Thấy gì sau ngày 30 tháng 04 năm 1975.

 Thấy gì sau ngày 30 tháng 04 năm 1975.

Vài hôm sau ngày 30-4-1975, tôi đi trên đường Lê Lợi, thấy từng đống sách bị đem ra để trên vĩa hè, trước nhà sách Khai trí mà đốt. Tôi nhìn thấy những quyển sách bìa cứng, dày, giấy trắng đẹp như tự điển Anh Việt, Pháp Việt, những sách về y khoa, những sách về văn học quí hiếm bị đem ra đốt, làm tôi liên tưởng đến thời Tần Thủy Hoàng ( tháng 12 năm 259 TCN  đến tháng  8 năm 210 TCN)….    của Trung Hoa , đốt sách chôn học trò.

Tôi không biết thời đó đốt sách ra sao, chứ thời này, cuối thế kỷ 20, các sách rất quí, được biểu tượng cho sự hiểu biết của nhân loại bị đốt , lòng tôi chán nản và buồn vô hạn. Rồi đây dân tộc này sẽ ra sao? Khi sách vở đã bị đốt, bị xem thường.?

Nhà tôi có những sách quí như bộ Chiến tranh và Hoà Bình của Leon Tolstoi do nhà văn Nguyễn Hiến Lê dịch, có 4 cuốn, sách giấy trắng, đẹp cũng phải xé bìa vất vào thùng rác. Mất một tủ sách xé bìa, bán ve chai hoặc đốt bỏ. Đau lòng lắm khi đốt những sách mà tôi yêu quí.

Tần Thủy Hoàng 

Tần Thủy Hoàng hạ lệnh đem tất cả trên 460 nho sinh đó chôn sống ngoài thành Hàm Dương

Để tránh sự phản kháng của dân chúng, Thừa tướng Lý Tư đã áp dụng chính sách “ngủ gia liên bảo” , năm nhà xài chung một con dao và năm nhà kiểm soát lẫn nhau. Một nhà làm tội trừng phạt bốn nhà kia.

Tần Thủy Hoàng giết hơn 460 nho sinh đã mang tiếng ngàn đời là tội “đốt sách chôn học trò”

Trong cuối thế kỷ 20 này, sau hơn hai ngàn năm, thì người cộng sản Việt nam đã dựa theo chính sách của Tần Thủy Hoàng, áp dụng triệt để chánh sách này. Để lường gạt dân miền nam hiền hậu, thơ ngây , nhà cầm quyền cộng sản ra thông báo , người lính đi học ba ngày rồ về. Sau ba ngày lính được thả về thực. Sau đó thông báo sĩ quan cấp úy đi trình diện học trong 10 ngày,  sĩ quan cấp tá , hành chánh cấp phó quận, đảng phái phó chủ tịch cấp quận trở lên , đi trình diện  đem thức ăn đi học một tháng. Mục đích để quân cán chính Việt nam cộng hòa lầm tưởng đi học trong 10 ngày hay một tháng rồi sẽ về.

Nhà tù không dùng trại tù  mà dùng chữ mỹ miều “ Trường học tập cải tạo” giống như trường trung học, trường đại học để lừa gạt nhân dân miền nam thơ ngây.

Một sự lừa dối lường gạt vĩ đại vô tiền, khoáng hậu trong lịch sử nhân loại

Số người đi học tập 

Sau năm 1975 ở miền Nam có hơn 1.000.000 người thuộc diện phải ra trình diện. Riêng ở Sài Gòn có 443.360 người ra trình diện, trong số đó có 28 viên tướng, 362 đại tá, 1.806 trung tá, 3.978 thiếu tá, 39.304 sĩ quan cấp uý, 35.564 cảnh sát, 1.932 nhân viên tình báo, 1.469 viên chức cao cấp trong chính quyền, và 9.306 người trong các đảng phái “phản động”.[18] Theo Phạm Văn Đồng, con số người phải trải qua giam giữ sau này 30/4/1975 là hơn 200.000 trong tổng số 1 triệu người ra trình diện.[19] Tính đến năm 1980 thì chính phủ Việt Nam xác nhận có 26.000 người vẫn còn giam trong trại. Tuy nhiên một số quan sát viên ngoại quốc ước tính khoảng 100.000 đến 300.000 vẫn bị giam.[9] Ước tính của Hoa Kỳ cho rằng khoảng 165.000 người đã chết trong khi bị giam.[2

Chưa kể trong một tháng đầu sau ngày 30 tháng 04 năm 1975 sự giết chóc, trả thù lén trong toàn miền nam ước tính khoảng 60,000 người.

Tác giả Phùng văn Phụng

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay