Nền y tế của nước Mỹ theo tôi được biết.

Nền y tế của nước Mỹ theo tôi được biết.

Tác giả: Phùng văn Phụng

Sở dĩ nhiều người muốn định cư ở Mỹ là muốn được phúc lợi xã hội mà nước Mỹ dành cho họ.

+ 1)   Một người được con cháu bảo lảnh qua Mỹ, không có một ngày nào làm việc đóng thuế ở nước Mỹ, nhưng khi đến tuổi về hưu, 65 tuổi, nếu có quốc tịch Mỹ, họ vẫn được hưởng phúc lợi đầy đủ. Họ được hưởng trợ cấp xã hội, một tháng hai vợ chồng nhận được khoảng 1100 đô la và tiền thức ăn (food) khoảng 150 đô la. Nếu bị bịnh, họ có “Medicaid”, nằm nhà thương không mất tiền.

Tôi có đứa cháu bị cancer (bướu) ở ruột già,  chưa có thẻ xanh là thẻ thường trú nhân, vì trục trặc về di trú, nhưng có làm việc ở Mỹ, có đóng thuế hàng năm nên được điều trị ở bịnh viện công (Ben Taub), chỉ đóng số tiền rất nhỏ tượng trưng.

Nếu trị bịnh ung thư ở nước Mỹ, mất vài tháng, chi phí điều trị lên đến vài trăm ngàn đô la là sự thường vì phải trả tiền khám bịnh của bác sĩ, tiền thuốc (thường rất mắc), tiền phòng khi nằm trong bịnh viện.

Lần trước phải mổ bướu ở ruột, thời gian mổ khoảng 3 giờ, anh ta chỉ phải trả $50 đô la. Khi bịnh ung thư ruột già lây lan sang gan, lần thứ hai này phải mổ gan nên mất nhiều thời gian hơn, khoảng 5 giờ, nhưng cũng chỉ phải trả tượng trưng là $150 đô la. Hiện nay đang điều trị, vừa xạ trị, vừa hoá trị không mất tiền vì không có “income”, không có tài sản.

+ 2)  Khi thất nghiệp hay không có đủ tiền mua bảo hiểm và không có tài sản, nếu ở quận Harris, thành phố Houston, Texas có thể xin thẻ vàng, khám bịnh, lấy thuốc không mất tiền, chỉ có chịu khó chờ đợi hơi lâu để khám bịnh và lấy thuốc mà thôi. Nếu bị bịnh nhiều thì xin vào nằm điều trị tại bịnh viện “Ben Taub” cũng không mất tiền (giống như nhà thương Chợ Rẫy, Bình Dân, Hồng Bàng ở Sài gòn trước năm 1975, là nhà thương thí khám bịnh, nằm điều trị không tốn tiền).

Ngoài ra nếu người nào có lương thấp (low income) có thể nộp đơn xin bảo hiểm sức khỏe gọi là  “Obama care” chánh phủ trợ giúp thêm để có bảo hiểm sức khỏe.

+ 3)  Sau năm 1975, từ khi ‘nhà thương’ đổi thành bịnh viện, dân chúng dầu giàu nghèo đều cũng phải trả tiền mới được điều trị. Cho nên hiện nay ở Việt nam nếu bị bịnh nặng như đau tim cần mổ, bịnh ung thư, v.v… không có tiền chỉ có chết mà thôi.

+ 4)  Khi về hưu :

Khi đến tuổi 65 nếu có đi làm đủ 10 năm hay 40 “quarter” thì được cấp medicare.

Nếu bị bịnh khi đi bác sĩ hay nằm nhà thương thì Medicare chỉ trả 80% chi phí, còn cá nhân người bịnh trả 20% chi phí. Do đó nhiều người mua thêm “Supplement Medicare” để khi nằm nhà thương hay đi bác sĩ thì “supplement medicare” trả hết những chi phí nào mà medicare không trả.Ngoài ra không chỉ được nằm trong bịnh viện có 150 ngày, bịnh nhân còn được chi trả cho thêm một năm (365 ngày) nữa nếu phải nằm trong bịnh viện.

Nếu một cá nhân không khả năng mua “Supplement Medicare” thì vào một chương trình Advange Medicare thì phải trả một phần “deduct” tiền mình phải đóng góp lúc đi khám bịnh hay nằm trong nhà thương. Số tiền đóng góp của mình tùy theo qui định trong giao kèo (policy) của mỗi hảng.

Người bịnh dầu giàu hay nghèo khi vào bất cứ nhà thương nào cũng được chăm sóc như nhau. Lương bổng của y tá, bác sĩ đã khá cao rồi nên họ không làm khó dễ bịnh nhân để đòi tiền “hối lộ”. Khi trở về nhà, bịnh nhân được bác sĩ hay y tá gọi hỏi thăm sức khỏe và được thăm dò để biết nhân viên bịnh viện có làm việc đàng hoàng không, có cần sửa chữa điều gì không?

Có một lần tôi đi khám, mổ mắt cườm. Buổi sáng vào phòng thay quần áo, mặc áo nhà thương, đẩy xe vào khu săn sóc, chuyền nước biển, cân, đo huyết áp, hỏi han thật kỹ các bịnh đang có, đang uống thuốc gì, hai ba bác sĩ đến thăm, trước khi gây mê và mổ mắt.

Sau đó họ đẩy xe vào phòng mổ mắt, hai y tá đến thăm, sau đó bác sĩ mổ mắt đến  và họ đã gây mê lúc nào không hay. Khi tỉnh dậy, sau chừng một giờ đã thấy đưa ra bên ngoài, phòng chờ đợi, có y tá đưa mình đến tận xe nhà, đậu bên ngoài, dẫn mình lên xe , rồi họ mới vào bên trong, không phải hối lộ cho ai một đồng nào. Họ rất tử tế, vui vẻ dầu mình là người Á châu không phải là người Mỹ.

Vì có bảo hiểm “medicare supplement” nên không phải trả đồng nào.

Xem thêm  :   Những điều nên biết về hành nghề Y ở Mỹ

Mùa tạ ơn cuối tháng 10 năm 2016

Phùng văn Phụng

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay