4 người trẻ khuyết tật tài năng vượt lũy tre làng, vươn ra thế giới

(Dân trí) – Trần Tôn Trung Sơn, Lê Bá Ninh, Phan Thị Rát, Trần Mạnh Chánh Quân đều sinh ra với cơ thể không lành lặn nhưng những người trẻ khuyết tật tài năng Việt này quyết không ngã lòng trước thực tế phũ phàng. Họ vượt khó, chăm chỉ với nghị lực, niềm tin cháy bỏng và lòng chân thành thay đổi số phận và vượt khỏi lũy tre làng, vươn mình ra thế giới…

Trần Tôn Trung Sơn – cậu bé khuyết tật vô gia cư tới ĐH Harvard

Trần Tôn Trung Sơn sinh năm 1992 trong một gia đình nông thôn nghèo cạnh sông Bến Hải (Quảng Trị) với cánh tay trái ngắn và teo lại, bàn tay phải chỉ có hai ngón.

Từ một đứa trẻ không lành lặn bị người đời hắt hủi đến cảnh sống lang thang màn trời chiếu đất chốn công viên, giờ đây, cậu bé ấy đã trưởng thành và vẫn đang tiếp tục viết nên những điều kỳ diệu nơi trời Tây.

Ngày Sơn ra đời, gia đình không ai cầm được nước mắt vì những khuyết tật trên thân thể cậu con trai bé bỏng và lời dị nghị của hàng xóm vì hình hài khác thường của Sơn. Nuốt nước mắt vào trong, bố mẹ Sơn quyết định rời làng vào Nam với hi vọng mong manh mảnh đất ấy sẽ cưu mang đứa con xấu số của họ.

Bảy năm sau, anh chị mới dành dụm đủ tiền để thuê một phòng trọ nhỏ cho 3 người có chỗ “chui ra chui vào”. Rồi vợ chồng anh chị nghĩ đến việc xin cho con đi học, nhưng ngặt nỗi, chẳng có trường học nào chị nhận một cậu bé khuyết tật.

Không nản chí đi gõ cửa từng trường, cuối cùng sự nỗ lực của anh Sơn đã khiến cô hiệu trưởng trường tiểu học Vạn Hạnh xúc động. Cô đồng ý nhận Sơn vào học.

Trần Tôn Trung Sơn và bố mẹ hồi bé.

Không phụ lòng cha mẹ, Sơn càng lớn càng thông minh. Năm lớp 5, em là một trong 5 học sinh xuất sắc nhất Quận Tân Bình, thủ khoa khi thi vào lớp chuyên Anh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, đậu vào Trường phổ thông Năng khiếu của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và trở thành học sinh xuất sắc của trường.

Năm 2010, sau khi học xong lớp 11, Sơn nhận được học bổng 2 năm lớp 11 và 12 tại Trường trung học Fairmont (Mỹ). Đồng thời chàng trai trẻ cũng tham gia rất nhiều hoạt động thiện nguyện tại châu Phi, dạy học cho trẻ em nghèo, gây quỹ giúp đỡ người vô gia cư…

Bài luận văn với tựa đề “Nhìn đời qua bàn tay” của Trung Sơn khi nộp đơn vào ĐH Harvard danh tiếng đã khiến các giáo sư bật khóc và chàng trai nhỏ bé ấy đã nhận được học bổng toàn phần của trường với ngành công nghệ thông tin.

Năm 2016, Sơn nộp hồ sơ vào Tập đoàn IBM và trở thành cố vấn của tập đoàn. Vượt qua hàng ngàn ứng viên, cậu bé khuyết tật ấy đã trở thành một trong 8 người xuất sắc nhất đáp ứng yêu cầu khắt khe của 4 hội đồng chuyên môn. Tháng 12/2017, Sơn được thăng chức trở thành quản lý vùng, làm việc tại Atlanta, bang Georgia (Mỹ).

Phan Thị Rát – cô gái khuyết tật giành học bổng Chính phủ Úc

Sinh ra trong một gia đình nghèo tại xã Phước Diêm, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, Phan Thị Rát và hai chị em của cô bị yếu chân tay từ nhỏ.

Đa số việc cầm, nắm, di chuyển của Rát gặp rất nhiều khó khăn. Con đường học tập của cô vô cùng vất vả, có những lúc tưởng chừng phải từ bỏ ước mơ đi học cao hơn.

Từ Tiểu học, Rát tự mình đi được trong khoảng cách gần. Lên THCS, trường cách nhà khoảng 5km, người thân, gia đình, bạn bè thay nhau chở Rát đi học ròng rã suốt 4 năm.

Rát kể những năm tháng HS, em thậm chí không dám nhìn thẳng vào mắt người khác. Cơ thể khiếm khuyết khiến người con gái của biển mặc cảm, xa lánh bạn bè và hay khóc.

Học hết lớp 12, Rát băn khoăn không biết nên tiếp tục học hay như thế nào. “Em nhớ câu nói của ba: Thôi cứ cố gắng học, ra đời sẽ có xã hội giúp”, Rát chia sẻ.

Những ngày mới vào TPHCM trọ học với Rát là cuộc chiến thực sự. Xa người thân, bạn bè, bản tính lại nhút nhát nên cô chẳng dám mở miệng nhờ ai giúp. Từ đi chợ, giặt quần áo đến nấu ăn, đón xe buýt, Rát đều gồng người tự làm.

Năm 2011, trong khoảng thời gian học tại Trường ĐH Mở TPHCM, nhận học bổng Người bạn đồng hành của Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD), Rát đã “cho lại” bằng cách dạy kèm các em nhỏ đồng cảnh ngộ ở Nhà May Mắn (quận Bình Tân, TPHCM).

Phan Thị Rát nhận học bổng toàn phần của Chính phủ Úc đi du học năm 2013.

Niềm vui đi học được bạn bè thầy cô yêu quý giúp đỡ, Phan Thị Rát đã hoàn thành 4 năm học ĐH, đi làm và tiếp tục con đường chinh phục tri thức. Năm 2013, Phan Thị Rát là 1 trong 12 người khuyết tật tiêu biểu Việt Nam được vinh dự gặp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Làm việc tại Trung tâm Khuyết tật và Phát triển DRD, Rát được truyền cảm hứng từ các đồng nghiệp đã từng du học với Học bổng chính phủ Australia. Được sự trợ giúp nhiệt tình của các anh chị, Rát đã nộp hồ sơ rất thuận lợi.

Do gặp khó khăn về tiếng Anh, Rát được chương trình cho đi học ngoại ngữ tại Trường ĐH RMIT trong vòng 3 tháng để có thể đủ điểm du học tại Trường ĐH Flinders (Australia). Học bổng với người khuyết tật nặng như Rát được hỗ trợ thêm một người đi cùng chăm sóc, hỗ trợ sinh hoạt hàng ngày.

Nhớ lại giây phút biết tin học bổng chính phủ Australia, Rát kể lúc đó như vỡ òa hạnh phúc. Sự công nhận này khiến cô gái khuyết tật thấy mình có động lực hơn, có giá trị hơn, cảm thấy nếu được tạo cơ hội, người khuyết tật cũng có thể đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội.

Hành trang tinh thần mang theo khi du học của Rát là những lời động viên gia đình, bạn bè và những kỳ vọng về tương lai.

Lê Bá Ninh – cậu học trò giành học bổng tiền tỷ nhờ bài luận một con mắt giả

Lê Bá Ninh (Thanh Hóa) đã xuất sắc giành suất học bổng 5 tỷ đồng của Đại học Soka (Mỹ), sau khi đưa câu chuyện con mắt giả của chính mình vào bài luận,

Cậu học trò đạt các điểm chuẩn hóa cao: SAT 1 1500/1600, SAT 2 thi hai môn Sử Mỹ được 720/800 và Toán 2 được 790/800, IELTS 8.0. Với những thành tích này, Ninh nhận được gói học bổng Global Merit Scholarship, Đại học Soka và  mỗi năm chỉ trao cho một số rất ít học sinh trong một khóa.

Ninh chỉ còn một con mắt bình thường, còn một con mắt, ngày em lên 3, do bị cao giác mạc nên phải bỏ và thay thế vào bằng một con mắt giả.

Từ những trải nghiệm của bản thân, em viết một bài luận cá nhân về hành trình của bản thân, cũng như về cái nhìn sai lệch của nhiều người khác đối với người khuyết tật.

Sự thương hại tưởng chừng vô hại nhưng trên thực tế lại có thể khiến cho việc hòa nhập cộng đồng của em trở nên khó khăn hơn. Chính bài luận ấy đã ghi dấu ấn cá nhân sâu sắc cho Ninh.

Và dù là một chàng trai chỉ “nhìn đời bằng một con mắt”, nhưng Ninh luôn lạc quan, yêu đời, yêu người. Ngay từ khi còn học tập tại Trường THPT chuyên Lam Sơn, Ninh đã tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa như: đại biểu Hội nghị mô phỏng Liên Hợp Quốc VYMUN 2017, là thành viên của câu lạc bộ tiếng Anh và trang nội san của trường có tên Ga Lam Sơn. Ninh là đồng sáng lập dự án Gõ Kiến (một dự án về môi trường mà cụ thể là thực trạng biến đổi khí hậu).

Trần Mạnh Chánh Quân – “người hùng” thầm lặng trên đất Mỹ

Chân không đi được, tay bất lực, miệng nói không rõ chữ, một mình với chiếc xe lăn, Trần Mạnh Chánh Quân (sinh năm 1992) vẫn tự tin vươn ra thế giới và hơn thế, chàng trai quê Vũng Tàu còn trở thành “Người hùng thầm lặng” truyền cảm hứng mạnh mẽ tại Mỹ.

Trần Mạnh Chánh Quân tiến vào lễ đường ngày nhận bằng tốt nghiệp ĐH Georgia Gwinnett, Mỹ.

Mắc hội chứng bại não bẩm sinh, ban đầu bố mẹ không muốn cho Quân tới trường, nhưng ngay từ ngày nhỏ Quân đã bộc lộ tính cầu tiến và hòa nhập. Bất lực trong việc điều khiển tay, chân theo ý mình, không thể giao tiếp với thế giới theo cách bình thường như bao người nhưng Quân không đầu hàng.

Lớp 6, Quân được ba mẹ trang bị một máy tính xách tay để thuận tiện việc chép bài ở lớp. Tay phải bị liệt hoàn toàn, Quân bắt mẹ trói chân mình lại để tập đánh may bằng tay cử động của 3 ngón trên bàn tay trái.

Đam mê Tin học, Quân xuất sắc giành nhiều giải HSG Tin học cấp tỉnh và cấp quốc gia. Lớp 9, cậu thi đỗ vào trường chuyên của tỉnh Vũng Tàu với số điểm môn chuyên gần như tuyệt đối rồi một mình lên thành phố trọ học.

Với những nỗ lực vượt bậc và thành tích xuất sắc, tốt nghiệp cấp 3, Quân được trường Utica college ở New York (Mỹ) bảo lãnh sang học. Năm 2013, Quân được trường Georgia Gwinnett College (Mỹ) cấp học bổng 50%.

Chàng du học sinh người Việt là gương mặt sinh viên sáng giá ở trường, được chọn tham gia các cuộc thi của Hiệp hội Chuyên ngành Công nghệ thông tin (AITP).

Tháng 11/2016, “gã khổng lồ” Google từng gọi Quân nộp hồ sơ dự tuyển nhân viên làm việc toàn thời gian. 9X cũng giành được thứ hạng cao tại nhiều cuộc thi AITP, NCC, ACM… Sau 4 năm miệt mài học tập, Quân đã cầm trên tay bằng tốt nghiệp đại học 2 chuyên ngành yêu thích.

Hành trình vươn mình ra thế giới và khẳng định trí tuệ, nhân cách sống của chàng trai Việt mắc hội chứng bại não đã trở thành nguồn cảm hứng mạnh cho không ít người Mỹ, nhất là các bạn trẻ.

Đó là lí do Trần Mạnh Chánh Quân vinh dự được trường Đại học Georgia Gwinnett (GGC) bang Georgia, Mỹ trao danh hiệu “Unsung hero” (Người hùng thầm lặng) vào ngày 20/4/2017.

Lệ Th

HDN

From: taberd-& NguyenNThu


 

Cậu bé vô gia cư và tấm bằng ĐH Harvard

 Cậu bé vô gia cư và tấm bằng ĐH Harvard.

Chỉ có một bàn tay với 2 ngón tay, Sơn đã bắt đầu hành trình của một đứa trẻ vô gia cư không biết đọc biết viết, rồi trở thành sinh viên trường đại học danh tiếng bậc nhất thế giới.

Sơn bên em trai hồi nhỏ ẢNH: NVCC

Lớn lên ở công viên

Năm 2006, lần đầu tiên tôi gặp Trần Tôn Trung Sơn khi cậu đang học lớp 7 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM), để viết bài về một tấm gương nghị lực tuyệt vời. Ấn tượng đầu tiên của tôi về Sơn là rất lễ phép, ít nói, nhưng đôi mắt thì ánh lên sự ấm áp và thông minh đặc biệt. Cậu còn có vẻ hài hước nữa. Tôi đã chảy nước mắt khi nghe anh Trần Sơn, ba của Sơn kể về những tháng ngày tối tăm của gia đình.

Năm 1992, Trần Tôn Trung Sơn sinh ra trong một gia đình nghèo ở bờ sông Bến Hải (Quảng Trị), mảnh đất hứng chịu chất độc da cam suốt những năm 1960 – 1970. Ba của Sơn là bộ đội từng chiến đấu trên mặt trận Lào. Ngày Sơn ra đời, cả nhà ai cũng buồn vì cánh tay trái ngắn tũn teo lại, không có bàn tay, còn tay phải thì cũng chỉ có 2 ngón. Vợ chồng anh Sơn đau đớn vì biết đây là di chứng của những năm chiến tranh. Càng đau đớn hơn khi dân làng bàn tán vì hình hài khác thường của Trung Sơn. Thương con, vợ chồng anh quyết định rời làng. Thế là giữa đêm khuya, ôm đứa con chỉ mới 20 ngày tuổi, vợ chồng anh Sơn nuốt nước mắt vào lòng, âm thầm lên tàu vào nam với hy vọng mảnh đất này sẽ có nhiều cơ hội để mở ra tương lai cho đứa con không lành lặn.

Điều kỳ diệu từ hai ngón tay

Cánh tay trái teo lại sát nách, cánh tay phải không còn nguyên vẹn, bàn tay chỉ có hai ngón. Nhưng, với hai ngón tay này, Trần Tôn Trung Sơn (Gio Linh, Quảng Trị) đã làm nên nhiều điều bất ngờ.

3 năm đầu tiên, “nhà” của Sơn là công viên Tao Đàn, “giường” chính là tấm chiếu trải xuống đất. Ba mẹ Sơn ban ngày gửi Sơn tại làng Hòa Bình (Bệnh viện Từ Dũ) để đi làm thuê, đi học nghề, đêm cả nhà lại về công viên ngủ. Trong hoàn cảnh ngặt nghèo ấy, vợ chồng anh Trần Sơn vẫn ngày đêm không nguôi giấc mơ nuôi con ăn học nên người.

Khi Trung Sơn lên 7 tuổi, ba mẹ mới dành dụm đủ tiền để thuê một phòng trọ nhỏ. Hành trình đi xin học cho con lúc bấy giờ của anh Sơn khổ cực trăm bề. Không trường học nào chịu nhận một đứa trẻ tật nguyền. Nhưng sau đó, ánh mắt vừa hy vọng vừa đau đớn của anh Sơn đã làm cô Hiệu trưởng Trường tiểu học dân lập Vạn Hạnh xúc động, nhận Sơn vào học. Trường cách nhà trọ 20 km, anh Sơn phải xin làm ở một chỗ mới gần trường để giúp con. Hết giờ học ở trường, ba lại chở Sơn đến nhà một cô giáo dạy trẻ khuyết tật cách trường 15 km để học viết chữ. Hôm nào cũng vậy, 9 giờ đêm hai cha con mới về tới phòng trọ.

Điều kỳ diệu là càng lớn Sơn càng thông minh và nghị lực. Những tháng ngày nhìn con tập viết bằng 2 ngón tay vô cùng đau đớn, ba của Sơn đau nhói lòng nhưng vẫn thủ thỉ động viên con… Sơn nhận thức được tình yêu vĩ đại của cha mẹ, nên đã không phụ lòng. Năm lớp 5, Sơn là học sinh giỏi cấp thành phố môn toán và tiếng Việt, là một trong 5 học sinh giỏi nhất Q.Tân Bình, thủ khoa đầu vào Trường Nguyễn Gia Thiều, thủ khoa khi thi vào lớp chuyên Anh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa. Lên THPT, Sơn đậu vào Trường phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM) và liên tục là học sinh xuất sắc của trường.

Người khiến các giáo sư Đại học Harvard bật khóc

Sau đúng 10 năm, năm 2016, tôi bất ngờ khi nhận được điện thoại của anh Trần Sơn. Anh nói như reo: “Trung Sơn đã tốt nghiệp ĐH Harvard và trở thành cố vấn của IBM rồi cô!”, khiến tôi nghẹn ngào.

Gặp lại tôi, anh Trần Sơn kể, sau khi học xong lớp 11 Trường phổ thông Năng khiếu TP.HCM, năm 2010, Sơn nhận được học bổng 2 năm lớp 11 và 12 tại Trường trung học Fairmont (Mỹ). Sơn cũng tham gia rất nhiều hoạt động thiện nguyện tại châu Phi, dạy học cho trẻ em nghèo, gây quỹ giúp đỡ người vô gia cư…

Anh Trần Sơn đưa tôi xem rất nhiều thứ, trong đó có bức thư khen của Tổng thống Obama và những bài luận của Trung Sơn khi nộp đơn vào ĐH Harvard.

Đó là bài luận bằng tiếng Anh của cậu bé bị chất độc da cam cướp đi sự lành lặn của đôi tay, tựa đề Nhìn đời qua bàn tay, có đoạn: “Khi còn là đứa trẻ, bàn tay này đã víu chặt mặt đất để giúp tôi cân bằng. Nó đã nắm chặt lại để giúp tôi có những cú đấm mạnh nhất khi chơi võ. Nó bám chặt vào thành chiếc xe đạp đua 4 bánh của tôi. Khi lớn lên, bàn tay này đã chịu đau đớn viết nên những con số, những nét chữ cho đến khi tôi có thể viết nên bài luận đầu tiên của mình về mẹ. Sau này, nó đã cầm bút để diễn tả những ý nghĩ tôi có trong đầu và giúp tôi giải những bài toán khó. Bàn tay duy nhất này đã từng tháo rời chiếc xe đạp của bố tôi ra để xem nó hoạt động thế nào, giúp tôi xoay tròn chiếc thước lên không trung giống như các nhà sư Thiếu Lâm, hay thích thú vẽ nên những bức tranh người que. Nó đã cầm viên phấn khi tôi dạy toán cho trẻ em nghèo, gõ lên bàn phím khi tôi làm việc cho một công ty máy tính trong kỳ nghỉ hè, và nắm lấy tay của bất cứ ai tôi gặp”…

Đọc xong bài luận, các giáo sư của ĐH Harvard đã bật khóc trước chàng trai nhỏ bé có nghị lực phi thường. Cùng với thành tích học tập và các hoạt động đáng nể trong quá trình học trung học của Sơn, năm 2011, Trường ĐH Harvard đã đón Sơn bằng học bổng toàn phần ngành công nghệ thông tin.

Trong một bài luận khác có tựa Hành trình của tôi, Sơn viết: “Những chiếc ghế công viên đã trở thành ngôi nhà mới của chúng tôi, nơi hành trình của tôi bắt đầu. Bố tôi làm việc cả ngày trong nhà hàng, trên lưng vừa cõng tôi vừa rửa bát đĩa và lau chùi nhà vệ sinh. Đêm đến, hai cha con tôi ngủ trên bất kỳ chiếc ghế nào tìm thấy. Để giữ ấm cho tôi, bố tôi cởi áo trải lên ghế và ôm chặt lấy tôi… Trong 3 năm, bố tôi chưa một đêm ngủ yên. Trong 3 năm đó, ông đã không ngừng từ bỏ hy vọng sẽ tìm ra cuộc sống tốt hơn cho tôi”.

Trần Tôn Trung Sơn và mẹ tại trụ sở của IBM ở Mỹ

Trở thành cố vấn của IBM

Năm 2016, trước khi tốt nghiệp ĐH Harvard, Sơn nộp hồ sơ vào Tập đoàn IBM. Vượt qua hàng ngàn ứng viên, Sơn đã được chọn để thể hiện khả năng của mình. Trong 2 ngày, Sơn phải chứng minh thực tài trước 4 hội đồng qua các bài thuyết trình, kiểm tra trình độ chuyên môn và hoạt động khác với các yêu cầu khắt khe. Cuối cùng, Sơn là một trong 8 ứng viên được nhận vào Tập đoàn IBM với vai trò cố vấn.

Trong lần gặp lại anh Trần Sơn vào năm 2016, anh kết nối với con trai qua điện thoại. Sau khi được ba giới thiệu có tôi, người từng viết bài về Sơn cách đây hơn chục năm, đang ngồi cùng, Sơn lập tức lễ phép “con chào cô” và trò chuyện cùng tôi. Trong giây lát, hình ảnh cậu bé với đôi mắt thông minh và ấm áp vụt trở về. Và rồi chớp mắt một cái, cậu bé đã trở thành một Trần Tôn Trung Sơn chững chạc, trưởng thành đã thực hiện trọn vẹn giấc mơ của ba mẹ dưới vòm trời công viên năm nào. Tất cả đều được làm nên từ một đôi bàn tay khuyết thiếu ấy!

Được thăng chức sau một năm làm việc

Mới đây nhất, trong tháng 12.2017, nhờ xuất sắc trong công việc, Sơn được Tập đoàn IBM thăng chức, trở thành quản lý vùng, làm việc tại Atlanta, bang Georgia (Mỹ).

Hầu như hằng ngày, Sơn đều gọi điện về thăm ba mẹ. Sơn cho biết cậu nhớ mãi những lời thủ thỉ của ba ngày xưa: “Bàn tay con có thể viết chữ, làm văn, giải toán, có thể ôm ba mẹ, có thể chơi võ và bơi… Nghĩa là con không có gì khác thường với bạn bè cả. Con hãy sống chân thành, vui vẻ, bạn bè sẽ hiểu và đón nhận con”. Sơn đã học tập, lớn khôn và được đón nhận bằng chính ý chí, niềm tin và nghị lực mà ba đã truyền cho Sơn, theo cái cách rất riêng đó của ba!

Thật vui mừng khi em trai của Sơn, Trần Tôn Đại Nghĩa cũng đang học lớp 11 tại Mỹ. Đại Nghĩa cũng thông minh, học giỏi và sắp tới có ý định nộp hồ sơ vào Đại học Harvard như anh trai mình.

Mỹ Quyên

Cánh tay trái teo lại sát nách, cánh tay phải không còn nguyên vẹn, bàn tay chỉ có hai ngón. Nhưng, với hai ngón tay này, Trần Tôn Trung Sơn (Gio Linh, Quảng Trị) đã làm nên nhiều điều bất ngờ.

Mới chào đời 20 ngày, Sơn đã phải theo người cha xuôi vào Nam. Cha ẵm Sơn đi gõ cửa khắp các cơ sở xã hội, các bệnh viện để tìm nơi điều trị di chứng chất độc da cam cho con. Cuối cùng, Sơn được Làng Hòa bình Từ Dũ (TP.HCM) nhận nuôi dưỡng. Suốt mấy năm liền, cha của Sơn sống ở Công viên Tao Đàn để tiện chăm sóc vệ sinh cá nhân cho con. Mỗi lần cùng cha ra công viên, Sơn cặm cụi tập viết bằng hai ngón tay. Từ năm lên 7, tuy vẫn thuộc “quân số” của Làng Hòa bình Từ Dũ nhưng Sơn bắt đầu theo cha ra ngoài trọ học.

Chỗ trọ không ổn định, những công việc thời vụ của người cha vô cùng bấp bênh, khoảng cách vô hình giữa Sơn và bạn bè đồng lứa…, bao nhiêu khó khăn tưởng sẽ làm “cậu học trò da cam” nản chí. Nhưng không, sức học của Sơn càng ngày khiến nhiều người nể phục. Năm lớp 5, cậu đã đoạt giải ba cấp thành phố môn Văn và Toán. Lên cấp 2, Sơn thi đậu vào trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (Q.1, TP.HCM). Tại ngôi trường này, Sơn thường đạt điểm trung bình từ 9,6 điểm trở lên (môn Toán, Hóa) và trên 8,5 điểm (môn Anh văn)… Hiện nay, Sơn là học sinh lớp 11D trường Phổ thông năng khiếu – ĐH Quốc gia TP.HCM.

Tối 10.1, chúng tôi có dịp trò chuyện với Sơn trước khi em vào giờ học tiếng Anh tại Trung tâm Anh ngữ ILA Việt Nam. Với kết quả dự tuyển tiếng Anh 90/100 điểm (kỹ năng nói) và 88/100 điểm (kỹ năng viết), Sơn đã giành được học bổng toàn phần chương trình trung – cao cấp tại ILA từ tháng 11.2008 đến tháng 9.2009. Thay vì phải trải qua 5 tháng để hoàn tất lớp học đầu tiên thì chỉ sau hơn 1 tháng, Sơn đã được giáo viên nước ngoài đề nghị nhà trường cho em vượt lớp!

Được biết, những năm qua, Sơn đã mấy lần đập ống heo, lấy những đồng tiền dành dụm được để giúp những trẻ em bất hạnh khác. Không chỉ mê học tiếng Anh, Sơn còn ham thích “voọc” máy tính. Từ năm học lớp 6, Sơn mày mò tự học lập trình phần mềm. Hè năm 2008, Sơn đăng ký làm thêm ở Công ty phần mềm SiGlaz. Sau 3 tháng thực hành, Tổng giám đốc SiGlaz tại Việt Nam hết lời khen ngợi khả năng làm việc, sự nhanh nhạy của Sơn. Sơn ao ước một ngày nào đó sẽ được những nhà hảo tâm tạo điều kiện phẫu thuật cánh tay phải thẳng lại; lắp tay giả (bên trái) và có thể vận hành bằng con chip. “Nếu giấc mơ này trở thành hiện thực, việc đầu tiên Sơn muốn làm là gì?” – tôi hỏi. Sơn nói ngay: “Đó là được sử dụng máy vi tính bằng cả hai tay!”.

Ít ai biết, Sơn đã có nhất đẳng taekwondo từ mấy năm trước. Ngoài thời gian học ở trường, học thêm Anh văn, tự viết phần mềm…, Sơn còn dành nhiều thời gian đọc các loại sách. Ông Trần Sơn, cha của Sơn tự hào nói: “Ngoài quê, tui chỉ học hết lớp 1. Nhờ cháu, tôi đã biết đọc, biết viết, được cập nhật tình hình thời sự trong và ngoài nước…”.

Như Lịch
https://thanhnien.vn/gioi-tre/dieu-ky-dieu-tu-hai-ngon-tay-369000.html


 

MỘT BÁC SĨ GỐC VIỆT LỪNG DANH THẾ GIỚI

Bang Uong

Phạm Mai Sĩ quê ở thị xã Ninh Hòa thuộc tỉnh Khánh Hòa. Trước ngày 30.4.1975, Phạm Mai Sĩ có người bạn tên là NL cùng là sinh viên năm thứ hai Đại Học Saigon, còn NL quê ở Bình Định. Cả 2 gặp nhau tại trại tỵ nạn Indian Town Gap và thân nhau và sau có thêm người bạn tên Tuấn.

Sau bốn năm miệt mài học tập, cả ba được trường Lebanon Valley College cấp học bổng toàn phần, Phạm Mai Sĩ theo ngành Y Khoa, NL và Tuấn theo học Hóa Học. Mùa Hè năm 1979, Sĩ được Đại Học Pittsburgh nhận vào học Y lúc anh đang sống vất vả, loay hoay, không việc làm không có tiền đi học. NL ra trường trước Sĩ một năm, đi làm và để dành được chút tiền, anh mượn thêm của bạn bè, tất cả được $15,000 gửi hết cho Sĩ.

Nửa năm sau, tháng 1, 1980 Sĩ không còn tiền để tiếp tục học, NL cũng bất lực. May mắn lúc đó ở Pittsburgh có một bà triệu phú, chồng mới qua đời để lại một gia tài khổng lồ muốn cấp học bổng cho sinh viên Y Khoa. Nhà trường liên lạc nhờ bà giúp cho trường hợp của Sĩ. Bà ân nhân này đồng ý trả hết các chi phí học cho Sĩ những năm còn lại với điều kiện không được nêu tên bà là ai và kết quả học phải xuất sắc.

Bà cũng hỏi Sĩ xem còn nợ ai không? Và Sĩ cho biết NL đã vay mượn cho Sĩ 15 ngàn Mỹ kim, bà trả luôn cho Sĩ món nợ ấy, và ông quyết tâm học thật giỏi để đền ơn hai ân nhân, và ơn trường. Tốt nghiệp Y Khoa hạng xuất sắc, bác sĩ Phạm Mai Sĩ quyết định sang Phi Châu thực tập.

Từ châu Phi, ông gửi thư và hình về cho NL và nói: “Tao mổ tim như mổ gà.” Mỗi ngày ông mổ cho hàng chục bệnh nhân nên càng ngày càng có nhiều kinh nghiệm với các ca mổ khó. Sau đó, ông đi mổ tim khắp nơi kể cả Việt Nam.

Tại tiểu bang Pennsylvania, có ông Robert Casey là Thống Đốc bị mổ tim nhiều lần nhưng chỉ được vài năm lại hỏng. Bác sĩ Phạm Mai Sĩ quyết định mổ tim cho ông Casey. Đúng lúc đó có một thanh niên bị chết vì tai nạn xe hơi. Bác sĩ Phạm Mai Sĩ hội ý với nhóm 12 bác sĩ khác đề nghị thay tất cả các bộ phận khác cho ông Casey vì nó đã hư hết rồi.

Các bác sĩ kia ngăn cản, nhưng ông vẫn liều làm một cuộc cách mạng y khoa. Ca mổ dài 36 giờ liền với 12 bác sĩ thượng thặng cùng làm với bác sĩ Phạm Mai Sĩ. Khi hồi tỉnh, mở mắt ra, Thống Đốc Casey nói, “Anh là Chúa Cứu Thế giúp tôi sinh lại lần nữa.”

Còn bác sĩ Phạm Sĩ Mai thì thở phào vì biết đã làm nên lịch sử.

Sau đó, để tạ ơn người đã cứu mình, Thống Đốc Casey hỏi, bây giờ anh cần gì tôi có thể giúp anh.”

Bác sĩ Sĩ kể với ông Casey việc muốn bảo lãnh gia đình từ Ninh Hòa qua Mỹ nhưng đang bị trục trặc giấy tờ. Thế là vài tháng sau, gia đình ông gồm 10 người đã đến Hoa Kỳ trên một chuyến bay từ Việt Nam.

Còn ông Thống Đốc Robert Casey sống khỏe mạnh thêm 10 năm nữa mới qua đời vì tuổi già. Nhờ sang Mỹ, mấy người em trai, gái của bác sĩ Sĩ đều học hành đến nơi đến chốn, có người trở thành Tiến Sĩ, người làm Giám Đốc công ty. Riêng bố mẹ ông vì tuổi già không chịu nổi cái lạnh tại Pittsburgh nên đã về Little Saigon, Nam Cali sinh sống.

Còn Bác sĩ Phạm Mai Sĩ là Trưởng Khoa mổ tim của Pittsburgh University và Maryland University và hiện là Giám Đốc Bệnh Viện Tim tại Jacksonville Florida.

NL, một người bạn của bác sĩ Phạm mai Sĩ không muốn nêu rõ tên của mình vì sợ hiểu lầm là làm ơn kể ơn. Tuy nhiên chính NL vào năm 1990 cũng bị mổ tim do một nữ bác sĩ ở Singapore University, cô này là học trò của bác sĩ Sĩ và khi mổ cho NL gặp sự cố, may nhờ BS Sĩ điều khiển từ Pittsburgh chỉ dạy cho cô học trò nên đã sửa sai và giúp NL có quả tim mới khỏe mạnh sống được 28 năm nay.

Ngoài bác sĩ Phạm mai Sĩ, cộng đồng người Việt, chúng ta cũng hãnh diện có rất nhiều bác sĩ tài giỏi, nổi danh thế giới như các bác sĩ Nguyễn Đỗ Duy (chuyên khoa thông tim), bác sĩ Daniel Trương Dũng, một bác sĩ và là một nhà bác học sáng chế rất nhiều máy móc trị bệnh được khắp nơi trên thế giới thán phục mà chúng tôi đã có hai lần phỏng vấn ông đăng trên nhật báo Viễn Đông mấy năm trước.

S.T.


 

Gương kiên nhẫn đặc biệt và tinh thần lạc quan hiếm có

Đầu năm nay, tháng 01 năm 2024, tôi muốn giới thiệu về anh Nguyễn Chánh Tín.

Tôi có xem clip từ Độc Lạ Bình Dương nhìn thấy anh Nguyễn Chánh Tín kể về cuộc đời của mình, bây giờ nằm một chỗ chỉ còn xử dụng được một ngón tay, vẫn viết và ra mắt sách “Tôi Chọn Sống”. Thật là một gương kiên nhẫn vô biên và vẫn giữ được tinh thần lạc quan, yêu đời hiếm có dù đang gặp hoàn cảnh vô cùng nghiệt ngã, khó khăn.

Anh đã bị liệt tứ chi sau khi gặp tai nạn và anh chỉ còn có thể xử dụng được một ngón tay.

Anh không ngã lòng vẫn tự sống bằng bán hàng trên online và chỉ một ngón tay anh đã viết cuốn sách “Tôi chọn sống” trên máy computer.

Rồi anh cũng tìm được người thực sự yêu mình đó là chị Nguyễn Thủy Trúc. Mối tình này đầy chông gai trắc trở.

Mời xem đầy đủ trong:

https://danviet.vn/toi-chon-song-nghi-luc-phi-thuong-cua-nguyen-chanh-tin-2023031306433239.htm

Nghị lực phi thường của chàng trai liệt tứ chi, viết câu chuyện truyền cảm hứng bằng một ngón tay


 

GƯƠNG HỌC GIỎI…

GƯƠNG HỌC GIỎI…

Cháu gái trong hình này là Nguyễn Yến Nhi, quê ở xã Phú Riềng, huyện Phú Riềng, Bình Phước trong một gia đình khó khăn. Nhưng cháu đã thi đậu học bổng tại 12 đại học ở Mỹ và chọn Gettysburg College để du học ngành Kinh tế và tâm lý với học bổng 4 năm trị giá 8 tỷ đồng.

Cha mẹ của Yến Nhi lập nghiệp với hai bàn tay trắng, từ quê chuyển vào Phú Riềng, họ phải sống bằng đủ thứ nghề, từ bán hàng rong ngoài chợ tới làm nương rẫy để mưu sinh nuôi 5 con ăn học.

Nhưng các con đều chịu khó học. Anh trai của Yến Nhi từng thi đậu vào Đại học Quốc gia Singapore. Còn Yến Nhi cũng học giỏi từ nhỏ, thi đậu học sinh giỏi Anh văn cấp tỉnh trong mấy năm PTCS, toàn đoạt giải Nhất, Nhì. Vì vậy cô bé dù mới ở cuối cấp 2 đã thi đậu 7.0 IELTS và đi dạy kèm Anh văn cho các em nhỏ, lấy tiền phụ mẹ cha.

Học xong lớp 9, con quyết tâm thi vào Trung học NK của Đại học Quốc gia TPHCM, là vì muốn đi du học, cho dù khi đó con đậu thủ khoa chuyên Anh ở trường Quang Trung, Bình Phước.

Một cô bé 14-15 tuổi một mình lặn lội từ Phú Riềng về SG, thuê phòng trọ ở và lo ăn học. Mặc dù khi mới vào trường NK thì phải đua với các bạn rất mệt, nhưng con rất cố gắng. Mà bắt đầu từ việc nâng cao điểm tiếng Anh để tham gia các kỳ thi đạt chuẩn tiếng Anh quốc tế, với điểm SAT 1 đạt 1480 và điểm IELTS là 8.0.

Một năm sau, năm lớp 11, con cùng các bạn trong trường thành lập dự án nhằm mục đích bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa thông qua các chương trình nghệ thuật truyền thống và mở Triển lãm về múa rối nước tại trường. Cùng lúc, con tham gia quyên góp được 40 triệu đồng, hỗ trợ hơn 100 trẻ mồ côi trong đại dịch Covid.

Bài luận vào đại học Mỹ của con viết về ý tưởng “Liệu mình muốn trở thành con cá lớn trong một cái hồ hay là một chú cá nhỏ giữa đại dương?”. Theo đó, Yến Nhi viết về trải nghiệm của một học sinh từ một huyện vùng xa của tỉnh miền núi Bình Phước, về SG, và nay từ SG quyết tâm qua Mỹ du học. Một con cá muốn đi ra đại dương chứ không tự hài lòng với mình.

Câu chuyện về cháu Yến Nhi cho thấy dù cháu ở một vùng xa xôi, dù gia đình có hoàn cảnh bình thường, nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và nỗ lực thì vẫn có thể du học bằng học bổng thành công.

Chúc mừng cháu Yến Nhi và gia đình, mong cháu gặt hái thêm nhiều thành tích tốt khi đi du học tại Mỹ.

NGUYỀN THỊ BÍCH HẬU

#8saigon


 

Bà cụ Texas 90 tuổi lấy bằng cao học, vẫn ‘muốn học tiếp’

 Ba’o Nguoi-Viet

December 19, 2023

DENTON, Texas (NV) – Bà cụ 90 tuổi trở thành sinh viên lớn tuổi nhất từ trước tới nay hoàn tất chương trình học tại đại học University of North Texas (UNT) khi nhận bằng cao học khoa học liên ngành (interdisciplinary studies) mới đây, trường này loan báo.

Bà Minnie Payne cho giới chức UNT hay bà chỉ học đại học một thời gian ngắn sau khi tốt nghiệp trung học năm 1950, nhưng quyết định đi học tiếp sau khi về hưu lúc 68 tuổi sau 30 năm làm nghề đánh máy và soạn thảo văn bản.

Bà Minnie Payne trong ngày nhận bằng cao học UNT mới đây. (Hình: University of North Texas)

Bà Payne từng học ba lớp báo chí tại Texas Women’s University và một lớp kinh doanh tại UNT.

Bà lấy bằng cử nhân nghiên cứu đại cương (general studies) năm 2006 rồi làm ký giả tự do cho nhiều tờ báo khắp Texas.

Bà dọn tới College Station để ở gần gia đình hơn, rồi trở lại UNT học cao học báo chí, nhưng chuyển sang môn khoa học liên ngành khi một số lớp trực tuyến của bà chuyển sang học trực tiếp ở trường.

Bà Payne cho hay bà nghĩ chuyện học hành của bà chưa xong.

“Bằng cách này hay cách khác, tôi muốn học tiếp,” bà nói. (Th.Long)


 

Một bác sĩ gốc Việt tỵ nạn CS lừng danh thế giới

 THANH PHONG/Viễn Đông

08 January 2019

Ba’o Saigon Echo

“Nghĩ lại, nếu những năm 75, không có chính sách di dân cởi mở, không có người dân Mỹ, không có Nhà Thờ Mỹ và Trường Đại Học Mỹ giúp thì không biết 12 sinh viên nghèo, không người thân như chúng tôi đã làm được gì trên đất nước này.

Bác sĩ Phm Mai Sĩ (Lebanon Valley College News)

LITTLE SAIGON – Vừa rồi trên trang mạng Phụng Sự Xã Hội có đăng tải bài viết về một bác sĩ gốc Việt tài ba – bác sĩ tị nạn CS lừng danh thế giới. Nhận thấy đây là tin vui và niềm hãnh diện chung cho cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản, đồng thời cũng là tấm gương cho các bạn trẻ Việt Nam, chúng tôi đã xin phép và được sự đồng ý của tác giả, Viễn Đông tóm tắt cuộc đời và thành công của vị bác sĩ tài ba gốc Việt mang tên Phạm Mai Sĩ:

Phạm Mai Sĩ quê ở thị xã Ninh Hòa thuộc tỉnh Khánh Hòa. Trước ngày 30.4.1975, Phạm Mai Sĩ có người bạn tên là NL cùng là sinh viên năm thứ hai Đại Học Saigon, còn NL quê ở Bình Định. Khi Saigon thất thủ cả hai cùng di tản khỏi thủ đô miền Nam Việt Nam đến trại tỵ nạn Indian Town Gap và thân nhau và sau có thêm người bạn tên Tuấn.

Sau bốn năm miệt mài học tập, cả ba được trường Lebanon Valley College cấp học bổng toàn phần, Phạm Mai Sĩ theo ngành Y Khoa, NL và Tuấn theo học Hóa Học. Mùa Hè năm 1979, Sĩ được Đại Học Pittsburgh nhận vào học Y lúc anh đang sống vất vả, loay hoay, không việc làm không có tiền đi học. NL ra trường trước Sĩ một năm, đi làm và để dành được chút tiền, anh mượn thêm của bạn bè, tất cả được $15,000 gửi hết cho Sĩ.

Nửa năm sau, tháng 1, 1980 Sĩ không còn tiền để tiếp tục học, NL cũng bất lực. May mắn lúc đó ở Pittsburgh có một bà triệu phú, chồng mới qua đời để lại một gia tài khổng lồ muốn cấp học bổng cho sinh viên Y Khoa. Nhà trường liên lạc nhờ bà giúp cho trường hợp của Sĩ. Bà ân nhân này đồng ý trả hết các chi phí học cho Sĩ những năm còn lại với điều kiện không được nêu tên bà là ai và kết quả học phải xuất sắc.
Bà cũng hỏi Sĩ xem còn nợ ai không? Và Sĩ cho biết NL đã vay mượn cho Sĩ 15 ngàn Mỹ kim, bà trả luôn cho Sĩ món nợ ấy, và ông quyết tâm học thật giỏi để đền ơn hai ân nhân, và ơn trường. Tốt nghiệp Y Khoa hạng xuất sắc, bác sĩ Phạm Mai Sĩ quyết định sang Phi Châu thực tập.
Từ châu Phi, ông gửi thư và hình về cho NL và nói: “Tao mổ tim như mổ gà.” Mỗi ngày ông mổ cho hàng chục bệnh nhân nên càng ngày càng có nhiều kinh nghiệm với các ca mổ khó. Sau đó, ông đi mổ tim khắp nơi kể cả Việt Nam.

Bác sĩ Phm Mai Sĩ (TP chp li)

Tại tiểu bang Pennsylvania, có ông Robert Casey là Thống Đốc bị mổ tim nhiều lần nhưng chỉ được vài năm lại hỏng. Bác sĩ Phạm Mai Sĩ quyết định mổ tim cho ông Casey. Đúng lúc đó có một thanh niên bị chết vì tai nạn xe hơi. Bác sĩ Phạm Mai Sĩ hội ý với nhóm 12 bác sĩ khác đề nghị thay tất cả các bộ phận khác cho ông Casey vì nó đã hư hết rồi.

Các bác sĩ kia ngăn cản, nhưng ông vẫn liều làm một cuộc cách mạng y khoa. Ca mổ dài 36 giờ liền với 12 bác sĩ thượng thặng cùng làm với bác sĩ Phạm Mai Sĩ. Khi hồi tỉnh, mở mắt ra, Thống Đốc Casey nói, “Anh là Chúa Cứu Thế giúp tôi sinh lại lần nữa.”

Còn bác sĩ Phạm Sĩ Mai thì thở phào vì biết đã làm nên lịch sử.
Sau đó, để tạ ơn người đã cứu mình, Thống Đốc Casey hỏi, bây giờ anh cần gì tôi có thể giúp anh.”
Bác sĩ Sĩ kể với ông Casey việc muốn bảo lãnh gia đình từ Ninh Hòa qua Mỹ nhưng đang bị trục trặc giấy tờ. Thế là vài tháng sau, gia đình ông gồm 10 người đã đến Hoa Kỳ trên một chuyến bay từ Việt Nam.
Còn ông Thống Đốc Robert Casey sống khỏe mạnh thêm 10 năm nữa mới qua đời vì tuổi già. Nhờ sang Mỹ, mấy người em trai, gái của bác sĩ Sĩ đều học hành đến nơi đến chốn, có người trở thành Tiến Sĩ, người làm Giám Đốc công ty. Riêng bố mẹ ông vì tuổi già không chịu nổi cái lạnh tại Pittsburgh nên đã về Little Saigon, Nam Cali sinh sống.

Còn Bác sĩ Phạm Mai Sĩ là Trưởng Khoa mổ tim của Pittsburgh University và Maryland University và hiện là Giám Đốc Bệnh Viện Tim tại Jacksonville Florida.

NL, một người bạn của bác sĩ Phạm Mai Sĩ không muốn nêu rõ tên của mình vì sợ hiểu lầm là làm ơn kể ơn. Tuy nhiên chính NL vào năm 1990 cũng bị mổ tim do một nữ bác sĩ ở Singapore University, cô này là học trò của bác sĩ Sĩ và khi mổ cho NL gặp sự cố, may nhờ BS Sĩ điều khiển từ Pittsburgh chỉ dạy cho cô học trò nên đã sửa sai và giúp NL có quả tim mới khỏe mạnh sống được 28 năm nay.

Ngoài bác sĩ Phạm Mai Sĩ, cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản chúng ta cũng hãnh diện có rất nhiều bác sĩ tài giỏi, nổi danh thế giới như các bác sĩ Nguyễn Đỗ Duy (chuyên khoa thông tim), bác sĩ Daniel Trương Dũng, một bác sĩ và là một nhà bác học sáng chế rất nhiều máy móc trị bệnh được khắp nơi trên thế giới thán phục mà chúng tôi đã có hai lần phỏng vấn ông đăng trên nhật báo Viễn Đông mấy năm trước đây.
Qua những trường hợp đặc biệt này, NL cho biết cảm nghĩ của mình, “Nghĩ lại, nếu những năm 75, không có chính sách di dân cởi mở, không có người dân Mỹ, không có Nhà Thờ Mỹ và Trường Đại Học Mỹ giúp thì không biết 12 sinh viên nghèo, không người thân như chúng tôi đã làm được gì trên đất nước này. Và nếu không có may mắn rời khỏi Việt Nam những ngày cuối tháng 4/1975 thì chắc chắn người như Phạm Sĩ cũng là một bác sĩ trong một bệnh viện nào đó nếu may mắn được thành Bác Sĩ. Và tôi, chắc là một giáo làng với nghề gõ đầu trẻ, hút thuốc lào, uống rượu đế và làm thơ hận đời.”


 

Một gương kiên nhẫn tuyệt vời-Cô giáo Lê Thị Thắm

Pham Mylan

Cô giáo Lê Thị Thắm mỗi ngày được mẹ đưa tới trường Tiểu học và THCS Đông Thịnh, Đông Sơn (Thanh Hóa) để dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 2 và lớp 3. Sinh ra chỉ nặng vỏn vẹn một kg lại không có hai cánh tay, cô Thắm nỗ lực học tập và tốt nghiệp khoa Sư phạm tiếng Anh, trường Đại học Hồng Đức năm 2020. Sau đó, cô mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho học sinh ở quê nhà. Hồi tháng 6, cô là một trong 133 tập thể, cá nhân được tỉnh Thanh Hóa vinh danh là điển hình tiên tiến. Tại đây, cô bày tỏ mong muốn được đứng trên bục giảng, hứa sẽ luôn hoàn thiện bản thân, cố gắng trau dồi kiến thức, tận tâm tận lực cống hiến nếu được trao cơ hội.

Câu chuyện khiến lãnh đạo tỉnh xúc động và đạo các cơ quan tuyển dụng đặc cách cô Thắm làm giáo viên công lập.

Trường Tiểu học và THCS xã Đông Thịnh đặt thiết kế riêng cho cô một bộ bàn ghế để thuận tiện mỗi khi giảng bài. Các thiết bị khác cũng được bố trí sao cho cô không phải di chuyển nhiều.

Thắm kể hồi học mẫu giáo, thấy các bạn được cô giáo cho tập viết nhưng trừ mình nên cũng đòi cho tập. Được đưa cho tờ giấy và cây bút chì, Thắm dùng ngón chân trái kẹp bút, tập viết theo các bạn. Những ngón chân nhiều hôm trầy xước, phồng rộp rất đau, đêm về không thể ngủ được nhưng nhờ kiên trì, lên 5 tuổi, cô đã viết thành thạo và 6 tuổi vào lớp một như các bạn đồng trang lứa.

Do chân phải ngắn hơn nên hầu hết mọi hoạt động cô Thắm chỉ sử dụng chân trái từ cầm bút, di chuột hay ấn bàn phím máy tính…

Năm nay là lần đầu tiên được đón Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 đúng nghĩa, Thắm nói “rất xúc động và tự hào, bản thân cảm thấy cần có trách nhiệm hơn với học trò, nhà trường và xã hội bởi trọng trách mới…”.

Sưu tầm

My Lan Phạm


 

Một tấm gương phi thường của người lính VNCH – CỰU ĐẠI ÚY THƯƠNG BINH QUÁCH VĨNH TRƯỜNG

Phạm Tín An Ninh

Video- Quách Vĩnh Trường Oral History – (do Viet Diaspora Stories thực hiện):

(Tác giả Hạ Lan Anh và Ông Quách Vĩnh Trường)

Bài viết của Hạ Lan Anh

“Nhân sinh tự cổ thùy vô tử
  Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh
  Đã hẳn rằng ai nhục, ai vinh
  Mấy kẻ biết anh hùng khi vị ngộ”
 (Chí làm trai – Nguyễn Công Trứ)

Cách đây khoảng 8 năm, tình cờ tôi đã có dịp theo chị tôi đến thăm nhà một người anh đã từng làm việc với chị tại Đài Phát Thanh Quân Đội trước 1975. Căn nhà nhỏ, đơn sơ xanh mát với những chậu lan và những bụi hồng đang nở hoa thật xinh xắn.

Bước vào trong nhà, tôi nhìn thấy hai tấm Huân Chương với hàng chữ “Tổ Quốc Tri Ân” có dấu ấn của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa được đóng khung trang trọng giữa phòng khách, và những bức tranh sơn dầu thật đẹp treo trên tường của hoạ sĩ chủ nhà, cựu đại úy Quách Vĩnh Trường, người thương phế binh đã mất đi :

– cánh tay trái
– chân trái
– ngón tay cái của bàn tay mặt
– bể xương gò má
– và bị thủng cả hai màng nhĩ.

NGƯỢC DÒNG THỜI GIAN trở về quá khứ những ngày trên quê hương Việt Nam.

Năm 1965 Cựu Đại úy Quách Vĩnh Trường tốt nghiệp Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt khóa 20.

Năm 1966, trong lúc đang phân công tác tại bộ chi huy ở Gò Công thì bị Việt Cộng quăng lựu đạn vào căn cứ. Khi thấy quả lựu đạn, ông đã hét lớn kêu mọi người nằm xuống rồi CHẠY ĐẾN ĐÁ cho quả lựu đạn văng ra ngoài.

Không ngờ lựu đạn nổ tung, làm cho ông bị thương tật rất nặng NHƯNG ĐÃ CỨU SỐNG được gần 30 đồng đội hiện diện nơi đó. Ông đã phải nằm bịnh viện hơn một năm và không ai tin ông có thể sống sót. Năm ấy ông vừa tròn 26 tuổi !

Ngưỡng mộ chàng thanh niên anh hùng, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đích thân đến Tổng Y Viện Cộng Hòa gắn Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu để tưởng thưởng sự hy sinh cao cả của ông.

Khi xuất viện, ông được cho giải ngũ với mức độ tàn phế 170% nhưng ông đã tìm mọi cách để XIN TIẾP TỤC Ở LẠI PHỤC VỤ trong quân đội.

Vì là người đầu tiên xin ở lại sau khi được giải ngũ, ông đã gặp nhiều khó khăn nhưng ông vẫn kiên trì cho đến khi được Thủ Tướng Trần Văn Hương ký giấy chấp thuận.

Ông về làm việc tại đài Phát Thanh Quân Đội với chức vụ Truởng ban nghiên cứu từ năm 1968 đến 1975.

Vừa làm việc vừa ghi danh học tại Đại Học Luật Khoa Sài Gòn, ông đã tốt nghiệp THỦ KHOA Luật ngành tư pháp năm 1974.

Trong những năm ở trường Luật, ông quen biết cô Nguyễn thị Bích Kiều, một sinh viên xinh đẹp xuất thân từ một gia đình giàu có tiếng tại Long An. Một lần trong lúc đi xe bus đến trường ông đã bị té, bị thương và cô Bích Kiều TÌNH NGUYỆN giúp đỡ đưa đón ông bằng xe nhà trong suốt năm học cuối của trường luật.

Sau biến cố 30 tháng 4, 1975 ông bị chính quyền Cộng Sản ghép vào tội làm gián điệp và quản chế rất gắt gao. Ông mưu sinh bằng cách lấy bánh mì tại lò rồi đi bán cho cư dân vùng lân cận. Cô Bích Kiều VẪN LUÔN ở bên cạnh giúp đỡ ông.

Năm 1977, bất chấp sự chống đối của gia đình, cô Bích Kiều cương quyết thành hôn với ông và ông bà đã sống hạnh phúc đến ngày hôm nay.

Năm 1982 ông bà hạ sinh một người con trai đặt tên là Quách Vĩnh Tiến.

Năm 1986 gia đình ông bà định cư tại Hoa Kỳ dưới dạng tị nạn chính trị.

Khi đến Mỹ ông ghi danh vào đại học ngành hội họa, học cách phục hồi hình ảnh hư cũ và học Graphic design. Với kiến thức về Photoshop, ông đã đóng góp rất nhiều trong việc phục hồi những bức hình hư hại vì thời gian cho cuốn “Lược Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà” dầy 900 trang của cựu Đại tá Trần Ngọc Thống, cựu Thiếu tá Hồ Đắc Huân và cựu Trung uý Lê Đình Thụy đồng soạn và xuất bản năm 2012. Ông cũng giúp phục hồi hình ảnh, giấy tờ, tài liệu, giúp nhiều cựu quân nhân VNCH hoàn tất hồ sơ HO.

Noi gương cha, sau khi tốt nghiệp cao học ngành Tâm lý học, Quách Vĩnh Tiến con trai đã gia nhập Quân Đội Hoa Kỳ.

Năm 2010 Quách Vĩnh Tiến được bầu chọn là chiến sĩ xuất sắc nhất Tiểu bang California.

Năm 2018 Quách Vĩnh Tiến được báo Quân Đội Hoa Kỳ vinh danh là người phục vụ cho cựu chiến binh Hoa Kỳ xuất sắc nhất.

Quách Vĩnh Tiến lập gia đình với một nữ quân nhân Hoa Kỳ thuộc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến và có một cháu gái.

Năm 2003 bác sĩ cho biết ông Quách Vĩnh Trường bị ung thư ruột.

Năm 2016 bác sĩ lại cho biết ông bị ung thư nhiếp hộ tuyến.

Với ý chí can trường “không đầu hàng nghịch cảnh”, ông đã vượt qua tất cả và ngày nay bác sĩ cho biết ông KHÔNG CÒN dấu hiệu ung thư.

Năm nay ông 83 tuổi. Thuợng đế đã bắt ông sống với một thân thể không lành lặn nhưng ĐÃ BAN cho ông vị thiên thần khả ái Nguyễn thị Bích Kiều, một người bạn học, bạn đời, KHÔNG MÀNG LỢI DANH luôn đi bên cạnh yêu thương và ủng hộ ông.

Năm ngoái khi chúng tôi có dịp ghé thăm ông bà, vẫn với gương mặt hiền lành và giọng nói từ tốn, ông cho chúng tôi xem hình ông chụp cháu nội và nói :

– “ Bé Sydney Vĩnh Quách năm nay mới 4 tuổi nhưng đã nói khi lớn cháu muốn gia nhập Quân Đội như ông nội và bố mẹ”.

Cô bé thường ôm hôn lên cánh tay cụt của ông và nói :

– “Ông ơi, con rất yêu ông, con muốn giống ông, ông là một anh hùng”

Xin gởi đến anh hùng Quách Vĩnh Trường và tất cả các cựu quân nhân của Quân Lực VNCH lời tri ân sâu sắc nhất nhân dịp kỷ niệm ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà 19 tháng 6.

(Chân dung bà Bích Kiều do ông Quách Vĩnh Trường vẽ chỉ với 4 ngón tay của mình. Đây là bức tranh sơn dầu treo trên phòng khách nhà ông !)

Hạ Lan Anh

19-6-2023

Bài trên báo Người Viêt :

Cha và con cựu Đại Úy Quách Vĩnh Trường ‘còn sống là còn phục vụ’

 HUNTINGTON BEACH, California (NV) – Có những người lính coi trọng bổn phận, trách nhiệm đến độ hy sinh thân thể mình để bảo vệ quê hương vẫn chưa đủ. Cựu Đại Úy Quách Vĩnh Trường là một trong số đó. Ông là người được Hội Đồng Y Khoa Quân Đội VNCH kết luận tàn phế 170% năm 1966, nhưng đến giờ phút này, ông vẫn không ngừng phục vụ non sông.

Tinh thần phục vụ cao độ của ông đã ảnh hưởng đến vợ con ông.

“Chỉ bị cụt một tay hay một chân là bị thương tật 100% rồi,” ông giải thích. Nhưng riêng ông thì “Tôi mất tay trái, chân trái, bị hư phần xương mặt bên phải và hư hai màng nhĩ.”

Lần ấy, vào năm 1966, trong lúc đang phân công tác tại một bộ chỉ huy ở Gò Công, bất thình lình, Việt Cộng nằm vùng quăng lựu đạn vào. Không đắn đo, Trung Úy Trường chạy đến dùng chân trái đá quả lựu đạn ra ngoài. Chẳng may, chân vừa chạm, quả lựu đạn nổ tung, giết chết người y tá đại đội đứng gần đó, đồng thời cướp đi tay trái và chân trái của viên sĩ quan 26 tuổi này.

“Tôi bị hất tung lên rồi ngất đi. Nhưng may mắn, tôi cứu sống được trên dưới 30 anh em binh sĩ hôm ấy,” ông hồi tưởng.

Trước Tết Mậu Thân 1968, ông được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu gắn Ðệ Ngũ Ðẳng Bảo Quốc Huân Chương có kèm Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu tại Tổng Y Viện Cộng Hòa, nhằm tưởng thưởng và cám ơn ông đã hết lòng phục vụ tổ quốc.

Thế nhưng, mất mát tưởng như quá to tát ấy không thể khuất phục được người chiến sĩ QLVNCH.

Ông xin được tiếp tục phục vụ quân đội. Là người đầu tiên xin ở lại quân đội sau khi được xếp vào tình trạng giải ngũ, ông gặp rất nhiều khó khăn. Ban đầu, không ai cứu xét cho ông cả.

Dần dà, ý chí kiên trì và nghị lực siêu phàm của ông đã làm cấp trên phải quan tâm.

Ông kể: “Trước tôi, chưa hề có trường hợp này bao giờ. Tôi phải chật vật lắm mới xin được Thủ Tướng Trần Văn Hương ký quyết định cho tôi được tiếp tục ở lại phục vụ quân đội.”

Cuối năm 1968, nhờ quyết định đặc biệt này, ông được Trung Tướng Trần Văn Trung nhận về Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị và được Thiếu Tá Phạm Hậu đón nhận về phục vụ cho Ðài Tiếng Nói Quân Ðội.

Mất nước, cũng như bao nhiêu cựu chiến binh, gia đình ông lâm vào cảnh cùng kiệt.

Được chính phủ Mỹ bảo lãnh với tư cách tị nạn chính trị năm 1986, trước khi có chính sách H.O., ông cùng vợ và con trai Quách Vĩnh Tiến lên đường làm lại cuộc đời.

Anh Quách Vĩnh Tiến (trái) và Thiếu Tướng Lê Minh Đảo

Vĩnh Tiến, đứa con trai sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu lòng yêu nước, dĩ nhiên, đã tiếp bước chân cha, chọn binh nghiệp làm lẽ sống.

Sau khi tốt nghiệp cao học ngành tâm lý học, anh thực hiện ước muốn từ khi còn nhỏ: Vào quân đội như cha.

Năm 2009, anh là người gốc Việt duy nhất được Bộ Binh Hoa Kỳ phong tặng danh hiệu “Người Lính Xuất Sắc Nhất California,” một danh hiệu đòi hỏi phải vượt qua một cuộc thi đầy khó khăn, phải có kiến thức trong nhiều lãnh vực khác nhau, như thể thao, lịch sử quân đội, sơ cấp cứu, bản đồ địa lý, quy tắc, quân phong, quân kỷ…

Hiện anh đang làm việc tại bệnh viện V.A. Hospital, Long Beach.

Anh Tiến nói: “Tôi muốn sống và phục vụ mọi người để được xứng đáng là con trai của cha tôi.”

“Ngay từ nhỏ, tôi đã được thấm nhuần ý chí cống hiến đời mình cho cộng đồng của ông,” anh nói một cách nhỏ nhẹ. “Tôi ngưỡng mộ tinh thần chiến sĩ QLVNCH của cha tôi.”

Nhìn cha với ánh mắt kính phục, anh nói: “Tôi vô cùng hãnh diện được làm con ông, và tôi muốn cha mẹ tôi hãnh diện vì mình.”

Sau khi có bằng cao học ngành tâm lý, anh đã giúp biết bao người có được cuộc sống ấm no.

Một thí dụ đơn cử là anh giúp một cựu quân nhân từng tham chiến tại Việt Nam. Tinh thần không ổn định vì cuộc chiến, người lính này không nhớ được đơn vị cũ của mình cũng như những thông tin cụ thể để được hưởng trợ cấp của chính phủ.

“Tôi phải mày mò trong những hình ảnh ông còn giữ để truy lục tất cả những gì chính phủ cần để hoàn tất hồ sơ cho ông,” anh Tiến kể. “Nếu gặp người khác thì ông sẽ chỉ là một người vô gia cư thôi.”

Nhờ sự giúp đỡ của anh, đến nay, vị cựu chiến binh ở tuổi gần 80 này đang nhận $3,000 hằng tháng và đang làm chủ một căn nhà.

Ngoài ra, anh luôn chọn những công việc trực tiếp giúp người.

“Hồi 2017, đang có bão Harvey, chúng tôi đến Houston, Texas. Rồi đến bão Irma, chúng tôi đến Florida Keys, Florida. Chỗ nào có thiên tai, hỏa hoạn là chúng tôi đến ngay. Miền Bắc California hay có cháy rừng lớn nên chúng tôi thường có mặt ở đó,” anh Tiến cho thí dụ.

Vẫn nể trọng tinh thần bất khuất của cựu chiến binh QLVNCH, anh Tiến thường tham gia sinh hoạt cộng đồng. Đã có lần anh tham gia diễn hành Tết trong cương vị một quân nhân.

Ngoài ra, anh cũng tham gia những sinh hoạt văn hóa trong cộng đồng người Việt. Anh từng đóng vai “Sơn” trong vở kịch “Mong Chờ” của ban kịch Quang Minh-Hồng Đào trong DVD Asia 64 “Thế Giới Mùa Lễ Hội.”

Để có những đóng góp đa dạng như vậy, anh Tiến cho rằng tất cả là nhờ cha mẹ mình. Cha anh cho anh tinh thần phục vụ không mệt mỏi. “Mẹ tôi thì không bao giờ ngăn cản ý muốn của tôi dù trong tâm, bà không hề thích tôi đi lính,” anh Tiến nói. “Nhờ đó, tôi mới có thể an tâm mà phục vụ xã hội.”

Mẹ anh, bà Nguyễn Thị Bích Kiều, người nữ luật sư không ngại biết bao gian khổ bên người chồng tật nguyền để cùng nhau sống trọn kiếp người, đã cho anh thêm nghị lực để quên mình.

Mẹ anh, người đồng ý thành vợ ông Trường sau khi ông chỉ còn một tay, một chân, điếc tai, lại đang sống cơ cực dưới ách Cộng Sản đã cho anh niềm tin vào lý tưởng phục vụ.

Bà Kiều nở một nụ cười nhân ái rồi nói: “Còn sống đến hôm nay, gia đình chúng tôi nhờ vào nhau.”

Bà giải thích: “Tôi giúp anh có niềm vui để sống còn, nhưng anh cho tôi tinh thần bất khuất trước mọi nghịch cảnh. Anh thường nói, ‘Còn sống là còn phục vụ.’ Tinh thần phục vụ nhân quần, cháu Tiến học từ ba nó.”

Riêng phần cựu Đại Úy Trường, ông vẫn không quên nhiệm vụ của một chiến sĩ QLVNCH. Ông dùng kỹ năng photoshop để giúp thực hiện những bộ sách như “Lược Sử Quân Lực VNCH” của ông Hồ Ðắc Huân (đồng tác giả) qua những công trình sưu tập và phục hồi những bức hình bị hư nát vì thời gian.

Cựu SVSQ Quách Vĩnh Trường và gia đình gồm vợ, con trai, con dâu,
cùng cháu nội trong ngày hội ngộ Khóa 20 Võ Bị Đà Lạt.
Phía sau là Thiếu Tá Hồ Đắc Huân. (Hình: Văn Lan/Người Việt)

Ngoài ra, ông còn đóng góp tiền bạc và dùng sự quen biết để kêu gọi quyên góp cho các thương phế binh còn sót lại ở Việt Nam. Ông vẫn chưa cho là đủ, ông tâm sự: “Hối tiếc duy nhất của tôi là nguyện vọng đóng góp cho Việt Nam vẫn còn dang dở.”

Không rõ quan niệm về sự đóng góp của anh như thế nào, nhưng từ đời cha đến đời con, gia đình họ Quách đã không ngừng phục vụ xã hội.

Năm 2003, bác sĩ cho biết ông bị ung thư ruột. Năm 2016, bác sĩ lại cho biết ông bị ung thư nhiếp hộ tuyến.

Nhưng với bản tính “phải sống để phục vụ” cố hữu của mình, ông vượt qua tất cả và ngày nay, bác sĩ cho biết ông hoàn toàn không bị ung thư gì nữa.

Có con gái đầu lòng mới tròn ba tháng tuổi, anh Tiến cười vang khi hỏi con anh, sau này có đi lính không. “Tôi không biết cháu sẽ quyết định ra sao về chuyện này, nhưng tôi dám chắc rằng con tôi sẽ là một công dân hữu ích cho xã hội, cho quê hương.”

Gia đình ông Trường hiện sống tại Huntington Beach, California, và rất vui vì thành viên mới nhất, bé Sidney Vĩnh Quách.

Cả gia đình cùng chọn con đường phục vụ xã hội.

Đằng-Giao/Người Việt

April 27, 2018

Một cô gốc Việt ngủ nhờ ở sân bay để học thành phi công

Một cô gốc Việt ngủ nhờ ở sân bay để học thành phi công

“Hoàng hôn giữa không trung này là một trong những lý do trở thành phi công”, Nguyễn Anh Thư đăng một bức ảnh ráng chiều vàng ruộm bên cửa kính buồng lái lên trang cá nhân hôm 22/10. Là giảng viên dạy bay 2 năm và có kinh nghiệm hàng nghìn giờ bay, Thư vẫn thấy mình như một đứa trẻ, mắt sáng ngời khi nhìn thấy máy bay.

Thư đang dạy bay tại Atlanta, Georgia, Mỹ, đồng thời làm nghiên cứu sinh tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật hàng không – Vũ trụ tại Học viện công nghệ Georgia. Cô cũng đang thực hiện ước mơ lớn hơn: một mình bay vòng quanh thế giới.

Anh Thư sinh ra trong một ngôi làng không có điện ở Xuân Hòa, Tuy Hòa, Phú Yên. Thời thơ ấu, niềm vui nhất trong ngày của cô bé là cùng các bạn ngước lên bầu trời nhìn những chiếc máy bay ngang qua, lắng nghe tiếng động cơ ù ù, đôi lúc cô còn chạy trên những cánh đồng chỉ để nhìn máy bay lâu hơn.

Năm Thư 12 tuổi, gia đình tới Mỹ, định cư ở bang Indiana. Như đa phần người nhập cư, cha mẹ cô phải vật lộn về tài chính và văn hóa ở đất nước mới, song họ luôn đặt giáo dục cho con cái lên đầu.

Anh Thư vốn học giỏi từ ngày ở Việt Nam. Những năm trung học phổ thông tại Mỹ, tiếng Anh kém nên Thư bị cô lập, không bạn bè. Bù lại, cô học rất giỏi Toán. “Tôi học đam mê suốt ngày đêm. Là người nhập cư, tôi thấy mình phải có trách nhiệm với cuộc sống của mình và luôn muốn làm cho cha mẹ tự hào”, Thư nói.

Cô đã tốt nghiệp cấp 3 với điểm số đứng đầu trong tổng số 1.500 học sinh của trường và sau đó giành học bổng toàn phần ngành Toán, tại Đại học Purdue, Indiana.

Kịch bản này không hiếm với những người nhập cư Mỹ, rằng học rất giỏi, đứng đầu, giành học bổng. Nhưng với Anh Thư, ước vọng không dừng lại đó.

“Tôi nói với ba ước mơ làm phi công năm 16 tuổi. Ba phản đối”, cô kể. Đây là điều dễ hiểu, bởi ông vẫn nghĩ con là cô gái da vàng nhỏ bé, trường y là đích đến chứ không phải học viện không quân.

“Năm 18 tuổi, tôi nghĩ mình đang ở Mỹ, có thể làm gì mình muốn mà không cần phải răm rắp nghe theo cha mẹ”, cô nhớ lại.

Anh Thư tham gia các bài học bay bất cứ khi nào có đủ khả năng tài chính. Song song, cô vẫn tốt nghiệp đại học, lọt top 10 cử nhân xuất sắc của lớp và sau này học tiếp thạc sĩ về ngành kỹ thuật hàng không vũ trụ.

“Khi còn là sinh viên, cứ một giờ học bay tôi phải làm gia sư toán trong 20 giờ mới đủ tiền trả”, Thư kể. Trong khi, để học bay một bằng cơ bản nhất thì phải bay khoảng 60 giờ. Mỗi điều kiện thời tiết, mỗi một loại máy bay cần bằng khác nhau. Anh Thư đã có hơn 10 loại bằng như thế.

Lần đầu tiên bay solo (một mình không có thầy giáo), cô gái nhỏ bé lo âu nhưng “lồng ngực căng đầy hạnh phúc, cảm giác như mình đã chinh phục được bầu trời rồi. Mình sẽ thành phi công”. Dấu mốc quan trọng này cho Anh Thư chứng chỉ lái máy bay tư nhân, sau nhiều thời gian cố gắng, ngắt quãng.

Từ đây, con đường đi trong cô càng sáng tỏ. Cô đi làm đúng chuyên ngành hàng không vũ trụ để có tiền chi trả cho các khóa học phi công. Có thời điểm, không còn tiền, cô phải ngủ trong xe. Thầy giáo thấy cô tội nghiệp đã cho phép vào sân bay ngủ.

“Tôi không dám nói với ba mẹ vì sợ họ đau lòng. Tôi cũng sợ họ không cho phép theo hàng không. Cuộc sống đã quá khó khăn, họ không có điều kiện để giúp tôi”, cô chia sẻ. Tổng cộng, cô mất 12 năm từ ngày học chứng chỉ đầu tiên, cho đến khi trở thành một giảng viên bay.

Năm 2017, Anh Thư trở thành huấn luyện viên xuất sắc của Aircraft Owners and Pilots Association (Hiệp hội các chủ sở hữu và phi công máy bay), sau khi đào tạo cho hàng trăm phi công. Cô đồng thời cũng hoàn thành bằng lái máy bay thương mại cỡ lớn.

Nhưng, cô gái gốc Việt vẫn chưa dừng lại. Anh Thư đang chuẩn bị cho hành trình một mình bay vòng quanh thế giới.

Lý do chính của việc này xuất phát từ những trở ngại hàng ngày Anh Thư phải nhận. Cô là giảng viên nữ, người da vàng và nhập cư duy nhất bên cạnh hơn 10 giảng viên nam da trắng tại một trung tâm huấn luyện bay ở Atlanta. Sự hiện diện của cô vào sân bay năm 2019 “vẫn bị cho là nhầm lẫn và là cú sốc với nhiều người, kể cả nhân viên an ninh”.

“Nhiều lần, dù trên người đang mặc đồng phục phi công nhưng nhân viên an ninh từ chối cho tôi qua cổng. Tôi phải đưa các giấy tờ chứng minh thân phận”, Thư kể.

Với các học sinh cũng tương tự. Lần đầu nhìn thấy cô, họ không vui. “Zach M, một sinh viên ban đầu không ưng khi thấy tôi, nhưng sau buổi bay cậu ấy nói ‘Bạn là một trong số ít người hướng dẫn tốt nhất tôi từng có'”, Thư chia sẻ thêm.

Chỉ hơn 5% phi công trên toàn thế giới là nữ, theo Forbes năm 2018. Tính đến nay mới có 8 phụ nữ hoàn thành chuyến bay toàn cầu. Nguyễn Anh Thư hy vọng mình trở thành người thứ 9 và là người gốc Việt đầu tiên.

Chuyến bay sẽ cần khoảng một triệu đôla, đi qua 4 lục địa, đến 25 quốc gia và vùng lãnh thổ chỉ bằng chiếc máy bay nhỏ bé một động cơ. Thư cũng sẽ đến Việt Nam và trở về quê hương Tuy Hòa trong hành trình này. Cô đang vận động kinh phí, chuẩn bị hậu cần, thị thực và giấy phép trên các lãnh thổ bay qua.

Anh Thư gọi đây là chuyến bay cho mọi cô gái, bởi sâu thẳm trong cô là cô gái nông thôn giản dị ở Phú Yên, nuôi giấc mơ lớn.

Nguồn: Phan Dương-Nguyễn Văn Bẩy
Cre: Võ Hữu Nhậm

Những điều đáng suy ngẫm

Người muốn thành công phải học cách xem thất bại là một phần lành mạnh, không thể tránh khỏi trong quá trình vươn đến tầm cao.” (Joyce Brothers)

Bộ phim “Chiến tranh giữ các vì sao” bị nhiều hãng phim ở Hollywood từ chối, sau khi được hãng 20th Centure Fox chấp nhận sản xuất, đã trở thành một trong số rất ít các tác phẩm điện ảnh đạt doanh thu cao nhất trong lịch sử điện ảnh thế giới.

Những phim “E.T”, “Forrest Gump”, “ở nhà một mình”, “Tốc độ”, “Pulp Fiction” cũng đều bị các hãng phim lớn từ chối trước khi có một nhà sản xuất phim đồng ý làm chúng.

Một hãng phim quyết định không đầu tư vào bộ phim “Cuốn theo chiều gió” với lý do “Chưa có phim nào về cuộc nội chiến Mỹ mà bán lời được một xu!”

Sylvester Stallone lớn lên trong một gia đình hà khắc, thường xuyên bị bố đánh đập và mắng nhiếc là đần độn. Tuổi thơ ông lớn lên trong sự cô độc và khổ sở, phải liên tục chuyển trường. Một người thầy sau khi xem kết quả kiểm tra của ông ở trường đại học Drexel đã khuyên ông nên theo nghề sửa thang máy.

Tom Watson, người sáng lập hãng máy tính IBM, với niềm tin vào sự thành công của một sản phẩm mới và tương lai phát triển của nó, đã rất mực ủng hộ một trong những vị phó chủ tịch tập đoàn của ông trong việc quảng bá sản phẩm. Nhưng không may, dự án đó là sự đầu cơ nhiều rủi ro làm công ty thua lỗ hơn 10 triệu đola. Vị phó chủ tịch xấu hổ tìm gặp ông nhận lỗi và xin từ chức. Watson đã nói với ông ấy: “Anh nói đùa hả? Chúng tôi vừa mới tốn 10 triệu đôla để dạy anh mà!”

Những ai luôn viện cớ cho tuổi già để lùi bước trước những trở ngại trong cuộc sống và từ bỏ ước mơ xin hãy suy ngẫm những điều sau:

Hoạ sỹ lừng danh Grandma Moes đến năm 76 tuổi mới bắt đầu cầm bút vẽ.

Ruth Gordon giành giải Oscar điện ảnh trong bộ phim “Đứa con của Rosemary” khi bà 72 tuổi.

Golda Meir được bầu làm thủ tướng Israel khi ông 71 tuổi.

Cuối cùng, nếu bạn cho rằng lá phiếu bầu cử của mình không quan trọng, bỏ phiếu hay không cũng được, xin bạn hãy ngẫm nghĩ những điều sau:

Năm 1645, nhờ hơn đối thủ 1 lá phiếu, Oliver Cromwell đã chiến thắng và nắm quyền cai trị nước Anh.

Năm 1649, thua 1 lá phiếu đã khiến cho Charles đệ nhất, vua của nước Anh lúc đó bị xử tử.

Năm 1875, một lá phiếu đã đưa nước Pháp từ chế độ quân chủ lên chế độ Cộng hoà.

Năm 1976, lợi thế hơn 1 lá phiếu đã giúp Rutherford B. Hayes vượt lên đối thủ, trở thành Tổng thống Hoa Kỳ.

From: Do Tan Hung & KimBang Nguyen

CUỘC SỐNG HIỆN-TẠI CỦA NICK VUJICIC SAU 10 NĂM ĐẾN VIỆT-NAM.

Nguồn: saimonthidan.com

 NICK VUJICIC LÀ DIỄN-GIẢ, TÁC-GIẢ NỔI TIẾNG NGƯỜI AUSTRALIA GỐC SERBIA. NGƯỜI ĐÀN ÔNG KHÔNG CÓ TỨ CHI NGUYÊN VẸN NGAY TỪ KHI CHÀO ĐỜI, NHƯNG CÓ NGHỊ-LỰC SỐNG PHI-THƯỜNG, KHIẾN NHIỀU NGƯỜI NỂ PHỤC!

Cuốn sách đầu tiên của Nick Vujicic là: “CUỘC SỐNG KHÔNG GIỚI-HẠN” (Life Without Limits: Inspiration for a Ridiculously Good Life) được xuất bản vào năm 2010 và được dịch ra hơn 30 thứ tiếng.

 Nick Vujicic là một Tác-Giả, một Diễn-Giả nổi tiếng khắp thế giới! (Ảnh: News).

Trong cuốn sách này, Nick đã viết: “Bạn đẹp đẽ và quý giá hơn tất cả những viên Kim-Cương trên thế gian này! Dẫu vậy, chúng ta nên luôn luôn đặt ra cho mình MỤC-TIÊU trở thành những con người tốt hơn, toàn thiện hơn, đẩy lùi và ĐẨY LỤI và LOẠI BỎ những giới hạn bằng cách mơ những giấc mơ lớn!

   Trong HÀNH-TRÌNH đó, chúng ta luôn cần có những điều chỉnh nhưng cuộc đời này luôn đáng sống! Tôi đến đây để nói với bạn rằng cho dù bạn đang ở trong hoàn cảnh nào, miễn là bạn CÒN THỞ, thì bạn vẫn có thể ĐÓNG GÓP cho cuộc đời này!”.

Đến nay, Nick đã phát hành được 8 cuốn sách và được yêu thích trên khắp thế giới: “ĐỪNG BAO GIỜ TỪ BỎ KHÁT-VỌNG” (Unstoppable)“SỐNG CHO ĐIỀU Ý-NGHĨA HƠN” (Limitless) là tên một số cuốn sách của Nick! Cuốn sách gần nhất của anh được ra mắt vào năm 2018 mang tên: “SỐNG MẠNH-MẼ NHỜ TÌNH YÊU CỦA CHÚA VÌ NHỮNG ĐỨA TRẺ”(Be the Hands and Feet: Living Out God’s Love for All His Children)

Dù sinh ra với cơ thể không lành lặn nhưng Nick rất giàu NGHỊ-LỰC! (Ảnh: DM).

Nick đã trò chuyện với hàng triệu người ở hơn 25 quốc gia, trong đó có Việt-Nam. Nick tâm sự rằng, với cơ thể khiếm khuyết, anh được sinh ra để TRUYỀN CẢM-HỨNG, HY-VỌNG SỐNG, SỰ LẠC-QUAN cho người khác thông qua câu chuyện của bản thân!

Trước khi trở thành một TÁC-GIẢ, một DIỂN-GIẢ truyền cảm hứng khắp thế giới, Nick từng trải qua những năm tháng khó khăn! Anh chào đời năm 1982 tại Melbourne, Australia một cách khỏe mạnh nhưng lại không có cả hai chi trên và dưới, chỉ có 2 chân nhỏ, và một trong đó có 2 ngón chân!

Không ai có thể giải thích tại sao anh lại mắc hội chứng cực kỳ hiếm gặp! Trong nhiều năm, Cha Mẹ của Nick luôn tự hỏi tại sao điều kỳ lạ đó lại xảy ra với gia đình họ? Vượt qua nỗi buồn, Cha Mẹ Nick trở thành chỗ dựa cho con trai, giúp anh vượt lên MẶC CẢM và VUI SỐNG như một đứa trẻ bình tthường!

Những năm tháng đi học với chàng trai đặc biệt không dễ dàng. Suốt tuổi thơ, Nick phải đối mặt với nhiều vất vả ở trường lớp, thường xuyên rơi vào tuyệt vọng và cô đơn! Niềm vui và sự tự tin đến với Nick khi Mẹ đưa cho anh một bài báo viết về một người đàn ông bị khuyết tật giống anh đã vượt qua nghịch cảnh. Sau đó, anh quyết định không thể sống buồn chán, mặc cảm và tẻ nhạt!

                Nick Vujicic khi còn nhỏ! (Ảnh: Instagram).

Anh chấp nhận cuộc sống không có CHÂN TAY nhưng vẫn có thể làm mọi việc như người bình thường! Từ chỗ phụ thuộc hoàn toàn vào người khác khi phải làm những việc cơ bản, Nick tập viết bằng 2 ngón chân trên bàn chân trái, tự lấy cốc nước, chải tóc, đánh răng, trả lời điện thoại, cạo râu…

Anh biết dùng máy tính và có khả năng đánh máy 45 từ/phút bằng phương pháp “GÓT và NGÓN CHÂN”. Anh cũng học cách ném bóng Tennis, chơi trống, chơi Golf, bơi lội và thậm chí nhảy dù! Điều tuyệt vời nhất chính là Nick hiểu, anh có thể truyền cảm hứng cho những người giống mình!

Năm 17 tuổi, anh thành lập tổ chức phi lợi nhuận của riêng mình và đặt tên là: “CUỘC SỐNG KHÔNG GIỚI-HẠN” (Life without Limits),

Vujicic viết sách, thực hiện những buổi nói chuyện nhằm khích lệ những CON NGƯỜI KHUYẾT-TẬT có hy vọng và tìm được ý nghĩa cho cuộc sống mình!

Anh tốt nghiệp Đại-Học năm 21 tuổi, với tấm bằng kép ngành Kế-Toán và Kế-Hoạch Tài-Chính. Sau đó, anh trở thành một DIỄN-GIẢ đặt chân tới nhiều nơi trên thế giới, khích lệ mọi người KHÔNG BỎ CUỘC và LUÔN TÌM THẤY NIỀM VUI TRONG CUỘC SỐNG!

                 Nick Vujicic và người bạn đời của mình! (Ảnh: Instagram).

Năm 2010, Nick gặp người bạn đời Kanae Miyahara trong một lần diễn thuyết tại Mỹ. Kanae cho biết, cô đã yêu Nick từ cái nhìn đầu tiên và bị ấn tượng bởi sự hài hước, năng lượng sống phi thường của anh. Nick cũng nhận ra tình cảm đặc biệt của mình dành cho cô gái xinh xắn này!

Họ quyết định tìm hiểu, tiến tới HÔN-NHÂN và sau 2 năm gắn bó. Bốn đứa con đáng yêu, trong đó có hai bé Trai và hai bé Gái, lần lượt ra đời khiến tổ ấm của Nick và Kanae thêm ấm áp!

Sự xuất hiện của CÁC CON cũng mang lại cho Nick những trải nghiệm thú vị, trở thành chất liệu tuyệt vời để anh thực hiện những cuốn sách sau này! “Những ĐỨA TRẺ là món quà Chúa đã ban tặng cho tôi! Chúng tôi đã từng ước sẽ có 2 TRAI, 2 GÁI và giờ đây mọi thứ thật TRỌN VẸN và HẠNH-PHÚC!”, anh chia sẻ.

  Tổ ấm hạnh phúc của Nick Vujicic khiến nhiều người ngưỡng mộ! (Ảnh: Instagram).

Nick Vujicic biết ơn VỢ và CÁC CON đã mang lại cho anh những trải nghiệm tuyệt vời trong cuộc sống! (Ảnh: Instagram).

Trên tài khoản Instagram có hơn 1,6 triệu người theo dõi của mình, ngoài việc chia sẻ những hoạt động của cá nhân, Nick Vujicic cũng tự hào đăng tải cuộc sống gia đình viên mãn và nhận được sự yêu thích của người hâm mộ!

Nick từng tự hào nói về tổ ấm của mình: “Trước đây, tôi vẫn luôn mơ ước gặp được TÌNH YÊU của đời mình và trở thành một người Cha. Giờ đây, mọi thứ đã trở thành SỰ THẬT!”.

Hiện, Nick vẫn miệt mài với hành trình lan tỏa năng lượng tích cực. Vợ anh trở thành HẬU-PHƯƠNG vững chắc cho anh phát triển và theo đuổi những ĐAM-MÊ!

Anh từng bày tỏ tình cảm với người bạn đời qua trang cá nhân: “CẢM ƠN EM! Vì ĐÃ ĐẾN và ĐỒNG HÀNH cùng anh hơn 10 năm qua, đi qua bao THĂNG TRẦM! NGƯỜI PHỤ-NỮ TUYỆT VỜI, CAN-ĐẢM, VỊ THA và LUÔN TẬN-TỤY với 4 đứa trẻ đáng yêu của chúng ta! Bất kể THÁCH-THỨC gì, CHÚNG TA SẼ LUÔN CÙNG NHAU VƯỢT QUA!”.

         Nick Vujicic dạy các con sống bản lĩnh và lan tỏa năng lượng tích cực giống mình! (Ảnh: Instagram).

    Làm Cha mang lại những trải nghiệm thú vị cho Nick Vujicic! (Ảnh: Instagram).

Chứng kiến các con trưởng thành và ở bên người bạn đời dịu dàng, thấu hiểu là điều ngọt ngào trong cuộc đời Nick Vujicic! (Ảnh: Instagram).

Theo Goalcast

From: Tu-Phung