Bản chất của dự án lấp sông Đồng Nai!

From facebook:  Trần Bang shared Ngô Nguyệt Hữu‘s post.
Sông ĐỒNG NAI như một nguồn sống mà người Mẹ thiên nhiên vĩ đại ban tặng riêng VN, cho cư dân các tỉnh Đông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên… 

Nên dự án san lấp sông ĐN ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều mặt của con sông ĐN và lưu vực của nó, mà ông Phó thủ tướng chính phủ giao cho riêng tỉnh Đồng Nai quyết định là vô trách nhiệm.

Giao thông HCM bị tắc nghẽn còn được ông Thủ tướng NXP làm trường ban, sao con sông quan trọng nhất khu trọng điểm kinh tế miền Nam VN, nó cung nguồn nước ăn uống, tưới tiêu, chăn nuôi, phục vụ công nghiệp, và giao thông thủy của sông ĐN ảnh hưởng đời sống của mấy chục triệu dân của nhiều tỉnh, thành lại chỉ giao cho một tỉnh quyết?

 
Image may contain: sky, ocean and outdoor
Ngô Nguyệt Hữu  Follow

 Bản chất của dự án lấp sông Đồng Nai!

Năm 2015, Tập đoàn Toàn Thịnh Phát với sự hậu thuẫn của lãnh đạo UBND Tỉnh Đồng Nai tiến hành thực hiện Đại dự án lấp sông Đồng Nai với tên gọi The Pegasus Riverside.

Quy mô được thông báo, “The Pegasus Riverside có quy mô 8,4ha, nằm dọc theo sông Đồng Nai, kéo dài hơn 1,3km từ công viên Nguyễn Văn Trị (đối diện UBND tỉnh Đồng Nai) đến cầu Rạch Cát (Phường Quyết Thắng, TP. Biên Hòa). Tuy nhiên, trên thực tế khi triển khai, dự án chỉ có hơn 0,6ha đất hiện hữu, còn lại 7,7ha là lấn diện tích sông mà thành hình. Chiều ngang lấn ra sông đoạn hẹp nhất khoảng 30m, đoạn rộng nhất hơn 100m”.

Dự án này được đánh giá là nhằm mục đích tạo thêm điều kiện để thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai phát triển. Trên thực tế có thể hiểu đây là dự án lấp sông lấy mặt bằng để xây dựng các khu phức hợp, nhà ở, biệt thự… của Tập đoạn Toàn Thịnh Phát.

Đây cũng là dự án được khởi công trước cấp phép sau, theo nhóm nghiên cứu của tổ chức Mạng lưới sông ngòi Việt Nam(VRN), dự án đã được làm lễ khởi công ngày 17 – 9 – 2014 với sự hiện diện đầy đủ các vị lãnh đạo cấp cao của tỉnh Đồng Nai, nhưng mãi đến ngày 15 – 1 – 2015 (gần 4 tháng sau đó) dự án lấp sông mới được cấp phép xây dựng

Ngay khi Dự án được triển khai, dự án đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt của các nhà khoa học, báo giới lẫn dư luận. Đặc biệt là khi Bản báo cáo tác động môi trường (ĐTM) của Dự án này làm rất cẩu thả, có đoạn còn copy nguyên ủa Báo cáo tác động môi trường của Dự án công viên Vĩnh Hằng tại xã Tân An (H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai) quy mô 116,2 ha được làm năm 2011.

Sông Đồng Nai là một trong những con sông quan trọng bậc nhất của vùng Đông Nam Bộ, đó cũng là nguồn chảy quan trọng điều tiết nước từ thượng nguồn qua các tỉnh, thành phố như: Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh…

Sau khi bị phản ứng, chủ đầu tư dự án xin tạm dừng cho đến những ngày giữa tháng 7 này, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho phép UBND Tỉnh Đồng Nai tự quyết về số phận của dự án với những cụm từ quen thuộc, đánh giá môi trường đúng, tuân thủ pháp luật và chịu trác nhiệm nếu xảy ra sự cố.

TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam, đại diện nhóm chuyên gia nghiên cứu của VRN cho biết: “Dù UBND Đồng Nai đã tạm dừng dự án, nhưng đoạn xa nhất lấn ra sông đã làm được 97m và nhiều đoạn còn ngổn ngang”. Bên cạnh đó, theo ông Long, về chất lượng nước, nhóm chuyên gia đã lấy 7 mẫu nước. Sau khi phân tích cho thấy, đây là hệ sinh thái nhạy cảm, tác động ô nhiễm nước rất kinh khủng.

Trước đó, có nhiều ý kiến của các hộ dân được tham vấn về dự án cho biết ý kiến của họ đã bị cắt xén trong báo cáo, từ kiến nghị trở thành hoàn toàn đồng ý.

Rõ ràng, UBND Tỉnh Đồng Nai đang ủng hộ một doanh nghiệp tư nhân cưỡng bức con sông quan trọng này nhằm phục vụ cho mục đích sinh lợi của doanh nghiệp, hoàn toàn không quan tâm đến lợi ích của cộng đồng lẫn các tỉnh nằm trong dòng chảy của con sông này.

Theo thông tin mà tôi có, nếu dự án này được thực hiện thì chắc chắn Cù Lao Phố, một trong những linh địa của tỉnh Đồng Nai là nơi trở thành vật hiến tế đầu tiên.

Câu hỏi đặt ra làm sao một UBND Tỉnh lại có thể vì quyền lợi của một doanh nghiệp để bất chấp tất cả? Tại sao một Sơn Trà không phải toàn quyền của UBND TP Đà Nẵng thì nay Chính phủ lại cho UBND Tỉnh Đồng Nai toàn quyết quyết định một dự án nhiều khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến các địa phương khác?

Lãnh đạo UBND Tỉnh Đồng Nai sẽ chịu trách nhiệm như thế nào nếu dự án này để lại hậu quả?

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay