Làm đơn xin vào bãi nhặt rác mưu sinh

Làm đơn xin vào bãi nhặt rác mưu sinh

Trên bãi rác ngập đến đầu người bốc mùi hôi thối, hàng trăm người vẫn trèo lên đào bới, tìm kiếm ve chai bán lấy tiền sinh sống qua ngày.

Làm đơn xin vào bãi nhặt rác mưu sinh
Từ sáng sớm, hàng chục chiếc xe nối đuôi nhau đưa rác từ trung tâm TP về bãi Khánh Sơn (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng). Khi xe đổ rác xuống bãi, hàng trăm người dân ở các phường Hòa Khánh Nam, Hòa Khánh Bắc ào tới tranh nhau lùng sục, đào bới tìm bất cứ thứ gì có thể bán được. Mỗi ngày bãi Khánh Sơn tiếp nhận hơn 700 tấn rác thải của người dân TP.
Tại bãi rác này thường xuyên có hơn 100 người hành nghề nhặt rác để nuôi sống bản thân và gia đình họ. Mỗi ngày bãi rác Khánh Sơn tiếp nhận hơn 700 tấn rác thải của người dân toàn TP Đà Nẵng.
Dụng cụ bới rác là một chiếc cuốc 3 chĩa nhỏ. Những người này lượm từng bao nylon, giấy vụn, phế liệu, chai nhựa… thậm chí cả xương động vật, thức ăn thừa.
cho biết hầu hết các loại rác thải nhặt được đều có thể bán. Vừa nói, bà Lan vừa phân loại từng thứ một, bao ni-lông hay gọi là lông giòn bán 800 đồng/kg, sắt phế liệu thì tùy loại có giá khác nhau, xương (heo, bò) cũng có giá 800 đồng/kg…
Sau khi rác được phân loại, họ mang bán cho các cơ sở thu gom. Theo đó, 1 kg nylon có giá 800 đồng, xương heo và bò 800 đồng/kg, còn sắt phế liệu thì tùy từng loại có giá khác nhau…
Ban đầu chỉ có vài người tìm đến mưu sinh nhưng càng về sau hình thành cả đội quân chuyên nhặt rác. Trong đó, có những gia đình cả cha mẹ, con cái nối tiếp nhau với nghề .
Ban đầu chỉ vài người tìm đến mưu sinh nhưng càng ngày càng nhiều, có những gia đình cả cha mẹ, con cái nối tiếp nhau sống với nghề lượm phế liệu ở Khánh Sơn.
Ông Hà Văn Thái - Giám đốc xí nghiệp cho biết, về nguyên tắc là sẽ cấm người dân nhặt rác, nhưng do những người nhặt rác tại bãi rác này phần lớn là dân địa phương, có hoàn cảnh nghèo khó nên đã cho họ làm đơn xin nhặt rác.
“Vẫn biết rất nguy hiểm và lây nhiễm bệnh tật nhưng vì nghèo khó nên chúng tôi phải chấp nhận sống trên bãi rác này chứ biết làm gì bây giờ”, ông Nguyễn Văn Đắc (trú Hòa Khánh Nam) cho hay. Theo tìm hiểu, nhiều người đã có hơn 20 năm làm nghề nhặt rác ở bãi này.
Nhiều gia đình có vợ, chồng và các con đều nhặt rác ở đây. Theo lời kể của họ thì trước đây họ đều làm nông. Nhưng sau đó chính quyền đã thu hồi ruộng của họ để quy hoạch bãi rác này (khoảng 38 ha) nên họ phải lên đây nhặt rác mưu sinh.
“Ai cũng nói sao không kiếm cái nghề gì sạch sẽ hơn chút để làm tiền, thiếu gì chỗ mà chui lên bãi rác bẩn thỉu này. Nhưng nhìn rứa chứ bãi rác này nuôi sống được biết bao nhiêu gia đình. Đây không phải là nghề xấu xa nên tôi không ngại gì”, một người nhặt rác nói. Ông Hà Văn Thái – Giám đốc xí nghiệp Quản lý bãi và xử lý chất thải Đà Nẵng (thuộc công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Đà Nẵng) cho biết về nguyên tắc là cấm người dân vào bên trong, nhưng do những người nhặt rác ở đây phần lớn là dân địa phương, nghèo khó nên… ai làm đơn thì xí nghiệp cho vào.
Ông Hà Văn Thái, Giám đốc xí nghiệp cho biết thêm, những người nhặt rác đều rất thật thà. Có những trường hợp họ nhặt được sổ đỏ, sổ hộ khẩu… họ đều tìm đến tận nơi để nộp mà không hề đòi hỏi gì cả.
Ông Thái cho biết thêm, những người nhặt rác đều rất thật thà. Nhiều lần họ nhặt được sổ đỏ, sổ hộ khẩu… đều tìm đến tận nơi để giao lại mà không hề đòi hỏi gì cả.
Làm đơn xin vào bãi nhặt rác mưu sinh
Theo ông Thái, việc người dân vào bãi rác để mưu sinh không có phương tiện bảo hộ rất dễ sinh bệnh. “Nếu cấm người dân nhặt rác cũng đồng nghĩa chặn hết đường sống của họ. Nguyện vọng của tôi là muốn TP đầu tư dây chuyền xử lý và phân loại rác. Lúc đó, chính quyền có thể tận dụng người nhặt rác làm công đoạn phân loại thủ công để cuộc sống của họ không bấp bênh như hiện nay ”, ông Thái tâm tư.
Những người nhặt rác thường ăn, ngủ luôn tại bãi rác. Họ làm từ mờ sáng và đến tối mới về nhà.
Những người này làm từ mờ sáng đến tối mới về nhà.
Sau khi ăn cơm trưa, họ tranh thủ tìm chỗ hạ lưng nghỉ ngơi ngay tại bãi rác rồi sau đó lại tiếp tục làm việc.
Sau khi ăn cơm trưa, họ tranh thủ tìm chỗ nghỉ ngơi ngay tại bãi rác, sau đó lại tiếp tục làm việc.
Phóng to 

Bà Lê Thị Tuyết Mai, Phó Chủ tịch UBND phường Hòa Khánh Nam, cho biết địa phương rất khó xử trong việc tính toán phương án thay đổi ngành nghề cho những người nhặt rác ở Khánh Sơn. Phần lớn những người nhặt rác đều có trình độ thấp và đã lớn tuổi nên khó tìm được công việc thích hợp.

Theo bà Lê Thị Tuyết Mai, Phó Chủ tịch UBND phường Hòa Khánh Nam, địa phương rất khó xử trong việc tính toán phương án thay đổi ngành nghề cho những người nhặt rác ở Khánh Sơn. Phần lớn họ đều có trình độ thấp và lớn tuổi nên khó tìm được công việc phù hợp

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay