SỰ NHÂN TỪ BẮT ĐẦU BẰNG SỰ LẮNG NGHE

 SỰ NHÂN TỪ BẮT ĐẦU BẰNG SỰ LẮNG NGHE

Mục Sư Rick Warren, Niềm Hy Vọng Cho Mỗi Ngày, 20 tháng 7, 2017

“Hãy mang lấy gánh nặng cho nhau, như vậy anh em sẽ làm trọn luật pháp của Đấng Christ” (Ga-la-ti 6:2).

Nếu sự nhạy cảm với những nhu cầu của người khác bắt đầu với đôi mắt của bạn, thì sự cảm thông với những tổn thương của họ bắt đầu với đôi tai của bạn. Bạn phải học cách lắng nghe! Bạn càng trở nên người biết lắng nghe chừng nào, bạn sẽ càng trở nên người biết thông cảm chừng nấy.

Chỉ nhìn thấy nhu cầu của người khác không thôi thì không đủ. Bạn cũng phải cảm nhận được những xúc cảm của người đó. Bạn phải cảm thông với nỗi đau của họ. Kinh thánh chép trong Lu-ca 10:33b rằng khi người Sa-ma-ri nhân lành thấy người bị cướp và bị đánh đập nằm bên đường, “ngó thấy thì động lòng thương.” Trước tiên, đôi mắt của ông ta nhìn thấy. Rồi thì đôi tai và tấm lòng của ông dự phần, và ông ta thông cảm với người đang cần giúp đở. 

Đôi khi tất cả những điều cần thiết để bày tỏ lòng nhân từ là chỉ lắng nghe. Thật ra, cho những lời khuyên có thể có kết quả ngược lại với lòng nhân từ. Joe Bayly viết trong sách của ông về tiếc thương- đau khổ, Quang cảnh từ một xe tang, “Tôi đang ngồi, xé lòng với nổi tiếc thương, và có một người đến nói với tôi về những cách Chúa xử sự về lý do tại sao điều này xãy ra, về niềm hy vọng bên kia mộ phần.

Người đó cứ nói không thôi. Ông ta nói những điều tôi biết là đúng. Nhưng tôi không cảm động, ngoại  trừ mong muốn ông ta sớm rời đi. Và cuối cùng ông ta đã đi. Rồi một người khác đến ngồi bên cạnh tôi,  và anh ta không nói gì cả. Anh ta không hỏi tôi một câu hỏi khiến tôi phải trả lời nào. Anh ta cứ ngồi cạnh tôi suốt một tiếng đồng hồ hoặc lâu hơn nữa, lắng nghe khi tôi nói vài điều, trả lời ngắn gọn, câu nguyện đơn giản, rồi đi. Tôi thật cảm động. Tôi được an ủi. Tôi không vui thấy anh ra đi.”

Sự cảm thông dính líu đến đôi tai. Lắng nghe là một hình thức của lòng nhân từ.

Thông cảm đáp ứng được hai nhu cầu căn bản của bạn: nhu cầu cần được hiểu và nhu cầu cần cảm xúc của mình được công nhận. Khi bạn đang đau khổ, bạn được an ủi khi biết rằng mình không phải là điên khùng gì, những gì bạn cảm xúc là bình thường, và trước đây những người khác cũng đã từng cảm thấy giống như bạn.  

Kinh Thánh chép: “Hãy mang lấy gánh nặng cho nhau, như vậy anh em sẽ làm trọn luật pháp của Đấng Christ” (Ga-la-ti 6:2).

Luật pháp của Đấng Christ là gì? Nó gọi là Đại Giới Răn: “Yêu Chúa với tất cả tấm lòng của bạn, và yêu kẻ lân cận như mình.” Bạn có thích người khác thông cảm với bạn khi bạn đang bị tổn thương về tình cảm, thể xác hay thuộc linh không? Dĩ nhiên là có. Kinh Thánh bảo bạn làm như vậy cho những người khác.

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay