TQ được coi là một trong những nước thù nghịch của internet.

From facebook:  Trần Bang‘s post
 
 
 
Image may contain: 2 people, text

Trần Bang

 

Facebook tại Trung Quốc. ( CS Việt Nam định theo đuôi CSTQ, Dân VN có cho theo không? )

TQ được coi là một trong những nước thù nghịch của internet. Sau khi lập ra cái gọi là Vạn lí trường thành trên mạng (Great Firewall) từ năm 1997, chính quyền nước này đã chặn fb từ năm 2009. Riêng google thì mãi đến 2014 mới bị chặn hoàn toàn. Để làm được điều đó, các sản phẩm nội địa của TQ phải thừa nhận là khá mạnh.

Các công ty thuần “tàu” này đã thay thế được cho hầu hết các ứng dụng của các hãng tên tuổi trên thế giới. Ví dụ, mạng nội địa Weibo đã thay cho facebook, Baidu thay cho Google, Youku thì thay cho Youtube, WeChat cũng thay cho Viber hoặc Whatsapp với những tính năng đa dạng hơn nguyên bản,…

Chính quyền TQ kiểm duyệt internet và mạng xã hội (MXH) khá hiệu quả bởi họ nắm trong tay các nhà cung cấp dịch vụ. Muốn cung cấp được sản phẩm cho thị trường đông dân nhất thế giới này, các công ty phần mềm buộc phải cấp quyền truy cập máy chủ cho cơ quan hữu trách.

Ngoài ra họ còn phải cài đặt phần mềm chặn từ khóa, phần mềm “tìm và diệt” chủ tài khoản có dấu hiệu “phản động”, phần mềm theo dõi “thế lực thù địch”,… Ví dụ như nếu bạn là một người sử dụng mạng xã hội tại TQ, bạn chỉ cần nhắc đến từ Pháp luân công hay Cách mạng văn hóa,… thì ngay lập tức bạn sẽ nằm trong diện theo dõi của an ninh mạng (ANM).

Đương nhiên là nếu gõ từ khóa “biến cố Thiên An môn” trong công cụ tìm kiếm Baidu, bạn không những nhận được cảnh báo lỗi mà còn rơi vào danh sách đen của ANM. Vì những từ khóa và sự kiện nhạy cảm ngày càng nhiều lên do những bất công trong xã hội gây ra nên đội ngũ lập trình viên và an ninh mạng TQ phải hoạt động hết công suất để cập nhập hàng ngày.

Như vậy ở TQ cũng có MXH nhưng nó chỉ để phục vụ cho việc hẹn hò, du hí, chụp ảnh tự sướng, bán hàng online,… Tôi coi MXH như vậy là một mạng chết. Vì các thành viên trên mạng xã hội made in China không được phép nói khác, nghĩ khác chính quyền.

Họ có thể ca ngợi Tập Cận Bình nhưng không được khen Lưu Hiểu Ba, họ được quyền nói thành phố Huế là của TQ chứ không được phép nghi ngờ về tính pháp lí đường “lưỡi bò” tham lam, đê tiện.

Lâu dần thành quen, điều giả dối được nhắc lại hàng triệu lần thì sẽ thành chân lí, cả tỷ người tàu đều tin rằng 90% diện tích biển đông là thuộc về họ, thậm chí từ thời hồng hoang ra khơi bằng thuyền thúng.

Chính quyền TQ tiếp tục quản lí tư tưởng của người dân để biến giấc mơ TQ thành ác mộng của toàn nhân loại.

Tại những quốc gia không có tự do ngôn luận, MXH là một cứu cánh cho người dân thấp cổ bé họng. Nó tựa như một khoảng trời nhỏ để người ta được hít thở chút khí trời hiếm hoi trong một bầu không khí ngột ngạt, ngục tù.

Nếu như cái quyền biểu đạt cuối cùng của người dân trên MXH cũng bị cấm cản thì sẽ là một sự thụt lùi khủng khiếp của đất nước, cho dù họ có cố gắng tăng cái GDP đến mức nào đi chăng nữa.

3.11.2017
FB Kenny Vu

( Bài Copy FB Chinh Le , ảnh Thanh Duong )

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay