CUỘC CHIẾN ĐẤU LẶNG LẼ CHO QUYỀN CON NGƯỜI TẠI VN

From facebook:  Phan Thị Hồng‘s post 
 
Image may contain: 1 person, standing
Image may contain: 1 person, sitting
Image may contain: 2 people, eyeglasses and outdoor
Phan Thị Hồng added 3 new photos 

CUỘC CHIẾN ĐẤU LẶNG LẼ CHO QUYỀN CON NGƯỜI TẠI VN

Tác giả Beenett Murray.

Dịch và giới thiệu : Lê Quốc Tuấn.

Tác giả Beenett Murray vừa có bài viết rất chi tiết về cuộc chiến đấu cho nhân quyền tại Việt Nam trên trang The Diplomat, bài dài nhưng rất đáng đọc, Lê Quốc Tuấn dịch tặng tất cả bạn bè, các anh, các em… những người đang chịu đựng đủ loại sách nhiễu, làm nhục, hăm doạ… lặng lẽ giữ lửa trong nước, để bao người Việt Nam tiếp tục còn hy vọng được về một tương lai sáng sủa cho VN.

CUỘC CHIẾN ĐẤU LẶNG LẼ CHO QUYỀN CON NGƯỜI TẠI VN

Bennett Murray/The Diplomat

Lê Quốc Tuấn dịch Việt ngữ
(Tựa do dịch giả đặt)

Không được thông tin, cạnh tranh lợi ích toàn cầu và tình trạng công an vi phạm đang diễn ra khắp nơi khiến không mấy ai nhận nhìn rõ được thực trạng.

Nguyễn Chí Tuyến, 43 tuổi, từ Hà Nội, bị côn đồ tấn công trên đường về nhà sau khi đưa con đi học.

Ông Tuyến, blogger bất đồng chính kiến, kiếm sống bằng nghề dịch sách cho một nhà xuất bản địa phương, cho hay khoảng nửa tá người đàn ông mặc đồng phục buộc ông phải xuống xe sau đó đánh ông ngã xuống đất. Ông không hề biết những kẻ tấn công và họ cũng không cướp đi một thứ gì của ông.

Ông Tuyến, người có bút danh là Anh Chí, mô tả vụ việc xảy ra vào tháng 5 năm 2015.

“Ít nhất là hai chiếc xe máy đã chặn tôi lại trên đường, một chiếc ngay trước và một sau lưng, tôi nghe tiếng một người đàn ông nói “Đúng nó đấy.”

Dù không bao giờ có thể khẳng định danh tính của kẻ tấn công, ông Tuyến không nghi ngờ gì rằng đấy là những người làm việc cho chính phủ.

“Chúng tôi biết họ được sai khiến bởi lực lượng an ninh”, ông nói.

Các tổ chức theo dõi nhân quyền cho biết câu chuyện của Tuyến là bình thường trong môt nhà nước bí mật của đảng Cộng sản Việt Nam. Theo hầu hết các số liệu thường được sử dụng để đo lường mức độ lạm dụng nhân quyền, Việt Nam là một trong những quốc gia công an độc đoán nhất thế giới. Nhưng các nhà hoạt động xã hội nói rằng có quá ít sự chú ý đối với Việt Nam, thậm chí ngay cả khi các quốc gia Đông Nam Á khác thường bị cộng đồng quốc tế lên án.

Phil Robertson, Phó Giám đốc Á châu của Human Rights Watch nhận xét: “Rõ ràng Việt Nam đang tránh khỏi được nhiều chỉ trích so với thành tích tệ hại của họ, một phần do sự kiên cường và sự sẵn sàng đẩy lùi những chỉ trích từ quốc tế của chính phủ.

Theo báo cáo thường niên của Tổ chức Ân xá quốc tế năm 2016, có 91 tù nhân lương tâm ở Việt Nam, con số cao nhất khu vực Đông Nam Á và theo Uỷ Ban Bảo vê Ký giả, 8 trong số 13 nhà báo bị bỏ tù trong vùng là ở Việt Nam.

Báo chí địa phương và xã hội dân sự, vốn hầu như chưa bao giờ thoát khỏi chỉ đạo của đảng, gọi các nhà bất đồng chính kiến là “phản động”. Phóng viên nước ngoài, bị luật pháp yêu cầu phải có trụ sở tại Hà Nội, các hàng động, di chuyển và bài tin của họ bị theo dõi chặt chẽ.

Robertson cho biết: “Chính quyền Việt Nam tạo khó khăn cho việc theo dõi trường hợp những người bất đồng chính kiến bị đàn áp, duy trì các thủ tục tố tụng tại tòa án và đối xử trong nhà tù càng bí mật càng tốt và giới hạn các phương tiện truyền thông của họ.

“Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi có tương đối ít thông tin về các vụ lạm dụng nhân quyền so với các sự việc diễn ra hàng ngày trên đường phố Philippines của Duterte”, ông nói, đề cập đến cuộc chiến đẫm máu của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte về ma túy.

Nhục mạ có hệ thống

Cô Đào Thị Hương, 30 tuổi, sống một đời sống trí thức ít được biết đến ở miền bắc Việt Nam trước những năm 90. Là chuyên viên tài chính cho một công ty Singapore, cô là người đầu tiên của Hà Nội có được trải nghiệm của tầng lớp trung lưu sau nhiều thế kỷ qua các triều đại, chủ nghĩa thực dân Pháp và chủ nghĩa Mác-Lênin.

Mặc dù là người hưởng lợi từ sự bùng nổ kinh tế gần đây của Đảng Cộng sản, cô Hương khẳng định rằng nền dân chủ đa đảng là con đường phía trước.

“Năm năm trước, tôi tin vào chủ nghĩa cộng sản, tôi tin tưởng vào chính phủ, và Bác Hồ”, cô Hương nói về người sáng lập cách mạng Việt Nam Hồ Chí Minh, tại một quán cà phê cao cấp gần hồ Hoàn Kiếm Hà Nội.

Việc bắt giữ luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân vào năm 2012, người đã bị giam 30 tháng tù vì lý do trốn thuế mà những người ủng hộ ông cho là có động cơ chính trị, đã khiến cô suy nghĩ khác.

“Mọi người cứ nói về ông, tôi nhận ra là ông ấy không tệ như những gì báo chí nói và tôi bắt đầu suy nghĩ về lý do tại sao chính phủ lại che giấu thông tin không cho dân mình được biết ?”

Hương tự gọi mình là một “nhà hoạt động bán thời gian”, một người bạn đồng hành của những người bất đồng chính kiến, cô đã xuất hiện trong các cuộc biểu tình công khai hiếm hoi của Hà Nội, từng bị công an nhanh chóng dập tắt.

Mặc dù chỉ đóng một vai trò nhỏ trong phong trào phản đối, công an đã nhanh chóng gọi điện đến bố mẹ cô khi cô bắt đầu trở nên quen thuộc với những cuộc biểu tình.

“Họ đã đến nhà và nói những điều sai trái về tôi”, cô nói thêm rằng những phương pháp như vậy thường có hiệu quả, tối thiểu là trong việc thuyết phục những nhà hoạt động chống đối phải thay đổi.

Nếu như công ty của cô không có trụ sở tại Singapore, Hương cho biết công an có thể đã gây áp lực để người chủ kỷ luật cô trong sở làm.

Khi việc sách nhiễu không đạt hiệu quả, các cơ quan chức năng sử dụng các quy định về hình sự, hình sự hóa tội phạm “tuyên truyền” chống lại nhà nước và “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”. Blogger Nguyễn Hữu Vinh, hay còn gọi là Anh Ba Sàm, đang bị tù năm năm vì trang mạng bất đồng chính kiến và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người viết blog dưới bút danh Mẹ Nấm, đang phải chờ ra tòa sau khi bị bắt.

Bà Cấn Thị Thêu, một nông dân chiến đấu với việc cưỡng chế trục xuất trong khu phố của mình ở ngoại ô Hà Nội từ năm 2008, đang phải chịu án tù 20 tháng vì “làm gián đoạn trật tự công cộng” tại các cuộc biểu tình. Đây là lần bị tù thứ hai của bà. Chồng bà, Trịnh Ba Tư, cũng đã có thời gian bị giam tù.

“Chính phủ đã sử dụng tất cả các công an, tòa án, bất cứ điều gì họ có để tố cáo mẹ tôi về tội ác nào họ muốn”, Trịnh Bá Phương, con trai 32 tuổi của bà Thêu cho biết.

“Tôi không sợ bất cứ điều gì, vì tôi có sự ủng hộ từ nhiều người dân, và vì cha mẹ tôi phải chịu án nặng, tôi sẵn sàng hy sinh bất cứ điều gì để giúp cộng đồng mình, những người hàng xóm bị chính phủ cướp đất,” anh nói.

Tại sao lãnh đạm, thờ ơ ?

Lịch sử Việt Nam gần đây đã chuyển dịch đất nước này ra khỏi cuộc đấu tranh chống Mỹ, trở thành một đối tác chiến lược quan trọng của phương Tây. Các cơ hội kinh tế ở đây là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, trong khi các chính trị gia từ Washington đến Tokyo cũng xem Hà Nội là một đồng minh tiềm tàng trong các tranh chấp Biển Đông.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump dường như thân thiện với Hà Nội. Theo chính phủ Việt Nam, ông đã có cuộc trò chuyện thân mật với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào tháng 12. Trong một lá thư ngày 23 tháng 2, Trump cũng đã viết cho Chủ tịch Trần Đại Quang kêu gọi hợp tác để “đảm bảo hòa bình và thịnh vượng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương trên cơ sở luật pháp quốc tế”.

Roberston nói: “Giờ đây với chính phủ Trump, nỗi quan ngại về nhân quyền của chúng tôi tại Việt Nam sẽ còn bị giảm sút hơn nữa.”

Tuy nhiên, trước chính quyền Trump, không có mối lo ngại về sự sự thờ ơ của người Mỹ đối với phong trào bất đồng chính kiến Việt Nam. Ca sĩ, nhà hoạt động Mai Khôi cho biết cuộc họp hồi tháng năm năm 2016 với Tổng thống Barack Obama ở Hà Nội đã khiến cô ấy có nhiều ấn tượng.

Từng là một trong những ngôi sao nhạc pop nổi tiếng nhất của Việt Nam – cô từng giành giải thưởng Album của năm của Truyền hình Việt Nam năm 2010 – nỗ lực tranh cử với tư cách là một ứng cử viên độc lập vào Quốc hội vào năm 2016 dù bị dập tắt đã giúp cô trở thành một người kiệt xuất trong nền công nghiệp giải trí Việt Nam.

“Tôi nghĩ rằng sự việc Tổng thống Obama gặp tôi là biểu tượng rất quan trọng”, cô nói thêm rằng cựu tổng thống đã mở rộng cuộc họp 20 phút theo kế hoạch đến một giờ đồng hồ. Cô nói thêm: “Thật không may, việc thúc đẩy nhân quyền dường như không phải là ưu tiên hàng đầu của các chính phủ nước ngoài đang tham gia vào Việt Nam.

Một ngày sau cuộc gặp với Obama, bốn viên chức công an đã đến nhà cô trong những gì cô nói là một nỗ lực để đe dọa cô. “Lúc đó tôi nhận ra rằng mình không được bảo đảm một quyền gì ở Việt Nam, ngay cả sau khi vừa gặp được người có quyền lực nhất thế giới.”

Các chính phủ nước ngoài, chỉ cung cấp một số lượng ủng hộ giới hạn khi họ theo đuổi quyền lợi cho quốc gia của họ, ông Robertson cho biết.

“Nhiều chính phủ nói rằng họ thực hiện các cuộc đối thoại riêng, đằng sau cánh cửa đóng kín nhằm vận động các quyền đối với Hà Nội, nhưng những gì mà chúng tôi được nghe nhiều lần từ các nhà bất đồng chính kiến là người dân Việt Nam thực sự muốn các chính phủ khác khẳng định mạnh mẽ hơn rằng Việt Nam phải tôn trọng các quyền” ông nói.

Năm 2015, Liên đoàn Châu Âu đã ký một thỏa thuận thương mại tự do với chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, tại một cuộc họp báo vào tháng hai tại Hà Nội, Pier Antonio Panzeri, chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Nghị viện Châu Âu cho biết rằng Hiệp định sẽ “cực kỳ khó khăn” để được thông qua nếu không có cải thiện về nhân quyền.

Giới bất đồng chính kiến địa phương cho biết các văn phòng Liên Hợp Quốc tại địa phương, thậm chí còn kém hữu ích hơn.

Anh Nguyễn Anh Tuấn, nhà hoạt động 27 tuổi tại Hà Nội cho biết: “Tôi muốn nói rằng tổ chức LHQ ở Việt Nam chỉ rất tích cực khi nói đến những vấn đề ít nhạy cảm hơn, ví dụ như dự phòng chống HIV, nhưng khi nói đến các quyền chính trị, ví dụ như tự do ngôn luận, tự do hội họp, họ kém nhiệt tình hơn.”

VOICE, Tổ chức phi chính phủ không đăng ký của Tuấn, có mục đích gián tiếp thách thức đảng bằng cách giáo dục giới trẻ theo các phương cách của xã hội dân sự độc lập. Nhưng theo luật pháp Việt Nam, tất cả các tổ chức xã hội, từ các đội thể thao đến nhà thờ, đều phải là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (VFF), một tổ chức do đảng CS kiểm soát. Vì các tổ chức không bị cộng sản kiểm soát bị xem là phi pháp, các quy định của Liên Hợp Quốc không cho phép các cơ quan của mình làm việc với các nhóm đối lập này.

Sunita Giri, Trưởng điều phối thường trú của VP. Liên hợp quốc tại Hà Nội, thừa nhận hoạt động của họ phải phù hợp với luật pháp Việt Nam.

“Liên Hợp Quốc làm việc với các tổ chức xã hội dân sự đã đăng ký và bất kỳ giao dịch tài chính hoặc quan hệ đối tác nào phải bảo đảm rằng tổ chức hưởng lợi ấy phải được đăng ký và tuân thủ luật pháp quốc gia.”

Tuy nhiên, theo các nhà bất đồng chính kiến, những giới hạn về mặt pháp lý đã làm cho U.N không có hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề nhân quyền.

Blogger Tuyến cho biết, dù ông đã gặp các quan chức Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ, chi nhánh Bangkok (họ không có văn phòng ở Hà Nội), các cơ quan LHQ ở địa phương vẫn chả giúp được gì.

“Các văn phòng ở Hà Nội có nhiệm vụ khác, họ không quan tâm đến nhân quyền hay dân chủ”, ông Tuyến cho biết.

Phải tự thân tự mình

Với việc chính sách độc đảng của chính phủ Việt Nam được bình thường hoá trên trường quốc tế, các nhà hoạt động xã hội hiểu rằng họ phải tự thân tự mình để kiến tạo nền dân chủ đa đảng.

“Tôi luôn nói với những người đồng hành là chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ của bên ngoài, nhưng chúng tôi không thể dựa vào sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế”, ông Nguyễn Quang A cho biết.

Là một nhà kinh doanh nghỉ hưu trở thành người bất đồng chính kiến, Ông Ng. Quang A, 71 tuổi, hiện là một trong những nhà hoạt động tích cực nhất của Việt Nam.

Năm 2016, ông là người lọt vào vòng chung kết giải Nhân Quyền Tulip của Hà Lan. Giống như ca sĩ Mai Khôi, ông cũng từng cố gắng tranh cử vào quốc hội trong cuộc bầu cử năm 2016.

Dù hoan nghênh sự ủng hộ từ nước ngoài, ông Quang A nói rằng ông hiểu được tình trạng địa chính trị phức tạp, khiến ngăn cản sự ủng hộ đầy đủ cho lý tưởng của ông.

“Điều này phụ thuộc vào tâm thức chính trị của ông lớn ở đó,” ông đùa giỡn ám chí TT. Trump.

Quang A cho biết ông hiểu về định hướng “Nước Mỹ trên hết của Trump”. “Bạn có thể nhìn thấy một mạng lưới ở phía Tây với rất nhiều quyền lợi, họ phải phục vụ họ trước tiên, và điều đó là dễ hiểu,” ông nói.

Yun Sun, một cộng sự cao cấp của Chương trình Đông Á tại trung tâm nghiên cứu Stimson Center ở Washington D.C., nói rằng việc cho rằng Mỹ không gây bất cứ áp lực nào là không chính xác. Bà nói, ở một mức độ nào đó, Hà Nội đang phải giải quyết.

“Đây là trường hợp Đảng Cộng sản Việt Nam gặp phải nhiều xung đột về lợi ích chính trị để duy trì một chính quyền độc tài độc đảng ở nước này trong khi đang phải đương đầu với Trung Quốc ở Biển Đông vì lợi ích chiến lược và an ninh quốc gia” bà nói.

Việt Nam đã ban hành một số nhượng bộ nhân quyền trong những năm gần đây. Quyền của người đồng tính – LGBT ngày càng được nhà nước công nhận và bộ luật năm 2016 khẳng định quyền tự do tín ngưỡng. Thậm chí, ngay cả việc chính phủ phải đồng ý cho phép các công đoàn độc lập khi ký kết Thỏa thuận Thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương, việc chính quyền Trump từ chối hiệp định này khiến những cải cách này không trở nên khả thi trong tương lai gần.

Tuấn, nhà tổ chức xã hội dân sự, cho biết tương lai của hoạt động xã hội Việt Nam sẽ đến từ bên trong.

Anh nói: “Tôi biết các chính phủ nước ngoài đang cố gắng gây áp lực lên chính phủ Việt Nam, nhưng không dễ dàng đối phó với chính phủ Việt Nam vì họ có khả năng làm việc với các diễn viên quốc tế.”

Nhưng bất kỳ trợ giúp hậu cần hoặc kỹ thuật nào cho các tổ chức xã hội dân sự, sẽ được đánh giá cao, anh nói.

“Họ nên tập trung vào các áp lực trong nước, những tổ chức xã hội dân sự đang ngầm hoạt động. Đầu tiên họ không thể hỗ trợ trực tiếp, nhưng có thể giúp nhiều hơn về đào tạo, tổ chức sự kiện, hội thảo để làm cho vấn đề Việt Nam trở nên có tính quốc tế hơn”, anh nói.

Đại diện chính phủ Việt Nam đã không bình luận gì khi bài báo này được ấn hành.

 
Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay