THANH NIÊN CS HCM, MỘT LỚP NGƯỜI TRẺ ĐẦY NGUY HIỂM CHO ĐẤT NƯỚC

From:   Hung Tran
THANH NIÊN CS HCM, MỘT LỚP NGƯỜI TRẺ ĐẦY NGUY HIỂM CHO ĐẤT NƯỚC

Ngày nay trên thế giới thanh niên làm chuyện quốc gia đại sự hoàn toàn được. Cô Jacinda Ardern đắc cử chức thủ tướng New Zealand ở tuổi 37, Emmauel Macron đắc cử tổng thống pháp tuổi 39, Aida Hadzialic đảm nhiệm bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo của chính phủ Thụy Điển ở tuổi 29. Toàn là những quốc gia tiến bộ bậc nhất thế giới.

Thực ra thế giới công nhận tuổi trưởng thành của con người là 18, nghĩa là một con người hoàn toàn tự lập và hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì mình làm. Từ tuổi 18 đến tuổi 28 là 10 năm trưởng thành và học hỏi kinh nghiệm thì rất có thể con người ở tuổi đó hoàn toàn có khả năng đảm nhận trọng trách lớn ở tầm vĩ mô chứ không phải dựa vào tuổi tác mà giao việc. Như vậy những nhà lãnh đạo cấp bộ, cấp chính phủ và thậm chí làm nguyên thủ quốc gia ở tuổi đời còn rất trẻ là không có gì lạ cả.

Thực ra tri thức được giảng dạy trong giáo dục là gì? Đó là vô số điều hay, điều đúng được xã hội loài người tích lũy vào đó từ hàng ngàn năm trước để cho con người hấp thụ vào đầu trong vòng 12 năm học, để mà trở thành một nhân tố tích cực trong một xã hội tiến bộ. Tri thức nó có phần tự nhiên và xã hội, phần tự nhiên thì xưa đúng nay vẫn đúng, nhưng phần xã hội có thể nay đúng nhưng ngày mai những thứ đó không còn đúng nữa.

Giáo dục nhồi sọ là nhét vào đầu học sinh những kiến thức bằng cách cưỡng bức và cấm học hinh đặt câu hỏi để phản biện. Con lừa là một con vật nó có não kém phát triển nên nó chỉ biết đi theo lối mòn. Xưa sao nay vậy là cách giáo dục XHCN, và nó chẳng khác gì cách giáo dục thời phong kiến cả. Vì thế mà Phong kiến tồn tại nhiều ngàn năm vẫn chẳng làm xã hội tiến bộ được. Tây Âu và Bắc Mỹ từ khi hình thành những nhà nước dân chủ tự do thì từ lúc đó các cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra đẩy xã hội loài người tiến bộ như hôm nay. Sự khác nhau là Phong Kiến giáo dục theo lối mòn còn dân chủ giáo dục khai phóng. Ngày nay giáo dục CS là hình thức giáo dục theo lối mòn kiểu con lừa.

Nếu giáo dục khai phóng nội lực con người được phát huy tối đa thì người trẻ tuổi có thể hấp thụ khối lượng kiến thức lớn, có tư duy độc lập để gạn lọc những kiến thức vô giá trị hoặc sai lầm. Mà khi gạn những rác tri thức thì đầu óc sẽ dành cho những kiến thức có ích thay vì kiến thức rác chứa đầy trong óc. Chính vì lẽ đó, tuổi U30 hay U40 nếu có tài và chịu nghiên cứu và học hỏi thì hoàn toàn có thể đảm nhiệm việc quốc gia đại sự chứ chẳng cần phải đợi những ông già U80 làm quản lý đất nước.

Nếu là giáo dục nhồi sọ thì bộ óc con người thụ động, vì thiếu tư duy độc lập nên đầu óc như sọt rác đựng đủ thứ dơ bẩn mà nền giáo dục vứt vào đó. Những kiến thức dỏm, những chương trình giáo dục phản khoa học, những bài học phản nhân văn, những tấm gương đầy tính man rợ, những trò giả dối vì thứ “thành tích” ảo cứ rót vào não. Não bộ không có tư duy độc lập nên đâu thể gạn những thứ bẩn bựa đó vứt đi? Tất cả được não mở ra nhận vào hết. Kết quả hàng loạt những học sinh hình thành ngay nhân cách rất lệch lạc. Lớp thì ác độc với nhau ngay trong ghế nhà trường, chúng đánh bạn thật là man rợ và mất hết tính người như những “anh hùng” trẻ tuổi trong văn học, trong những mẩu chuyện lịch sử vậy. Lớp thì tạo ra những con người chỉ biết làm theo lối mòn như con lừa, chỉ là những kẻ chờ sai khiến, lớn lên những con người này chỉ biết chờ chỉ thị không dám tự quyết một điều gì cả.

Con người chỉ biết dạ vâng, trông ngóng chỉ thị, không dám tự quyết và rất hèn khi găp mặt cấp trên là loại người XHCN, loại người này rải khắp bộ máy Đảng và bộ máy Nhà nước. Đến cả kẻ ngồi vào ghế cao nhất của quyền lực Việt Nam mà vẫn còn sợ cái “tằng hắng” của thiên triều thì đấy cũng là kết quả của nền giáo dục XHCN mà ra. Ta thường thấy những lãnh đạo CS hay bắt tay bằng cả 2 tay với người đồng cấp bên Trung Cộng thì điều đó chứng tỏ rằng, họ tự mặc định mình là kẻ hèn mọn. Loại người đó sẽ đưa đất nước dựa dẫm vào nước lớn làm cho đất nước mất độc lập tự chủ. Khi “con người mới XHCN” nắm vận mệnh đất nước thì sự tồn vong của đất nước bị đặt vào thử thách.

Giáo dục XHCN ngày xưa đã tạo ra lớp lãnh đạo ngày nay, lớp mà rất hèn yếu và hoàn toàn không có khả năng quản trị để đưa đất nước tiến lên mà chỉ biết ra tay tàn bạo với dân. Còn giáo dục ngày nay thì đang tạo ra lớp thanh niên CS HCM. Cha ông chúng nó là con lừa theo lối mòn Mác Lê dẫn đưa đất nước đến với đói nghèo thì nay đám này vẫn thế, vẫn là một đám không có tư duy độc lập, không có khả năng quản trị đất nước nhưng sẽ là những người tiếp nhận ghế cha ông chúng để lại.

Hôm nay thấy đám này tổ chức long trọng đại hội và chăm chú nghe một lão già cổ hũ, suốt đời trung thành với đạo Mác Lê nói lời giáo huấn. Chúng sẽ nghe, sẽ tin và sẽ tiếp tục lối mòn đó, lối mòn Mác Lê. Vậy thì chúng sẽ đưa đất nước này đi về đâu? Cha ông chúng đã đưa đất nước đến với đói nghèo thì có lẽ chúng sẽ đưa đất nước này đến họa diệt vong chăng? Hôm nay chúng dạ vâng với lão già nói nhảm thì mai sau chúng nó sẽ dạ vâng với Bắc Kinh mà chẳng biết đâu là đúng đâu là sai của một người gánh trách nhiệm quốc gia trên vai. Nếu hôm nay cha chúng bán nước lén lúc thì mai sau chúng cũng sẽ thế mà thôi, hoặc có thể bán lộ liễu vì sự áp lực của Trung Cộng ngày một nặng nề hơn. Thanh niên CSHCM, những cán bộ nguồn sẽ là mầm họa cho mai sau.

FB Đỗ Ngà

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay