Cựu tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu điều trần trước Hội nghị Thượng đỉnh về nhân quyền tại Geneva, Thụy Sĩ

From facebook: Phan Thị Hồng added 2 new photos

Cựu tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu điều trần trước Hội nghị Thượng đỉnh về nhân quyền tại Geneva, Thụy Sĩ
Đăng ngày 22.02.2017

GNsP – “Riêng tôi, nếu không có cộng đồng quốc tế lên tiếng bảo vệ, can thiệp thì chắc chắn tôi đã bỏ mạng trong nhà tù.” là lời bộc bạch chua xót của cựu TNLT Đặng Xuân Diệu trước Hội Nghị Thượng Đỉnh Geneva về Nhân Quyền và Dân Chủ lần thứ 9 tổ chức tại Thụy Sĩ vào tối 21.02.207.

Anh Đặng Xuân Diệu là diễn giả người Việt duy nhất trong hội nghị mang tầm quốc tế này để chia sẻ về thực trạng lao tù và nhân quyền tại Việt Nam.

“Tôi có mặt ở đây để trình bày về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam qua sự trải nghiệm của chính bản thân tôi sau 6 năm lao tù”, anh Diệu đã nêu lên tư cách và trách nhiệm của anh khi tham dự hội nghị này.

Ngay từ những câu đầu tiên của bài phát biểu, anh Đặng Xuân Diệu đã khái quát: “Tôi bị bắt vào ngày 30/07/2011, bị xử 13 năm tù và bị trục xuất khỏi Việt Nam vào ngày 12/01/2017. Tôi đã bị bắt và bị xử tù vì sự dấn thân vào con đường đấu tranh nhằm thay đổi đất nước tôi.”

“Bằng phương pháp đấu tranh bất bạo động để xóa bỏ chế độ độc tài và xây dựng dân chủ.”

Nói về sự tàn bạo của lao tù, anh Diệu ngậm ngùi nói: “Tôi xin kể vắn tắt một vài mẩu chuyện về chế độ lao tù Việt Nam. Khi vào tù, tôi hy vọng sẽ có thời gian để học vẽ, học nhạc, học đàn và nhất là học ngoại ngữ. Nhưng vào trại giam được ba ngày, người ta cho một côn đồ với án tù chung thân do giết người vào ở chung với tôi. Anh ta được chỉ đạo để hành hạ và chà đạp đức tin của tôi, Anh ta đối xử với tôi như một nô lệ và nhiều lần đánh tôi, đe dọa giết tôi với mục đích bắt tôi phải viết đơn xin nhận tội và mặc áo tù của trại giam. Sau ba tháng chịu đựng, tôi đã yêu cầu cho tôi được chuyển buồng giam khác, nhưng họ không giải quyết. Tôi phải chịu đựng ba tháng nữa cho đến khi cơ thể suy sụp hoàn toàn, thần kinh suy nhược thì họ mới dừng lại.”

Anh Diệu đã phơi bày những thủ đoạn để ép buộc các tù nhân chính trị nhận tội, và từ bỏ lý tưởng, bị khuất phục. Vì lý tưởng của mình, anh Diệu nói: “tôi đã tuyệt thực nhiều lần tổng cộng hơn 100 ngày và nhịn ăn chịu đói (ngày chỉ ăn một lần) trong thời gian gần 300 ngày liên tục. Khi thấy tôi sẵn sàng chịu chết thì họ không ép tôi nhận tội nữa. Sau đó họ chuyển tôi vào trại giam ở phía Nam, cách gia đình tôi hơn 1500km. Đây là thủ đoạn hành hạ gia đình tôi trong việc thăm nuôi.”

Anh Diệu vẫn quặn thắt khi mường tượng về những cay đắng phải trải qua như bị khinh miệt, chà đạp phẩm giá và đức tin tôn giáo, bị đánh đập và nhục hình, bị đối diện với bệnh tật và nguy cơ tử vong, tuyệt thực và thiếu ăn uống…

Cựu TNLT nổi tiếng này cho biết nguyên nhân mình bị trăm vàn cơ cực là vì: “ Cá nhân tôi trước tòa đã không hề nhận tội, vì đơn giản là tôi không thấy mình có tội gì khi hoạt động một cách ôn hòa cho sự thay đổi của đất nước.”

Anh Diệu cũng không quên nhân cơ hội này kêu gọi thế giới nhớ đến những người khác dấn thân vì công lý và sự thật mà nay đang bị đọa đày trong lao tù.

“Những người như ông Hồ Đức Hoà, Nguyễn Văn Đài, Trần Huỳnh Duy Thức, Đinh Nguyên Kha… và các bà Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Trần Thị Thuý, hay những người mới bị bắt như Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Văn Hoá, Trần Thị Nga… Tất cả họ đã mất quyền làm người ngay khi còn sống. Họ rất cần, vô cùng cần tiếng nói hỗ trợ của quý vị.”

Cựu TNLT Đặng Xuân Diệu cũng nhanh chóng cập nhật hiện tình của người dân Việt qua vụ trấn áp vừa qua của nhà cầm quyền cộng sản đối với linh mục Nguyễn Đình Thục và những người đi nạp đơn khởi kiện Formosa.

“Hơn 100 người bị đánh trọng thương, trong đó có LM Nguyễn Đình Thục, hàng chục người bị bắt. Cá nhân tôi đã khóc khi nghe tin này, vì trong số các nạn nhân, có những người thân và bạn hữu của tôi.”

Vì điều kiện thời gian không cho phép anh Diệu chỉ sơ lược qua về hiện tình đất nước từ chính trải nghiệm của mình.

Như anh đã nói là “tôi nói thay cho những người bị bịt miệng”, cựu TNLT Đặng Xuân Diệu gửi gắm:

“tôi chỉ muốn kết luận một điều là: con đường đi đến tự do, dân chủ và công bằng trên đất nước chúng tôi còn rất nhiều chông gai, đe dọa đến sự sống còn của nhiều người tranh đấu. Nhưng có sự sống còn nào quan trọng hơn sự sống còn của cả dân tộc đang bị chìm đắm trong độc tài và khủng bố? Do đó, chúng tôi sẽ phải hy sinh rất nhiều mới mong tương lai của dân tộc chúng tôi tốt đẹp hơn.”

Minh Nhật, GNsP

Image may contain: 5 people, text
Image may contain: 1 person, suit and text
Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay