Khi người dân sợ chính phủ, khi đó có bạo quyền

Image may contain: 1 person, text
Trần Bang

Quốc hội Mỹ gồm Thượng viện và Hạ viện nắm mọi Quyền Lập pháp. Nhưng QH Mỹ không là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất như Hiến pháp 2013 của VN. Quyền Lập pháp của Quốc hội Mỹ bị khống chế bởi Tu chính án số 1 đến số 10 ( chính là 10 Điều của Tuyên ngôn nhân quyền Mỹ) trong Hiến pháp Mỹ có hiệu lực từ 1789 đến nay. Nhân dân dân Mỹ mới nắm Quyền lực nhà nước cao nhất, điều đó mới phản ánh đúng nhà nước dân (làm) chủ, nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Thượng nghị sĩ (Thượng viện), Nghị sĩ Hạ viện còn gọi là dân biểu Mỹ không được cùng lúc nằm trong chính phủ (không là viên chức, tướng lĩnh…) và không nằm trong Hệ thống tư pháp (không là Thẩm phán, Công tố viên…). Nhằm đảm bảo nguyên tắc tản quyền (tam quyền phân lập), chống tập trung quyền lực (vì tập trung quyền lực thì tha hóa quyền lực càng mạnh), chống độc tài, chống tham nhũng…

TNS hay Dân biểu là các ứng viên trúng cử trong các cuộc bầu cử 2 năm một lần như cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ (Tổng thống) 6-11-2018 vừa qua.

Ứng cử viên TNS và Dân biểu là người tự nguyện ứng cử tự do, hoặc tự nguyện ứng cử với sự đồng ý đề cử của một đảng chính trị, hoặc của đảng và cử tri ủng hộ đảng đó thông qua cuộc bầu cử sơ bộ, trực tiếp. 
( Xem kỹ hơn ở trang 264, 265 “Chính trị bình dân” tái bản lần 2 của Pham Doan Trang )

“* Hạ Viện 

Hạ viện gồm tổng cộng 435 nghị sĩ và được bầu lại 2 năm một lần. Số nghị sĩ đại diện mỗi bang tương xứng với dân số của bang đó. Hiện California có số đại biểu đông nhất trong Hạ viện với 53 người.

Cũng giống Thượng viện, Hạ viện có quyền đề xuất các dự luật mới hay các sửa đổi luật. Thành viên ở hai viện này đều được bổ nhiệm vào các ủy ban phụ trách các lĩnh vực khác nhau như ngân sách, tư pháp.

Hạ viện có quyền lực đặc biệt: quyền đưa ra các đạo luật về thu nhập, phế truất các quan chức chính phủ, và bầu tổng thống nếu như đại cử tri đoàn không quyết định được ai thắng cử.

*Thượng viện

Thượng viện thường được coi là có thanh thế hơn một phần là bởi số thượng nghị sĩ ít hơn nhiều so với số hạ nghị sĩ ở Hạ viện. Ngoài ra Hiến pháp Mỹ cũng trao cho cơ quan này những thẩm quyền đặc biệt. Thượng viện có tổng cộng 100 thượng nghị sĩ, mỗi bang có 2 thượng nghị sĩ đại diện với nhiệm kỳ 6 năm.

Thượng viện và Hạ viện, cơ quan nào quyền lực hơn?

Mặc dù Thượng viện và Hạ viện có vai trò giống nhau là giám sát hoạt động của chính phủ, nhưng những người lập quốc ở Mỹ cũng trao cho họ những thẩm quyền riêng, Ross Baker, một giáo sư về chính trị Mỹ tại Đại học Rutgers cho biết.

“Họ có những vai trò riêng biệt. Ở Thượng viện, đó là về việc bổ nhiệm và về các hiệp ước, còn ở Hạ viện là về thuế và chi tiêu ngân sách”, ông Baker nói. Do vậy, việc phân định bên nào quyền lực hơn không hề dễ dàng.

Với việc giành lại quyền kiểm soát Hạ viện sau cuộc bầu cử giữa kỳ, đảng Dân chủ có thể chuẩn bị cho các phiên điều trần, các cuộc điều tra gần như tất cả các ngóc ngách của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất – kế hoạch luận tội tổng thống – thì dường như không thay đổi. Với việc đảng Cộng hòa vẫn nắm quyền kiểm soát Thượng viện, ít khả năng đảng Dân chủ sẽ tìm cách luận tội Tổng thống Donald Trump. Điều này bởi việc luận tội sẽ khó qua ải Thượng viện.

Minh Phương

Theo New York Times” (Trích từ Dân trí )

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay