LÀM CHÍNH TRỊ

Đỗ Ngà

LÀM CHÍNH TRỊ

Làm chính trị là gì? Là hoạch định và thực hành những bước đi riêng để đạt được quyền lực nhà nước. Để xây dựng địa vị xã hội, thì con người có 2 thứ để đạt tới, đó là tiền bạc và quyền lực chính trị. Đó là 2 thứ hấp dẫn con người nhất. Có người thích mưu cầu tiền bạc, có người thích mưu cầu quyền lực và cũng có kẻ muốn mưu cầu cả 2.

Làm chính trị nói thẳng ra nó là một nghề, một nghề tự học hỏi là chính. Và làm chính trị ở mỗi môi trường chính trị khác nhau thì cách làm cũng khác nhau. Tạm thời ta có thể phân biệt 2 loại môi trường chính trị: môi trường chính trị khép kín, và môi trường chính trị mở.

Môi trường chính trị mở là ghế quyền lực nhà nước được mở cho tất cả đều tham gia. Đảng phái chính trị nào cũng tham gia được và người không đảng phái cũng tham gia được. Đó là những nước dân chủ. Nơi này lá phiếu người dân quyết định cuộc chơi. Như vậy, muốn đoạt lấy quyền lực thì anh phải lấy được cảm tình của người dân để họ dồn phiếu cho anh. Muốn bán được hàng thì chất lượng hàng tốt và đồng thời anh phải PR tốt. Người làm chính trị ở đây cũng vậy, anh bán trí tuệ và tài năng thì trí tuệ của anh phải tốt và thêm vào đó là chiến lược PR cũng phải tốt. Chính vì lẽ đó, những nguyên thủ ở xứ tự do họ nói như một diễn giả chuyên nghiệp. Tổng thống Obama hay Bill Clinton có thể cầm mic nói cả buổi không cần xem giấy. Nhưng các lãnh đạo CS phải cắm mặt vào giấy đọc từng chữ như trẻ học lớp 3, đấy là sự khác biệt vô cùng lớn.

Môi trường chính trị đóng. Đấy là môi trường chính trị chỉ dành cho một tập đoàn chính trị duy nhất độc chiếm quyền lực. Mọi sự đòi hỏi chia chác quyền lực đều bị bức hại, bị tù đày hoặc giết chết. Loại hình chính trị đóng này bao gồm nhà nước phong kiến tập quyền và độc tài toàn trị CS. Ngày trước hoàng tộc độc chiếm quyền lực nhà nước phong kiến, ngày nay ĐCS giữ vai trò y hệt hoàng tộc khi xưa. Ngày xưa quyền lực chỉ được chia cho con cháu hoàng gia và giới quý tộc, thì hôm nay quyền lực nhà nước cũng chỉ được chia cho BCT và TW Đảng. Ở đây yếu tố nhân dân bị loại bỏ hoàn toàn trong vấn đề chọn nhân sự nhà nuớc. Cho nên làm chính trị trong môi trường này là hoàn toàn khác với môi trường chính trị mở.

“Thứ nhất hậu duệ, thứ nhì quan hệ, thứ ba tiền tệ, thứ tư trí tuệ” là câu châm ngôn cho những ai muốn chạy một chân làm việc vào cơ quan nhà nước. Làm việc cho cơ quan nhà nước không phải là người làm chính trị. Người làm chính trị là mưu cầu quyền lực nhà nước, tức làm lãnh đạo, mà lãnh đạọ cao cấp chứ không phải làm chuyên viên quèn. Cho nên với người làm chính trị trong xã hội này thì câu châm ngôn phải được sửa lại “Nhất bắt buộc phải là hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ” và trí tuệ phải bị loại bỏ hoàn toàn. Vì sao? Vì muốn được cơ cấu, anh phải có lí lịch đỏ. Đó là điều bắt buộc trong nội bộ ĐCS.

Như vậy, làm chính trị trong chính quyền CS thì yếu tố trí tuệ bị loại bỏ thì lấy đâu ra lãnh đạọ biết nói chuyện với dân? Lấy đâu ra lãnh đạo biết PR hình ảnh làm dân tháng phục hay yêu mến? Cho nên hàng loạt những lãnh đạo CS PR hình ảnh thì sẽ bị thiên hạ chửi te tua vì nó hiện lên bản chất diễn một cách giả tạo.

Ở nước tự do, những chính trị gia thường xuyên tiếp xúc cử tri để đối thoại chính sách, để tranh luận về sự đúng sai của một đạo luật, để đề ra giải pháp khắc phục sai lầm chính sách, để hiệu chỉnh hoặc thay đổi một đạo luật lỗi thời, để đánh giá thành quả của chính phủ đương nhiệm vv…, nói chung rất nhiều thứ đòi hỏi bộ óc tài giỏi. Cho nên, ai làm chính trị gia chuyên nghiệp đều có thực lực về trí tuệ và họ tập hợp dân để PR cho trí tuệ đó. Đấy là PR đồ hiệu, không phải PR đồ rởm. Còn mấy anh CS thì sao? Mấy anh này leo lên bằng đầu gối, bằng tiền bạc, cho nên mấy ổng đâu có trí tuệ để show cho dân thấy. Nhưng ngặt một nỗi, không có thực lực nhưng thích thể hiện nên mấy anh này nghĩ ra chuyện ruồi bu để PR. Đinh La Thăng thì đi vớt bèo, Nguyễn Thị Kim Ngân lội bùn trồng rừng ngập mặn, Nguyễn Thị Kim Tiến vớt lăng quăng, Vũ Đức Đam phát cỏ, rồi bây giờ thằng ngu Võ Văn Quý đi thăm con nghiện sốc thuốc đang cấp cứu.

Như đã nói, mỗi môi trường chính trị thì cách làm chính trị cũng sẽ khác. Ở nền chính trị mở là phải có tài năng thực sự và chiến lược PR bản thân tốt. Trong môi trường chính trị đóng là phải biết quỳ gối và đặc biệt phải tham nhũng để kiếm tiền mua ghế. Obama hay Trump sẽ không bao giờ biết quỳ gối để đi lên, và người CS thì chắc chắn không thể PR để cho nhân dân tin tưởng. Người CS nào thích PR thì chắc chắn sẽ lòi ra cái giả dối, cái diễn trò, và thậm chí lòi cái ngu như tay phó chủ tịch Hà Nội. Lời khuyên chân thành nhé! Các quan chức CS đừng làm màu khi bản thân không đủ tầm.

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay