CÔNG LÝ CỦA SỰ ĐOẠ ĐÀY

From facebơk:    Thảo Tâm and 2 others shared Luân Lê‘s post.
Image may contain: 1 person, text
Luân LêFollow

CÔNG LÝ CỦA SỰ ĐOẠ ĐÀY

Không biết mọi người còn nhớ vụ án diễn ra ở Bình Phước mà một cô bé 13 tuổi đi nhặt hạt điều để kêu oan cho bố mẹ mình bị bắt giam và xét xử về tội cố ý gây thương tích bấy lâu mà tôi đã đề cập hay không?

Trong phiên toà đó, người đàn bà đã khóc lóc trong đau đớn mà khai giữa công đường rằng, điều tra viên dí súng vào đầu tôi và quát, mày không ký vào biên bản tao bắn.

Nay đến tử tù Hàn Đức Long, ở Bắc Giang, cũng lâm vào cảnh tương tự khi ra khỏi ngục tù ông mới cất được lên tiếng nói oan khuất của mình, nếu không nhận tội tôi đã nằm dưới mồ từ lâu.

Quả là dãn man và kinh hoàng.

Trước đó là ông Nguyễn Thanh Chấn, cũng ở Bắc Giang, bị tra tấn và ép cung đến mức phải nhận tội bằng những lời khai được mớm, ép hoặc viết sẵn. Rồi 17.6 năm sau thì thủ phạm thực sự đã ra đầu thú để giải oan cho ông.

Ông Huỳnh Văn Nén, ở Bình Thuận, lâm vào hai án oan, mà ngay tại giữa phiên toà hôm xét xử ông phải cởi áo ra để cho tất cả những ai chứng kiến ở đó thấy trên cơ thể mình là những vết sẹo lớn và dọc khắp thân mình được tạo nên bởi nhục hình của những kẻ vô lương và bất chấp luật pháp chỉ để kết tội bằng được nhằm thăng quan tiến chức hoặc cố để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Còn biết bao nhiêu những tử tù hay những mảnh đời oan khiên vô tình nằm dưới tay những tên bạo quyền và những kẻ bất nhân mà nắm cán cân luật pháp đang chịu cảnh tù đày mà chưa thể chứng minh mình vô tội nữa?

Mạng người rẻ rúng quá, luật pháp bị coi khinh quá, bởi tâm lý kết tội bằng được, bởi nghiệp vụ non kém, bởi lương tâm cầm thú, nên mới rắp tâm dùng những thủ đoạn, biện pháp mà thế giới nghiêm cấm trong quá trình tố tụng để kết tội một người, đó là việc điều tra khép kín, không có sự tham dự của luật sư từ đầu, tư duy suy đoán có tội và sử dụng những hành vi xâm hại tính mạng, sức khoẻ của người khác để lấy cung làm bằng chứng kết tội một ai đó.

Tôi đã đặt ra kế hoạch viết sách (khoảng 4 cuốn trong vòng 2 năm tới), và trong đó, tôi sẽ đặt tên cho một trong số những cuốn tôi sẽ viết là: CÔNG LÝ CỦA SỰ PHỤC TÙNG – để lột tả lên thân phận con người khi nằm dưới cán cân quyền lực, sự yếu kém của trình độ và nhân lực trong tố tụng, sự lạm dụng luật pháp để xâm hại quyền sống và được bảo vệ về thân thể của bất kỳ ai, sự thất bại của chu trình thẩm vấn khép kín mà thiếu vắng luật sư, sự trọng cung hơn trọng chứng để kết tội.

Tất cả, sẽ được lột tả trong cuốn sách ấy, khi chỉ cần có sự phục tùng là sẽ tìm thấy một phần thi thể của công lý.

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay