CHUYỆN ĐỜI

From facebook: Phạm Công Út

CHUYỆN ĐỜI

Có những người chưa từng giết người, nhưng vào ngày nọ, họ lại ra “tự thú, đầu thú” là đã cùng nhau giết người, và họ đã bị bắt giữ.

Những lời nhận tội đó không lâu sau được xác định là giả tạo, vì hung thủ thực sự là 2 cô gái khác bị bắt và trình bày câu chuyện giết người do chính mình là hung thủ chứ không phải các thanh niên vô tội kia.

Lúc đó người ta mới vỡ ra rằng, các thanh niên kia đã bị bức cung, nhục hình nên phải khai nhận những tội ác mà họ không hề phạm bằng câu chuyện hoàn hảo y như thật .

Vậy ai là những người đã từng bức cung, nhục hình, làm sai lệch hồ sơ vụ án, thiếu tinh thần trách nhiệm…?

Có cả danh sách hàng vài chục vị quan chức ở địa phương, từ điều tra viên, kiểm sát viên, thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra, Viện trưởng, Viện phó được phân công phụ trách và cả ban chuyên án cả đấy. Nhưng chẳng có ai bị truy cứu trách nhiệm hình sự ngoài hai điều tra viên và một kiểm sát viên, trong đó có một điều tra viên không hề nằm trong ban chuyên án, cũng chẳng phải là điều tra viên được phân công điều tra bị khởi tố, truy tố và xét xử về hành vi “Dùng nhục hình”.

Ai cũng căm phẩn hành vi bức cung, dùng nhục hình của những điều tra viên đồ tể mất tính người, nhưng nếu quýt làm, cam chịu thì án oan lại sẽ chồng chất án oan, bỏ lọt cả một tập thể tội phạm thì đó mới là chuyện đáng lên án hơn hết.

Để truy tố được điều tra viên ngoại phạm, người ta đã dựa vào đơn tố giác giả tạo, nhân chứng giả tạo thành một câu chuyện giả tạo, biến nhóm người có tội đứng ngoài vòng pháp luật, biến người ngoài cuộc vô tội thành kẻ chịu tội thay mình, oan ức chồng chất oan ức, xã hội làm sao có công bằng.

Cái gì có thể bẻ cong được công lý đến như vậy, nếu không phải vì tiền, vì quyền và một cơ chế tố tụng yếu ớt nhưng thừa tính thô bạo.

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay