NƯỚC ZIMBABWE VÀ TỔNG THỐNG MUGABE

From :   Thuong Phan shared Dương Quốc Chính‘s post.
Image may contain: 1 person
Dương Quốc Chính

NƯỚC ZIMBABWE VÀ TỔNG THỐNG MUGABE

Năm 2000, ông này đã từng trúng giải đặc biệt trị giá 100 000 đô Zimbabwe, gấp khoảng 5 lần thu nhập bình quân đầu người hàng năm của đất nước. Ông TT Zimbabwe từ năm 1980 này thật may mắn! Đất nước Zimbabwe lạm phát kinh khủng thế nào dưới thời ông này nắm quyền thì mọi người biết rồi, lên tới 100.000% và hơn nữa, do nhà nước không dám thống kê! Tỷ lệ thất nghiệp lên tới 94%.

Nhưng ít người để ý là TT Mugabe từng là anh hùng giải phóng dân tộc, đánh đuổi thực dân Anh. Zimbabwe nguyên là thuộc địa của công ty Nam Phi của Anh – tương tự công ty Đông Ấn ở Ấn Độ. Những người da trắng ở đây đã từng tuyên bố độc lập khỏi nước Anh, tương tự Nam Phi và Mỹ, nhưng không được nước nào công nhận. Người da đen tổ chức chiến tranh du kích để đánh đuổi người da trắng và nước Zimbabwe ra đời vào năm 1980, bằng đàm phán, do Mugabe, 1 lãnh tụ du kích, làm TT. Sau khi “cướp chính quyền” TT Mugabe đã thẳng tay đàn áp phe đối lập đã sát cánh cùng mình để giành độc lập (có 2 nhóm du kích liên minh với nhau, Mugabe lãnh đạo 1 nhóm). Mugabe soạn thảo hiến pháp, tự xưng làm TT, năm 1990 ông xóa bỏ thượng viện và biến Zimbabwe thành 1 quốc gia độc đảng.

Sau khi nắm trọn quyền lực, Mugabe thi hành chính sách kinh tế kế hoạch, nhà nước can thiệp sâu vào nền kinh tế, kiểu XHCN, giành đặc quyền kinh tế cho phe nhóm ủng hộ ông. Dĩ nhiên nền kinh tế đó phải khủng hoảng khiến ông mất dần uy tín và phải ngồi lại ghế TT bằng cách gian lận bầu cử.

Để giành lại uy tín, Mugabe dùng các biện pháp dân túy như tấn công các chủ sở hữu đất là người da trắng, cướp đất để xung công, chính là cải cách ruộng đất. Hành động này được lãnh đạo bởi hội cựu chiến binh và cho nhóm này được hưởng đặc quyền từ tài sản cướp được. Tuy nhiên, giải pháp này không thể cứu vãn nền kinh tế. Chính phủ phải in tiền ra để chi tiêu dẫn đến siêu lạm phát kể trên. Mệnh giá đồng tiền lên tới 10ng tỷ đô la! Lạm phát tạm thời ổn định khi CP vô hiệu hóa đồng tiền bản địa, dùng đô la Mỹ thay thế. Nền kinh tế của Zimbabwe năm 2009 quay về tương đương với năm 1953, còn tệ hơn thời thực dân.

Rất tiếc là chính quyền của ông Mugabe vẫn đang tồn tại.

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay