Tôi bảo tôi mãi mà tôi không nghe không nghe

“Tôi bảo tôi mãi mà tôi không nghe không nghe
Nhất quyết yêu người, cả người thực thà gian dối
Tôi bảo tôi mãi mà tôi không nghe không nghe
Cứ cố yêu người dù rằng người đang lừa người.”

(Phạm Duy – Tôi Bảo Tôi Mãi Mà Tôi Không Nghe)

Trần Ngọc Mười Hai

(Êphêso 1: 16-18)

Có thật không đấy? Cái gì mà lại “cứ bảo mãi không nghe không nghe”, là sao thế? Bảo ai? Bảo gì thế? Nếu chỉ bảo, có mỗi mình tôi thôi, thì có thể là như thế, thật cũng đúng thôi. Thế nhưng, bảo gì thì không bảo, sao lại cứ bảo và ban những lời rằng:

“Tôi bảo tôi mãi mà tôi không nghe không nghe
Mới chớm yêu đời lại buồn vì đời mau hết
Tôi bảo tôi mãi mà tôi không nghe không nghe
Mới biết ái tình là ngờ mình yêu còn ít.

Tôi bảo tôi mãi mà tôi không nghe không nghe
Quyến luyến bạn bè để rồi về nhà mong nhớ
Tôi bảo tôi mãi mà tôi không nghe không nghe
Cứ thích la cà để rồi chợt thương người nhà.

À thì ra, tác-giả lại đã tự mình bảo mình mãi, mà mình nào muốn nghe theo, nên mới than và vãn rất nhiều lời, rằng:

“Đời sinh tôi ra tôi ra như thế!
Đời sinh tôi ra tôi ra như thế!
Thương tôi thương tôi cho sống say mê.
Không thương không thương xin giết tôi đi !

Đời sinh tôi ra tôi ra như thế !
Đời sinh tôi ra tôi ra như thế!
Thương tôi thương tôi cho sống say mê.
Không thương không thương xin giết tôi đi!

(Phạm Duy – bđd)

Ấy! Đâu dễ như thế. Giết người và giết tôi không được, nên chàng lại hát vẫn một lời, rằng:

“Tôi bảo tôi mãi mà tôi không nghe không nghe!

Cứ nói những lời mọi người hằng ngày không nói.

Tôi bảo tôi mãi mà tôi không nghe không nghe!

Cứ chối không làm đàn cừu làm con vẹt nữa.

Tôi bảo tôi mãi mà tôi không nghe không nghe!

Cứ hát những lời buồn rầu mà người ta giấu.

Tôi bảo tôi mãi mà tôi không nghe không nghe!

Cứ hát vui đùa chọc cười người quên nụ cười.

(Phạm Duy – bđd)

À thì ra. Nghệ sĩ già nhà mình, lại cứ viết hoài và viết mãi những lời lẽ rất ý-nhị thuộc mọi thời, mới như thế. Có như thế, “chàng trai già đất Việt” mình mới ngán ngẫm cuộc đời, bèn thêm mãi lời ca rất nên nghe, rằng:

“Đời sinh tôi ra tôi ra như thế!

Đời sinh tôi ra tôi ra như thế!

Thương tôi thương tôi cho sống say mê.

Không thương không thương xin giết tôi đi!

Tôi bảo tôi mãi mà tôi không nghe không nghe

“Đứng giữa hận thù chỉ ngờ mình là Horace

Tôi bảo tôi mãi mà tôi không nghe không nghe

Chiến đấu quân thù mà tìm chưa ra thù ghét

Tôi bảo tôi mãi mà tôi không nghe không nghe…”

(Phạm Duy – bđd)

À thì ra, do bởi ông viết những lời như: “Đời sinh tôi ra tôi ra như thế”, chứ không phải “Trời sinh tôi ra tôi ra như thế”, nên mới thế vậy. Và, giả như người dặn dò và phán bảo, lại là thánh-nhân hiền-lành thời buổi trước, hẳn sẽ khác. Khác ở điểm, là: thánh-nhân hiền-lành chỉ nói và bảo như sau:

“Bởi vậy, cả tôi nữa, từ khi được nghe nói về lòng tin của anh em

vào Đức Giêsu, và về lòng mến của anh em đối với toàn thể dân thánh,

tôi không ngừng tạ ơn Thiên Chúa vì anh em,

khi nhắc tới anh em trong những lời cầu nguyện của tôi.

Tôi cầu xin Chúa Cha vinh hiển là Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô,

Chúa chúng ta, ban cho anh em thần khí khôn ngoan

để mặc khải cho anh em nhận biết Người.

Xin Người soi lòng mở trí cho anh em thấy rõ,

đâu là niềm hy vọng anh em đã nhận được,

nhờ ơn Ngài kêu gọi,

đâu là gia nghiệp vinh quang phong phú

anh em được chia sẻ cùng dân thánh.”

(Êphêsô 1: 16-18)

Và, những lời bảo ban/dặn dò từ đấng bậc cỡ chóp bu của Hội thánh vào hôm đó, thì sao? Sao lại có những lời như thể bảo:

“Từ buổi họp Thượng Đỉnh vào độ tháng 10 năm 2014 đến giờ, Đức Phanxicô đã cắt bỏ một cách thê-thảm những lời tuyến bố công-khai của ngài về việc ngài hỗ-trợ cho một đổi-thay diễn biến ở Giáo hội Công-giáo trong việc xử thế với các gia-đình nào bị rối rắm.” Đây là nhận-định của Sandro Magister, một Quan-sát-viên khá nổi cộm về các diễn-biến xảy ra ở Vaticăng, ông từng viết nhiều bài cho tờ L’Espresso.

Tác-giả Sandro Magister nhấn mạnh rằng: mặc dù Đức Giáo Hoàng từng đưa nhiều chỉ-dẫn nói là ngài ủng-hộ đề-nghị của Hồng Y Kasper vào độ trước ngày Hội Thượng Đỉnh diễn ra ở Rôma. Tứ lúc ấy đến nay, ngài thôi không nói về đề tài này nữa. Tác-giả Sandro Magister còn ghi chú thêm, là: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp-tục nói thẳng thừng về nhiều vấn-đề khác trước công-chúng. Nhưng, ông còn tiết-lộ thêm rằng: “ từ dạo cuối năm 2014 đến nay, vẫn chưa có đến một dịp thuận nào để ngài đưa ra dù một yểm-trợ nhẹ-nhàng nhất đối với mô-hình mới do các nhà canh-tân đưa ra.” (xem Bản tin trên tờ The Catholic Weekly ngày 17/5/2015 tr. 3 có đầu đề là: ‘Soft pedal’ on troubled marriage’)

Và một tin khác cũng trên tờ Tuần báo này, lạ đã ghi rằng:

“Một giám-mục người Anh hôm rồi, lại đã hoan-nghênh/cổ võ cho bản tuyên-ngôn của chừng 500 linh-mục ở nước này hối-thúc Thượng Hội Đồng Rôma năm nay hãy cho biết lập-trường của Giáo-hội khẳng-định về giáo-huấn của Giáo hội về hôn-nhân.

Giám mục Mark Davis thuộc giáo-phận Shresbury đã cảm kích các linh-mục từng ký vào bản tuyên-ngôn nói trên ngõ hầu “kiếm tìm một đường lối vui vẻ chưa từng có vào độ trước hầu can-dự vào cuộc bàn-thảo đi dần vào ngày hội của Giáo-quyền Rôma, tháng 10 năm 2015 này. Giám mục Shresbury còn nói thêm, là: các linh-mục đã nhận ra rằng phải luôn có lòng quả cảm rất siêu-nhiên ghê lắm mới có thể đứng trụ về chân-lý của Giáo hội, ở thời buổi có nhiều khủng-hoảng và lẫn lộn hôm nay.

Ý-kiến của Giám mục Davis lại khác hẳn tuyên-bố của Hồng y Vincent Nichols từng khiển-trách các linh-mục nhà mình về việc công-bố cho báo-chí/truyền-thông về một tuyên-ngôn công-khai như thế. Giám mục này cho rằng: cuộc bàn cãi về các vấn-đề này, lâu nay không được nhà báo tường thuật theo cung-cách tốt đẹp nhất.

Ở Hoa kỳ, có đến gần 1000 linh-mục nay từng ký một tuyên-ngôn tương-tự hầu kêu gọi Thượng Hội Đồng Giám mục ở Rôma nên có một thông-báo rõ ràng ngõ hầu làm dịu bớt sự lẫn lộn/ngộ nhận về giáo-huấn của Hội-thánh.” (xem The Catholic Weekly ngày 17/5/20215 tr. 3 có đầu đề là ‘Bishop applauds priest’ call for synod statement’)

Để cho vui cả làng Đạo lẫn đời, nay có bạn bè/người thân vừa gửi cho bần-đạo một truyện kể nghe như chuyện thường ngày ở huyện dân-gian có người bệnh/người lành cứ là thăm viếng nhau một vài lúc, lại cứ hỏi han rồi xin xỏ những chuyện rất khó, như sau:

“Có cô hoa hậu nọ đến bệnh-viện thăm thương binh ở quân y-viện. Đến bên giường một chiến-sĩ, cô ta hỏi:

-Nhiệm-vụ của anh là gì?

-Giao-liên.

-Vậy thì cho em hôn lên ‘đôi hài vạn dặm của anh’. Nàng nói rồi hôn lấy hôn để lên đôi bàn chân của anh lính.

-Còn anh?

-Sĩ-quan tham-mưu.

-Ôi… Cho em hôn lên ‘bổ tổng tham-mưu’ của anh đi!

Hôn lên trán chàng sĩ-quan xong, qua giường kế tiếp, cô hoa-hậu dạn-dĩ nựng yêu:

-Nào, chàng trai dũng-cảm, hãy nói cho em biết binh-chủng của anh đí?

-Cậu lính trẻ hoảng-hốt co đầu gối lên bụng, mặt đỏ bừng đáp:

-Em.. em xin chị …đừng .. Em ở bên Pháo-binh!?!” (Trích truyện kể ở trên mạng, gửi đã lâu).

Truyện kể chỉ có thế. Không nói nhiều. Cũng chẳng diễn chẳng tả được bao nhiêu. Nhưng mọi người cũng đều hiểu ý-nghĩa tóm gọn trong đó. Nhưng có những chuyện về: việc bảo ban trong gia-đình, lại thấy một số nhân-sĩ cũng như đấng-bậc-thày-dạy lại vẫn minh-định và/hoặc chú-giải các đoạn thánh-kinh có liên-quan đến tình-tự gia-đình nhiều khó-khăn/xung khắc, được kể ở trình-thuật mà người đọc mới nghe qua, đã thấy khó.

Nhưng, nếu hiểu đúng ý người viết cũng như tìm-hiểu tình-trạng các gia-đình ở Địa Trung Hải, người đọc sẽ thấy đôi điều ghi ở trình-thuật Tin Mừng này/khác có những câu thật cũng khó nghe, nếu ta không được diễn-nghĩa, cho đúng. Đó, là đoạn viết từ Tin Mừng Gốc, còn gọi là Tin Mừng “Quelle” ở trình-thuật Luca đoạn 12 câu 51-53 đại ý bảo:

“Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hoà-bình cho trái đất sao? Thầy bảo cho anh em biết: không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ. Vì từ nay, năm người trong cùng một nhà sẽ chia rẽ nhau, ba chống lại hai, hai chống lại ba. Họ sẽ chia rẽ nhau: cha chống lại con trai, con trai chống lại cha; mẹ chống lại con gái, con gái chống lại mẹ; mẹ chồng chống lại nàng dâu, nàng dâu chống lại mẹ chồng.”

Còn nhớ ý-chính trình-thuật này, khi trước cũng được đấng bậc giải-đáp thắc-mắc trên tờ The Catholic Weekly ở Sydney được trích đăng trên Chuyện Phiếm Đạo Đời có nhan đề Ià ”Ngày nào anh yêu em” NXb Hội Nhà Văn năm 2013, tr. 131-132, như sau:

“Nếu đưa đoạn này ra khỏi bối cảnh lời lẽ của Kinh thánh, ắt là ta sẽ nghĩ rằng Chúa Giêsu đến Ngài chỉ đem đến những bất bình cùng cãi tranh thôi; và như thế,ta cũng sẽ thôi không còn theo chân Chúa nữa.Thế nhưng, như một bạn đồng nghiệp rất khoa bảng chuyên chú giải Thánh Kinh của bổn báo đã từng nói: “Nếu ta lấy bất cứ câu Kinh thánh nào đem ra khỏi bối cảnh Lời Chúa, ắt hẳn còn lại chỉ là những chương đoạn ngớ ngẩn, chẳng nghĩa lý!” Và, đây là một trong những cái-gọi-là vớ vẩn, vẩn vơ ấy.

Bởi thế nên, ta hãy đưa bản văn/câu nói ấy vào với bối cảnh của toàn bộ Sách Tân Ước, mới được. Làm thế, ta sẽ hiểu được rằng Đức Giêsu thực sự đến với trần gian con người là để mang cho họ sự bình an và hiệp nhất…

Trước hết, nên nhớ rằng chính Đức Giêsu là dấu tích của sự “mâu thuẫn, rẽ chia”. Khi Ngài có mặt ở đền thánh Giêrusalem, cụ già Simêon đã tiên đoán về Ngài rằng: “Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng” (Lc 2: 34)

Nhằm rao giảng sự thật cần nắm vững, Chúa đã gặp biết bao nhiêu là chống đối rất đáng kể trong suốt cuộc đời Ngài và cuối cùng Ngài cũng bị dẫn đến cái chết do chính bàn tay của những người không sẵn sàng chấp nhận giáo huấn của Ngài được.

Đồ đệ theo chân Ngài cũng thế, các vị đều đã gặp nhiều chống đối. Thánh Phaolô liệt kê một loạt những nỗi khổ mà thánh nhân phải chịu khi rao giảng Tin Mừng (2Cr 11: 12-28). Và chính Hội thánh của Chúa cũng bị bách hại trước nhất là từ những người Do thái, rồi sau đó từ đế quốc La Mã suốt 250 năm.

Thế nhưng, tại sao Chúa lại nói về sự rẽ chia ngay trong gia đình? Là bởi vì, cũng thế, điều này thường là kết quả khi thành viên trong gia đình tin vào Lời Chúa, trong khi đó người kia lại không. Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đều biết đến chuyện hễ có ai hồi hướng trở về với niềm tin nơi Đạo Chúa, thường thì người ấy dễ bị thành viên khác trong gia đình hoặc toàn bộ gia đình mình khích bác, cấm cửa không cho về lại với gia đình.

Tin Mừng theo thánh Mátthêu, có nhiều đoạn Chúa cũng ám chỉ chuyện này. Sau khi nói về mẹ chồng sẽ chống lại nàng dâu, Ngài còn bảo: “Kẻ thù của mình chính là người nhà.” (Mt 10: 36) Chúa còn trích dẫn lời của tiên tri Micah, khi ông nói: “Quả thật, con trai khinh thường cha, con gái đứng lên chống lại mẹ, nàng dâu chống mẹ chồng, người trong nhà lại hoá ra thù địch.” (Mc 7: 6)

Và từ đó, Ngài nói tiếp: “Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng với Thầy.” (Mt 10: 37)

Thế thì, nếu có ai khám phá ra sự thật ở Tin Mừng rồi đến mà thực thi Lời dạy của Chúa, hẳn nhiên là người đó yêu Chúa hơn gia đình mình và họ sẽ nghe theo tiếng gọi của Chúa, dù cho có phải gặp nhiều chống đối rẽ chia, từ phía gia đình.

Hiển nhiên là, Chúa đâu nào đã mang sự chia rẽ đến với ai bao giờ. Ngài chỉ muốn nói: Ngài biết là đôi lúc những người theo chân Ngài sẽ gặp phải chống đối. Sẽ có sự rẽ chia, và ly cách.

Điều Chúa mang đến, Ngài đã nói rõ điều đó, chính là sự bình an và hiệp nhất: bình an trong tâm hồn cho tất cả những ai theo chân Ngài. Hiệp nhất, tất cả mọi dân con đồ đệ của Ngài.”

Và đây, một cách giaỉ-thích cũng như tầm nhìn về vấn-đề này từ tác-giả John Dominic Crossan, bậc thày thần-học ở Đại học đường De Paul, Chicago Hoa Kỳ từng giải-thích rằng:

“Thông thường thì, mỗi khi các nhà chú-giải trích-dẫn mấy câu này, lại hay bảo: gia-đình, rồi cũng sẽ chia rẽ nhau như tình-trạng của một số người tin-yêu Đức Giêsu, còn người khác lại vẫn khước-từ không tin vào Ngài, chút nào hết.  Theo tôi, vấn-đề đây không liên-quan đến niềm tin của ai hết, mà chỉ nói về quyền uy/sức mạnh của gia-đình, thôi.

Cũng nên để ý đến điều được nói ở dụ-ngôn, về sự phân-cách giữa các thế-hệ. Đức Giêsu vẽ lên hình ảnh tiêu-biểu, về gia-đình ở Địa Trung Hải có 5 thành-viên, là: cha mẹ, con gái còn son sẻ, con trai đã có gia đình và vợ anh, tất cả đều chung sống trong cùng một mái nhà. Đức Giêsu nói: Ngài sẽ chia-cách những người như thế, khiến họ sẽ phải sống cách riêng-rẽ. Ngài công-kích, là về sự sắp xếp sức mạnh/quyền-uy của gia-đình có bậc mẹ cha đầy uy-lực ở bên trên con trai, con gái và dâu con của họ.

Thật ra thì, truyện này lại giúp ta hiểu được các truyện kể và lời Đức Giêsu nói  cốt dạy-dỗ mọi người về cuộc sống gia-đình. Gia-đình, là xã-hội thu nhỏ. Là, khung-cảnh ở trong đó ta học được khuôn-mẫu tình thương, ghen ghét, việc giúp-giùm đùm bọc và cả cung-cách người người cứ xách-nhiễu nhau. Không phải là, gia-đình nào cũng có cảnh sống chung rất ấm-cúng và dung-dưỡng nhau theo kiểu của Norman Rockwell ở trời Tây. Bởi lẽ, đời sống gia-đình dính-líu vào với uy-lực/quyền-bính, nên cũng dính-dự vào cả chuyện lạm-dụng quyền-lực nữa. Và, đó là quan-điểm/lập-trường mà Đức Giêsu muốn đả-phá, công-kích.

Nhóm/hội lý-tưởng của Ngài, trái-nghịch hẳn mọi sắp-xếp xã-hội thông-thường của nhân-loại. Nhóm/hội Ngài thiết-lập, lại mở rộng nên ai cũng có thể tiếp-cận được với nhau dưới trướng của Ngài. Nơi Vương Quốc Nước Trời, không có chuyện lạm-dụng quyền-lực. Tất cả, được chào đón rất vui vẻ. Mọi người đều ngang bằng đồng đều, giống nhau và ngang hàng nhau theo ý-định và mục-đích do Chúa định-đoạt.

Trong xã-hội dân-chủ vào thế-kỷ đương-đại, ta cũng không hề bị rút ra khỏi khuôn-mẫu của thế-giới đầy quyền-năng của Đức Giêsu. Ta cũng biết thế nào là lạm-dụng quyền-uy thế-lực trong đời sống gia-đình. Thành-ngữ “bạo-lực trong gia-đình” ta từng nghe đi nghe lại nhiều lần hơn các thế-hệ trước.

Nay, ta còn biết: lạm-dụng lớn/nhỏ thường nấp ở dưới mặt ngoài nhìn sơ qua thấy êm ả. Thành thử, dù ở thế-kỷ thứ nhất hoặc thứ 20, 21 này, thì việc Đức Giêsu công-kích về gia-đình vẫn có đôi điều để nói, là: không cơ-cấu gia-đình nào, lại trở-thành tuyệt-đối hết. Mọi cấu-trúc hiện-tỏ cho con người là để ta dung-dưỡng/chấp-nhận nhau, mà sống sót.

Đời sống gia-đình, cũng tựa hồ cuộc sống nhân-loại, đều nằm trong phạm-vi ở Vương Quốc Nước Trời, do Chúa định-vị. Đời sống gia-đình, giống mọi hình-thức khác có  liên-đới/kết-hợp với con người. Nó hiện-hữu vì mục-đích công-bằng và tình-thương, mà thôi.” (x. John Dominic Crossan, Who is Jesus, nsb Westminster John Knox Press 1996 tr. 47-48)

Như ở trên, Đức Giêsu từng hô-hào về Vương Quốc Nước Trời, tức xã-hội mà mọi người nam cũng như nữ, nghèo và giàu cũng đồng-đều/như nhau, thì chắc chắn sẽ gây chia-cách mọi người trong cùng gia-đình/xã-hội ấy, mà thôi.

Thành thử ra, có hát hoặc có nói với nhau những lời như: “Tôi bảo tôi mãi mà tôi không nghe không nghe”. Vì không nghe, nên mới không hiểu. Thành thử, tưởng cũng nên trở về với Lời Vàng thánh, khi xưa bậc thánh-hiền từng căn-dặn, rằng:

“Bởi thế, một khi đã cởi bỏ sự gian dối,

mỗi người trong anh em hãy nói sự thật với người thân cận,

vì chúng ta là phần thân thể của nhau.

Anh em nổi nóng ư?

Đừng phạm tội: chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn.

Đừng để ma quỷ thừa cơ lợi dụng!…

…Anh em đừng bao giờ thốt ra những lời độc địa,

nhưng nếu cần, hãy nói những lời tốt đẹp,

để xây dựng và làm ích cho người nghe.”

Anh em chớ làm phiền lòng Thánh Thần của Thiên Chúa,

vì chính Người là dấu ấn ghi trên anh em, để chờ ngày cứu chuộc.

Đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, hay la lối thoá mạ,

và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác.

Trái lại, phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau,

như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Kitô.”

(Êphêsô 4: 25-32)

Những lời dặn dò trên đây, tưởng cũng quá đủ để tôi và bạn, hoặc những vị có quyền trong Giáo-triều Rôma, hãy nhớ mà tạo lấy cho riêng mình như lời để đời mà sống cho vui, cho hạnh phúc, suốt đời.

Để làm dịu bớt tình-hình mang tính cách “chuyện phiếm” cả đạo lẫn đời, tưởng cũng nên đi vào vùng trời đầy truyện kể cũng như lời nhắn nhủ đời, như sau:

“-Đến một lúc, chúng ta bỗng thông hiểu tất cả mọi quy luật của đất trời rằng không có gì là trường tồn bất biến, ngược lại chính nhờ sự biến đổi ấy mà chúng ta có những điều mới mẻ tinh khôi.

ến một lúc, mọi giông tố mịt mùng không che nổi sự bừng sáng của con tim và mọi khổ đau buồn tủi không đánh gục được niềm lạc quan tiềm ẩn trong một tinh thần.

Chúng ta sống quá lâu trong thành kiến và định kiến hẹp hòi cùng với lòng kiêu mạn đứng chen chân trong một ngôi nhà bản ngã; đến một lúc, chúng ta cần phải bước ra khỏi cửa để được ngắm nhìn toàn bộ sự mênh mông và bát ngát của đất trời.

Đến một lúc, chúng ta cảm nhận được niềm vui khi tấm lòng rộng mở và trái tim thắp sáng lên niềm tin yêu cuộc sống.

Đến một lúc, chúng ta nhìn lại và cười nhạo vào những trò hề do chính mình tạo ra và chúng ta trở nên lặng lẽ để thấy rõ sự cần thiết của tĩnh tại tâm hồn.

Chúng ta chợt nhận thấy quy luật sâu xa của cuộc sống hạnh phúc không chỉ là đón nhận mà còn phải là sự cho đi.

ến một lúc, cảm thấy ngập tràn hạnh phúc không phải vì chúng ta vớt lên được cái gì đó từ dòng nước mà chính là quăng bỏ bớt cho dòng nước cuốn trôi.
ến một lúc, chúng ta hiểu được sự thật của niềm vui không phải là ở đỉnh vinh quang hay ngọn núi ngập hoa vàng mà chính là từng bước chân thảnh thơi và được ngắm hoa cỏ dại trên đường.

Chúng ta chợt nhận ra rằng hạnh phúc không phải ở đâu xa mà chính là sự mãn nguyện trong từng phút giây hiện tại.

Khi đã trải qua bao nhiêu buồn vui thương ghét, bao hi vọng chán chường, bao thành công thất bại, đến một lúc chúng ta chợt nhận thấy rằng tất cả mọi sự đời đến và đi, có rồi không dường như chỉ là một tuồng ảo hóa.

Chúng ta cảm thấy mọi lý luận, ngôn từ đều thừa thãi, thay vào đó chỉ cần một nụ cười, một ánh mắt hoặc một tình thương nồng ấm dẫu chỉ là của người khách qua đường cũng đủ làm cho ta ấm lòng và tươi vui hơn trong cuộc sống.

ến một lúc, chúng ta thấy tuổi trẻ của mình chỉ toàn là ước mơ cùng với nỗ lực vào tương lai hun hút, và đến lúc già đi thì luôn hồi ức tiếc thương một dĩ vãng đã xa rồi. Trong một đời người ngắn ngủi chúng ta đã đánh lỡ đi bao sự sống nhiệm mầu trong thực tại giản đơn.

tiếc thương một dĩ vãng đã xa rồi. Trong một đời người ngắn ngủi chúng ta đã đánh lỡ đi bao sự sống nhiệm mầu trong thực tại giản đơn.

Đến một lúc, chúng ta hiểu ra rằng duy chỉ có tình thương, chứ không phải có bất cứ thứ gì khác  giúp con người thiết lập được trật tự mới và hòa bình cho nhân loại.

Mọi dòng sông đều chảy ra biển cả, mọi con đường chân lý đều hướng về nẻo đạo vô biên và mọi yêu thương chung cuộc đều đạt đến chân phúc.

Đến một lúc, chúng ta cần phải dọn đất trồng hoa trên mảnh vườn của mình còn hơn mỏi mòn chờ đợi ai đó mang hương sắc đến dâng cho.

Tất cả mọi hành động của ta chỉ là những đợt sóng lăn tăn trên mặt biển nhưng trong lòng đại dương sâu thẳm vẫn còn đó sự lặng lẽ bình yên.

Đến một lúc, chúng ta cảm thấy những việc làm thường nhật phải là niềm vui cho sự sống hàng ngày không phải là sự bắt buộc hay là một quán tính khô khan, máy móc của đời mình.

Hiểu ra rằng bản ngã ích kỷ thường khiến mình nhìn thấy lỗi lầm, sự xấu xa của người khác hơn là chính bản thân mình. Chúng ta thường che đậy và bảo vệ mình khỏi tổn thương nhưng vô tình điều ấy là tự ôm chất độc và giết chết bản thân mình.

Đến một lúc, chúng ta cảm thấy sự tha thứ, bao dung là món quà tặng vô giá và cầ thiết mà con người có thể trao tặng cho nhau không bao giờ cạn.

Khi chúng ta thấy mình tham vọng quá lớn trong khi đời người thật ngắn ngủi, đó là lúc mình hiểu ra hành trang cho lộ trình vạn dặm không phải là những gì có thể nắm bắt bên ngoài mà đó là yếu tố tâm linh bất diệt bên trong.

Đến một lúc, chúng ta hiểu con đường tâm linh thì tuyệt đối đơn độc, không ai có thể đi theo dẫu đó là người thân yêu nhất.

Chúng ta cảm nhận những khoảnh khắc tĩnh lặng nhỏ bé của tâm hồn còn quý giá hơn cả những tài sản được cất chứa chung quanh là lúc chúng ta định lượng được giá trị chân thật của một kiếp người.

Chúng ta hiểu rằng cần phải thánh hóa đời sống hơn là chạy đi tìm thiên đường ở chốn xa xăm. Đến một lúc, chúng ta cảm thấy không sợ hãi địa ngục hoặc một thế lực tối cao, nhưng bằng trí tuệ tuyệt vời, chúng ta thấy rằng vạn pháp vốn là không và số phận tùy thuộc vào khả năng giác ngộ của chính mình.

Chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản trước những mất mát, đau thương vì dòng nước thanh lương có thể cuốn trôi đi bao hệ lụy và có thể đưa chúng ta bến bờ rạng rỡ của ngày mai.”

Và, lời cuối của bần đạo bầy tôi đây, là: lúc ấy đã đến rồi đó bạn, tôi ạ. Vậy thì, ta hãy mạnh dạn mà hướng thẳng về phía trước để rồi sẽ sống vui, sống mạnh, sống vững vàng, không sợ gì ngăn trở hoặc điều gì sẽ xảy ra rất trái ý ta, trái ý mọi người. Ở đời.

Trần Ngọc Mười Hai

Vẫn một lòng một dạ

ra như thế.

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay