CHƯA CÓ LUẬT THÌ DÂN CÓ ĐƯỢC BIỂU TÌNH KHÔNG?

From facebook :Trần Bang added 5 new photos.

1.CHƯA CÓ LUẬT THÌ DÂN CÓ ĐƯỢC BIỂU TÌNH KHÔNG?

Điều 25 (Hiến Pháp 2013):

“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình.
Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. ”

Một số người nói vì chưa có Luật biểu tình nên chưa được Biểu tình, có đúng không?
Thế, nếu chưa có Luật sống thì Dân có được sống không?

Khi chưa có luật Thương mại thì Dân có được mua bán không?
Các cụ ta không buôn bán sao rành đến mức có thành ngữ “phi thương bất phú”, “thuận mua vừa bán”, “đắt sắt ra miếng”, “của rẻ là của ôi”, “buôn có bạn, bán có phường”, “cò kè bớt một thêm hai”, ” buôn tài không bằng dài vốn”, ” một vốn bốn lời” ,..,và ở địa phương nào từ mấy trăm năm trước cũng có chợ Huyện, chợ Tỉnh… là để làm gì?

Trước năm 1990 chưa có Luật xây dựng, thì Dân không được làm nhà ở, và toàn ở ngoài trời sao?…

Khi chưa có Luật hôn nhân gia đình thì người ta không được lấy vợ lấy chồng sao?

Vậy quyền của con người, là do tạo hóa ban cho con người, (hay do Chúa, do Trời ban) từ khi sinh ra. Quyền con người không nằm trong tay kẻ làm luật, dù kẻ đó có là cơ quan lập pháp (Quốc hội).

Vậy Quyền con người không phải đợi QH ra Luật người dân mới được thực thi.

Lưu ý, nếu có ra Luật là để trừng trị những kẻ lạm quyền để cản trở quyền của người dân, hoặc là một bộ khung quy tắc để giải quyết những mâu thuẫn phát sinh khi người dân thực hiện quyền của mình.

Nhưng ở thể chế XHCN (chuyên chính vô sản) VN, thì các nhà làm Luật hiểu sai về chức năng công lý, đạo đức, văn hóa của Luật pháp.
Họ coi Luật như công cụ của kẻ cai trị, như là một thứ Nghị quyết (phẩy) của Đảng CS (độc tài ), Luật như là thứ văn bản thứ cấp của Nghị quyết đảng.

Nên họ thòng vào Điều 25 HP2013, và nhiều Điều khác trong Chương Quyền con người câu: “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. “,
là dễ bề cho các nhà cai trị (ĐCS mượn danh QH, CP, Tòa) đưa ra các điều Luật ( quy định) sau HP, Nghị định sau Luật, Nghị quyết… nhằm xiết, cướp Quyền của dân theo ý của TU đảng cs.

Do vậy nếu QH cộng sản có ra Luật biểu tình thì đó chỉ là các quy định của đảng CS để bảo vệ đảng CS cầm quyền nhân danh “Bảo vệ (chế độ) nhà nước XHCN”, để ăn cướp Quyền của dân trong đó có Quyền biểu tình ?!

Ở đây thấy rõ nhất là Quyền đình công của công nhân được đưa vào Luật lao động năm 2015 ( ở Mục 3, Điều 203 đến 206; Mục 4 từ Điều 209 đến Điều 234 Luật lao động), nhưng những điều Luật này chỉ làm cho công nhân không thể đình công được mà thôi. Nên từ năm 2015 đến nay có hàng ngàn cuộc đình công, nhưng mang đối chiếu thì không cuộc đình công nào làm theo đúng Luật lao động mà có thể nổ ra được.

Nhiều nước đã đưa vào Hiến Pháp Điều cấm Nhánh lập pháp ( Quốc Hội) thông qua những Luật, Điều luật vi phạm hay cản trở quyền Tự do Nhân quyền, như Tu chính số 1 của Hiến pháp Mỹ là ví dụ.

2. CUỐN SÁCH ĐẦU TIÊN một người dân sống trên đất VN cần đọc trước tiên là sách gì?

Một cuốn sách mỏng không thể mỏng hơn, khổ giấy 13×19 cm, tính cả bìa có 72 trang. 
Nhưng bạn chỉ cần đọc kỹ 4,5 trang, tổng số chữ còn ít hơn 2 trang A4, có khoảng 350 chữ ở Chương 2 Quyền Con Người, HP2013, là bạn đã thấy sống một cách khá tự tin, không còn sợ hãi, và dám làm những điều công chính cho bản thân và cho XH.

Cuốn sách này bán khá hữu nghị, giá 14.000đ (mười bốn ngàn đồng), ít tiền hơn 4 lần gửi xe máy, chỉ tương đương một ly cà phê bệt bán ở vỉa hè.
Bạn cũng có thể đọc nội dung cuốn sách này trên internet.

Đó chính là cuốn “Hiến Pháp CHXHCN Việt Nam 2013″

Chú ý khi đọc HP 2013, bạn phải có khả năng phân tích, thấy những tiến bộ như đã đưa Chương Quyền con người vào HP 2013. Nhưng có những Điều, những Khoản, những câu cản trở hoặc phản lại Tự do Nhân quyền, Dân chủ. Như câu thòng sau các Điều trong Chương Quyền con người ” Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. “, hay Điều 4 HP2013 cũng thế.

“Điều 19

Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.

Điều 20

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam giữ người do luật định.

3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.

Điều 21

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. 
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

Điều 22

1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.

2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.

Điều 23

Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

Điều 24

1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Điều 25

Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

Điều 26

1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.

2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.

3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.

Điều 27

Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.

Điều 28

1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.” (Trích Hiến pháp 2013)

P/s – Ảnh 4 người dân Hồng Kong biểu tình đòi nhân quyền Dân chủ dưới sự dẫn dắt của nhóm sinh viên trẻ, mà một trong các thủ lĩnh là SV Hoàng Chí Phong khi đó (2014) mới 17 tuổi.

– Ảnh 5, người HN đi cầu xin lộc, cầu may rất “thành tâm” ở HN đầu năm 2017. ( Nguồn copy internet)

No automatic alt text available.
No automatic alt text available.
No automatic alt text available.
Image may contain: 1 person, crowd and outdoor
Image may contain: 17 people, people smiling, crowd

 

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay