Trận đại tàn sát kinh hoàng nhất của Stalin trong lịch sử nhân loại”.

Hoa Do shared a post.
Image may contain: 1 person, standing and outdoor
Image may contain: one or more people and outdoor
Image may contain: one or more people, sky, horse and outdoor
Image may contain: outdoor

Hữu Thọ

NGÀY NÀY NĂM ẤY: 11-9-1932 lãnh tụ Stalin ra lệnh tịch thu hết lương thực, thực phẩm tại Ukraina, khiến 1/4 dân số chết đói, gây ra “trận đại tàn sát kinh hoàng nhất của Stalin trong lịch sử nhân loại”.
Sự thể là thế này.

Năm 1930 Stalin bắt đầu xây dựng CNXH, hủy bỏ sạch sành sanh làng xã để thành lập nông trang tập thể. Nông dân phải nộp hết ruộng đất, bò ngựa, xe cộ và lương thực tích trữ cho nông trang, tất nhiên phải chống đối rồi. Tại Ukraina, vựa lúa mì lớn nhất Liên Xô, sự chống đối mãnh liệt nhất. Nông dân chôn giấu lương thực, còn lại đốt bỏ hết. Họ giết sạch gia súc, giấu thịt và sữa dưới ao hồ đóng băng, còn bao nhiêu nhậu nhẹt say sưa tối ngày. Đến mùa vụ, họ ỉ vào lương thực chôn giấu lủ khủ, ứ chịu ra đồng cày cấy, mà sức kéo (bò, ngựa) còn đâu nữa. Sản lượng lúa mì ở Ukraina năm 1931 giảm sút nghiêm trọng, báo hiệu mở đầu nạn đói.

Nhân cơ hội này, phong trào ly khai đòi tách Ukraina khỏi LX bùng phát. Ban lãnh đạo ĐCS Ukraina có ý ngả theo lòng dân. Stalin ra lệnh đàn áp thẳng tay. Bắt bớ, bắn giết quá trời ông địa. Giữa năm 1932 ĐCS Ukraina năn nỉ trung ương nhẹ tay. Stalin bác bỏ thẳng thừng, điều thêm quân đến thanh trừng, biến Ukraina thành trại giam và nghĩa địa khổng lồ.

Ngày này năm ấy (11-9-1932), Stalin ra lệnh tịch thu tuốt tuồn tuột lương thực, thực phẩm tại Ukraina, cử Môlôtốp trực tiếp chỉ đạo chiến dịch. Binh lính và công an càn quét các làng xã, sục sạo tìm lương thực cất giấu. Nông dân bị cấm đi xin ăn, mặc cho đói lả đến chết. Dân thành phố được cấp lương thực theo tem phiếu nhưng có lệnh cấm bố thí cho bà con họ hàng từ quê lên. Thầy thuốc bị cấm chữa bệnh cho nông dân. Nhiều làng chết đói sạch sành sanh, không còn một mống. Cộng đồng gốc Ucraina ở châu Âu, Canada, Mỹ vận động quyên góp. Nhưng các đoàn xe chở lương thực cứu trợ bị chặn ở biên giới.

Tính đến tháng 4-1933 đã có 7 triệu người (có tài liệu nói 10 triệu) chết, chiếm 1/4 dân số Ukraina khi đó. Chính quyền Xô viết tuyên bố đã đạt được mục đích “tiêu diệt xong bọn phản động, tiểu tư sản thoái hóa để tạo dựng con người mới XHCN”.

Thế giới nói gì?

Năm 2003 Liên Hiệp Quốc xác nhận nạn đói Ukraina 1932-1933 là hậu quả của chính sách độc tài tàn bạo. Năm 2006 quốc hội Ukraina lên án đó là tội diệt chủng. Năm 2008 quốc hội châu Âu ra quyết nghị coi nạn đói này là tội ác chống nhân loại. Năm 2010 tòa án Kiép (thủ đô Ukraina) tuyên án Stalin và các lãnh đạo Xô viết phạm tội diệt chủng. Tại Mỹ, ngày 13-11-2009 TT Obama đọc diễn văn trong Ngày tưởng niệm Nạn đói Ukraina: “Tưởng niệm những nạn nhân của thảm họa nạn đói Ukraina cho chúng ta dịp để nghĩ tới hoàn cảnh của những người dân phải sống khốn khổ dưới các chế độ cực đoan, tàn bạo trên thế giới”.

Ảnh 1: Đài tưởng niệm nạn đói 1932-1933 tại thủ đô Kiép.
——-
Phụ lục: Hồi đó, với niềm tin mãnh liệt, để lôi kéo bà con ta (lớp trẻ bây giờ gọi là thả thính), chàng thanh niên Tố Hữu viết bài thơ Lão đầy tớ (sau này in trong tập Từ ấy) ca ngợi chế độ tươi đẹp của LX. Trích từ khổ thứ 6 trở đi:
…Ông đã nghe ai nói
Có một xứ mênh mông
Nửa tây và nửa đông
Mạnh giầu riêng một cõi?
Nơi không vua, không quan
Không hạng người ô uế
Không hạng người nô lệ
Sống đau xót, lầm than.
Nơi tiêu diệt lòng tham
Không riêng ai của cải
Hàng triệu người thân ái
Cùng chung sức nhau làm.
Để cùng nhau vui sướng
Ai già nua tật nguyền
Thì cứ việc ngồi yên
Đã sẵn tiền nuôi dưỡng.
Lão ngơ ngác nhìn tôi
Rối rít: Ồ hay nhỉ!
Ai già nua được nghỉ
Cũng no ấm trọn đời?
Ai cũng có nhà cửa
Cũng sung sướng bằng nhau?
Đã không ai đè đầu
Làm chi có đầy tớ?
Cậu bảo: Cũng không xa?
– Nước Nga?
– Ờ nước ấy.
Và há mồm khoan khoái
Lão ngồi mơ nước Nga.
Hết chuyện.

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay