông Vương Đình Huệ (ngồi phía sau), trong chuyến thăm Trung Quốc hồi đầu tháng này. (Hình: Đại Biểu Nhân Dân)

Nhiều khả năng tại kỳ họp lần này, các đại biểu Quốc Hội sẽ phải bầu hai trong số chức danh “tứ trụ” là chủ tịch nước và chủ tịch Quốc Hội theo chỉ định ghế của đảng.

Hiện chưa rõ ứng viên nào sẽ được chọn vào ghế trống của ông Thưởng và cả ông Huệ, nếu như ông này chính thức mất chức. (N.H.K)


 

Tại sao ta cần đức tin và các bí tích để sống đời sống tốt lành và ngay thẳng?- Cha Vương

Ngày Thứ 2 tuyệt vời trong Chúa Kitô Phục Sinh nhé.

Cha Vương

Thứ 2: 22/4/2024

GIÁO LÝ: Tại sao ta cần đức tin và các bí tích để sống đời sống tốt lành và ngay thẳng?

– Nếu ta chỉ cậy dựa vào chính mình, vào sức riêng mình, ta không thể đi xa hơn, dù cố gắng trở nên tốt lành. Nhờ đức tin, ta thấy mình là con Thiên Chúa, Chúa sẽ giúp ta mạnh sức. Sức mạnh Chúa ban, ta gọi là “ơn Chúa”. Đặc biệt trong các dấu tích thánh mà ta gọi là các bí tích. Chúa ban cho ta năng lực để thực hiện các việc lành mà ta phải làm.

– Vì Thiên Chúa đã nhìn thấy nỗi khổ của ta, Người đã nhờ Con của Người lôi kéo ta ra khỏi quyền lực của tối tăm (Cl 1,13). Người đã ban cho ta khả năng làm một cuộc khởi hành mới để hiệp nhất với Người và tiến đi trong con đường tình yêu. (YouCat, số 279)

SUY NIỆM: Hơn bao giờ hết thế giới đang cần Chúa! Nhiều người mất khả năng nghe lời Chúa và tiếng nói của đồng loại. Có người mất khả năng nói ngôn ngữ của tình yêu, hòa bình và xây dựng với chính mình cũng như tha nhân. Có người mù không nhìn thấy những điều kỳ diệu của Đấng Sáng Tạo mà ca tụng Chúa, cũng như không thấy được sự tốt đẹp nơi tha nhân. Do đó nhân loại cần Chúa để phục hồi lại những gì đã mất vì “Không có Thầy, các con không thể làm được việc gì.” (Ga 15:5)

❦  Đừng để điều gì làm bạn xao xuyến, đừng để điều gì làm bạn sợ hãi. Mọi sự qua đi, Chúa không bao giờ thay đổi. Kiên nhẫn đạt được tất cả. Ai có Chúa thì không còn thíếu gì nữa. Mình Chúa là đầy đủ rồi. (Thánh Têrêsa Avila)

❦  Khi Thiên Chúa biến mất, con người không lớn được. Trái lại, họ mất đi phẩm giá linh thiêng, mất đi sự huy hoàng của Thiên Chúa. Cuối cùng họ chỉ còn là sản phẩm của sự tiến hóa mà người ta có thể sử dụng và lạm dụng. Điều đang xảy ra trong thời nay xác nhận như vậy. (Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, 15-8-2005)

LẮNG NGHE: Thiên Chúa dựng nên con người theo hình ảnh của Mình. (St 1:27)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa Ki-tô Phục Sinh, như thân xác cần đến hơi thở như thế nào thì linh hồn con cũng cần đến tình yêu và ân sủng của Chúa như vậy, xin tăng thêm lòng ao ước muốn kết hợp với Chúa mỗi ngày càng thâm sâu và mãnh liệt hơn.

THỰC HÀNH: Trong khi làm những việc phải làm hôm nay, hãy hình dung ra Chúa đang làm chung với bạn.

From: Do Dzung

Con Cần Chúa

10 CÁCH ĐỂ CẦU NGUYỆN TỐT NHẤT

Antonio Son Tran

  1. Hằng ngày bạn hãy để ra vài phút và đừng nói gì cả. Bạn hãy thực tập việc nghĩ về Chúa. Và để việc thực hành này giúp bạn dễ dàng thấm nhuần ơn thiêng liêng.
  2. Cất lời cầu nguyện.

Bạn chỉ dùng những lời nói đơn giản, kể cho Chúa biết tất cả những gì đang có trong tâm tư. Bạn đừng dùng những kinh nguyện đã được soạn sẵn trong sách vở. Bạn hãy dùng những lời nói của chính bạn. Chúa nghe, và hiểu rõ bạn hơn ai hết.

  1. Hãy cầu nguyện khi bạn lên đường đi làm, trên đường đi, hay trên bàn giấy… Cầu nguyện khắp nơi. Hãy dùng cách cầu nguyện trong chốc lát, gạt bỏ những sự vật xung quanh, tập trung tinh thần vào việc Chúa đang hiện diện trước mặt. Thực hành như vậy nhiều lần trong ngày, bạn sẽ cảm thấy Chúa luôn hiện diện thực sự trong cuộc đời bạn.
  2. Khi cầu nguyện không cần lúc nào cũng phải xin ơn, nhưng luôn ca ngợi hồng ân Thiên Chúa đã và đang ban cho bạn. Nhớ dâng lời tạ ơn nhiều hơn là xin ơn.
  3. Cầu nguyện và tin rằng những lời cầu nguyện chân thành ấy sẽ lan rộng và bao trùm trên những người bạn yêu thương, bằng sự yêu thương, che chở của Thiên Chúa.
  4. Bạn đừng bao giờ dùng những tư tưởng tiêu cực trong lời cầu nguyện. Chỉ có tư tưởng tích cực mới đạt hiệu quả, dẫn bạn tới thành công.
  1. Bạn hãy luôn tỏ ra thuận theo Thánh Ý Chúa.

Hãy xin Chúa ban điều bạn muốn xin, nhưng hoàn toàn theo Ý Chúa, vì những gì Chúa muốn bao giờ cũng tốt đẹp hơn những điều bạn muốn.

  1. Hãy phó thác mọi sự trong tay Chúa.

Xin Chúa ban cho bạn sự thông minh, khéo léo để thi hành công việc, song kết quả để cho Chúa định liệu.

  1. Hãy cố gắng cầu nguyện cho cả những người bạn không ưa, hoặc những người đã làm hại bạn. Sự thù hằn chính là trở ngại lớn lao cho việc tiến bộ về tâm linh và sự an bình cho tâm hồn.
  2. Bạn hãy lên một danh sách những người bạn cầu nguyện cho. Bạn càng cầu nguyện cho tha nhân, nhất là cầu nguyện cho những người không có liên hệ gì với bạn, thì kết quả của lời cầu nguyện ấy càng mau chóng đổ dồn về bạn.

—————-

Hãy tập cho mình thói quen cầu nguyện

và với những tâm tình trên nhé các bạn.

(Sưu tầm)

________________

Truyền thông Đền Đức Mẹ HCG Sài Gòn


 

ĐỂ GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC CẦN NHỚ 3 THỨ

Antonio Son Tran

ĐỂ GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC CẦN NHỚ 3 THỨ

– 3 thứ rất dễ phá vỡ hạnh phúc gia đình, đó là ngoại tình, giả dối và vô trách nhiệm.

– 3 thứ rất dễ hủy hoại hạnh phúc gia đình, đó chính là sự nóng giận, kiêu căng và nhỏ nhen.

– 3 thứ vô giá nhất đối với gia đình, đó chính là sức khỏe, lương thiện và chân tình.

– 3 thứ giúp gia đình sống vui vẻ và hạnh phúc, đó chính là biết đủ, biết giúp đỡ và biết tha thứ.

– Và cuối cùng, 3 thứ giúp gia đình sống thánh thiện chính là cầu nguyện, hy sinh và bác ái.

TIẾNG NGƯỜI LẠ-Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Chúng sẽ không theo nhưng sẽ chạy trốn, vì chúng không nhận biết tiếng người lạ”.

Một người Mỹ du lịch Syria, thấy ba người chăn chiên dẫn đoàn vật của mình đi chung trên một con đường. Một lúc sau, người thứ nhất hô to, “Men ah! Men ah!”, tiếng Ả Rập là “Hãy theo tôi!”. Chiên của anh tách đàn, túc tắc theo anh lên một ngọn đồi. Người thứ hai cũng làm thế, chiên lững thững theo anh. Người Mỹ nói với người thứ ba, “Cho tôi mượn mũ, gậy của anh; tôi sẽ gọi, xem làm sao?”. Người ấy vui lòng. Người Mỹ gọi, “Men ah! Men ah!”. Chẳng con nào ngẩng lên! “Chiên không nghe ai khác, chỉ trừ một mình anh?”. Người ấy trả lời, “Có chứ! Vài con chiên bị bệnh, nó sẽ đi theo bất cứ ai!”.

Kính thưa Anh Chị em,

“Vài con chiên bị bệnh, nó sẽ đi theo bất cứ ai!”. Lời Chúa hôm nay bất ngờ hỏi chúng ta, “Con có khoẻ không?”. Và hy vọng, bạn khoẻ, để từ chối ‘tiếng người lạ’ và chỉ nghe tiếng Giêsu – Chủ Chiên – như lời Ngài nói, “Chúng sẽ không theo người lạ!”.

Có lẽ chúng ta thường tự trấn an, ‘tiếng người lạ’ không ảnh hưởng mấy đến tôi! Thế nhưng, tiếng của ‘tin lạ’, ‘người lạ’, ‘tiền lạ’, dục vọng và các thứ khác… lại ảnh hưởng lên bạn và tôi nhiều hơn chúng ta tưởng. Và dù tin hay không tin, chúng vẫn tác động và áp lực mạnh mẽ! Chúa Giêsu nói đến sự khác biệt giữa tiếng mục tử và ‘tiếng người lạ’. Chiên dễ thuần thục khi được dạy để phản ứng có điều kiện, vì chủ chiên thường nói chuyện với chiên. Nghe anh, chiên ngẩng lên và đi theo anh; với người lạ thì không!

Điều này cũng đúng với chúng ta. Bạn sẽ đi theo tiếng mà bạn quen thuộc! Vậy thì bạn quen với điều gì nhất? Lý tưởng là chúng ta dành đủ thời gian cho việc đọc Lời Chúa, học ngôn ngữ, giọng điệu và tiếng của Ngài; lý tưởng là chúng ta dành một phần thời gian trong ngày, mỗi ngày, để im lặng đủ mà chiêm ngắm, cầu nguyện. Khi làm điều này, bạn xây dựng cho mình một ‘thói quen nghe’ và trở nên dễ chịu với tiếng Chúa. Một khi thói quen này được hình thành, chúng ta sẽ dễ dàng hơn rất nhiều trong việc nhận ra tiếng Chúa giữa những bận rộn ‘đời đời’ của mình và làm theo ngay!

Câu chuyện Công Vụ Tông Đồ hôm nay là một minh hoạ. Những người đồng hương trách Phêrô vì ông giao du với người ngoại. Nhưng nhờ cầu nguyện và lắng nghe, Phêrô nhận ra tiếng Chúa qua câu chuyện dài mà ông đã kể, “Nghe xong, họ mới chịu im”; họ nói, “Vậy ra Thiên Chúa cũng ban cho các dân ngoại ơn sám hối để được sự sống”.

Anh Chị em,

“Chúng không nhận biết tiếng người lạ”. Chúa Giêsu không bao giờ nghe ‘tiếng người lạ!’; cuộc chiến của Ngài trong hoang địa 40 đêm ngày chứng tỏ điều đó. Ngài luôn hướng về Chúa Cha, quen với tiếng của Cha, nên Ngài luôn làm điều đẹp lòng Cha. Cũng thế, với chúng ta, đừng để ‘tiếng người lạ’ lấn át tiếng nói của Giêsu Mục Tử và Thánh Thần của Ngài! Ngài không bao giờ xa lạ; Ngài là bạn, là anh em, miệt mài nói to nói nhỏ với chúng ta mỗi ngày để bạn và tôi có thể ‘phản xạ có điều kiện’ mỗi khi Ngài gọi. Nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng nhạy bén để nghe được Ngài giữa bao bận rộn. Vì thế, hãy cẩn thận! Chúng ta luôn có nguy cơ bị phân tâm bởi những ‘tiếng lạ’ vốn luôn ngọt ngào, lôi cuốn. Đừng để mình thuộc số “Vài con bị bệnh, sẽ đi theo bất cứ ai!”.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, có lẽ con ‘không khoẻ’ lắm, nếu không nói là ‘bệnh’. Xin cứu con, để con không đi theo bất cứ ai!”, Amen.

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

From: KimBang Nguyen