CÒN CS, VN VẪN MÃI KIẾP ĂN MÀY

CÒN CS, VN VẪN MÃI KIẾP ĂN MÀY

Vay ODA là loại vay mà chủ nợ đòi hỏi con nợ phải có công trình cụ thể để chi tiêu khoản vay này một cách hữu ích. Thông thường phía cho vay đòi hỏi phía vay phải trình dự án, và bên cho vay phải trúng thầu như là điều kiện ràng buộc trong hợp đồng vay nợ.

Ví du, Nhật bản cho Việt Nam vay ODA thì doanh nghiệp Nhật phải trúng thầu. Như vậy, khoản vay ODA đó được chuyển vào tay doanh nghiệp Nhật. Và khoản lãi lẽ ra phía Việt Nam phải trả khi đáo hạn thì nó được khéo léo chuyển thành lợi nhuận của nhà thầu để trở về Nhật. Chẳng có gì là cho không hay ưu đãi cả.

Khoản vay ODA là khoản vay bị trói chặt vào dự án. Với khoản vay này, chính phủ Việt Nam không thể dùng đồng tiền đó vào mục đích khác được. Vì thế những nước nghèo luôn muốn thoát khỏi kiếp vay vốn ODA để dễ dàng sử dụng vốn vay. Việc điều hành kinh tế đất nước của một chính phủ đòi hỏi phải có khoản vay không trói buộc để linh động giải quyết khủng hoảng hoặc thúc đẩy phát triển. Được vay nhưng kèm theo dây trói là điều chẳng ai muốn. Nhưng để vay không bị trói thì anh phải thể hiện cho thế giới tin rằng anh có năng lực. Điều này chính quyền CS không làm được.

Để phát triển, cần có khoản vay thương mại để chính phủ linh động hơn. Chẳng hạn như Hàn Quốc, năm 1997 vay IMF 58 tỷ USD để giải quyết khủng hoảng. Thế là 3 năm sau, họ trả cả vốn lẫn lãi. Câu hỏi đặt ra là Hàn Quốc dễ dàng vay thương mại nhưng Việt Nam thì không thể mà phải vay ODA? Vì đơn giản, thế giới không tin chính phủ Việt Nam sử dụng hiệu quả đồng tiền vay khi không kèm dây trói. Cho nên, chính phủ nào chuyên vay ODA thì đó là sự bảo chứng, rằng thế giới xem chính phủ này chỉ là kẻ vô năng và chuyên phá hoại mà thôi. “Tao cho nó vay thì tao phải thực hiện dự án chứ không thể giao tiền cho nó được”, đấy là bản chất của vay ODA.

Mở cửa đã 32 năm mà trong nước vẫn cứ ra rả câu “xoá đói giảm nghèo” thì năng lực quản trị của chính phủ này ở đâu? Mở cửa 32 năm mà vẫn lang thang tứ phương xin vay ODA thì không biết năng lực của chính quyền CS ở đâu? Như ta biết, vay ODA có kỳ hạn rất lâu nên không làm cho chính phủ có động lực trả nợ. Sau thời gian chừng vài thập kỷ, khoảng nợ bước ngoài sẽ tăng lên quá lớn. Khi đó, những khoản đáo hạn trả nợ sẽ nuốt hết giá trị tăng trưởng. Nghĩa là giá trị tăng trưởng chỉ để trả nợ chứ không để đầu tư phát triển. Năm 2016, nợ công là 431 tỷ USD tương đương 210%GDP, trong khi đó Mỹ có nợ công chừng 109% GDP mà trong đó có đến 65% là chính phủ Mỹ nợ chính dân mình.

Đến nay, Nguyễn Xuân Phúc còn mò sang Nhật xin vay ODA thì quả thật, với CS, Việt Nam vĩnh viễn làm kiếp ăn mày thế giới.

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay