KIẾP NGHÈO & NGHĨ VỀ bài thơ KIẾP NGHÈO

 KIẾP NGHÈO,
                                      Song Như.

 
Không biết ngày mai sẽ ra sao?
Quê hương tôi đó như thế nào?
Bao nhiêu em bé nghèo lam lũ,
Bao kẻ đói hèn sống lao đao…

Sáng nơi phố chợ người mua bán,
Nhiều trẻ ăn xin bước lang thang,
Củ khoai lượm được mừng lót dạ,
Trưa đói hoành hành biết sao kham…

Chiều ra thùng rác kiếm bánh rơi,
Rau trái, cơm thừa chẳng gọi mời,
Tối ôm hốc cây nhìn sao sáng,
Mộng mị quay về giấc chơi vơi…

Đến trước bao người ngửa tay xin,
Người ngoảnh mặt đi không chút tình,
Kiếp nghèo chuyên chở đời gian khổ,
Sáng tối đêm ngày… bị người khinh…

Liverpool.19/7/2012.
Song Như.

 
NGHĨ VỀ bài thơ KIẾP NGHÈO của Song Như .

                                                           Machanvi ( Nguyễn Tấn Ich)

Song Như là bút danh của nhà thơ Kim Trọng cư ngụ tại Liver Pool , anh
là một doanh nhân nhưng có máu yêu thơ từ trong lòng mẹ . Quê hương
Việt Nam thân yêu của anh là vùng đất nhiều danh lam thắng cảnh hữu
tình , nên đã in sâu trong lòng anh từ thuở bé thơ . Giờ đây làm
người dân của một nước nhược tiểu nên luôn phụ thuộc vào các cường
quốc về nhiều lãnh vực . Bởi thế mà người dân luôn bị các thế lực bành
trướng chiếm đóng lâu đời nhất là bốn nghìn năm lệ thuộc quân Tàu , mà
dân Tàu thì họ rất nham hiểm và thủ đoạn lúc nào cũng muốn Việt Nam
là lệ thuộc họ .
Cho đến bây giờ Trường Sa, Hoàng Sa cũng như miền cao nguyên rừng
vàng biển bạc ấy họ đã ngấm ngầm chiếm đóng . Người nông dân và ngư
dân giờ phải lao đao vì mưu ma chước quỹ của họ .
Xót đau trước hoàn cảnh đất nước và nỗi đau tột cùng của dân Việt anh
chỉ biết nói lên tiếng lòng mình với đồng bào đang tột cùng khổ cực ở
quê nhà và bài thơ KIẾP NGHÈO đã ra đời đúng vào thời điểm đó ngày
19/7/2012 .
Ta hãy đi sâu vào cảm nghĩ của song Như .
Bài thơ KIẾP NGHÈO được chia làm bốn đoạn mỗi đoạn 4 câu
Đoạn mở đầu anh viết :
Không biết ngày mai sẽ ra sao?
Quê hương tôi đó như thế nào?
Bao nhiêu em bé nghèo lam lũ,
Bao kẻ đói hèn sống lao đao….
Hằng ngày anh luôn theo dõi trên báo đài nên rất ưu tư về vận mạng của
đất nước quê hương , nhất là những người dân nghèo và các trẻ thơ
luôn phải đối diện với cảnh đói cơm rách áo . Người dân miền núi thì
rừng chúng mua và lũ quan bất nhân ấy đã đẩy họ vào cuộc sống bần
cùng không nơi nương tựa. Ngoài khơi thì ngư dân luôn bị cướp lưới
cướp tàu phải nợ nần thiếu thốn . Cuộc sống của họ như thế thì làm sao
con cái họ được mỗi ngày cắp sách đến trường đành phải lang thang
kiếm sống giang hồ phiêu bạt .

Sáng nơi phố chợ người mua bán,
Nhiều trẻ ăn xin bước lang thang,
Củ khoai lượm được mừng lót dạ,
Trưa đói hoành hành biết sao kham…

Viết đến đoạn thơ này tôi lại nhớ về thi sĩ Hữu Loan , một nhà thơ nổi
tiếng trong làng văn học thế kỷ 20 -21 này. Người đã từng bỏ cả sự
nghiệp công danh khi biết được con đường mình đang đi là phản lại dân
tộc quê hương . Cũng chính vì thế ông đã bị trù dập phải đi thồ đá để
kiếm sống nuôi vợ con mà còn không yên với bọn gian manh thủ đoạn .
Mà người vợ sau này đã sống lượm từng củ khoai sống ăn đỡ đói qua ngày
khi cha mẹ mình bị đấu tố không còn ai nương tựa . Cũng chính người
con gái ấy đã cùng ông đi trọn cuộc hành trình gian khổ để nuôi các
con trưởng thành trong cảnh sống dỡ chết dỡ này .
Song Như đã xót xa vô cùng cho thế hệ nối tiếp cha anh đã bị bọn
người bành trướng ngu dân muốn các em cháu mình sau này phải lệ thuộc
vào chúng . Đây cũng là cảnh báo cho những ai vẫn còn mê ngủ trong hồn mình khi
vẫn coi ông bạn láng giềng là 4 tốt 16 chữ vàng

Chiều ra thùng rác kiếm bánh rơi,
Rau trái,cơm thừa chẳng gọi mời,
Tối ôm hốc cây nhìn sao sáng,
Mộng mị quay về giấc chơi vơi….
Trong đoạn này dù chưa được nhuần nhuyễn trong nghệ thuật diễn đạt về
vần điệu , tiết tấu , nhạc và âm thanh , song anh đã nói lên rất chân
tình với quê hương về đồng bào ruột thịt nhất là những đứa bé mồ côi
cách này hay cách khác đã phải sống trong cảnh tột cùng trong cảnh
bất hạnh này

Đến trước bao người ngửa tay xin,
Người ngoảnh mặt đi không chút tình,
Kiếp nghèo chuyên chở đời gian khổ,
Sáng tối đêm ngày… bị người khinh…..
Nếu đã sống trong những ngày khổ đau này mà con người còn có tình
thương yêu đùm bọc nhau thì nỗi đau ấy cũng phần nào được an ủi mà vơi
bớt nỗi sầu sầu . Nhưng không xã hội hôm nay con người phần đông đã
dường như vô cảm. Họ sẳn sàng quay mặt đi khi đồng loại mình đang cần cứu giúp .

Do đâu đã gây ra cảnh này. Qua diễn đạt của tác giả tôi nghĩ rằng tác giả đã
thấy được phần nào nguyên nhân sâu xa đó là sai lầm của một học thuyết
vật chất sinh ý thức .

Tóm lại sở dĩ có điều này là do văn chương bị lưu đày , người ta
đã đầu độc để văn chương không còn gióng lên tiếng chuông thức tỉnh
những ai đã mê say với danh vọng và tiền tài vì sợ họ quay về với
tình yêu thiêng liêng cao quý mà ngàn đời tổ tiên họ để lại .
Viết đến đây tôi lại nhớ đến lời nói của một danh nhân : Thời mạc của
thi ca 1939 của B.Brecht và cảm ơn tấm lòng cao quý của Song Như với
tổ quốc quê hương và đồng bào ruột thịt chúng ta .,.
Machanvi ( Nguyễn Tấn Ich)

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay