CHÚA CỨU CHỮA CHO NGÔI TRƯỜNG BỊ XUỐNG CẤP TRẦM TRỌNG.

 CHÚA CỨU CHỮA CHO NGÔI TRƯỜNG BỊ XUỐNG CẤP TRẦM TRỌNG.

Phan Sinh Trần

Năm 1974, cha Michael Scanlan, thuộc dòng Phan-xi-cô khó khăn, nhận chức chủ tịch trường cao đẳng Steubenville thuộc hệ thống Đại Học Cao Đẳng của Hội Thánh Công Giáo Hoa Kỳ, trường đang trong tình trạng bị xuống cấp thảm hại, bị lỗ lã tài chánh, sinh viên của trường, ngoài giờ học thường dùng thời gian để làm các điều phản luân lý như tụ tập đàn đúm rồi làm tình với nhau, rủ rê lôi kéo chúng bạn sử dụng chích choác ma túy, và cùng nhau đi la cà các quán bar để nốc rượu cho đến lúc say khướt. Tình hình tệ hại tới mức các ứng viên cho chức vụ chủ tịch hội đồng trường Steubenvilled, những người nộp đơn trước cha Scanlan, khi được phỏng vấn ứng viên cho công việc làm này, họ đều có chung một nhận định, đó là, nếu được trở thành chủ tịch thì họ sẽ đóng một hoặc nhiều bộ phận trong trường, duy chỉ có Cha Scanlan là chủ trương cải tổ nhà trường thay vì phải đóng cửa nó. Được hội đồng nhất trí bầu chọn làm vị chủ tịch hội đồng quản trị mới, Cha Scanlan liền bắt tay vào việc cải tổ ngôi trường.

 Trong ba tháng đầu tiên, ngài thường dùng bữa ngay tại các nhà ăn sinh viên, chơi tennis, banh bầu dục, banh chầy, bóng rổ với các bạn sinh viên, Ngài tham dự bất kỳ buổi họp mặt party vui choi nào mà Ngài biết được dù họ có muốn mời ngài đến tham dự hay không mặc kệ, kinh nghiệm này cho Cha sự hào hứng nhưng cũng cho thấy tình trạng bết bát của môi trường, ngài càng đoan chắc một cách tỏ tường rằng những đề nghị cải cách là tuyệt đối cần kíp cho đời sống sinh viên của nhà trường:

–          Trường Cao Đẳng Steubenville cần sự đổi mới, canh tân theo đức tin công giáo một cách sâu sắc và sự trỏ về với căn tính (theo tinh thần thánh) Phan-xi-cô của mình.


Vốn có nhiều kinh nghiệm về Canh Tân đổi mới, Cha liền tổ chức các nhóm Canh Tân Đặc Sủng, tương tự như các tập thể nhỏ mà Cha từng tổ chức khi ngài còn là một giám đốc Chủng viện của dòng thánh Phan-xi-cô. Đây sẽ là các nhóm hạt nhân cho công trình cải tổ của Trường. Cha cũng giành lấy công tác phụng vụ của ngày Chúa Nhật, trong các Thánh Lễ, ngài kết hợp việc ca ngợi Canh Tân Đặc Sủng với các bài giảng thuyết có sức tác động làm lay tỉnh tấm lòng người tham dự. Ngài thiết lập chế độ  “tổ dân phố” đòi hỏi sinh viên tham gia, chương trình này có tính bặt buộc cho mọi sinh viên của Trường, đó là các nhóm nhỏ chuyên chú vào việc phát triển cá nhân và cộng đoàn. Tổ trưởng là các em sinh viên tích cực, đạo dức hoặc nhân viên của Trường. Cha cũng thiết lập một trung tâm Canh Tân Đặc Sủng ở ngay trong khuôn viên trường, làm nơi tổ chức các khóa tĩnh tâm, hội thảo giúp sinh viên tiến xa trong sự hiểu biết về Chúa và đâm rễ sâu trong đức tin Công Giáo. Trung tâm bắt đầu tổ chức các buổi hội thảo vào mùa hè, thu hút được người trẻ đang theo học trong trường cao đẳng đến tham dự, Cha Scanlan thường xuyên nói chuyện ở các buổi hội thảo này.

Khởi đi từ năm 1975 ngay tại khuôn viên trường, Cha Scanlan tổ chức hội thảo hè dành cho các linh mục và trong năm sau, tổ chức hội thào phúc âm công giáo cho giới trẻ học sinh trung học. Từ ngày đó cho đến hôm nay, sinh hoạt trở thành đều đặn mỗi năm, hè về, đã có 55.000 ngàn học sinh và người lớn tham dự các trại hè thảo luận ở 31 đại học Phan-xi-cô trên 16 tiểu bang của Hoa Kỳ và Gia nã đại.

Mặc dù đã có những sự thay đổi chiến lược nêu trên, tuy nhiên, trường cao đẳng Steubenville vẫn còn phải tiếp tục tranh đấu để sống còn. Sau năm đầu tiên, tính từ lúc Cha Scanlan về nhận chức chủ tịch hội đồng và áp dụng các cải cách, tình trạng không khả quan hơn, con số tân sinh viên ghi danh theo học đã ở mức thấp nhất trong lịch sử của trường, đã có 5 nhân viên cao cấp nhất hoặc họ chán nản xin từ chức hoặc bị cho nghỉ việc, các phân khoa bắt đầu mất dần niềm hy vọng cuối cùng nơi tài lãnh đạo của linh mục Scanlan. Mặc cho khó khăn chồng chất, Cha Scanlan càng kiên trì trông cậy nơi ơn không ngoan soi sáng của Chúa Thánh Thần dành cho mình và cương quyết tiếp tục thúc đẩy việc cải cách nhà trường, đặc biệt là về nội dung các khóa học, ngài cũng giới thiệu trở lại phân khoa Thần Học với chương trình học phong phú, Thần Học mau chóng trở thành môn chánh được sinh viên tìm đến ghi danh nhiều nhất ở trường. Ngài cũng trực tiếp trông coi việc phát triển các chương trình hậu đại học, với học vị tiến sĩ cho môn Kinh Tế Quản trị và Thần học, điều này giúp cho trường được công nhận danh hiệu Đại Học vào năm 1980. (Năm 1985 trường được đổi tên là Đại học Phan-xi-cô của thành phố Steubenville).

Cha Scanlan nhận định “Trường Cao Đẳng phải thường xuyên làm mới lại mình. Nó được kêu gọi để tự diễn tả một cách liên tục những giá trị vinh cửu trong thời hiện tại, cho những con người thời nay vốn đối diện với cuộc sống hiện đại. Chính đây là nơi  mà một trường cao đẳng có thể đáp ứng cho các nhu cầu mà các cơ quan tôn giáo khác không làm được. Nguyên tắc đổi mới ở Steubenville được đặt căn bản trên tố chất luôn mới mẻ của Chúa”.

Từ đó, Đại Học Phan-xi-cô đã tiếp tục phát triển và có thêm nhiều uy tín, sĩ số sinh viên theo học được gia tăng và lên đến con số trên 2600 sinh viên hàng năm, Trường tổ chức hàng trăm buổi hội thảo giúp canh tân đổi mới đời sống, làm gia tăng thêm niềm tin Đạo, lòng yêu mến cuộc đời nơi các bạn trẻ. Steubenville nổi tiếng vì giúp tạo nên vài Nhà Thần Học, Chuyên viên Giáo Lý và Doanh Nhân lớn, tầm cỡ thế giới. Hiện nay,  trường có chuyên khoa Thần Học với các bộ môn học thuộc vào loại phong phú nhất trong số các trường đại học Công Giáo  Hoa Kỳ. Ngày nay, ngôi trường Steubenville nhỏ bé được ghi danh trên bản đồ là địa chỉ của một nhà trường Công Giáo cách tân của Hoa Kỳ. Nó cũng được dùng làm tiêu chuẩn cho các trường đại học khác noi theo.Đến phiên mình, các trường này tiếp tục công việc huấn luyện nên các nhà lãnh đạo công giáo trứ danh, hầu hết đều vươn tới cùng một kết quả tốt đẹp giống như những gì trường Phan-xi-cô đã làm được. Steubenville đã có một ảnh hưởng tuyệt vời cho nền văn hóa Công Giáo ở Hoa Kỳ và trên thế giới. Làm sao mà sự thay đổi tốt đẹp này đã diễn ra? Điều này đã cần đến một linh mục sẵn lòng đáp trả sự thôi thúc của Chúa Thánh linh để chuyển đổi ngôi trường của hội hè, chơi bời thành ra một trương đại học công giáo tốt nhất thời nay.

Cha Vincent Michael Scanlan là ai mà tạo nên một kỳ tích tuyệt diệu như vậy?

Cha Scanlan thuộc dòng Phan-xi-cô khó khăn, Ngài đã ở cương vị chủ tịch đại học công giáo Phan-xi-cô, Steubenville, tiểu bang Pennsylvania trong 26 năm trường.

Khi còn bé Scanlan tuy rất thông minh nhưng lại không chú tâm vào thứ hạng xuất sắc đầu lớp cho bằng cậu muốn được có thêm các sinh hoạt hào hứng được tổ chức trong cộng đồng. Tuy nhiên các sư huynh dòng Thánh Tâm đã có một ảnh hưởng tốt tới đức tin, tính hạnh của Scanlan, đặc biệt là sư huynh Bertin Ryan, người mà Scanlan cho rằng “đã kết hợp tiêu chuẩn cao nhất về đức hạnh, học vấn uyên thâm trong một phong cách đáng mến, với một sức mạnh thân thiện khôn cưỡng”. Được ảnh hưởng trong một thời gian lâu dài bới sư huynh Bertin, em Scanlan mau chóng để cho đức tin làm chuyển hóa và thay đổi cuộc sống của mình. Sự thay đổi toàn diện này làm cho em Scanlan vượt qua bản tính thờ ơ và nhanh chóng tiến đến vị trĩ đứng đầu lớp. Scanlan tốt nghiệp hạng danh dự ở trường trung học Coindre Hall và sau đó theo học tại trường cao đẳng Williams.

Tuy nhiên, tại đây anh bị khủng hoảng đức tin khi chứng kiến sự hoài nghi, và tình trạng thiên về hiện thực trần thế của các giáo sư, Scanlan bắt đầu nghi ngờ sự hiện hữu của Thượng Đế, rồi trong một thời điểm bị hoang mang lòng tin, Scanlan đã rời khỏi sân trường, anh tiến bước, đi vào một khu rừng bên cạnh trường, anh ở lại trong nơi thanh tịch đến nửa ngày, anh thề hứa sẽ không đi ra khỏi đó cho đến khi Chúa cho anh ơn biết phân định, ơn nhận biết tỏ tường về sự hiện hữu thật của Chúa. Chính vào buổi chiều tối hôm đó, Scanlan cảm nhận có sự hiện diện rất sống động và tốt lành của Chúa, kinh nghiệm này định hướng toàn bộ cuộc đời của anh, nó cũng giúp cho anh tìm về lại đức tin Công Giáo với một nguồn sinh lực mới mẻ.

Tiếp tục việc học, Scanlan theo học tại đại học luật Havard, trong niên học thứ hai, Một hôm nọ, đang khi đi bộ từ nhà nguyện để trở về trường sau thánh lễ sáng, Scanlan lại cảm thấy sự hiện diện của Chúa một lần nữa.Trong giây phút đó, Scanlan biết rằng Chúa muốn kêu gọi anh trở thành một linh mục Công Giáo. Anh rất ngỡ ngàng trước sự mạc khải của Chúa nhưng anh đã thưa vâng không do dự, anh cũng biết rằng mình cần phải hoàn thành việc học luật trước đã.

Ra trường, phục vụ trong không lực, nha quân pháp, làm việc rất giỏi, luật sư Scanlan chưa hề bị thua một vụ kiện nào, anh mau chóng trở thành một quan tòa của Không lực Hoa Kỳ. Cho dù đang thành công lớn trong nghề nghiệp, Scanlan cảm thấy ý muốn của Chúa cho mình là ra đi và gia nhập một dòng tu để phục vụ cho cộng đoàn dân Chúa. Một lần nữa anh Scanlan thưa vâng với Chúa, anh đi thăm dò để có một nơi chốn tu trì và phục vụ dân Chúa thích hợp với ơn gọi của mình, tìm hiểu ở dòng Tên, dòng Đa Minh và cuối cùng theo ý Chúa, anh chọn dâng hiến đời mình trong dòng Phan Sinh. Tháng 5, năm 1964 Scanlan thụ phong linh mục dòng ba của thánh Phan-xi-cô khó khăn.

Năm1970,  cha nhận được thêm ơn Chúa Thánh Linh trong dịp tĩnh tâm Ngũ Tuần tại Đan Viện Ann Arbor và bắt đầu trở nên lãnh đạo hàng đầu của làn sóng ngũ tuần, tiền thân của phong trào Canh Tân Đặc Sủng Công Giáo, Cha có một đời sống dồi dào ân sủng Chúa Thánh Linh, trong tình yêu bền chặt với Chúa Giê Su, ngài thường dành thời gian ưu tiên tối đa cho việc cầu nguyện kết hợp với Chúa, dành nhiều giờ, nhất là vào lúc bắt đầu một ngày mới, trước Thánh Thể Chúa. Ngay từ khi còn là một sinh viên ngài luôn tìm cầu ý Chúa trong bất kỳ việc gì cần giải quyết. Cha Davis, bề trên tỉnh dòng Phan Sinh, trong cùng cộng đoàn với Cha Scanlan, kể lại:

–          Cha dậy sớm hơn và trước hầu hết mọi người trong nhà của chúng tôi, ngài ở lại trong nhà nguyện trước giờ chầu Thánh Thể sớm hôm. Ngài luôn có bản Chương Trình Công tác của Ngày hôm đó, Ngài sẽ chăm chú cầu nguyện hỏi Chúa “Rồi con sẽ làm gì với điều này đây?” Bất cứ quyết định nào của Cha luôn bắt nguồn, xuất xứ từ Chúa.

Niềm vui Canh Tân Đặc Sủng của Cha luôn trào dâng ra cho người khác và tạo nên một phản ứng dây chuyền làm vui tươi, thánh hóa cả môi trường, Giáo sư dạy môn thần học của trường, tiến sĩ Hann cho biết:

–          Hồi đó, vợ tôi chưa phải là người Công Giáo, cô ta bị xảy thai, Cha Scanlan cầu nguyên đặt tay cho cô. Kết quả bất ngờ là …không những chỉ có người vợ của tôi mà cả gia đình, chả bao lâu sau, đều được hồi phục sức khỏe thể lý và tinh thần. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, vợ tôi tin phục và có cảm nghiệm tốt về đạo Công Giáo, Kimberly vốn chưa phải là một tín hữu công giáo, nay cô muốn cải đạo và xin trở thành một tín hữu Công Giáo. Hann nói tiếp:

–          Ngài có trực giác nhạy bén, sức mạnh siêu nhiên từ gốc nguồn (của Chúa) xuất ra. Ngài như đang cai quản 12 chi tộc của Steubenville, giống như tổ phụ Gia Cóp khi xưa đã chăn dắt dân tộc Israel, Ngài luôn dẫn dắt mọi sinh hoạt, nào là công tác cho sinh viên, điều hợp các phân khoa, nào giúp linh hướng, linh đạo , giải tội, đặt tay cầu nguyện cho bất kỳ ai có ước muốn… Ngài là một người luôn ở trong sự cầu nguyện và điều này có ảnh hưởng lan tỏa ra cho người khác”   

 

Sau đây là các chia sẻ của Sơ Ann, cộng tác viên của Cha Scanlan, Sơ cho biết:

–          Việc đầu tiên của Cha là luôn đặt Chúa ở trước hết, và luôn tìm ý Chúa trong mọi quyết định về phát triển của ngôi trường. Ngài dặn dò người thư ký, xin hoãn lại tất cả các giờ hẹn cho đến khi Ngài cầu nguyện xong, cho đến khi Chúa chỉ rõ các yêu cầu cần thiết của ngày hôm đó…

–          Cha luôn hỏi Chúa “Làm sao con làm cho nó hoạt động đây?” không phải là cha không có tài, không có năng khiếu, và khả năng. Ngài có thể sử dụng chúng, nhưng điều cốt yếu là Ngài luôn muốn được lệ thuộc vào Chúa. Điều này ghi khắc dấu ấn về thái độ tin thác vào Chúa của Cha, sâu đậm trong tâm tôi, trong mọi việc tôi làm giờ đây, tôi không thể làm mà không có giờ lâu trước nhan thánh Chúa để lãnh hội ý Chúa và biết rõ tôi dành ưu tiên cho công việc theo cách thế đúng đáng nhất.

    … ngõ hầu Thiên Chúa là tất cả trong mọi sự. (1Corinto 15:28)

Cha Scanlan mất ngày 7 tháng 1 năm 2017 sau một thời gian đau ốm. Cha Sheridan, chủ tịch đương nhiệm của đại học Phan-xi-cô, kể lại rằng:

–          Cha Scanlan đã làm chương trình “ Đại Học Phan-xi-cô tường trình” trên đài truyền hình Công Giáo “Lời Vĩnh Cửu”, EWTN (Đài TV công giáo lớn nhất thế giới được truyền dẫn đến 250 triệu gia đình, trong 140 quốc gia khắp năm châu) trong mười tám năm trường, đến nay thì chương trình đã được 23 tuổi, là chương trình thảo luận về thần học lâu đời nhất của đài EWTN. Ngài viết 16 quyển sách về các đề tài tâm linh, là lãnh đạo tiêu biểu của Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng Công Giáo, Ngài đã thuyết giảng hàng ngàn buổi ở Hoa Kỳ và hải ngoại, dẫn dắt vô số người vào trong mối tương quan mật thiết với Chúa Giê Su Ki tô và Hội Thánh Công Giáo. Điều mà có lẽ, tất cả chúng ta sẽ nhớ nhiều nhất, với thái độ biết ơn, dành cho người cha tinh thần quý mến của chúng ta.

Ông George Weigel, một chuyên viên cao cấp, giám đốc trung tâm nghiên cứu Công Giáo về Đạo Đức và Chính Sách Công đã phát biểu ý kiến:

–          Cha Michael Scanlan là một máy phát năng lượng Phúc Âm, người biết rằng việc canh tân giáo dục cao học Công Giáo là yếu tố rất thiết yếu của công trình Tân Phúc Âm hóa. Tư cách chứng nhân, cách sống quá nhiệt thành, và khả năng nói Tin Mừng một cách hoan hỉ đã là đóng góp chính không chỉ cho đại học Phan-xi-cô nhưng là cho Hội Thánh Công Giáo ở Hoa Kỳ và cho hội thánh trên toàn thế giới

Sơ Ann sau mấy mươi năm làm việc chung với Cha Scanlan, trong mục vụ Canh Tân tại trường Steubenville đã tóm gọn về phương cách Cha đã tiến hành để có thể thay đổi hoàn cảnh cho một người như sau:

–          Một là ngài luôn dâng đương sự và tình trạng của họ lên cho Chúa trong một thời kỳ cầu nguyện liên lỉ sâu dài.

–          Hai là ngài có cách để đem người đó tới với Chúa Giê Su làm gia tăng Đức Tin của họ, và đến phiên họ sẽ lại đi giúp đỡ cho người khác.                    

Ngài xây đắp tình thân của họ cùng với Chúa Giê Su và trong Chúa Giê Su. Ngài không giảng dậy, Ngài sống điều cần giảng.

 Vì chúng tôi không rao giảng chính mình, song là Đức Kito Giê Su, Ngài là Chúa, còn chúng tôi chỉ là tôi tớ của anh em,  vì Đức Giê Su (2Cô rin tô 4:5)

Xin Chúa Giê Su qua tác vụ của Chúa Thánh Linh, cho Hội Thánh Việt Nam, Hội Thánh Toàn Cầu có thêm nhiều linh mục khả kính như cha Michael Scanlan.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về hoạt động của Cha Scanlan ở đây:

http://www.ncregister.com/ daily-news/the-man-who- rebuilt-steubenville

https://franciscan.edu/ FatherMike

http://www.iccrs.org/en/fr- michael-scanlan-tor-may-rest- in-peace/

https://www.youtube.com/watch? v=M1G1e1zFzBM

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay