“Biết bao nhiêu điều tôi muốn nói”

Chuyện Phiếm đọc trong tuần 24 Thường niên năm B 17-9-2018

 “Biết bao nhiêu điều tôi muốn nói”

Nhưng cũng vậy mà thôi

Nhưng cũng vậy mà thôi.”

(Mai Anh Việt – Những điều tôi muốn nói với em) 

(1Phêrô 1: 14-15)

“Cũng vậy mà thôi”, phải chăng đây là lời quả quyết như đinh đóng cột? Thứ đinh đóng cột, thật khó gỡ. Huống hồ là “những điều tôi muốn nói”, nhưng không thành lời. 

Ở nhiều nơi, kể cả nhà Đạo, lại cũng có những sự-kiện qua đó nói lên một “tự sự” đã trở thành như “đinh đóng cột”, một khi đã thốt nên thành lời. Những lời được diễn tả ở thi-ca/âm nhạc có những tình tự kết thêm sau đây: 

“Rồi tôi sẽ qua đời.

Rồi em cũng quên lời.

Có bao nhiêu lần tay vuốt mắt.

Nghe thấy tận lòng đau.

Nghe thấy tận lòng đau.

Vì em đã qua cầu.

Còn tôi thức đêm sâu.

Những điều tôi muốn nói với em.

không gần như Sao với Đêm.

Không xa như vạt nắng bên thềm.

mà nằm giữa con tim. 

Những điều tôi muốn nói đã quên,

Như tình yêu không có tên.

Sẽ một lần tôi đứng bên bờ vực.

hoang mang bối rối không thật không hư.

Biết bao nhiêu điều tôi lỡ nói.

Thôi chớ ngại mà chi, chớ ngại mà chi.

Vì sông rẽ đôi giòng.

Sầu dâng sóng trong lòng.

Hãy nâng niu tình ta ốm yếu.

Cho đến tận đời sau, cho đến tận đời sau.

Ngày vui nối đêm buồn.

Hồn ta vẫn mưa tuôn. 

(Mai Anh Việt – bđd) 

Cuối cùng thì, “ngày vui nối đêm buồn” hiển nhiên là “hồn ta vẫn mưa tuôn”. Vâng. Hôm nay đây, mưa vẫn cứ tuôn, cứ đổ ở cuối chân trời nơi có giòng thi-ca, âm-nhạc; có cả những câu truyện kể rất đáng nể, để mọi người trong ta luôn tìm đến mà cảm kích. Những truyện để kể cho nhau nghe sau nhiều tháng ngày có những “ngày vui nối đêm buồn”, rất “mưa tuôn”. Và, cả đến“sầu dâng sóng trong lòng”, “mãi tận đời sau”, nữa đấy em.

Vâng. Đời người còn lắm truyện kể mới nghe qua đã thấy sầu buồn/lẻ bóng, rất như sau:

“Truyện rằng:

“Có một vị tiểu hòa thượng phụ trách quét dọn lá rụng trong chùa, mỗi ngày phải cần rất nhiều thời gian mới có thể quét xong. Một người nói với anh ta: “Ngươi hãy rung cái cây thật mạnh cho lá rụng xuống rồi hãy quét, như vậy ngày mai sẽ không phải quét nữa!”. Tiểu hòa thường nghe vậy thấy cũng có lý, liền cao hứng làm theo, nhưng ngày hôm sau lá lại vẫn rụng khắp sân chùa như cũ. Mặc cho người này hôm nay ra sức rung mạnh cây, ngày mai lá vẫn lại rụng xuống như vậy. 

Mọi việc đều không thể nóng lòng làm cho xong, làm tốt việc của ngày hôm nay, chính là có trách nhiệm với cuộc sống của mình vậy.” (Truyện kể trích thuật từ nhiều trang mạng, không đề tên). 

Thật ra thì, kể những câu truyện nói lên ý-nghĩa của “ngày vui nối đêm buồn” vẫn kéo theo nhiều chuỗi ngày dài cuộc đời người, trong đó mọi người đều mang mặc ít/nhiều tình thương yêu, ta trao cho nhau. Tình yêu ấy, có thể là “tình vui” hoặc “hận sầu” tùy hoàn cảnh của mỗi người và mọi người. Còn tình-tự đây, lại là đề-tài nóng bỏng ở con người được diễn tả suốt, không khi nào cạn tiệt hoặc lấm tấm vài nỗi đau. Tình vui hay sầu buồn, vẫn là những tình-tự được các đấng bậc nhà Đạo khắp nơi diễn tả qua trang giấy mà ta có gọi là những “bài suy niệm”/nhận định trải dài nhiều cây số, rất như sau:

 “Cuộc đời đâu chỉ mỗi vậy. Lại nữa, nếu người hỏi từng bôn ba sinh sống ở nơi có nền văn hoá đặt nặng trên lề luật và cấm kỵ, tưởng cũng nên có cái gì đó giúp người ấy trong cuộc lựa chọn thoả đáng ngõ hầu đưa thương yêu vào vị trí ưu tiên cao nhất. Và, khi người người tìm đặt ưu tiên cao nhất, thiết tưởng việc ấy sẽ là tình thương yêu, thôi. Bao lâu tình thương yêu tồn tại, thì ánh sáng của những tháng ngày đẹp trời sẽ kéo dài mãi và khi đó mọi người sẽ về lại nhà mình mà nghỉ ngơi, vui hưởng các thành quả hái gặt được. 

      Khi xưa, nhóm 138 học giả thuộc đạo Hồi từ 43 nước trên thế giới có thư ngỏ gửi cộng đồng tín hữu Đức Kitô vốn đề cập và đề nghị đưa tình thương yêu vào vị trí ưu tiên cao nhất cho hai Đạo. Và, các vị đã đồng thuận ký thư trên để tỏ bày rằng tình thương yêu vẫn là và phải là mẫu-số-chung cho sinh hoạt của hai Đạo.

 Mẫu-số-chung ấy, là nền tảng và mục tiêu để hai đạo đặt ra cho mình thực hiện. Mẫu-số-chung, là mẫu số rất chung về lòng mến Chúa và yêu người đồng loại, cả hai gộp lại làm một. Một mục tiêu, một điểm nhấn ngõ hầu ta phụng thờ chỉ một Chúa, thôi. Bởi, Ngài là Tình Yêu đích thật để ta biến nó thành hiện thực, với mọi người. Chính đó, là lòng mến mà tỏ ra với Chúa và với nhau để tôn vinh, kiến tạo cùng một chí hướng.

 Đức Chúa của Tình Yêu luôn đi bước trước trong sáng tạo và trao ban Tình Yêu cho ta theo cung cách cả hai Đạo đưa ra cho mọi người. Các học giả đạo Hồi ở trên lâu nay nới rộng vòng tay thân thương/hợp tác để cùng với cộng đoàn tín-hữu Chúa Kitô, coi đó như sáng kiến quả cảm, đặc biệt. 

Để phúc đáp, nhóm đối tác bên Đạo Chúa là các học giả từng đặt cơ sở ở đại học Yale, Hoa Kỳ cũng nới rộng vòng tay yêu thương của Đạo mình, với người anh em bên đó. Nhưng, trước khi hồi đáp bằng động thái thương yêu, các vị trong nhóm này đưa yêu cầu anh em bên đạo Hồi “hãy thứ tha cho các động thái mà tiền nhân mình đã xử sự trong quá khứ. 

Các đấng bậc nói trên cũng xin cộng đồng Hồi giáo và các vị trong tổ chức “Xót-Xa-Tình-Nên-Một” hãy thứ tha các lầm lỡ mà anh em Đạo Chúa đã mắc phạm. Điều mà tiền nhân khi xưa từng sơ xuất, người thời đó gọi là “Thánh chiến”, nay đổi lại bằng tên gọi rất mới và thời thượng là: “Chiến tranh chống khủng bố”, nhưng thực tế, chỉ nhắm vào người anh em bên Hồi giáo, mà thôi. Bằng cử chỉ này, các học giả bên Đạo Chúa đã xưng thú các lỗi lầm mình sai phạm với người anh em bên đạo Hồi và mong rằng những việc như thế sẽ không còn tái diễn nữa. 

Học giả Đạo Chúa công nhận rằng: ngay từ đầu, xung đột giữa hai đạo dù được gán cho cái tên rất thánh thiêng đi nữa, vẫn không mang tính đạo giáo và vẫn hàm ẩn một tầm kích chống phá thương yêu. Và, các vị còn công nhận rằng: các vấn đề gây ưu tư/trăn trở nhiều thời, đã tạo ảnh hưởng xấu lên phân nửa dân số thế giới. Và, các ngài còn khẳng định: sự việc này ảnh hưởng không ít lên viễn tượng hoà bình và công chính, cho thế giới. 

Từ đó, các học giả nói trên đã dùng mẫu-số-chung “yêu thương” với lời lẽ và nền tảng cho mọi hành xử để các vị này không còn đặt nặng tính cá biệt giữa hai đạo, mà chỉ tập trung lên điểm chung căn bản của đạo giáo. Bởi, cuối cùng thì: trọng tâm của mọi nhóm vẫn nhắm vào tình thương yêu trải dài đến mọi người. Thương yêu, là lòng mến Chúa, mến mộ Đạo và là sự cảm thông với hết mọi người bằng mẫu-số-chung của hai đạo. 

Thương yêu, là lòng sủng mộ ta có với Chúa và với người thường, bất kể người đó là ai? Họ theo tôn giáo nào? Về điểm này, hai nhóm đều cố lướt thắng hết mọi thứ, ngõ hầu đạt đến cùng đích là cảm thông yêu thương xoá bỏ mọi khác biệt dễ gây hận thù. Nhóm anh em bên Hồi giáo cũng nói đến tình thương yêu Đấng Thánh Vô Hạn luôn xót thương hết mọi người. 

Trong khi Đạo Chúa, dưới tầm nhìn của người Do thái, cũng nói nhiều về Thiên-Chúa-là-Tình-Yêu, Đấng làm cho mặt trời toả sáng trên mọi thứ tốt/xấu. Ngài là Đấng làm cho mưa rơi trên đầu người công chính cũng như với kẻ bất lương, hoặc phân rẽ. Mưa vẫn rơi, cho cả thế giới đạo Hồi lẫn Đạo Chúa Kitô, suốt mọi thời. 

Cả hai bên đã tôn trọng lẫn nhau qua kinh nghiệm về Thiên-Chúa-Đầy-Yêu-Thương đã đi bước trước trong thương yêu loài người dù người đó có là nam hay nữ, già/trẻ, Công giáo hoặc Hồi giáo. Ta không thể nói được: mình tin Thiên-Chúa-Là-Tình-Yêu cho đến khi nào mình nhận ra rằng: mọi người đều được kéo gần lại với nhau bằng tình thương Ngài ban tặng cho ta, cùng một kiểu. Điều này sẽ cải biến ý tưởng về “người đồng loại”. 

Ta thương yêu người đồng loại như Chúa dạy là tất cả phải trở nên một, gộp lại. Không thể nói mình thật tình tin Chúa mà lại không thích những điều mà người đồng loại mình từng mong ước hoặc không thực thi bằng hành động những gì mình muốn cho người đồng loại sẽ có. 

Ngày 4/11/2008, một nhóm các lãnh đạo và thần-học-gia từ các nước Hồi giáo đến thăm thủ đô Rôma để đối thoại với thủ lãnh và thần-học-gia Công giáo về “Giới Lệnh” Chúa ban. Mỗi nhóm 24 vị đích thân hội kiến Đức đương kim Giáo Hoàng để tái lập mẫu-số-chung thương yêu từng lạc mất. Ngay ngày đầu, các ngài đã trao đổi về nền tảng của Giới Lệnh thương yêu theo truyền thống của hai bên. Các ngày sau đó, các đấng bậc cũng đã bàn về ý nghĩa phẩm cách con người, về việc tôn trọng phẩm giá đã nẩy mầm từ nền tảng thương yêu Chúa tạo cơ sở cho một hiệp nhất. 

Ngày cuối cùng, mở ra cho mọi người, cả chúng dân bên ngoài nhóm nữa. Tất cả như một, đều đã nguyện cầu để mọi người trở nên một trong tình Yêu-thương Chúa đề xuất. Đây là bước ngoặc lịch sử sẽ dẫn dắt cả hai đạo tiến xa và tiến mạnh đem hoà bình đến cho thế giới. Điều thú vị, là các thần-học-gia Công giáo cũng nhấn mạnh đến sự quan ngại về hành xử của tín đồ Đạo Chúa đối với người đồng loại, nói chung. Trong khi đó, các thần-học-gia đạo Hồi khi ấy tập trung nhiều vào Tình thương yêu đối với Chúa. 

Cách đây khoảng 150 năm, chức sắc nọ trong chính quyền Hoa Kỳ đến gặp anh Joseph, lãnh tụ nhóm Da Đỏ có tên là “Lỗ Mũi Xỏ” ở Hoa Kỳ. Chức sắc nói nhiều về lợi ích tặng cho người sắc tộc nếu họ chịu mở trường tại khu họ sinh sống. 

Ngay lúc ấy, trưởng tộc Joseph nói: “Chúng tôi thật chẳng muốn có trường học nào hết”. Khi được hỏi lý do tại sao như thế, thì trưởng tộc Joseph cho biết đơn giản chỉ vì: “Nếu làm thế, người Mỹ sẽ chỉ lo mỗi chuyện dạy dỗ con em chúng tôi cách xây nhà thờ/nhà thánh, thôi.” 

Chức sắc kia lại hỏi: “Vậy thì, các ông không muốn có nơi lo việc phụng thờ sao?” Câu trả lời cũng dễ hiểu: “Không! Chúng tôi không muốn nhà thờ! Tại sao ư? Thì, có nó bọn tôi cũng lại cãi nhau về Thượng Đế, mãi không dứt. Và chúng tôi chẳng muốn cãi vã về Thượng Đế, vì chỉ rành tranh cãi về những gì thuộc con người, thôi. Chúng tôi chẳng bao giờ muốn học biết các chuyện như thế hết!” 

Ai biết vi tính, hãy vào “Google” đánh chữ “linh thiêng” sẽ đọc hơn chục trang diễn tả từ ngữ này. Có trang nói về tuồng vọng cổ do Hương Lan đóng. Có trang về tính linh thiêng cao cả, của con người. Có trang đề cập đến cách sống mật thiết với Tình Yêu “thánh” rất thực. Sống mật thiết với Chúa gồm ba lãnh vực. thứ nhất, về bản chất kinh nghiệm, tức: bản chất của niềm tin đích thực, nơi con người. 

Thứ hai, gợi nhớ kinh nghiệm con người về tôn giáo diễn giải sự thể lâu nay gọi là triết lý/thần học khi nào con người tìm ra ngôn ngữ chung cho lãnh vực thứ nhất rồi, sẽ không cần gì nhiều cho hai lãnh vực kia. Tóm lại, chỉ một lĩnh vực duy nhất cần cho mọi người là ‘yêu thương người đồng loại’, thôi”. (Lm Kevin OShea DCCT biên soạn – Mai Tá lược dịch)  

Nói cho cùng. Kể cho hết, vẫn là động-thái của người viết cứ lan man chuyển tải nhiều ý-tưởng. Có ý-tưởng tuy ngắn gọn, nhưng đượm nhiều nghĩa. Lại cũng có những ý-tưởng xem ra dài dòng, lại cũng chẳng nói lên nhiều điều cần nói.

Thế mới biết, mọi người ở đời vẫn kể lại cho nhau nghe biết cái-gọi-là “dâu chỉ thời đại” rải rác đó đây, không làm sao hết. Dấu thời đại, đôi khi chỉ là những dấu hiệu rất rõ ràng  bật lên từ phía nhà Đạo. Cũng có lúc, vẫn chỉ là những gì mắt thấy tai nghe, rõ mồn một chẳng cần minh-xác vẫn có thể chấp-nhận cho mình, và cho người.

Thế mới hay, cuộc đời người còn có những động-thái hoặc tư-tưởng thời thượng khiến người trong cuộc không tài nào dửng dung hoặc bỏ qua một bên chẳng đoái hoài gì đến nó. Có một tư-tưởng từng được đấng bậc trên cao ở nhà Đạo, vẫn khuyên-răn/nhắc nhở mãi để mọi người khỏi quên, như sau:       

Đức Giáo Hoàng nhìn nhận “Chúng ta đã bỏ rơi các trẻ bé”. Trong một lá thư vừa được công bố với nội dung “thẳng thừng” khác thường, Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết: 

“Một lần nữa ta nhìn nhận sự đau khổ mà nhiều trẻ vị thành niên đã phải chịu đựng sự lạm dụng tình dục, lạm dụng quyền lực và lạm dụng lương tâm mà một số đáng kể các giáo sĩ và những người được thánh hiến đã gây ra”.

 “Nhìn trở lại quá khứ, không một nỗ lực nào trong việc xin lỗi và hàn gắn sự tổn hại đã gây ra được coi là đủ. Còn nhìn về tương lai, mọi nỗ lực cần phải được dành ra để tạo một tình huống có thể đề phòng những trường hợp tương tự có thể xảy ra, thế nhưng đồng thời cũng phải đề phòng khả năng những hành động đó được bao che và kéo dài”.

 Lá thư do Đức Phanxicô viết cốt ý trả lời cho báo cáo của Đại Bồi Thẩm Đoàn ở Pennsylvia vừa được công bố với những chi tiết kinh hoàng cho thấy những lạm dụng tình dục khủng khiếp do một số giáo sĩ gây ra và được các giám mục che đậy. Báo cáo được dựa trên một số tài liệu nội bộ của 6 giáo phận tại Pennsylvania mà một số được coi là “tối mật” chỉ Đức Giám Mục mới được biết. Báo cáo cho biết – dựa trên bằng chứng có cơ sở – có trên 300 linh mục đã lạm dụng tình dục trên 1.000 trẻ vị thành niên. Một số bị chuốc rượu, bị sờ mó hoặc bị xâm phạm tiết hạnh.  

 Qua những cuộc gặp gỡ riêng với các nạn nhân mà Đức Phanxicô đã có chất liệu để viết lá thư này. Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh đến nhu cầu cấp bách là cần phải biết ai chịu trách nhiệm. Theo ngài đó là những người gây ra tội ác và những ai che đậy tội ác. Ông Greg Burke – giám đốc văn phòng báo chí Vatican – giải thích: “Đây không chỉ là vấn đề của Ái Nhĩ Lan, của Hoa Kỳ hay của Chí Lợi mà là của cả thế giới. Đức Phanxicô muốn gửi lá thư đó cho Dân Chúa, có nghĩa là cho mọi người. Điều cần để ý là Đức Phanxicô không chỉ gọi lạm-dụng tình-dục là tội lỗi mà thôi, nhưng còn coi là tội ác nữa”. 

 Trang mạng bishopaccountability.org – là một tổ chức bất vụ lợi tranh đấu cho các nạn nhân bị lạm dụng tình dục – cho biết các vụ kiện cáo liên quan đã làm các giáo phận và các Dòng Tu tại Hoa Kỳ tốn kém khoảng 3 tỷ mỹ kim. Cuộc khủng hoảng hiện nay là một thách đố nghiêm trọng cho triều đại của Đức Phanxicô trong khi Hồng Y Sean O’Malley ở Boston – cố vấn tối cao của Đức Phanxicô trong vấn đề lạm dụng tình dục – qua một thông báo nhận định rằng: “Người Công giáo đã mất kiên nhẫn với chúng tôi và xã hội dân sự đã mất niềm tin vào chúng tôi”.

 Tuần này, Đức Phanxicô sẽ đến Ái Nhĩ Lan tham dự Đại Hội Gia Đình Thế Giới. Còn nhớ, Giáo Hội Công Giáo tại đây vào năm 2009 đã trải qua một cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục nghiêm trong và dự trù Đức Phanxicô sẽ gặp một số nạn nhân trong cuộc tông du này.” (X. Dấu Chỉ Thời Đại ngày 21/8/2018, Vũ Nhuận chuyển ngữ). 

Tiếp theo sau các “dấu chỉ thời đại” ở trong Đạo, cũng nên trở về với lời Đấng Thánh Hiền từng bảo ban, hôm trước, rằng:

“Như những người con biết vâng phục,

anh chị em đừng chiều theo những đam mê trước kia,

lúc anh chị em còn mê muội.

Anh chị em hãy sống thánh thiện

trong cách ăn nết ở,

để nên giống Đấng Thánh

đã kêu gọi anh chị em,

vì có lời Kinh Thánh chép:

Hãy sống thánh thiện,

vì Ta là Đấng Thánh.”

(1Phêrô 1: 14-15)

Tuân-thủ những lời khuyên nhủ ở trên, ta hãy hiên-ngang ngẩng cao đầu mà hát lên những ca-từ của nhạc bản, lấy đó làm lợi thế để rồi tiến về phía trước mà hiện thực những điều từng quyết tâm. Những ca-từ đầy phấn-chấn, vẫn hát rằng:

“Những điều tôi muốn nói với em.

không gần như Sao với Đêm.

Không xa như vạt nắng bên thềm.

mà nằm giữa con tim.

 Những điều tôi muốn nói đã quên,

Như tình yêu không có tên.

Sẽ một lần tôi đứng bên bờ vực.

hoang mang bối rối không thật không hư.

Biết bao nhiêu điều tôi lỡ nói.

Thôi chớ ngại mà chi, chớ ngại mà chi.

Vì sông rẽ đôi giòng.

Sầu dâng sóng trong lòng.

Hãy nâng niu tình ta ốm yếu.

Cho đến tận đời sau, cho đến tận đời sau.

Ngày vui nối đêm buồn.

Hồn ta vẫn mưa tuôn. 

(Mai Anh Việt – bđd)

Hãy hát lên và hát mãi, những ca-từ buồn vui nhưng phản ánh cuộc đời người từng kinh qua các giai-đoạn vui buồn, hệt như thế. Hát xong rồi, bạn và tôi ta sẽ thấy đời cũng không đến nỗi tệ như nhiều người thường tưởng-tượng, cho riêng mình.

Trần Ngọc Mười Hai

Và những tháng ngày  

Còn hát hoài, hát mãi

Những ca-từ

Rất như thế. 

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay