Bạo động và bất bạo động

Bạo động và bất bạo động

Những kẻ nào phải nhận bản án kích động bạo lực? 
Khi nhà cầm quyền quyết định đối thoại với người dân tay trần-chân đất bằng dùi cui-giày trận-vũ khí trang bị tận răng thì bạo quyền chính là thủ phạm, là nguồn gốc dẫn đến bất kỳ một hành động phản ứng mạnh mẽ nào từ người dân. 
Khi mà hình ảnh “ra trận” của nhà nước là những xe thùng chở côn đồ đến tấn công người dân – bao gồm người già, phụ nữ, trẻ em – tụ tập ôn hoà để yêu cầu quốc hội không thông qua những đạo luật tai hại cho đất nước, thì ngòi nỗ bạo lực đã được bật chốt từ chính nhà cầm quyền.
Khi mà máu và nước mắt của những người mẹ, người anh, người em đã đổ xuống trên đường phố, khi những nắm đấm của côn an đã được bảo kê bởi lãnh đạo, khi “đánh cho hộc máu đồng bào Việt Nam” vẫn là chủ trương “đối thoại” với người dân bởi Bộ Công an – “tấm khiêng, lưỡi kiếm của đảng – thì “bản án bạo động” phải được dành cho nhà cầm quyền. 
Khi người dân phẫn nộ 
Khi người dân phẫn nộ, đó chính là lúc mà chúng ta cần lên án tối đa rằng nhà cầm quyền đã dùng bạo lực, thủ đoạn khủng bố, trấn áp ở mức con kiến cũng phải vùng lên. 
Khi người dân phẫn nộ, đó là lúc chúng ta tự nhủ rằng cá nhân chúng ta có thể hèn, mỗi người chúng ta có thể nấp đằng sau cái bóng “hiền giả” để có những lời khuyên đại nghĩa nhưng dân tộc này vẫn có những con người cương cường, bất khuất không cúi đầu, quỳ gối, chịu nhục trước bạo lực của tà quyền. 
Và khi người dân phẫn nộ, đó chính là lúc chúng ta gửi ra hình ảnh của những tên độc tài trên thế giới đã bị quần chúng lôi đầu lên từ ống cống, đã bị người dân treo cổ vào ngày N. 
Phương thức đấu tranh bất bạo động của một tổ chức và sự phẫn nộ bùng phát của quần chúng đám đông 
Phương thức đấu tranh bất bạo động vẫn được đa số những người tranh đấu tại Việt Nam và trên thế giới xem là phương thức hữu hiệu nhất để đánh sập một chế độ độc tài công an trị. Sự thành công của nó đã được chứng minh qua nhiều thời kỳ và ở nhiều nơi. Đây là phương thức nằm trong tiến trình xoá đi sự sợ hãi của đám đông, bảo vệ phong trào tranh đấu khi chưa đủ mạnh và xây dựng – phát triển lực lượng quần chúng đối kháng. 

Xin xem bài “Cuộc cách mạng của Sợ Hãi” của cùng tác giả.

Bất bạo động là một phương thức được chọn để những kẻ bị trị có thể chiến thắng bạo quyền. Nó không được chọn như là một mẫu mực đạo đức, cho nhu cầu phải chứng minh khuynh hướng tranh đấu phải đạo – political correct. 
Bằng phương thức đấu tranh bất bạo động, những tổ chức cách mạng thành công trên thế giới đã có thể khởi đi từ một nhóm người nhỏ, kiên trì xoá bỏ sự sợ hãi của đám đông để sau đó có được hàng trăm ngàn người cùng nhau bao vây sào huyệt và đánh xập bộ máy cai trị. 
Tuy nhiên, không có một lãnh tụ, tổ chức, phương thức nào có thể ngăn chận sự phẫn nộ của hàng ngàn người khi bạo quyền châm lửa vào núi rơm quần chúng khô khốc. Không một cuộc cách mạng nào có thể thành công nếu khi đã có hàng trăm ngàn người bừng bừng phẫn nộ mà những lãnh tụ vẫn kêu gào cả trăm ngàn người đó phải ngồi im như những thiền giả dưới ngọn lửa thiêu đốt của mặt trời và những bộ mặt trơ trơ, trân tráo của tập đoàn cai trị. 
Sẽ rất khó để thành công nếu cuộc tranh đấu bắt đầu bằng một vài người với mã tấu, súng ống và bom xăng. Nhưng cũng không có một cuộc cách mạng nào khởi đi bằng con đường bất bạo động và kết thúc thành công mà không có ngọn lửa phẫn nộ của trăm ngàn người bùng cháy vào thời điểm sau cùng. 
Thời điểm sau cùng ấy, cái ngày N đấy cũng sẽ khó mà xảy ra nếu trên con đường tranh đấu, nhiều người vẫn khoanh tay nhìn đồng bào bị bạo quyền đánh đập dã man hay cùng lắm là có những tiếng can ngăn bị rơi vào khoảng không cuồng nộ của côn đồ, và những bậc “hiền giả” vẫn một mực khuyên răn đồng bào phải bình tĩnh khi đầu vẫn bể, máu vẫn rơi trên hoang tàn của thân thể đồng bào và đất nước. 
Hãy là những Trần Quốc Toản 
Trở lại với những người dân đứng lên tranh đấu chống lại Luật đặc khu và Luật an ninh mạng. Họ bước ra khỏi nhà không mang theo gậy gộc. Họ khởi hành không với mục tiêu tấn công vào trụ sở nhà nước. Họ lên đường bằng nỗi âu lo cho vận mạng đất nước, bằng tinh thần ái quốc, bằng thái độ ôn hoà: chỉ mong được đồng hành với đồng bào để công khai bày tỏ chính kiến. 
Họ không bao giờ là những kẻ kích động bạo lực. Nhưng họ đã không quỳ gối, cúi đầu mà đã vùng lên chống lại bạo lực. Hành động của họ là phản ứng tự nhiên và đương nhiên, rất con người của những ai bị đẩy vào đường cùng một cách bất công và oan ức. Hành động của họ là giọt nước tràn ly của chuỗi dài năm tháng phải chịu đựng những thảm hoạ môi trường, tệ trạng tham nhũng, cường quyền hống hách, nỗi nhục trước đám Tàu khựa coi trời bằng vung đang lan tràn trên đất nước và bị cai trị bởi một chế độ hèn với giặc ác với dân. 
Hành động của họ là tấm gương phản chiếu truyền thống của cha ông. Họ là hậu duệ của Trần Quốc Toản. Họ là con cháu của Hưng Đạo Vương. Họ chính là phiên bản của lịch sử Việt Nam. Đất nước này đã không còn hiện hữu, dân tộc này đã là quá khứ xa xăm nếu trang sử hơn 4000 năm được viết bởi những thế hệ chỉ biết cúi đầu tụng niệm trước bạo lực. 
Kết 
Chính bạo quyền cộng sản mới là phía kích động bạo lực. Đảng CSVN mới chính là cái nôi, là nguồn cơn, là thủ phạm của mọi bạo động trên đất nước này. Không ai khác, tập đoàn cộng sản là những kẻ đã dùng bạo động làm phương châm và kim chỉ nam cho mọi hoạt động trong suốt thời gian tồn tại của họ. 
Dưới sự cai trị bạo tàn, đối diện với những hành vi bán nước của cộng sản, không phẫn nộ thì còn đâu là một con người đúng nghĩa. Và ách cai trị độc tài sẽ không bao giờ chấm dứt nếu những đôi chân không đứng lên, những cánh tay không vươn tới bằng những con người Việt Nam phẫn nộ. 
12.06.2018
Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay