CHA VÀ CON CÙNG CƯỜI…

Lê Vi

CHA VÀ CON CÙNG CƯỜI…

Tựa gốc: “Hardship of Life” (sự thử thách gay go của cuộc sống).

Trong hình, người cha là Munzir, bị mất chân phải do một quả bom được thả xuống khi anh đi qua một khu chợ ở Idlib, Syria. Anh đang nhấc bổng cậu con trai Mustafa của mình trên tay. Bé Mustafa ra đời không có hai tay và hai chân, vì hội chứng tetra-amelia từ loại thuốc mà mẹ bé buộc phải dùng sau khi bị tấn công bằng khí độc thần kinh trong chiến tranh ở Syria.

Bức hình hai cha con Munzir và Mustafa đang vui chơi bên nhau được nhà nhiếp ảnh Mehmet Aslan chụp ở tỉnh Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo tác giả, trong tương lai, bé Mustafa sẽ cần được ghép vào cơ thể những tay và chân giả điện tử đặc biệt. Tuy vậy, các sản phẩm ấy vẫn chưa có sẵn ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Tác phẩm nầy của Mehmet Aslan được cuộc thi Nhiếp ảnh quốc tế Siena Awards 2021 trao giải “Tác phẩm nhiếp ảnh của năm”. Tất cả tác phẩm đoạt giải sẽ được trưng bày ở lễ hội giải thưởng Siena tại Ý.

NGUYỄN HỮU THIỆN

May be an image of child, standing and outdoors

KHÔNG BAO GIỜ LÀ QUÁ MUỘN ĐỂ BẮT ĐẦU

Le Tu Ngoc

KHÔNG BAO GIỜ LÀ QUÁ MUỘN ĐỂ BẮT ĐẦU

Ở MỸ KHÔNG BỊ CƯỚP?

5 tuổi cha qua đời

16 tuổi bỏ học

17 tuổi bị đuổi việc 4 lần

18 tuổi lấy vợ

19 tuổi làm cha

20 tuổi bị vợ bỏ và đem theo cô con gái nhỏ.

20 – 22 tuổi, làm nhân viên đường sắt và bị buộc thôi việc. Sau đó làm lính dọn dẹp trong quân đội. Xin học trường luật và bị khước từ. Làm nhân viên bán bảo hiểm và rồi lại thất bại. Sau đó làm nấu ăn kiêm rửa chén cho một quán cafe nhỏ.

65 tuổi về hưu.

Ngày đầu tiên nghỉ hưu, được chính phủ bố thí cho 105 $ từ quỹ phụ cấp an sinh xã hội. Cầm 105$ an sinh xã hội, ông cảm thấy thông điệp rằng mình đã trở thành kẻ bất lực ăn bám nhà nước. Ông quyết định tự tử, cuộc đời không còn đáng sống nữa, ông đã có quá nhiều thất bại trong cuộc sống.

Ông ngồi dưới gốc cây sau vườn để viết di chúc, nhưng ông đã thay đổi. Ông viết ra xem mình còn có thể làm gì với cuộc đời còn lại của mình? Ông nhận ra mình vẫn còn nhiều việc chưa hoàn thành xong. Có một việc ông có thể làm tốt hơn những người ông biết. Ông nấu ăn ngon hơn họ.

Ông vay 87$ từ tấm séc trợ cấp xã hội của mình. Ông mua gà, chiên gà từ công thức của riêng mình. Ông đi gõ cửa từng nhà hàng xóm tại Kentucky để bán món thịt gà của mình.

Ông ấy đã thay đổi. Ở tuổi 65 ông có ý định tự tử vì những thất bại trong cuộc sống nhưng đến tuổi 88 ông đã thành công. Ông ấy chính là Colonel Sanders, người sáng lập chuỗi nhà hàng KFC (Kentucky Fried Chicken) một đế chế hàng tỷ đô la ở khắp nơi trên thế giới.

Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu.

(#GOTA ST)

Phối Phối Nguyễn

May be an image of 1 person and indoor

Nữ ‘kình ngư’ gốc Việt, cụt 2 chân, đại diện Mỹ tham dự Thế Vận Hội

CÁC BẠN NGHĨ XEM, SỐ PHẬN CHÁU BÉ ĐỖ THỊ THÚY PHƯỢNG SẼ THẾ NÀO NẾU CÒN SỐNG TẠI VN?

CẦU CHÚC CÔ BÉ ĐẠT THÀNH CÔNG NHƯ MONG ƯỚC TẠI ĐẤU TRƯỜNG PARALYMPIC TOKYO MANG LẠI VẺ VANG CHO GIA ĐÌNH VÀ ĐẤT NƯỚC CƯU MANG…

***

Nữ ‘kình ngư’ gốc Việt, cụt 2 chân, đại diện Mỹ tham dự Thế Vận Hội

Đứa con gái không bao giờ nghĩ có thể sông sót & tồn tại (The girl who was never meant to survise). Xin xem hình ảnh và bài phóng sự đăng tiếp theo….

CARTHAGE, Missouri (NV) – Cô Haven Shepherd, 18 tuổi, sẽ đại diện đội tuyển bơi lội Hoa Kỳ tranh giải tại Paralympic (Thế Vận Hội Cho Người Khuyết Tật) 2020 ở Tokyo, Nhật, sắp diễn ra vào ngày 24 Tháng Tám, theo Team USA.

Nữ “kình ngư” có tên Việt Nam là Đỗ Thị Thúy Phượng, sinh ra trong một gia đình bất hạnh tại tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, năm 2003, theo BBC.

Theo lời kể lại, cô bé là kết quả mối tình vụng trộm của cha mẹ. Do vấp phải phản đối từ gia đình hai bên, cha mẹ ruột của Haven tuyệt vọng và quyết định kết liễu cuộc đời cùng đứa con gái mới tròn 14 tháng tuổi.

Quấn chặt chất nổ TNT trên người, cha mẹ ôm cô bé nguyện chết cùng nhau để gia đình được hạnh phúc nơi chín suối. Thế nhưng, cô bé ấy không chết.

Khi tiếng nổ vang lên, cô bé bị văng xa 9 mét, sống sót, nhưng cô mồ côi cha mẹ và mất luôn đôi chân của mình, từ đầu gối trở xuống.

Ông bà của Haven, vì thương cháu, mang cô về nuôi, nhưng họ quá nghèo nên không có đủ khả năng chăm lo cho đứa cháu tật nguyền cùng với hàng đống chi phí chữa bệnh. Ông bà buộc phải rứt ruột đưa Haven vào trại trẻ mồ côi, nương nhờ vào sự hảo tâm của xã hội.

Thế nhưng, may mắn đã mỉm cười với cô bé bất hạnh.

Năm 2005, khi được 20 tháng tuổi, cô được vợ chồng ông Rob và bà Shelly Shepherd, ở Missouri, nhận làm con nuôi sau khi nghe câu chuyện của cô bé thông qua tổ chức Touch A Life.

Cô bé Haven trở thành một thành viên của gia đình Shepherd cùng với sáu anh chị em khác là con ruột của ông Rob và bà Shelly.

Với niềm đam mê thể thao bất tận và được sự khuyến khích chân thành của gia đình, cô bé Haven vượt lên mọi định kiến, trở thành một vận động viên chuyên nghiệp.

Từ thời trung học, cô Haven bắt đầu tham gia luyện tập rất nhiều môn thể thao khác nhau, từ chạy bộ, đá banh, lướt sóng, bơi lội… không có một giới hạn nào đối với cô bé đầy bản lĩnh với ý chí kiên cường này. Đối với Haven, môn bơi lội được xem là môn sở trường và yêu thích nhất: “Tháo đôi chân giả ra và nhảy xuống làn nước mát lạnh, cháu cảm thấy như mình được tự do vô cùng, và thoải mái trong thế giới riêng của mình.”

Từng rất hoang man khi biết sự thật về hoàn cảnh cuộc đời mình, nhưng cô bé chững chạc cho rằng mình “không thể lảng tránh quá khứ.”

“Vì thế bất cứ ai hỏi, cháu đều nói cho họ sự thật,” cô tâm sự.

Nói về đứa con gái bé nhỏ, bà Shelly cho biết: “Cũng như bao bậc cha mẹ khác khi có đứa con không lành lặn, họ chỉ mong con mình có được cuộc sống như người bình thường và yên ả. Tôi cũng mong vậy với Haven nhưng con bé đã chứng minh điều ngược lại bằng cách sống thật rực rỡ, hết mình, và sôi động hơn bao giờ hết.”

“Thỉnh thoảng, cháu ngủ dậy và nhận ra…ô thì ra mình không có chân,” Haven cười nói trong một video giới thiệu hành trình vượt lên nghịch cảnh của mình cho Truly channel.

Ngoài các hoạt động thể thao, Haven cũng mạnh dạn thử sức làm người mẫu sau khi nhận ra rằng có quá nhiều người cảm thấy không hạnh phúc về chính con người mình.

“Cháu muốn cho họ hiểu được rằng, khác biệt không hề đáng sợ nếu như chúng ta có thể thấy những điều độc đáo về bản thân một cách tích cực. Nếu cháu làm được, họ cũng sẽ làm được,” cô nói

Cô là người mẫu của Models of Diversity và là người diễn thuyết của Challenged Athletes Foundation.

Haven cũng thường xuyên đến thăm những người khuyết tật trong bệnh viện. Cô mong muốn câu chuyện về cuộc sống của mình sẽ truyền cảm hứng giúp họ chấp nhận khiếm khuyết của bản thân.

Bắt đầu từ năm 12 tuổi, tài năng vượt trội trong môn bơi lội của Haven giúp cô bé đoạt nhiều thành tích.

Năm 2017, tại giải Can-Am Open, cô xếp hạng nhất ở các nội dung 100m bơi bướm, 50m bơi sải, 100m bơi ếch, 200m cá nhân hỗn hợp, và 100m bơi sải.

Năm 2018, tại giải World Para Swimming World Series, cô thắng giải nhất cho nội dung 50m và 100m bơi sải.

Thêm vào đó, cô gái “phi thường” này cũng giành hai huy chương bạc và một huy chương đồng khi thi đấu cho tuyển Mỹ tại Parapan American Games ở Lima, Peru, vào Tháng Tám, 2019.

Cô Haven Shepherd cũng được tuyển vào tuyển quốc gia bơi lội Paralympics Emerging Swim. Và, sắp tới đây, nữ “kình ngư” gốc Việt được kỳ vọng sẽ mang vinh quang cho nền thể thao Hoa Kỳ tại Paralympic Games, được tổ chức ở Tokyo, Nhật, bắt đầu từ ngày 24 Tháng Tám đến ngày 5 Tháng Chín. (T.Nhiên)

HÌNH:

– Nữ “kình ngư” Haven Shepherd từng đại diện đội tuyển bơi lội quốc gia Hoa Kỳ đạt nhiều thành tích nổi bật. (Hình: Facebook Haven Shepherd)

– Một phần bản sao Giấy Khai Sinh của cô Haven Shepherd, có tên Việt Nam là Đỗ Thị Thúy Phượng. (Hình: BBC News Services)

– Cô Haven bên cha nuôi, ông Rob Shepherd, người luôn khích lệ đứa con gái út trên chặng đường theo đuổi đam mê. (Hình: Facebook Haven Shepherd)

– Cô Haven là niềm hy vọng của đội tuyển bơi lội Mỹ tại Paralympic Tokyo 2020. (Hình: Facebook Haven Shepherd)

– Không khuất phục trước nghịch cảnh, cô gái trẻ luôn trân quý cuộc đời vì đã cho cô “sống một lần nữa.” (Hình: Facebook Haven Shepherd)

https://www.bbc.co.uk/news/resources/idt-sh/haven_shepherd

CẬU BÉ VÔ GIA CƯ VÀ TẤM BẰNG ĐẠI HỌC HARVARD, HOA KỲ.

CẬU BÉ VÔ GIA CƯ VÀ TẤM BẰNG ĐẠI HỌC HARVARD, HOA KỲ.

Chỉ có một bàn tay với 2 ngón tay, Sơn đã bắt đầu hành trình của một đứa trẻ vô gia cư không biết đọc biết viết, rồi trở thành sinh viên trường đại học danh tiếng bậc nhất thế giới, và hiện Sơn là cố vấn cao cấp cho Tập đoàn IBM tại Mỹ.

LỚN LÊN Ở CÔNG VIÊN.

Năm 2006, lần đầu tiên tôi gặp Trần Tôn Trung Sơn khi cậu đang học lớp 7 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM), để viết bài về một tấm gương nghị lực tuyệt vời. Ấn tượng đầu tiên của tôi về Sơn là rất lễ phép, ít nói, nhưng đôi mắt thì ánh lên sự ấm áp và thông minh đặc biệt. Cậu còn có vẻ hài hước nữa. Tôi đã chảy nước mắt khi nghe anh Trần Sơn, ba của Sơn, kể về những tháng ngày tối tăm của gia đình.

Năm 1992, Trần Tôn Trung Sơn sinh ra trong một gia đình nghèo ở bờ sông Bến Hải (Quảng Trị). Ngày Sơn ra đời, cả nhà ai cũng buồn vì cánh tay trái ngắn và teo lại, không có bàn tay, còn tay phải thì cũng chỉ có 2 ngón. Vợ chồng anh Sơn đau đớn hơn khi dân làng bàn tán vì hình hài khác thường của Trung Sơn. Thương con, vợ chồng anh quyết định rời làng. Thế là giữa đêm khuya, ôm đứa con chỉ mới 20 ngày tuổi, vợ chồng anh Sơn nuốt nước mắt vào lòng, âm thầm lên tàu vào Nam với hy vọng mảnh đất này sẽ có nhiều cơ hội để mở ra tương lai cho đứa con không lành lặn.

ĐIỀU KỲ DIỆU TỪ HAI NGÓN TAY.

Cánh tay trái teo lại sát nách, cánh tay phải không còn nguyên vẹn, bàn tay chỉ có hai ngón. Nhưng, với hai ngón tay này, Trần Tôn Trung Sơn (Gio Linh, Quảng Trị) đã làm nên nhiều điều bất ngờ.

Ba năm đầu tiên, “nhà” của Sơn là công viên Tao Đàn, “giường” chính là tấm chiếu trải xuống đất. Ba mẹ Sơn ban ngày gửi Sơn tại làng Hòa Bình (Bệnh viện Từ Dũ) để đi làm thuê, đi học nghề, đêm cả nhà lại về công viên ngủ. Trong hoàn cảnh ngặt nghèo ấy, vợ chồng anh Trần Sơn vẫn ngày đêm không nguôi giấc mơ nuôi con ăn học nên người.

Khi Trung Sơn lên 7 tuổi, ba mẹ mới dành dụm đủ tiền để thuê một phòng trọ nhỏ. Hành trình đi xin học cho con lúc bấy giờ của anh Sơn khổ cực trăm bề. Không trường học nào chịu nhận một đứa trẻ tật nguyền. Nhưng sau đó, ánh mắt vừa hy vọng vừa đau đớn của anh Sơn đã làm cô hiệu trưởng Trường tiểu học dân lập Vạn Hạnh xúc động, nhận Sơn vào học. Trường cách nhà trọ 20km, anh Sơn phải xin làm ở một chỗ mới gần trường để giúp con. Hết giờ học ở trường, ba lại chở Sơn đến nhà một cô giáo dạy trẻ khuyết tật cách trường 15km để học viết chữ. Hôm nào cũng vậy, 9 giờ đêm hai cha con mới về tới phòng trọ.

Điều kỳ diệu là càng lớn Sơn càng thông minh và nghị lực. Những tháng ngày nhìn con tập viết bằng 2 ngón tay vô cùng đau đớn, ba của Sơn đau nhói lòng nhưng vẫn thủ thỉ động viên con… Sơn nhận thức được tình yêu vĩ đại của cha mẹ, nên đã không phụ lòng. Năm lớp 5, Sơn là học sinh giỏi cấp thành phố môn toán và tiếng Việt, là một trong 5 học sinh giỏi nhất Q.Tân Bình, thủ khoa đầu vào Trường Nguyễn Gia Thiều, thủ khoa khi thi vào lớp chuyên Anh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa. Lên THPT, Sơn đậu vào Trường phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM) và liên tục là học sinh xuất sắc của trường.

NGƯỜI KHIẾN CÁC GIÁO SƯ ĐẠI HỌC HARVARD BẬT KHÓC.

Sau đúng 10 năm, năm 2016, bất ngờ khi nhận được điện thoại của anh Trần Sơn. Anh nói như reo: “Trung Sơn đã tốt nghiệp ĐH Harvard và trở thành cố vấn của IBM rồi cô!” khiến tôi nghẹn ngào.

Gặp lại tôi, anh Trần Sơn kể, sau khi học xong lớp 11 Trường phổ thông Năng khiếu TP.HCM, năm 2010, Sơn nhận được học bổng 2 năm lớp 11 và 12 tại Trường trung học Fairmont (Mỹ). Sơn cũng tham gia rất nhiều hoạt động thiện nguyện tại châu Phi, dạy học cho trẻ em nghèo, gây quỹ giúp đỡ người vô gia cư…

Anh Trần Sơn đưa tôi xem rất nhiều thứ, trong đó có bức thư khen của Tổng thống Obama và những bài luận của Trung Sơn khi nộp đơn vào ĐH Harvard.

Đó là bài luận bằng tiếng Anh của cậu bé tựa đề “Nhìn đời qua bàn tay”, có đoạn: “Khi còn là đứa trẻ, bàn tay này đã víu chặt mặt đất để giúp tôi cân bằng. Nó đã nắm chặt lại để giúp tôi có những cú đấm mạnh nhất khi chơi võ. Nó bám chặt vào thành chiếc xe đạp đua 4 bánh của tôi. Khi lớn lên, bàn tay này đã chịu đau đớn viết nên những con số, những nét chữ cho đến khi tôi có thể viết nên bài luận đầu tiên của mình về mẹ. Sau này, nó đã cầm bút để diễn tả những ý nghĩ tôi có trong đầu và giúp tôi giải những bài toán khó. Bàn tay duy nhất này đã từng tháo rời chiếc xe đạp của bố tôi ra để xem nó hoạt động thế nào, giúp tôi xoay tròn chiếc thước lên không trung giống như các nhà sư Thiếu Lâm, hay thích thú vẽ nên những bức tranh người quen. Nó đã cầm viên phấn khi tôi dạy toán cho trẻ em nghèo, gõ lên bàn phím khi tôi làm việc cho một công ty máy tính trong kỳ nghỉ hè, và nắm lấy tay của bất cứ ai tôi gặp”…

Đọc xong bài luận, các giáo sư của ĐH Harvard đã bật khóc trước chàng trai nhỏ bé có nghị lực phi thường. Cùng với thành tích học tập và các hoạt động đáng nể trong quá trình học trung học của Sơn, năm 2011, Trường ĐH Harvard đã đón Sơn bằng học bổng toàn phần ngành công nghệ thông tin.

Trong một bài luận khác có tựa “Hành trình của tôi”, Sơn viết: “Những chiếc ghế công viên đã trở thành ngôi nhà mới của chúng tôi, nơi hành trình của tôi bắt đầu. Bố tôi làm việc cả ngày trong nhà hàng, trên lưng vừa cõng tôi vừa rửa bát đĩa và lau chùi nhà vệ sinh. Đêm đến, hai cha con tôi ngủ trên bất kỳ chiếc ghế nào tìm thấy. Để giữ ấm cho tôi, bố tôi cởi áo trải lên ghế và ôm chặt lấy tôi… Trong ba năm, bố tôi chưa một đêm ngủ yên. Trong ba năm đó, ông đã không ngừng từ bỏ hy vọng sẽ tìm ra cuộc sống tốt hơn cho tôi”.

TRỞ THÀNH CỐ VẤN CỦA IBM.

Năm 2016, trước khi tốt nghiệp ĐH Harvard, Sơn nộp hồ sơ vào Tập đoàn IBM. Vượt qua hàng ngàn ứng viên, Sơn đã được chọn để thể hiện khả năng của mình. Trong 2 ngày, Sơn phải chứng minh thực tài trước 4 hội đồng qua các bài thuyết trình, kiểm tra trình độ chuyên môn và hoạt động khác với các yêu cầu khắt khe. Cuối cùng, Sơn là một trong 8 ứng viên được nhận vào Tập đoàn IBM với vai trò cố vấn.

Trong lần gặp lại anh Trần Sơn vào năm 2016, anh kết nối với con trai qua điện thoại. Sau khi được ba giới thiệu có tôi, người từng viết bài về Sơn cách đây hơn chục năm, đang ngồi cùng, Sơn lập tức lễ phép “con chào cô” và trò chuyện cùng tôi. Trong giây lát, hình ảnh cậu bé với đôi mắt thông minh và ấm áp vụt trở về. Và rồi chớp mắt một cái, cậu bé đã trở thành một Trần Tôn Trung Sơn chững chạc, trưởng thành đã thực hiện trọn vẹn giấc mơ của ba mẹ dưới vòm trời công viên năm nào. Tất cả đều được làm nên từ đôi bàn tay khuyết tật ấy!

Sưu tầm.

May be an image of 1 person, sitting and indoor

Câu chuyện về Jacky Ly

Câu chuyện về Jacky Ly

Khó có thể biết Lý Vĩnh Thắng – tên tiếng Việt của Jacky Ly – sẽ trở thành người như thế nào nếu Thắng và gia đình vẫn còn ở một ngôi làng nghèo miền núi ở Phó Bảng, Hà Giang. Có thể Thắng là một “học sinh nghèo vượt khó” xuất sắc nhưng cũng có thể Thắng chỉ là một anh nông dân chăn bò, làm nương rẫy, như thời niên thiếu, và chôn cuộc đời ở một ngôi làng nhỏ đến mức thậm chí gần như “không có tên” trên bản đồ các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam. Câu chuyện về Jacky Ly là trường hợp điển hình của vô số gia đình Việt Nam trong đó việc quyết định tìm kiếm tự do bằng con đường vượt biên là chọn lựa duy nhất và quyết định đó đã mang lại những bước ngoặt thay đổi khó có thể ngờ…

Băng rừng vượt biên

Việc chuẩn bị được thực hiện chu đáo và cẩn thận. Trước khi đưa cả nhà đi, ông Lý Hội Quyền – cha của anh Lý Vĩnh Thắng – đã một mình lẻn sang Vân Nam-Trung Quốc để dò xét và tìm chỗ ở tạm. Một đêm năm 1987, Thắng – lúc đó 10 tuổi – cùng hai chị và đứa em gái được bố mẹ chở trên xe đạp. Hành lý mang theo chỉ là vài bộ đồ và ít thức ăn. Họ bắt đầu cuộc hành trình bí mật. Phải kín đáo và thận trọng tuyệt đối. Chỉ một dấu hiệu đáng ngờ, họ cũng có thể bị hàng xóm trình báo và bị công an bắt. Đây là lần thứ hai họ vượt biên. Lần thứ nhất, đi từ Hải Phòng, trước đó vài năm (1979), đã thất bại. Sau chuyến đi không thành đó, gia đình ông Lý đến sống ở Tân Mỹ, Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Họ lầm lũi sinh nhai bằng nghề nông. Tuy nhiên, ông Lý vẫn âm thầm tìm cách thoát. Hành trình vượt biên lần thứ hai khởi hành từ đây, cách biên giới Việt-Trung đến 400 km.

Băng qua biên giới một cách an toàn là điều không đơn giản. Vết tích cuộc chiến Việt-Trung 1979 vẫn còn in đậm. Cả hai bên biên giới đều đầy mìn và bẫy chông. Để tránh bị phát hiện bởi lính biên phòng của cả hai bên, gia đình ông Lý phải len lỏi đi trên những con đường mòn nhỏ, xuyên rừng. Có những đoạn ông Lý phải cõng đứa con gái sáu tuổi gần như suốt ngày lẫn đêm (sau này khi kể lại, ông nói rằng nếu không phải là cô con gái của ông mà là khối vàng thì ông cũng sẵn sàng vất bỏ vì quá cực nhọc).

Sau 14 ngày, gia đình ông Lý vào đất Vân Nam-Trung Quốc. Thở phào. Nhưng chưa nhẹ nhõm. Không giấy tờ tùy thân, họ có thể bị nghi ngờ, tố giác và bị công an Trung Quốc bắt đuổi trở về Việt Nam. Cả nhà ông Lý phải di chuyển liên tục và có khi phải chia ra ở rải rác. Họ chỉ tá túc một chỗ trong vài tuần rồi lại tìm nơi khác. Cuối cùng, họ đến Phòng Thành, Quảng Tây. Tại đây, ông Lý cùng một số người Việt khác, cũng vượt biên trốn khỏi Việt Nam, tìm cách đi khỏi Trung Quốc. Họ tìm được một đầu mối giới thiệu mua thuyền và thuê tài công. Họ dự tính thoát đến Macau. Nếu Macau từ chối nhận tỵ nạn, họ sẽ đi Hong Kong. Nếu Hong Kong khước từ, họ sẽ đi Nam Triều Tiên. Nếu lại bị từ chối, họ sẽ đi Nhật Bản!

Ngày 18-6-1988, 72 người tỵ nạn, trong đó có sáu thành viên gia đình ông Lý, lục tục xuống chiếc thuyền đánh cá cũ nát. Con thuyền dài 12m-rộng 3m chỉ có mái che sơ sài cho khoang động cơ. Mọi người mang theo lương thực cho khoảng 30 ngày và phó mặc số phận cho hai tài công. Sau vài ngày lênh đênh, giữa cái nắng lột da và những cơn đói dữ dội, họ bị một trận bão dập tơi bời, những tưởng thuyền bị lật úp và tất cả chết đuối giữa biển. Khi đến Bắc Hải, thành phố phía Tây Nam Trung Quốc, họ lại bị một “cú sét đánh” thậm chí choáng váng hơn: qua radio, họ biết tin Macau lẫn Hong Kong vừa tuyên bố ngưng nhận người tỵ nạn Việt Nam. Bất kỳ người tỵ nạn Việt Nam nào đến Hong Kong sau ngày 16-6-1988 đều bị đưa vào trại tập trung để trả lại quê nhà. Không lẽ quay về? Họ liều mạng đi tiếp.

Sau 13 ngày “nướng” mình dưới nắng biển, họ đến gần Macau. Hai tài công rời thuyền. Họ được thuê chỉ để đưa mọi người đến đây, như thỏa thuận. Một người Việt, tên Thái, bất đắc dĩ trở thành người lái thuyền. Sự thiếu kinh nghiệm đi biển lập tức được “trả giá” sau đó khi thuyền va vào đá ngầm. Hỗn loạn và sợ hãi. Thật may là họ được cảnh sát biển Macau phát hiện và cứu. Sau khi giúp sửa thuyền, cảnh sát Macau yêu cầu tất cả rời đi. Mọi người lại ra khơi, gần như trong vô vọng. Cuối cùng, ngày 1-7-1988, thuyền đến Hong Kong. Đây là con thuyền thứ 47 của người tỵ nạn Việt Nam đến sau khi Hong Kong ban bố chính sách mới dành cho người tỵ nạn kể từ ngày 16-6-1988.

Những năm tháng ở trại tỵ nạn Hong Kong in sâu ký ức Thắng. Nếu không được bố mẹ và hai chị dạy bảo và che chở, Thắng rất có thể đã trở thành đứa bé hư hỏng đi theo đám băng nhóm giang hồ thuộc thành phần tỵ nạn đến từ các tỉnh khác của Việt Nam. Trại tỵ nạn chật chội, đông đúc, với đủ thành phần phức tạp, đã tạo thành một xã hội Việt Nam thu nhỏ nơi người ta không chỉ giành giật miếng ăn mà còn gây ra những hành vi tội phạm. Hãm hiếp và đâm chém xảy ra như cơm bữa. Sau hơn hai năm sống trong cảnh nhốn nháo, gia đình ông Lý cuối cùng được Chính phủ Mỹ đồng ý cho tỵ nạn. Họ được đưa qua Philippines sáu tháng để học tiếng Anh trước khi đến Mỹ…

Bắt đầu từ tay trắng

Nước Mỹ. North Carolina. Cuộc hành trình dài đã đến đích. Tuy nhiên, một chặng mới lại bắt đầu. Tất cả đều chỉ có hai bàn tay trắng. Họ đã rời con thuyền rách nát số 47. Họ đã rời khu ổ chuột tỵ nạn Hong Kong. Họ đang đặt chân đến một vùng đất xa lạ và tiếp tục đi trên những con đường thậm chí khó khăn và khó lường hơn cả những con đường mòn vượt rừng xuyên bóng đêm băng qua Vân Nam ngày nào. Phần tiếp theo của câu chuyện là chuỗi nỗ lực điển hình của gần như mọi người Việt tỵ nạn giai đoạn đó. Chen chúc trong căn nhà nhỏ được cấp tạm cho người tỵ nạn, gia đình ông Lý lao vào xã hội Mỹ với vốn liếng tiếng Anh gần như bằng không. Ông Lý phải làm ba “job” để giúp gia đình. Ban ngày ông làm thợ hàn. Ban đêm ông làm công nhân xưởng lắp ráp. Và cuối tuần ông làm nhân viên phục vụ nhà hàng. Trong khi đó, vợ ông lãnh quần áo gia công về nhà may; và hai chị của Thắng-Jacky đi làm nail sau khi học xong trung học. Jacky cũng phải đi làm thêm vào cuối tuần, từ chạy bàn đến rửa chén, cho đến khi vào đại học và vào quân đội…

Khó có thể biết ông Lý Hội Quyền nghĩ gì về tính mạng của mình cũng như vợ con vào thời điểm ông quyết định đưa cả nhà đi vượt biên. Nhưng có điều chắc chắn rằng ông không thể tưởng tượng có ngày mà cậu con trai duy nhất của ông, Vĩnh Thắng – Jacky, lại thành đạt hơn cả sự mong đợi, với không chỉ hai bằng master (từ National War College và Đại học Johns Hopkins), mà còn trở thành một sĩ quan cấp cao quân đội Hoa Kỳ. Ông Lý Hội Quyền (từ trần năm 2012) – người mà Jacky luôn xem như là tấm gương vĩ đại đối với mình – cũng khó có thể tưởng tượng một ngày mà con trai ông trở về lại Phó Bảng với tư cách một sĩ quan quân đội Mỹ, ở cương vị Chánh Văn phòng hợp tác quốc phòng Mỹ-Việt, thực hiện các dự án hợp tác và tìm kiếm cơ hội hỗ trợ những gia đình nghèo miền núi Việt Nam, nơi có bóng dáng những đứa trẻ lếch thếch hệt Vĩnh Thắng ngày nào…

Tôi phải cố gắng, luôn cố gắng, phải “work extra hard” – Jacky nói. Ngày 1-1-2021, Jacky Ly trở thành đại tá quân đội Hoa Kỳ (lễ gắn lon chính thức được tổ chức chiều ngày 23-4-2021). Sau hơn 20 năm phục vụ quân đội Mỹ, Jacky Ly vẫn muốn tại ngũ. 42 tuổi, Jacky sẽ còn đi xa, thậm chí có thể xa hơn cả những điểm đến mà người cha không bao giờ có thể nghĩ tới, khi ông cõng cô em gái của Jacky lên đường trong đêm tối cùng gia đình ra đi chỉ với một thôi thúc: tìm kiếm tự do và một tương lai sáng sủa hơn cho các con của mình.

***************

Đại tá Jacky Ly

Từng chỉ huy đại đội lính nhảy dù mũ đỏ (thuộc 82nd Airborne Division) và tham gia chiến trường Afghanistan, Iraq, cũng như công tác tại Hàn Quốc, Hawaii…, cuộc đời Jacky Ly gắn liền với binh nghiệp. Nhập ngũ năm 18 tuổi khi vào Vệ binh North Carolina với dự tính ban đầu chỉ phục vụ quân đội ba năm nhưng sau đó Jacky không rời bộ quân phục. Jacky tốt nghiệp bằng cử nhân quản trị doanh nghiệp về hệ thống thông tin máy tính từ Đại học Appalachian State. Trong thời gian quân ngũ, ngoài những khóa đào tạo chuyên biệt trong quân đội, Jacky còn học National War College, Đại học Johns Hopkins, và Trường tham mưu quân sự Malaysia. Từng là Chánh Văn phòng hợp tác quốc phòng (Chief of the Office of Defense Cooperation) trực thuộc Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, Jacky còn là cố vấn quân sự cấp cao và chánh Văn phòng Hợp tác An ninh trực thuộc Phái bộ Hoa Kỳ tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Jakarta, Indonesia. Đại tá Jacky Ly sắp nhận nhiệm vụ mới tại Đông Nam Á với tư cách tùy viên quốc phòng.

Ảnh Jacky Ly cùng ba và em gái

– Nhà báo Mạnh Kim

‘Đời không như là mơ’ của Đỗ Thị Thúy Phượng (VOA)

‘Đời không như là mơ’ của Đỗ Thị Thúy Phượng

13/03/2019

Đỗ Thị Thuý Phượng - Haven Shepherd. (Hình: Từ trang Facebook của Haven Shepherd)

Đỗ Thị Thuý Phượng – Haven Shepherd. (Hình: Từ trang Facebook của Haven Shepherd)

Người ta bảo ‘đời không như là mơ’ và điều này đúng với bé Đỗ Thị Thuý Phượng vào một ngày hè định mệnh hồi năm 2004 tại tỉnh Quảng Nam. Khi đó em mới 14 tháng tuổi và bị cha mẹ đặt vào giữa hai người cùng bọc thuốc nổ. Cả hai chọn đem em theo sang thế giới bên kia trong cuộc tự sát tập thể. Sức công phá của thuốc nổ khiến cha mẹ của Phượng chết ngay lập tức còn em bị bắn ra xa gần chục mét nhưng may mắn thoát chết. Tuy vậy hai chân em bị dập nát tới mức người ta phải cắt bỏ từ đầu gối trở xuống để tránh nhiễm trùng.

Câu chuyện của Phượng đã được báo chí quốc tế đăng tải từ vài năm trở lại đây vì nay em đã là công dân Mỹ với tên Haven Shepherd và đang cố gắng để được chọn đại diện cho Hoa Kỳ tham gia Paralympic 2020 tại Tokyo, Nhật Bản ở môn bơi lội. Phượng may mắn được một gia đình Hoa Kỳ nhận làm con nuôi ít lâu sau khi sự cố xảy ra hồi năm 2004 mà lý do được cho là cha em ngoại tình trong khi đã có gia đình và cả hai người thấy bế tắc nên đã đưa em đi cùng tự tử.

Haven vừa tròn 16 tuổi hôm 10/3 và quà tặng của gia đình cho cô là một chiếc xe hơi màu vàng. Ngay ngày hôm sau cô đã thi đỗ bằng lái xe và giờ đã có thể tự lái xe tới bể bơi mà không cần cha mẹ đưa đón.

Lần gần đây nhất mà Haven xuất hiện trên báo chí quốc tế là trong tường thuật đặc biệt và kỳ công của BBC với tựa ‘Cô gái đáng ra đã chết’. Đồng nghiệp cũ của tôi ở BBC, Georgina Pearce, đã kể lại hành trình tới Việt Nam để đưa Phượng về Hoa Kỳ, ban đầu là cho một gia đình khác. Nhưng cuối cùng gia đình đó không thể cáng đáng được cô con gái nhỏ của chính họ cộng thêm với bé Phượng nên đã giao lại bé cho gia đình bà Shelly và ông Rob Shepherd tại thị trấn nhỏ với chỉ vài ngàn dân ở Tiểu bang Missouri. Hai ông bà khi đó đã có sáu người con và có công ty gia đình chuyên nghề lát sàn nhà.

Haven nói với Georgina rằng ngày cô về với gia đình hiện tại, ngày 19/11/2004, là “ngày được con”.

“Đó là ngày mình được đưa về gia đình mình.”

Còn mẹ cô, Shelly Shepherd, không giấu được xúc động khi nói: “Khi con bước qua cửa, gia đình tôi đã trọn vẹn.” Bà cũng nói các con bà đều ủng hộ quyết định nhận Haven làm con nuôi.

“Tôi nghĩ vì gia đình chúng tôi đông con nên tôi luôn chú trọng dạy các con rằng tình yêu luôn nhân lên chứ không bao giờ mất đi cả. Thế nên khi có thêm một đứa trẻ là có thêm nhiều tình yêu để chia sẻ với nhau,” bà nói trong phỏng vấn với BBC.

Cả hai ông bà Shepherd yêu mến Phượng ngay từ khi gặp mặt ở Quảng Nam và thấy rất buồn lòng khi phải chia tay với em khi về tới Hoa Kỳ. Hiển nhiên họ vô cùng mãn nguyện khi được đón em về sau đó ít lâu.

Tình yêu của gia đình đã góp phần khiến Haven hoàn toàn tự tin về bản thân và thậm chí đã trở thành tấm gương cho nhiều người. Cô đã tới nhiều trường học để nói chuyện về hành trình vốn đã khiến cô trở thành vận động viên bơi đoạt huy chương vàng cả ở Hoa Kỳ và quốc tế.

Trong một thông điệp trên Facebook của cô hồi đầu năm nay, Haven viết:

“Hoàn cảnh… dù tôi chưa gặp bất kỳ ai có hoàn cảnh điên khùng giống hệt tôi, sự thực là ai trong chúng ta cũng có hoàn cảnh cần vượt qua. Mặt khác, tất cả chúng ta đều có lựa chọn nên coi các hoàn cảnh đó ra sao. Khi tôi nói chuyện với các bạn trẻ tôi hy vọng tôi có thể khuyến khích các em qua câu chuyện của tôi (và khiếu hài hước kỳ quặc của tôi 😂) để tìm cách biến hoàn cảnh tiêu cực thành sức mạnh. Tôi chọn [sống] vui mỗi ngày.”

Sau đó ít lâu cô đưa lên bức ảnh chụp cùng các em học sinh tiểu học và nói cô muốn các em hiểu rằng “khác biệt là điều hay”.

Để chuẩn bị cho cuộc tuyển chọn đại diện của Hoa Kỳ tham gia Paralympic vào năm sau, Haven tập xàtập tạtập thể lực nói chung và dĩ nhiên trên hết là tập bơi vài cây số mỗi ngày.

Nếu cô được chọn tới Paralympic Tokyo 2020, đó sẽ là điều kỳ diệu tiếp theo sau một chuỗi những điều diệu kỳ đã đến với cô cho tới nay.

Hồi năm 2004, đó là lần may mắn sống sót, rồi may mắn gặp được người bác sỹ vốn cũng may mắn thoát chết khi còn nhỏ và giúp cô hồi phục sau vụ nổ như lời cô thuật lại:

“Bạn có tin vào điều diệu kỳ không? Có hai bằng chứng sống về sự diệu kỳ trong tấm ảnh này. Người đàn ông này đóng vai trò chính trong việc giúp tôi có tương lai[.] Peter Hoa Stone đáng ra đã có mặt trên chiếc máy bay bị đâm cùng các trẻ mồ côi toan di tản khỏi đất nước đang bị chiến tranh tàn phá hồi năm 1975 nhưng đã lỡ chuyến bay vì có hẹn với bác sỹ. Sau đó ông được một gia đình Úc nhận làm con nuôi và giờ đã trở về Việt Nam giúp trẻ khuyết tật ở quê hương thứ nhất.”

Điều diệu kỳ thứ ba là được về với gia đình tràn đầy tình yêu hiện nay trong cùng năm xảy ra cơn ác mộng mà chính cha mẹ cô đem tới.

Điều diệu kỳ thứ tư mà cô kể là một người đàn ông khác mà cô gặp ở Hoa Kỳ:

“Khi tôi lên tám tuổi, tôi gặp anh chàng này và anh ấy thay đổi cuộc đời tôi. Anh thuyết phục tôi tham gia cuộc thi chạy đầu tiên trong đời và nói với tôi rằng anh “biết” tôi sẽ đoạt huy chương nếu chạy đua. (Điều mà đứa tôi khi tám tuổi không biết là tôi là đứa duy nhất ở tuổi tôi thuộc hạng đua đó 😜). Niềm tin đó đã đưa tôi vào guồng để trở thành vận động viên và tới với tổ chức Vận động viên Thử thách. Em yêu anh Travis Ricks.”

Có lẽ còn những điều diệu kỳ khác trong cuộc sống của cô mà cô chưa có dịp kể. Sau phóng sự của BBC, cô nhận được nhiều lời đề nghị phỏng vấn khác nhưng cô nói hiện cô đều từ chối vì muốn tập trung vào luyện tập. Chúc cô may mắn trong cuộc đua tới Tokyo vào năm sau và cũng chúc cô có cuộc hội ngộ ấm áp với người thân ở Việt Nam nếu cô trở lại trong những tháng tới đây như gia đình cô nói.

Cô gái Mỹ cụt tay chơi violin bằng chân

Cô gái Mỹ cụt tay chơi violin bằng chân

2/23/21

Thiếu hai tay từ khi chào đời, Inga Petry (21 tuổi) học cách tự mình thực hiện những công việc hàng ngày bằng đôi chân. Cô có thể nấu ăn, chơi violin thuần thục.

Inga Petry (21 tuổi), đến từ bang Georgia (Mỹ), lớn lên mà thiếu đi đôi tay. Cô được xác định mắc chứng ngừng phát triển chi trên. Căn bệnh bẩm sinh khiến các bộ phận khác trên cơ thể Petry phát triển bình thường, nhưng cánh tay không hình thành ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Năm 2 tuổi, Petry được cặp vợ chồng người Mỹ tên Daniel và Jennifer nhận làm con nuôi. Yêu quý cô gái, cha mẹ nuôi định hướng dạy dỗ Petry thành người mạnh mẽ, độc lập, không tự ti hay mặc cảm về khiếm khuyết của bản thân. “Tôi và chồng cố gắng để con bé có cơ hội học tập và sống với tinh thần thoải mái như nhiều đứa trẻ khác”, bà Jennifer chia sẻ.

Được gia đình giúp đỡ, cô gái 21 tuổi học cách tự mình thực hiện các công việc hàng ngày bằng đôi chân. Ban đầu, Petry gặp nhiều khó khăn khi chưa thể điều khiển hai chân một cách linh hoạt mỗi lần cần nắm, giữ đồ. Mất nhiều thời gian, cô mới tự mình xoay xở thành công. Hiện tại, Petry đã có thể dùng chân nấu ăn, gắp đồ ăn bằng đũa hay tự mình mặc quần áo, cầm bút viết, gõ bàn phím.

“Cha mẹ dạy tôi rằng khiếm khuyết thể chất không phải là lý do để biện hộ cho việc từ bỏ. Mẹ nuôi tôi là giáo viên âm nhạc và bà đã dạy tôi cách chơi violin bằng chân. Tôi biết rằng mình sẽ phải chăm chỉ, nỗ lực nhiều hơn người khác để có được những gì mong muốn”, Petry chia sẻ. Như nhiều cô gái khác, Petry cũng có sở thích làm đẹp dù cho biết chuyện trang điểm bằng chân khiến cô tốn khá nhiều công sức.

Ở tuổi 21, bên cạnh việc theo học ngành Luật tại trường đại học, Inga Petry cho hay muốn thử sức với vai trò người mẫu. “Tôi hy vọng làng thời trang sẽ đa đạng hơn, nơi người khuyết tật cũng được trao cơ hội trình diễn và tỏa sáng theo cách riêng, đồng thời truyền thông điệp tích cực đến khán giả. Nếu nhận được lời mời từ các nhà thiết kế, tôi chắc chắn tham gia”, Petry bày tỏ.

Ngoại hình khác biệt, Petry đôi khi bị nhận về những bình luận tiêu cực, bình phẩm về cơ thể hay tin nhắn quấy rối từ người lạ. Tuy nhiên, Petry cho hay cô đã học được không mấy bận tâm đến ý kiến người ngoài và thậm chí coi đó là động lực để hoàn thiện bản thân. “Tôi vẫn thấy bản thân may mắn vì có nhiều bạn bè tốt xung quanh”, cô nói.

Hiện tại, Petry đã đủ khả năng sống độc lập. “Nửa kia” của cô là Joseph Macuga, lớn hơn cô 2 tuổi. Cả hai đã hẹn hò hơn 2 năm. Trong mắt Petry, bạn trai là người tâm lý, nhiệt tình giúp đỡ khi cô gặp khó khăn. Nói về ước muốn tương lai, cô gái bày tỏ muốn trở thành luật sư và có nhiều hoạt động hỗ trợ người khuyết tật.

THANK YOU AUSTRALIA

THANK YOU AUSTRALIA

Mary Reibey là một cô gái sinh năm 1777 ở Anh. Mới hai tuổi đã mất cả cha lẫn mẹ rồi lớn lên trong trại mồ côi. Trốn chạy cuộc sống khắc nghiệt đói khát và cực khổ, Mary trở thành đứa trẻ bụi đời bất hảo, chẳng bao lâu cũng sa lưới pháp luật. Năm 1791, Mary mới 14 tuổi bị bắt vì tội trộm ngựa, cộng với nhân thân lắm tiền sự, Mary bị xử án 7 năm lưu đày sang Úc, lúc bấy giờ là đảo nhà tù của Anh. Sau một năm lênh đênh trên chuyến tàu biệt xứ, Mary cập bến Sydney năm 1792 khi mới 15 tuổi.

Mary cùng các bạn tù trở thành nhân công ở nơi ‘hoang đảo’ đất rộng mà ít người, nên tù nhân được tự do đi làm thuê để nuôi thân và được khuyến khích ở lại định cư khi mãn hạn tù. Trong một lần làm bốc vác cho tàu chở hàng Britannia của Anh cập bến Sydney, cô gái 17 tuổi dán mắt nhìn chàng sĩ quan trẻ hào hoa trong bộ cánh hải quân màu trắng, như nhìn thấy hoàng tử hiện ra từ cổ tích. Thomas Reibey cũng không thể không thấy ánh mắt ngưỡng mộ, nồng nàn say mê của cô gái trẻ khỏe mạnh đầy vẻ hoạt bát tự tin mà cũng rất xinh xắn. Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, tình yêu nảy nở giữa hai người trẻ xa quê và việc thành hôn với Mary cũng là bước ngoặt để Thomas quyết định rời tầu ở lại thành phố cảng Sydney chung sống với nàng.

Nhờ chính sách khuyến khích định cư và tăng trưởng dân số ở xứ thuộc địa xa xôi của Anh quốc, đôi vợ chồng trẻ được chính phủ cấp đất ở vùng Hawkesbury lúc đó còn hoang vắng làm nhà ở và trang trại. Với kinh nghiệm chạy tầu, lại có nhà ngay vùng cửa sông, Thomas mở đường tàu thủy chạy đường sông từ Hawkesbury tới Sydney. Làm ăn khấm khá, họ mua đất đai mở rộng trang trại, kinh doanh bất động sản, xây cất nhà cửa ở Sydney. Trở nên giàu có, ông bà đóng được chiếc tàu hàng Mercury kinh doanh đường tàu chạy viễn dương chở hàng từ Australia tới các đảo trên biển Thái Bình dương.

Sau khi chồng mất, Mary một tay cáng đáng gia đình 7 đứa con, một tay cai quản mở rộng hoạt động kinh doanh còn lớn mạnh hơn trước. Mary nổi tiếng là một doanh nhân thành đạt nhờ khả năng nhậy bén và các quyết định khôn ngoan. Bà cũng là người dấn thân làm việc thiện nguyện cho nhà thờ và đóng góp tiền bạc cho các cơ sở giáo dục, đặc biệt cho phụ nữ và trẻ em. Bà tham gia hội đồng quản trị và trực tiếp dạy học các trường nữ để động viên các cô gái trẻ vươn lên giành lấy cơ hội thành công. Bà không bao giờ trở về Anh mà sống ở Sydney cho tới ngày bà mất vào năm 1855, thọ 78 tuổi. Ngày nay người ta vẫn bảo phụ nữ ở Australia được trọng vọng vào hàng số một, cũng là nhờ tấm gương của những người đi tiên phong như Mary Reibey.

Mary Reibey là người có công mở mang xây dựng và doanh thương, làm lợi cho gia đình và làm lợi cho quốc gia còn có công lao đóng góp cho sự nghiệp giáo dục nước nhà. Hình ảnh bà được trang trọng in trên tờ tiền $20 với họ tên bà ở dưới ảnh và chữ ký của bà bên phải ảnh. Như nhắc nhở tới sự thành đạt của bà, bên trái khung ảnh là chiếc thuyền buồm Mercury và bên phải khung ảnh là tòa nhà do bà làm chủ tọa lạc trên đường George Street (ngày nay là con đường trục chính đắt giá nhất ở trung tâm thành phố Sydney).

Nhân ngày Australia Day hôm qua. Xin cảm ơn nước Úc rất đỗi nhân từ và vô cùng bao dung cho người nhập cư, dù là ai, dù lý lịch ra sao, đều được xây dựng sự nghiệp và đóng góp cho xã hội, lại còn có cả cơ hội vô song là có mặt trên tờ tiền nơi quê hương mới.

– Sưu tầm

Một gia đình hạnh phúc

Image may contain: 6 people, people standing and indoor

Một gia đình hạnh phúc, vui mừng Chúa Giáng Sinh suốt cả cuộc đời, cho dù anh chủ nhà này không có tay và không có chân. Thế mà Chúa sai anh ấy đi khắp thế giới loan báo Tin Mừng, khuyên lơn mọi người có đủ tay và chân hãy vui sống, đừng bao giờ bỏ cuộc. Nhiều người ở Hanoi và Saigon đã từng trò chuyện với anh ấy.

Phải cưa đôi chân và đã làm điều phi thường hàng chục năm sau

Kimtrong Lam
Phải cưa đôi chân và đã làm điều phi thường hàng chục năm sau.

Bị bố mẹ bỏ rơi vì sinh ra tật nguyền, bé gái trải qua tuổi thơ khổ cực, phải cưa đôi chân và làm điều phi thường hàng chục năm sau.

Bất chấp những khiếm khuyết trên cơ thể, Oksana Bondarchuk vẫn có thể sống cuộc đời đáng ngưỡng mộ.

Ngày 19/6/1989, cô bé Oksana Bondarchuk chào đời với một số dị tật bẩm sinh trên cơ thể ở thành phố Khmelnitsky, Ukraine. Em bị thiếu xương chày và độ dài của 2 chân không đồng đều. Oksana có đến tận 6 ngón chân ở mỗi bàn chân nhưng lại bị khiếm khuyết đi ngón chân cái. Những dị tật bẩm sinh này dường như là kết quả là vụ nổ nhà máy hạt nhân Chernobyl 3 năm về trước.

Sau khi chào đời, Oksana đã bị bố mẹ bỏ rơi, dẫn đến việc em bị đưa qua lại nhiều trại trẻ mồ côi trong những năm tháng đầu đời. Tuổi thơ của Oksana có thể được miêu tả bằng 3 từ: Nghèo khổ, đói khát và đòn roi.

Một ngày nọ, cuộc đời Oksana có một sự thay đổi không ngờ. Gay Masters, một nhà tâm lý học diễn thuyết đến từ Buffalo, Mỹ, quyết định nhận nuôi đứa trẻ tật nguyền này. Theo lời Gay, cuộc gặp gỡ lần đầu tiên cua cô và con gái nuôi thật sự là một ký ức khó quên.

“Tôi đã nhìn qua một vài hình ảnh của Oksana và nhận ra con bé sẽ là con gái của tôi chứ không ai khác” – Gay nói với neinvalid.ru.

Quá trình nhận nuôi Oksana của Gay cũng tiêu tốn khá nhiều thời gian. Phải mất đến 1 năm rưỡi, Oksana mới có thể rời trại trẻ mồ côi ở Ukraine để chuyển đến xứ sở cờ hoa sinh sống với mẹ nuôi. Khi đó, ở tuổi lên 7, Oksana chỉ cao chưa đầy 1m và nặng khoảng 13,6kg. Đứa trẻ này đến một chữ tiếng Anh bẻ đôi cũng không biết.

Thế nhưng, đó là lần đầu tiên Oksana cảm nhận được sự tự do. Ở ngôi nhà mới, em nhận được nhiều tình yêu thương và sự chăm sóc.

Sau đó, các bác sĩ đề nghị người bảo hộ cho phép cắt bỏ hai chân của Oksana và gắn chân giả vì điều ấy sẽ giúp đứa trẻ có thể phát triển một cách bình thường về mặt thể chất. Thế là lên 8 tuổi, Oksana bị cưa mất chân trái và một vài năm sau đó, chân phải của cô bé cũng được bác sĩ loại bỏ.

Bất chấp những khiếm khuyết trên cơ thể, Oksana vẫn không ngừng nỗ lực cai thiện bản thân. Cô bé chấp nhận những giới hạn về mặt thể chất và bắt đầu hứng thú với bộ môn thể thao chèo thuyền.

Chẳng ai ngờ Oksana có thể vượt qua khỏi giới hạn của bản thân, tự mình giành về nhiều giải thưởng và nhất là vào năm 2012, cô được chọn gia nhập đội tuyển quốc gia đại diện Mỹ tham gia Paralympics. Tại đây, Oksana đã xuất sắc giành về huân chương đồng.

Thành công của Oksana không dừng lại ở đó. Cô tiếp tục giành về những tấm huân chương danh giá tại đấu trường quốc tế như World Cup và Olympics, không chỉ cho bộ môn chèo thuyền mà còn là trượt tuyết, đạp xe và các môn phối hợp. Ngoài ra, Oksana còn có nghề tay trái là người mẫu.

Trong quá khứ, Oksana không bao giờ nghĩ rằng cô có thể trở thành một vận động viên đẳng cấp thế giới nhưng cô gái này đã làm được những điều kì diệu vượt ra khỏi sự tưởng tượng của bất cứ ai. Với quyết tâm và sự nỗ lực không ngừng, Oksana đã chứng minh cho thế giới thấy được rằng trên đời này không có chuyện gì là không thể làm được. Giờ đây, đứa trẻ khuyết tập bị bỏ rơi năm nào đã trở thành nguồn cảm hứng cho hàng triệu người.

Image may contain: 4 people, child and indoor
Image may contain: 1 person, child and shoes
Image may contain: 2 people, people standing, pool, child and outdoor
Image may contain: 2 people, people sitting and indoor
Image may contain: 1 person, sitting, ocean, child, outdoor, water and nature
+3

Nam sinh nhặt rác vào Đại học Luật Harvard

Image may contain: one or more people, people standing and outdoor
Image may contain: 2 people, people standing

Anthony Tuan Nguyen to Món Ngon Người Việt Houston

Nam sinh nhặt rác vào Đại học Luật Harvard

Từng bị tất cả đại học từ chối, phải đi thu gom rác kiếm sống, Rehan Staton, 24 tuổi, được nhận vào chương trình luật danh tiếng của Đại học Harvard.

Từ nhỏ, Rehan có cuộc sống hạnh phúc cùng bố mẹ và anh trai tại thành phố Bowie, bang Maryland. Ngoài việc theo học tại một trường tư danh tiếng, Rehan được gia đình đầu tư thuê gia sư học tại nhà.Năm Rehan 8 tuổi, mọi thứ thay đổi khi mẹ em rời khỏi Mỹ và bố em mất việc, phải làm thêm đến 3h sáng để chi trả cuộc sống. Gia đình Rehan khó khăn đến mức thức ăn khan hiếm và việc bật lò sưởi vào mùa đông là điều xa xỉ. “Em phải mặc áo rất dày để ngủ khi trời trở lạnh. Em luôn đói và giận dữ. Cuộc sống khó khăn khiến em học kém dần”, Rehan nói.Từ một học sinh giỏi, em dần trở thành một trong những người điểm kém nhất lớp. Em không thể tập trung khi học và thường buồn ngủ vì ở lớp ấm hơn ở nhà rất nhiều. Khi vào lớp 7, một giáo viên nói với Rehan rằng cần được hỗ trợ đặc biệt, khiến em “vô cùng ghét trường học”.Sau việc này, bố đã đến cộng đồng địa phương để tìm gia sư cho Rehan. Một kỹ sư hàng không vũ trụ ở gần đó đã tình nguyện giúp đỡ Rehan học mà không lấy tiền công. “Em trở lại thành học sinh giỏi vào cuối năm học. Chú gia sư như một người họ hàng, người cha đỡ đầu đã cho em đồ ăn và nơi ở. Sau khi chú không thể giúp được nữa, điểm số của em lại dần kém đi”, Rehan kể lại.Vào cấp ba, nam sinh tập luyện chăm chỉ để trở thành vận động viên đấm bốc chuyên nghiệp. Em đã thắng nhiều giải võ thuật quy mô trường. Xung quanh Rehan, mọi người không hỏi về việc học nữa, thay vào đó họ quan tâm đến việc em tập luyện như nào để tham gia giải đấu sắp tới.

Bi kịch xảy ra vào năm cuối trung học khi Rehan gặp chấn thương dây chằng rất nặng ở cả hai khớp vai trước giải đấu khiến em không thể nhấc tay lên quá vai. Khi gặp chấn thương, Rehan vẫn có thể tiếp tục thi đấu về sau. Tuy nhiên, do không có bảo hiểm y tế, việc vật lý trị liệu là một điều không thể với Rehan và em không thể hồi phục chấn thương hoàn toàn.

Với việc không thể tiếp tục sự nghiệp chuyên nghiệp, Rehan phải chuyển sang học đại học và bị từ chối bởi tất cả trường. Em dần hồi phục chấn thương và bắt đầu công việc nhặt rác cho công ty địa phương ở trong một cộng đồng với rất nhiều người từng vi phạm pháp luật và bị tống giam.

Mọi người hỏi Rehan, tại sao em làm công việc này. “Em quá thông minh”, “Em quá trẻ để ở đây”, “Hãy đi học đại học và hãy chỉ quay lại đây nếu mọi chuyện không ổn”, nhiều người nói với Rehan. Đấy là lần đầu tiên một người không phải từ gia đình, ngoại trừ gia sư năm lớp 7, cổ vũ Rehan theo đuổi sự nghiệp học hành.

Những đồng nghiệp và quản lý ở công ty vệ sinh đã kết nối Rehan với một giáo sư ở Đại học Bowie State, trường đã từ chối em vài tháng trước đó. Giáo sư đã ấn tượng khi trò chuyện với Rehan và đã thuyết phục nhà trường nhận em vào học.

Việc Rehan học đại học khiến anh trai của em, Reggie, tự nguyện bỏ học. Cả hai anh em đều hiểu rằng, một trong hai người phải đi làm toàn thời gian để giúp bố kiếm tiền, nếu không họ sẽ mất nhà. “Anh Reggie biết rằng em sẽ mắc kẹt ở đây nếu không nắm lấy cơ hội này và đi học, đặc biệt với điểm số thấp của em hồi cấp 3”, Rehan nói.

Sau khi đạt điểm tuyệt đối, Rehan chuyển đến Đại học Maryland, nơi em đã đạt được vô số thành tựu trong trường: từ chủ tịch hội lịch sử cho đến người phát biểu trong lễ tốt nghiệp (thường là học sinh có thành tích tốt nhất khóa). Và kể cả khi đi học, em vẫn tiếp tục công việc nhặt rác vào sáng sớm và giữa các tiết học.

Sau khi tốt nghiệp, sức khỏe của Rehan tiếp tục suy giảm nhưng em đã tìm được công việc ở trong một công ty tư vấn chính trị ở Washington, Mỹ. Em đã chuẩn bị thi LSAT, kỳ thi chuẩn hóa cho các trường luật.

Tháng 3 năm nay, ở tuổi 24, Rehan được nhận vào tất cả chương trình luật danh tiếng của các đại học gồm USC, Columbia, Pennsylvania và Harvard.
“Em không thể tin được và cảm thấy sự hy sinh của bố và anh trai không hề lãng phí”, Rehan chia sẻ.

Mùa thu năm nay, Rehan sẽ nhập học Đại học Luật Harvard. Chia sẻ với những người đang gặp khó khăn, Rehan nói: “Hãy yêu bản thân đủ nhiều để hiểu mình muốn gì trong cuộc sống. Bạn sẽ luôn tìm ra cơ hội trong khó khăn và bạn cần theo đuổi cơ hội ấy”.

Phan Nghĩa (Theo Good Morning America )

NGHỊ LỰC PHI THƯỜNG…

Kimtrong Lam

Ông ngoại đặt tên là Thường với hy vọng cháu gái bình thường, không bị tâm thần giống mẹ. Mười tám năm sau, cô bé trở thành niềm tự hào của cả gia đình.

Xếp tập vở lên chiếc giá sách bong tróc từng mảng gỗ đặt nơi góc tường, Thường rảo bước về phía cổng. “Mẹ ơi”, tiếng gọi cất lên giữa đêm tối. Không nghe thấy tiếng đáp lại, cô gái đi vòng qua nhà người hàng xóm rồi đến trước cổng đình, chạy ngược lên cánh đồng đầu làng, trên bờ đê mẹ cô đang ngồi thơ thẩn. Nhiều năm qua, việc tìm mẹ mỗi ngày không còn xa lạ với cô.

Nguyễn Thị Thường chào đời năm 2002 trong một gia đình chỉ có ba người đàn bà. Em không biết bố mình là ai. Tiếng là nhà có ba người nhưng mẹ em, bà Nguyễn Thị Hồng Minh (sinh năm 1973) và một người chị nữa người bị tâm thần, chỉ có chị cả Nguyễn Khánh Linh là tỉnh táo, bình thường. Đứa bé ấy lớn lên bằng chính sự yêu thương đùm bọc của người bác trong ngôi nhà rộng 20 m2, không có cả phòng vệ sinh.

Mẹ Thường, thi thoảng vẫn tỉnh táo vẫn giúp chị cả năm nay 56 tuổi, cắt cỏ, gặt lúa. Khi trái gió trở trời, bà lang thang đầu đường xó chợ, chẳng nhớ nổi đường về nhà.

Khi mang thai Thường, nhà nghèo chẳng có gì đáng giá ngoài chiếc giường gỗ cũ tróc sơn. Hàng xóm tặc lưỡi bảo: “Thân nó còn chẳng nuôi nổi nữa là thêm đứa trẻ”, bà Linh đưa em gái lên trạm xá với ý định bỏ cái thai. Tại đây, gặp người họ hàng khuyên: “Nhà nhiều người tâm thần, cố giữ đứa trẻ sau này còn đỡ đần lúc tuổi già”. Bà Linh lại vuốt nước mắt, quay xe đưa em về.

Giữa trưa nắng tháng 4/2002, Thường chào đời, tên được ông ngoại đặt với mong muốn lớn lên cháu bình thường, không thần kinh giống mẹ. Mẹ đẻ suốt ngày lang thang, không biết chăm con, mọi việc ăn ngủ, tắm giặt của đứa trẻ đều do bà Linh đảm nhận. Lớn lên với ba người phụ nữ, Thường gọi tất cả là mẹ.

Để nuôi cháu và hai đứa em thần kinh, bà Linh ngày chỉ dám ngủ 3-4 tiếng. Ngoài 7 sào ruộng, bà đi cuốc mướn thuê, trồng thêm rau cỏ. Mỗi lần thiếu tiền mua sữa, bà lại vay mượn người quen, quyết không để cháu thiếu đói.

Nhiều cái Tết, gia đình không có gạo nếp và thịt để gói bánh chưng. Thương cháu, bà Linh đi gói bánh thuê, lấy công là cặp bánh về cho cả nhà ăn Tết. Từ năm 7 tuổi, sau 23 tháng chạp, Thường luôn bận rộn bởi ngoài việc đồng áng, em còn phải lo cơm nước, giặt giũ cho hai mẹ thay bác.

“Tết đến cả nhà quây quần ăn bánh chưng bác mang về. Các mẹ cùng cười, cùng chia nhau chiếc bánh, với em đó là khoảnh khắc hạnh phúc nhất”, Thường hồi tưởng.

Hàng ngày, bà Linh dậy từ 1-2 giờ sáng ra đồng hái rau cho kịp phiên chợ sớm. Nhiều lúc em gái đi lang thang, không dám để cháu ở nhà một mình giữa đêm khuya, bà cho Thường đi cùng. Bác dưới ruộng, cháu trên bờ ríu rít trò chuyện. Chuyện chán, Thường ngủ thiếp trên bờ đê đến khi được đánh thức dậy với gánh rau to quằn mình trên vai bác.

***Năm Thường 4 tuổi, thấy những tờ giấy mời họp của bác để trên bàn, cô bé lôi ra tô theo chữ trong giấy.

Thấy cháu thích viết, bà Linh thử dạy chữ. Thường học nhanh, sau vài buổi đã thuộc, đọc vanh vách. “Mừng quá mày không giống mẹ, cháu ạ”, bà reo lên vui sướng. Từ ngày đó, những cánh cửa gỗ sần, cũ kỹ quanh nhà được Thường tận dụng làm bảng học cho riêng mình. Viết vẽ cô bé đều thể hiện lên đó.
Thấy cháu ham học, mỗi ngày đi bán rau, bà Linh đều chi một khoản mua sách. Nghỉ hè theo chân bác lên chợ, cô bé chỉ thích đến cửa hàng sách to nhất huyện đọc ké. Biết hoàn cảnh gia đình, chủ hàng ít khi đuổi. Dù nhỏ tuổi nhưng Thường không đọc truyện tranh, cổ tích như các bạn mà chọn những cuốn trong bộ sách hạt giống tâm hồn hay cách sống đẹp.
Năm lớp 6, từ một khúc mắc với người bạn, cô bé bị mắng “Đồ không có bố”. Thường bắt đầu cảm nhận sự khác biệt giữa mình và các bạn. Sau 2 đêm khóc ướt gối, sang ngày thứ 3, ngủ dậy thấy bác vẫn còng lưng bó rau, mồ hôi nhỏ xuống thành dòng, cô bé đứng thẳng dậy, vẽ một mặt cười và dòng chữ “Hãy cười lên” trên cánh tủ – nơi có nhiều ánh sáng nhất trong nhà.

Từ lúc đó, cô bé không bao giờ khóc khi ai đó nói những câu tương tự.

***Năm lớp 7, Thường được giới thiệu tới Khát Vọng – tổ chức chuyên giúp đỡ trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn. Khi là thành viên, em được giúp đỡ về vật chất và tham gia hội trại dành cho trẻ cùng hoàn cảnh.

Một lần biết đến câu chuyện một bạn mồ côi cha mẹ, phải đi bán vé số, Thường tự nhủ: “Mình may mắn hơn bạn vì vẫn có người yêu thương”. Từ ngày đó, từ một cô bé ít chia sẻ cảm xúc, Thường tham gia nhiều hoạt động trên trường như hội diễn văn nghệ, câu lạc bộ sách, cuộc thi hùng biện, thường xuyên viết và đăng các bài cảm nhận sách lên trang cá nhân của mình.

Bốn năm cấp 2, Thường là học sinh giỏi, năm nào cũng đạt giải Olympic Toán của huyện Thạch Thất. Năm lớp 9, sau khi đạt giải Nhì môn Văn cấp thành phố, cô bé được xét tặng học sinh ưu tú của Thủ đô.

Không có tiền đi học thêm, Thường tự học, tra cứu từ sách vở và Internet. Năm lớp 10, quỹ Khát Vọng tặng cho chiếc máy tính cũ. Nhà không có wifi, Thường kê bàn ra cổng ngồi học, bắt wifi nhờ hàng xóm. Dù ban đêm muỗi đốt, ban ngày nắng thiêu đốt, nhưng hiếm khi cô bé nghỉ học.

Không chỉ đảm bảo điểm số và thành tích tại trường, Thường cũng tự lên mạng học tiếng Anh, tập thuyết trình và luyện phát âm. “Ở cô bé này luôn có sự thôi thúc vươn lên mạnh mẽ tiềm ẩn dưới vẻ dễ thương, nhí nhảnh, hòa ái của một cô bé sinh ra từ nông thôn”, cô Vũ Thị Dung – người sáng lập quỹ Khát Vọng nhận xét.

Lên lớp 11, Thường tham gia cuộc tranh biện tại trường với chủ đề “Phụ nữ có nên phá thai không?”.

“Em nghĩ đến bản thân mình, nếu bác không cho cơ hội sống thì em đã không có mặt ở đây ngày hôm nay”, Thường nêu lý do tham gia. Kết quả, cô bé giành giải nhì.

Một năm trước, Thường biết tới Đại học Fulbright Việt Nam. Cô gái 18 tuổi đã quay lại quá trình tự gói bánh chưng và kể lại câu chuyện cuộc đời gắn liền với chiếc bánh bác làm bằng tiếng Anh, gửi đến hội đồng tuyển sinh. “Chiếc bánh này có ý nghĩa rất lớn vì nó gói ghém tình yêu và sự hy sinh của bác – người mẹ thứ hai của tôi – trong đó”, Thường diễn giải.

Đầu tháng 6/2020, biết tin cháu gái nhận được hỗ trợ tài chính trị giá 2,2 tỷ đồng trong 4 năm đại học, bà Linh chạy khắp xóm khoe: “Cái Thường được học trường Tây”, trong khi mẹ đẻ chỉ hềnh hệch cười khi biết con gái được đi học miễn phí.

Dưới cái nắng oi ả tháng 7, Thường mở chiếc hộp đựng giấy báo đỗ đại học lấy chiếc huy hiệu của nhà trường lau đi lau lại sạch bóng. Trong bốn năm tới, cô gái 18 tuổi quyết định chọn ngành tâm lý để trở thành nhà xã hội học, tốt nghiệp sẽ trở về quỹ Khát Vọng giúp đỡ những trẻ bất hạnh khác.

“Giờ em có thể tự tin đứng trước bác và mọi người nói rằng, quyết định giữ lại em 18 năm trước là một việc làm đúng đắn”, Thường nói, khóe mắt ánh lên niềm tự hào.

Theo Vnexpress

Image may contain: 3 people, text