Ông Lưu Hiểu Ba, người Trung Quốc được trao giải Nobel Hòa bình, vừa qua đời ở tuổi 61.

From facebook:  Trần Bang‘s post.
 
Image may contain: 1 person, smiling, eyeglasses and text

Trần Bang

 

Xin chia buồn với gia đình ông Lưu Hiểu Ba, với những người Bất đồng chính kiến TQ, với những người đấu tranh cho dân chủ nhân quyền nói chung trên Thế giới!

“Ông Lưu Hiểu Ba, người Trung Quốc duy nhất từ trước tới nay được trao giải Nobel Hòa bình, vừa qua đời ở tuổi 61.
Ông gần đây được đưa từ nhà tới bệnh viện để điều trị bệnh ung thư.

Ông Lưu bị kết án 11 năm tù vì viết và phát tán trên mạng thư kêu gọi chấm dứt chế độ độc đảng tại Trung Quốc.

Chính phủ các nước phương Tây và các tổ chức nhân quyền trên thế giới đã kêu gọi Bắc Kinh để ông được ra nước ngoài chữa bệnh, nhưng Trung Quốc khước từ.

Ông là một trong những gương mặt chính trong phong trào biểu tình đòi dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn hồi 1989.

Đối với nhiều người ông Lưu Hiểu Ba là một anh hùng nhưng lại là một kẻ xấu trong con mắt của chính phủ đất nước ông.

Nhà hoạt động chính trị, người được tặng giải Nobel Hòa bình năm 2010, được miêu tả là “biểu tượng quan trọng nhất” cho cuộc đấu tranh vì nhân quyền tại Trung Quốc.

Tuy nhiên giới chức trách Trung Quốc miêu tả ông là một tội phạm có mục đích “lật đổ nhà nước”, và đã nhiều lần bỏ tù ông vì những phản đối của ông.
Ông Lưu Hiểu ba, 61 tuổi, từng là giáo sư đại học, được chẩn đoán bị ung thư gan giai đoạn cuối và đã được đưa ra khỏi nà tù để chữa bệnh.

Nổi tiếng với những quan điểm chính trị cứng rắn và những chỉ trích đối với đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Lưu liên tục vận động cho một đất nước Trung Quốc dân chủ và tự do hơn.

Một trong những khoảng khắc có tính quyết định làm nên sự nghiệp hoạt động của ông là trong giai đoạn diễn ra vụ thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

Là một giáo sư đại học trẻ từ vùng đông bắc Trung Quốc, khi đó ông đang thỉnh giảng tại đại học Columbia ở New York. Ông đã bay về Bắc Kinh để tham gia các cuộc biểu tình của sinh viên mà sau đó đã bị đàn áp đẫm máu khi giới chức trách điều quân đội tới dập tắt các cuộc biểu tình.

Ông Lưu và một số người khác được nhìn nhận là đã cứu vài trăm người biểu tình khi các nhà hoạt động đã thành công trong việc thương thuyết với quân đội cho phép những người này rời khỏi quảng trường an toàn.

Mặc dù được đề nghị cho đi tị nạn ở Úc, ông đã từ chối và chọn ở lại Trung Quốc. Ông sau đó đã bị bắt trong một cuộc đàn áp của chính phủ và được thả năm 1991….

Nguồn http://www.bbc.com/vietnamese/world-40532990

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay