Bất đồng chính kiến, sự thật, và sự tan rã của Liên Xô

Trần Bang added 2 new photos.

Chống lại dối trá, trở về với Sự thật là cách đã giúp Đông Âu, LX thoát khỏi chế độ cộng sản toàn trị dựa vào bạo lực và tuyên truyền dối trá?

“…Nếu Liên Xô là ví dụ lớn nhất của thế kỷ 20 về một chế độ sử dụng tuyên truyền và thông tin để kiểm soát các công dân của mình – hay 70 năm thao túng tin giả – thì dịp kỷ niệm một trăm năm Cách mạng Bolshevik là một thời điểm quan trọng để đánh giá lại cách mà nó tạo ra một làn sóng phản kháng mạnh mẽ trong xã hội dân sự “ngầm” tại Moskva và Leningrad.

Phản kháng nội bộ thực sự chống lại chế độ Liên Xô bắt đầu nổi lên trong những năm 1960, vào thời điểm nhiệt độ chính trị trong nước đang chuyển từ thời kỳ hậu Stalin hừng hực sang lạnh lẽo trở lại. Đàn áp bắt đầu với phiên tòa xét xử các nhà văn trào phúng Yuli Daniel và Andrei Sinyavsky vào đầu năm 1966. Khi các đợt phản kháng và các phiên tòa tiếp diễn sau đó, phe bất đồng chính kiến đã phải đối mặt với một tình trạng lưỡng nan thú vị: làm thế nào để chống đối hiệu quả nhất trong bối cảnh thông tin họ có đang ngày càng nhiều. Gần như hàng ngày, họ đều được nghe chi tiết về những cuộc thẩm vấn, những câu chuyện được truyền lại về cuộc sống trong các trại lao động, cũng như những cuộc lùng sục và bắt bớ.

Nhóm bất đồng chính kiến có thể lựa chọn hình thức tuyên truyền riêng của mình, nhấn mạnh cuộc bức hại và biến vốn từ ngữ phong phú của Liên Xô về những kẻ “côn đồ” và “phần tử phản xã hội” thành những áng văn dài cay đắng chống lại nhà nước. Nhưng họ đã không làm vậy. Thay vào đó, họ đã chọn cách truyền đạt một cách phi cảm xúc và trong trẻo nhất có thể. Họ đã đạt được những gì chúng ta có thể gọi là sự khách quan.

Nhiều thế hệ công dân Liên Xô đã tự đào tạo mình để nghĩ về sự thực như một khái niệm mang tính tương đối. Các bài báo đã được đọc như những câu chuyện nhằm tôn vinh nhà nước chứ không phải phản ánh thực tế. Và người ta cũng bị tách biệt thành những con người riêng tư, thường khác biệt với khuôn mặt và lời nói chốn công cộng của họ.

Do xã hội Liên Xô được xây dựng dựa trên sự lừa dối kéo dài hàng thập niên này, điều đáng chú ý và khiến ta yên tâm là việc nói thật và nói rõ ràng vẫn có quyền lực lớn lao trong số cho các nhà bất đồng chính kiến vào những năm 1960. Và thực sự là vậy. Hãy nghe Lyudmila Alexeyeva, một trong những nhà sáng lập của một tạp chí ngầm quan trọng nhằm tôn vinh sự thật, tờ A Chronicle of Current Events, mô tả về sự cuốn hút gần giống với tôn giáo:

“Đối với từng người trong chúng tôi, làm việc cho tờ Chronicle có nghĩa là cam kết trung thành với sự thật, nó có nghĩa phải gội sạch bản thân khỏi mọi dơ bẩn của việc ‘suy nghĩ nước đôi’ vốn đã tràn ngập mọi giai đoạn trong đời sống Liên Xô,” bà viết. “Tác động của Chronicle là không thể đảo ngược. Mỗi người trong chúng tôi đã trải qua điều này một mình, nhưng ai cũng biết những người khác cũng đã trải qua cuộc tái sinh đạo đức này.”

Liệu hành trình “ngầm” nhằm tìm kiếm sự thật dựa trên các báo cáo khách quan, thận trọng này có góp phần thúc đẩy sự tan rã của Liên Xô?

Thật khó để xác định, vì còn có rất nhiều yếu tố khác, đặc biệt về kinh tế, cũng góp phần vào sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản Liên Xô vào cuối những năm 1980. Nhưng nó đã ảnh hưởng đến cách Liên Xô tan rã. Không giống như Trung Quốc, vốn cũng phải đối mặt với một thách thức lớn đối với quyền lực của đảng cộng sản vào năm 1989, Liên Xô không thể hy vọng tự cải cách chỉ bằng perestroika (về kinh tế). Việc Gorbachev thông qua khái niệm glasnost đã thừa nhận rằng cũng cần phải thay đổi xã hội dân sự nữa.

Các nhà bất đồng chính kiến đã tạo ra kỳ vọng rằng có thể sẽ có một loại ngôn ngữ khác, một ngôn ngữ thể hiện được thực tế mà không bị sàng lọc qua các mệnh lệnh của Liên Xô. Họ khao khát sự trung thực và minh bạch ở một quốc gia mà ngay cả tỷ lệ tự tử cũng được coi là bí mật nhà nước. Samizdat cung cấp một phương tiện để họ đạt được mục đích này.

Và những sự thật, không ngừng xếp chồng lên nhau, đã trở thành cách mà các nhà bất đồng chính kiến xây dựng một nước Nga khác, nơi mà họ hy vọng một ngày nào đó có thể đứng lên và vượt qua tất cả những điều dối trá.”

Trích từ http://nghiencuuquocte.org/…/bat-dong-chinh-kien-su-va-su-…/

Image may contain: one or more people, people standing and outdoor
Image may contain: night and outdoor
 
Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay