Đức khám phá ngôi mộ tập thể chôn hơn 1,000 hài cốt

Ba’o Nguoi-Viet

March 13, 2024

NUREMBERG, Đức (NV) – Các nhà khảo cổ cho biết họ khám phá ra ngôi mộ tập thể lớn nhất từ trước tới nay từng được khai quật ở Âu Châu thuộc miền Nam Đức Quốc.

Cho tới nay, khoảng 1,000 bộ hài cốt của nạn nhân bệnh dịch hạch được tìm thấy trong các ngôi mộ tập thể ở trung tâm thành phố Nuremberg, nơi mà các chuyên gia tin rằng có thể đã chôn tổng cộng hơn 1,500 người, theo một thông cáo báo chí được công bố hôm Thứ Ba, 5 Tháng Ba.

Các nhà khảo cổ khám phá ra ngôi mộ tập thể trong một cuộc khảo cổ trước khi xây cất các chung cư mới trong thành phố.

Các nhà khảo cổ học nghiên cứu một ngôi mộ tập thể với cả ngàn bộ hài cốt tìm thấy ở Đức Quốc (Hình: Terra Veritas)

Melanie Langbein, thuộc đơn vị bảo tồn di sản của Nuremberg, nói với CNN rằng họ xác định có tám hố chôn bệnh nhân dịch hạch, mỗi hố chứa hàng trăm thi thể.

“Những người quá cố không được chôn cất tại nghĩa trang thông thường mặc dù chúng tôi đã yêu cầu phân bổ các nghĩa trang dành riêng cho bệnh nhân dịch hạch ở Nuremberg,” Langbein cho hay.

“Điều này tức là có một số lượng lớn người chết cần được chôn cất trong một khoảng thời gian ngắn nhưng chẳng ai màng tới các phong tục chôn cất của Cơ Đốc Giáo,” bà nói.

Vì lý do này, một trận dịch bệnh như dịch hạch “rất có thể” là nguyên nhân dẫn tới các ngôi mộ tập thể, theo Langbein.

Nuremberg phải hứng chịu những đợt bùng nổ bệnh dịch hạch khoảng 10 năm một lần từ thế kỷ 14 trở đi, điều này cản trở việc xác định niên đại của hài cốt, Langbein cho biết.

Các nhà khảo cổ áp dụng phương pháp xác định niên đại bằng carbon phóng xạ để kiểm chứng niên đại của một ngôi mộ tập thể vào khoảng cuối những năm 1400 tới đầu những năm 1600, đồng thời tìm thấy những mảnh gốm vụn và đồng xu có niên đại từ cuối thời kỳ đó tại hố chôn tập thể này.

Họ cũng phát giác ra một ghi chú từ năm 1634 mô tả chi tiết về đợt bùng nổ bệnh dịch hạch tước đi sinh mạng của hơn 15,000 người vào năm 1632-1633, trong đó gần 2,000 người được chôn cất gần St. Sebastian Spital, địa điểm vừa được khai quật, Langbein cho biết.

Bằng chứng này làm nhóm nghiên cứu kết luận rằng các bộ hài cốt cũ hơn có lẽ có niên đại từ trận dịch 1632-1633.

Julian Decker, người sở hữu công ty In Terra Veritas đang thực hiện cuộc khai quật, nói với CNN rằng ông rất ngạc nhiên trước khám phá này.

“Chúng tôi không nghĩ rằng có những ngôi mộ trên cánh đồng này,” ông nói, đồng thời ông cho biết thêm rằng khi những hài cốt đầu tiên được đào lên, ông nghĩ chúng có thể bắt nguồn từ các cuộc oanh tạc trong Đệ Nhị Thế Chiến.

Decker hiện tin rằng địa điểm này có thể chôn hơn 1,500 thi thể.

“Cá nhân tôi dự đoán con số này sẽ ở mức 2,000 hoặc thậm chí cao hơn, khiến đây trở thành ngôi mộ tập thể lớn nhất Âu Châu,” ông nói.

Langbein nói với CNN rằng trận dịch 1632-1633 còn tồi tệ hơn những trận trước đó do ảnh hưởng từ Chiến Tranh Ba Mươi Năm, gồm có hàng loạt xung đột do nhiều quốc gia Âu Châu gây ra từ 1618 tới 1648.

Các nhà nghiên cứu cho biết những ngôi mộ cũng như một hình mẫu đại diện cho xã hội vào thời điểm đó, cho phép họ kiểm tra các đặc điểm của dân số.

“Về mặt kỹ thuật, chúng tôi có thể tìm ra bao nhiêu phần trăm người thuận tay trái,” Decker nói thêm.

Tiếp theo đó là hoàn tất việc khai quật cũng như làm sạch và phân tích chất liệu xương, Langbein nói với CNN.

Nhóm khảo cổ cũng sẽ hợp tác với các tổ chức quan tâm tới vài khía cạnh cụ thể của khám phá này, gồm có phân tích bộ gene của bệnh dịch hạch và điều tra trứng ký sinh trùng trong đất, bà nói thêm. (TTHN)


 

Một blogger Nga bị giết vì nói lên sự thật “chiến thắng” của Nga trong trận Avdiivka!

Một blogger Nga bị giết vì nói lên sự thật “chiến thắng” của Nga trong trận Avdiivka!

05:15 | Posted by BVN1

Dương Văn Minh

21-2-2024

Cuộc tấn công của Nga vào Avdiivka khủng khiếp như thế nào. Thực tế là ngay cả blogger thân Nga Andrei “Murz” Morozov cũng thừa nhận rằng ít nhất 16.000 (chắc chắn gấp đôi con số đó) lính Nga đã thiệt mạng, đã là một điều đáng chú ý. Liên Xô mất ít binh sĩ hơn trong 10 năm ở Afghanistan, và đó không phải là một thành phố 33.000 dân trước chiến tranh (bây giờ hầu như không có dân thường) mà là cả một quốc gia, trong vòng cả thập kỷ. Bây giờ, chúng tôi nhận được tin nhắn rằng Murz “đã tự sát”. Chúng tôi không biết cần bao nhiêu viên đạn vào lưng để khiến anh ta im lặng nhưng chúng tôi sẽ không nhận được tin tức gì từ anh ta nữa. Sẽ rất thú vị để xem Girkin sẽ phải trải qua “cái chết bất ngờ” trong bao lâu nữa. Những tổn thất của Nga lớn đến mức ngay cả cơ quan tuyên truyền của Nga cũng không thể cho phép thông tin đó bị rò rỉ. Nó không bền vững và họ biết điều đó. Im lặng và giết chết những người chỉ trích là tất cả những gì còn lại đối với họ và thời điểm là rất quan trọng. Khi các gói viện trợ quân sự cho Ukraine được tiến hành thì mọi nỗ lực của Ngố đều vô ích.

Được biết, tại Avdiivka, quân phòng thủ Ukraine chỉ có khoảng 4 đến 5 ngàn quân, nhưng tổn thất của Ukraine không được báo cáo, nhưng phương Tây ước chừng cả chết và bị thương khoảng trên dưới 1,000 người so với tổn thất mà quân Ngố mất (32,000 bị chết, khoảng gấp 3 lần như thế bị thương) là tỷ lệ vượt quá mức có thể tưởng tượng.

Z-blogger Andrei “Murz” Morozov đã viết về những mất mát nặng nề của người Nga ở Avdiivka và trong các bài đăng tự sát của anh ấy phàn nàn về sự quấy rối của những người tuyên truyền. Năm 2014, Morozov đến chiến đấu ở Donbas theo phe ly khai. Một lá thư tuyệt mệnh xuất hiện trên kênh của Morozov. Trong đó, anh ta giải thích việc tự sát của mình là do áp lực của chỉ huy lữ đoàn Lực lượng Vũ trang Nga, từng là một phần của đội hình “LPR”, cũng như của Bộ chỉ huy Lực lượng Vũ trang Nga nói chung.

Cuối cùng, chính người Nga yêu nước cũng phải thốt lên sự thật của trận đánh chiếm Avdiivka trên Telegram. Sau sự kiện đăng trên mạng, Blogger này “tự sát” là từ của bọn Putin mô tả, nhưng thực sự là anh bị giết vì thành tích của Putin, hay Shoigu?

Dương Văn Minh

Tin thêm: Các chế độ chuyên chế giúp nhau tiêu diệt Ukraine:

Sáu nguồn tin nói với Reuters rằng Iran đã cung cấp cho Nga một số lượng lớn tên lửa đạn đạo đất đối đất mạnh mẽ. Ba nguồn tin Iran cho biết, việc Iran cung cấp khoảng 400 tên lửa bao gồm nhiều tên lửa thuộc dòng vũ khí đạn đạo tầm ngắn Fateh-110, chẳng hạn như Zolfaghar. Tên lửa cơ động trên đường này có khả năng tấn công các mục tiêu ở khoảng cách từ 300 đến 700 km (186 và 435 dặm). Việc vận chuyển bắt đầu vào đầu tháng 1 sau khi một thỏa thuận được hoàn tất trong các cuộc họp cuối năm ngoái giữa các quan chức quân sự và an ninh Iran và Nga. diễn ra ở Tehran và Moscow – Reuters .

D.V.M.

Nguồn: FB Dương Văn Minh


 

Quần đảo Gulag và tội ác của Putin

Ba’o Dan Chim Viet

Tác Giả: Lâm Bình Duy Nhiên

17/02/2024

Navalny. Ảnh Getty Images, Anadolu, Contributor

Chiều nay, tôi vào nhà sách quen thuộc trên phố để tìm sách. Thật là một sự ngẫu nhiên, hay một sự tình cờ khi tôi thấy cuốn L’Archipel du Goulag, cinquante ans après, 1973-2023 (Quần đảo Gulag, 50 năm sau, 1973-2023) của nhà văn Nga nổi tiếng Alexandre Issaïévitch Soljénitsyne. Để đánh dấu 50 năm sinh nhật khi cuốn sách này được phát hành đầu tiên tại châu Âu, nhà xuất bản Fayard (Pháp) đã tái bản tác phẩm lừng danh của Soljénitsyne.

Tôi đã đọc và đã từng hình dung sự tàn bạo của hệ thống trại giam Gulag thời Liên Xô. Soljénitsyne đã gây chấn động cho dư luận toàn cầu khi đưa ra một “quả bom” tố cáo tội ác của độc tài toàn trị. Một sự thật chính xác đến từng chi tiết qua lời kể của hàng trăm nhân chứng của hệ thống trại giam và lao động cải tạo tại Liên Xô.

Quần đảo Gulag là một tác phẩm văn học lừng danh gắn liền với tên tuổi của nhà văn lưu vong Soljénitsyne. Tôi vẫn còn nhớ, cha tôi có lần tâm sự với tôi về quãng thời gian ông bị đưa đi học tập cải tạo sau biến cố 30/4/1975. Những cực hình mà ông phải thốt lên rằng: mình không ngờ phải sống và chịu đựng những gì mình đã đọc qua tác phẩm của Soljénitsyne! Nó kinh hoàng, tàn bạo và khủng khiếp quá!

Cầm cuốn sách trên tay, tôi gọi đó là sự ngẫu nhiên vì vào thời điểm ấy, tôi không biết rằng tại nước Nga của Soljénitsyne, một nhân vật khác, rất nổi tiếng, một nhà bất đồng chính kiến, mới qua đời!

Alexeï Navalny, tù nhân nổi tiếng nhất tại Nga dưới thời Putin, vừa chết trong một nhà tù tại Siberia, gần Bắc cực lạnh giá và hẻo lánh. Một cái chết mang nhiều nghi vấn nhưng tuyệt nhiên, dư luận quốc tế, tại thế giới tự do, đều lên án và cho rằng Putin là thủ phạm duy nhất, phải chịu trách nhiệm trước cái chết của Navalny.

Ai có thể tin vào bộ máy tuyên truyền của Putin khi chế độ này đưa ra thông cáo rằng Navalny đã “cảm thấy bị đau sau một cuộc đi dạo”, và dẫu được cứu chữa nhưng ông ta đã chết,…

Alexeï Navalny đã dũng cảm bỏ tất cả để đối đầu với Putin. Bị giam cầm, uy hiếp, khủng bố và đầu độc nhưng ông vẫn cương quyết không lùi bước trước Putin. Bản án 19 năm tù mà Putin dành cho Navalny chính là cái tát, là sự phỉ nhục vào cái gọi là dân chủ tại Nga theo kiểu Putin.

Navalny bị giam cầm, vẫn không tỏ vẻ sợ sệt hay thuần phục, ngược lại vẫn tiếp tục vui vẻ và châm biếm Putin và hệ thống pháp luật tồi tệ của nước Nga. Navalny không có một cơ hội nào nữa để ra ứng cử đối đầu với Putin. Ông là một người hùng, một lý tưởng cao đẹp vì dám dấn thân nhưng tuyệt nhiên, Navalny không còn là một mối nguy hiểm cho Putin. Thế nhưng, Putin vẫn ra tay,…

Đối với những tên độc tài hay bạo chúa, luôn luôn tồn tại những mối đe doạ hay hiểm nguy từ phía đối lập. Dẫu chúng cố tình triệt tiêu hay đàn áp, bỏ tù thì mối đe doạ ấy luôn hiện hữu.

Và đối với Putin, Navalny chính là mối đe doạ vô hình ấy dẫu ông ta đã bỏ tù, đã đầu độc nhà bất đồng chính kiến đối lập.

Putin chính là hiện thân của mọi cái ác, cái xấu, cái tàn bạo của thế kỷ 21. Ông ta thông minh hơn hẳn những tên độc tài, đồ tể của nhân loại trong thế kỷ 20 như Hitler, Staline hay Mao. Chính vì thông minh hơn nên Putin cũng tàn bạo không kém và không chừa một thủ đoạn đê hèn hay độc ác nào để ra tay thủ tiêu những ai dám lên án hay đối đầu với ông ta. Từ ám sát, thủ tiêu tới đầu độc, mọi tội ác dưới tay Putin đều trở nên những “tại nạn” tình cờ. Thậm chí chà đạp lên mọi giá trị của luật pháp quốc tế, Putin vẫn xua quân xâm lược và tàn sát người dân lành Ukraina. Không có một thủ đoạn nào mà Putin chùn bước hay tự chất vấn lương tâm!

Staline ra tay thủ tiêu Trotski khi ông này đang ẩn chốn tại Mexico. Trotski đang tự do!

Ngược lại, Navalny đã bị án tù 19 năm nhưng Putin vẫn ra tay cho bằng được. Cái tội ác của Putin còn tàn bạo hơn cả Staline trên phương diện thủ tiêu các mối đe doạ.

Trực tiếp giết chết Navalny hôm nay hay không, theo như lời Tổng thống Mỹ, Joe Biden, “ chúng ta không biết chính xác những gì đã xảy ra, nhưng không có một chút nghi ngờ nào để thấy rằng đó là kết quả của những gì mà Putin và bọn du côn của hắn đã gây ra”

Uy hiếp, khủng bố, đàn áp và giam cầm, cứ một chiêu trò lập đi lập lại nhằm làm hao mòn và mệt mỏi tinh thần của bất cứ ai dám công khai đối đầu chính trị với Putin. Đó là cách hành xử của nước Nga dưới thời Putin.

Nước Nga ấy, nó cũng không khác mấy với Liên Xô mà Soljénitsyne đã miêu tả qua Quần đảo Gulag. Cũng tàn bạo và phi nhân tính tuy khôn khéo mang nhãn dân chủ và tự do.

Dân chủ kiểu bạo chúa Putin!

Tự do kiểu KGB thời Liên Xô khủng khiếp!

Yulia Navalnaya, vợ của Alexei Navalny, cho biết Putin phải bị “trừng phạt” vì những hành động tàn bạo mà y đã gây ra. “Tôi muốn Putin, toàn bộ tay chân, toàn bộ đám tùy tùng, toàn bộ chính phủ, bạn bè của ông ấy, biết rằng họ sẽ bị trừng phạt vì những gì họ đã làm với đất nước chúng ta, với gia đình tôi và chồng tôi. Họ sẽ bị đưa ra công lý và ngày đó sẽ sớm đến thôi.”

Dư luận quốc tế không ngần ngại lên án Putin. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cáo buộc Nga đã “kết án tử hình những tinh thần tự do”. Trong khi Justin Trudeau, Thủ tướng Canada, gọi Putin là “quái vật”.

“Cho dù bạn có ý kiến ​​gì về Alexei Navalny với tư cách là một chính trị gia, ông ấy vừa bị Điện Kremlin sát hại dã man”. Tổng thống Latvia, Edgars Rinkevics viết trên mạng xã hội X: “Đó là sự thật và là điều chúng ta cần biết về bản chất thực sự của chế độ hiện tại ở Nga”.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói Putin “phải chịu trách nhiệm về tội ác của mình”

Thủ tướng Ba Lan cam kết: “Chúng tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho họ” về cái chết của Navalny.

Phó Tổng thống Mỹ, bà Kamala Harris nói cái chết của Navalny là “dấu hiệu cho thấy sự tàn bạo của Putin”.

“Tôi vô cùng đau buồn khi biết tin Alexeï Navalny qua đời. Ông ấy là nạn nhân của bạo lực đàn áp của nhà nước Nga”, bà cựu Thủ tướng Đức, Angela Merkel tuyên bố.

Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Ý, bà Giorgia Meloni cho rằng cái chết của Navalny là một “cảnh báo” mới cho thế giới.

Thủ tướng Estonia, bà Kaja Kallas đã thẳng thừng tố cáo “chế độ bất hảo” của Nga và Putin!

Nếu cái chết của Navalny thật sự là một cuộc ám sát thì đó quả là một thảm kịch khủng khiếp cho dân tộc Nga, cho lịch sử nước Nga, từ hơn một thế kỷ qua vẫn ngụp lặn trong tội ác đẫm máu của độc tài toàn trị.

Tổng thống Pháp cho rằng Navalny là một Soljénitsyne thứ hai. Tôi không biết nhưng có một điều chân lý là cả hai đều cực kỳ can đảm để tố cáo hệ thống tội ác tại quê hương của họ. Và chính sự can đảm và lòng dũng cảm đã cướp đi chính mạng sống của Navalny.

50 năm sau khi Soljénitsyne phơi bày ra ánh sáng tội ác của Liên Xô, Putin lại lần nữa đang tự giam hãm nước Nga trong cái trại tù lộ thiên khổng lồ. Và dẫu đã 50 năm trôi qua, cái thành trì của chủ nghĩa cộng sản không còn nữa, nhưng không có nghĩa là mọi tội ác không còn xảy ra, ngược lại nó vẫn hiện hữu một cách đớn đau ngay tại quê hương của Soljénitsyne.

Bài học về Quần đảo Gulag xem chừng vẫn mang tính thời sự đớn đau sau cái chết đầy bí ẩn và nghi vấn của Navalny!

Lâm Bình Duy Nhiên


 

 Putin giết Alexei Navalny?

Ba’o Nguoi – Viet

February 16, 2024

Nguyên Cao/SGN

Alexei Navalny, nhân vật đối lập chính trị nổi bật nhất của Nga, chết trong một nhà tù hẻo lánh ở Nga, ở tuổi 47.

Tin tức về cái chết Navalny được đưa ra vào Thứ Sáu 16 Tháng Hai 2024 từ Cơ quan Nhà tù Liên bang của Nga.

Navalny đã phải thụ án tù dài hạn vì các tội tuyên truyền “chủ nghĩa cực đoan”. Tuy nhiên, gần như ai cũng biết Alexei Navalny bị trù dập bởi liên tục chỉ trích và đối đầu Tổng thống Vladimir Putin. Người phát ngôn Kremlin Dmitry Peskov cho biết Putin đã được thông báo về cái chết Navalny và rằng các bác sĩ nhà tù đang tìm hiểu “nguyên nhân cái chết”.

Dư luận thế giới phản ứng gay gắt trước cái chết mờ ám của Alexei Navalny. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken nói rằng “cái chết của Navalny trong nhà tù ở Nga chỉ làm nổi rõ sự yếu kém và mục nát ở trung tâm của hệ thống mà Putin xây dựng. Chính phủ Nga phải chịu trách nhiệm về điều này.”

Mối lo ngại về sức khỏe của Navalny ngày càng được chú ý sau khi Navalny không xuất hiện trong video từ phòng giam trong hai phiên tòa vào đầu Tháng Mười Hai. Các quan chức tại khu nhà tù IK-6, thuộc vùng Vladimir, cách Moscow khoảng 140 dặm về phía Đông, biện bạch sự vắng mặt của Alexei Navalny là do “vấn đề về điện”. Các thành viên trong gia đình và những người ủng hộ ông nói rằng chính quyền Nga liên tục từ chối chăm sóc y tế cho Navalny và bắt ông phải chịu biệt giam trong thời gian dài, với mục đích ngăn cản ông tiếp cận thế giới bên ngoài. Một đại diện thuộc Tổ chức Chống Tham nhũng của Alexei Navalny ở Washington DC hồi Tháng Tư bày tỏ rằng Navalny bị đầu độc trong tù.

“Không ai được phép gặp tôi,” Navalny nói, với bộ dạng hốc hác trong phiên tòa hồi Tháng Mười. “Tôi hoàn toàn bị cô lập khỏi các nguồn thông tin.” Navalny thụ án 19 năm tù với các tội danh tuyên truyền chủ nghĩa cực đoan, tham ô và lừa đảo. Là người chỉ trích kịch liệt Tổng thống Putin suốt hơn một thập niên, Navalny được rất nhiều người Nga ủng hộ khi ông thực hiện các chiến dịch khơi dậy sự phẫn nộ công chúng đối với nạn tham nhũng ở cấp chính phủ cao nhất. Ông luôn bày tỏ khát vọng một viễn kiến xa xôi rằng ngày nào đó người Nga có thể sống khác đi và nước Nga sẽ sạch bóng chính trị độc tài. Ngay từ trong phòng giam, Alexei Navalny đã chỉ trích việc Nga xâm chiếm Ukraine và sự cai trị bằng chính sách đàn áp khốc liệt của Putin.

Ông Alexei Navalny (giữa), lãnh tụ đối lập Nga, tuần hành cùng vợ Yulia (phải) tại Moscow ngày 29 Tháng Hai, 2020. (Hình: KIRILL KUDRYAVTSEV/AFP via Getty Images)

Sinh ngày 4 Tháng Sáu 1976 tại một ngôi làng ngoại ô Moscow, Alexei Navalny là một luật sư được đào tạo bài bản. Ông trở nên nổi tiếng nhờ nỗ lực khuyến kích các cuộc nổi dậy đòi hỏi minh bạch tại những công ty nhà nước vốn dĩ đầy tham nhũng ở Nga. Sau đó, Alexei Navalny nổi lên như một ngôi sao chính trị trong các cuộc biểu tình chống chính phủ. Với khả năng thuyết phục và tài diễn thuyết trước công chúng, Alexei Navalny chỉ trích các cuộc bầu cử Quốc hội vào năm 2011. Ông gọi đảng Nước Nga Thống nhất cầm quyền của Kremlin là “đảng của những kẻ lừa đảo và trộm cắp”.

Alexei Navalny được phép tranh cử thị trưởng Moscow vào năm 2013 nhưng ông vẫn đứng thứ hai, khi ứng cử viên do Kremlin lựa chọn cuối cùng chiến thắng. Sau đó, Navalny thách thức Putin trong cuộc tranh cử tổng thống vào năm 2018. Một tòa án ra phán quyết rằng ông không đủ tư cách tranh cử tổng thống. Trong một cuộc phỏng vấn hãng tin NPR của Mỹ, Alexei Navalny nói: “Tôi muốn sống ở một đất nước bình thường và từ chối chấp nhận bất kỳ cuộc nói chuyện nào về việc Nga trở thành một quốc gia tồi tệ, nghèo nàn hoặc nô lệ. Tôi muốn sống ở đây và tôi không thể chịu đựng được sự bất công mà với nhiều người ngày càng trở thành chuyện bình thường”.

Phong cách thân mật của Navalny trái ngược hoàn toàn với thái độ hống hách của Putin. Truyền thông nhà nước Nga gọi Alexei Navalny là “tên phát xít”. Bị cấm phát sóng truyền hình quốc gia ở Nga, Navalny thành thạo việc sử dụng mạng xã hội – đặc biệt YouTube – để quảng bá thông điệp chính trị. Năm 2011, Navalny thành lập Tổ chức Chống Tham nhũng nhằm điều tra bằng chứng hối lộ của thành phần chóp bu quyền lực nhất nước Nga. Các cuộc điều tra do Navalny dẫn đầu đã phanh phui nhiều chuyện động trời, từ việc các bộ trưởng phô trương sự giàu có xa hoa vượt xa thu nhập được công bố của họ, đến việc họ sử dụng máy bay chính phủ để chở chó corgi hoặc tổ chức những cuộc thi chó đẹp.

Video nổi tiếng nhất của Alexei Navalny là bộ phim dài hai tiếng vào năm 2021 cho thấy cảnh bên trong một cung điện bí mật ở Hắc Hải mà Navalny cho rằng được Putin xây với kinh phí hơn $1 tỷ. Khi lượt xem bộ phim trên tăng lên hơn 100 triệu, một nhà tài phiệt có liên quan Kremlin đứng ra tuyên bố rằng ông ta là chủ sở hữu bất động sản chứ không phải Putin. Trong nhiều năm, Navalny nhiều lần lãnh đạo các cuộc biểu tình trên toàn quốc chống lại chủ nghĩa thân hữu của Putin và Kremlin. Ông và những người ủng hộ đã bị bắt hàng chục lần; riêng năm 2011, ông bị giam giữ 15 lần.

Alexei Navalny càng nổi tiếng thì kẻ thù của ông trong giới thượng lưu Nga càng nhiều. Tháng Năm 2017, một kẻ đã dùng chất hóa học tấn công Alexei Navalny khiến ông gần như bị mù một mắt. Tháng Tám 2020, Navalny đột ngột ngã gục trên chuyến bay từ Siberia đến Moscow. Sau đó, trong tình trạng hôn mê sâu, ông được điều trị ở Đức. Bác sĩ tìm thấy dấu vết của chất độc thần kinh Novichok trong máu nạn nhân.

Lãnh tụ đối lập Nga Alexei Navalny đứng trong cũi tại phiên xử ở tòa án Moscow. (Hình: AP Photo/Alexander Zemlianichenko)

Vài tháng sau, Navalny hồi phục và bắt đầu cùng một số nhà báo điều tra vụ tấn công. Navalny dụ được một trong những kẻ nằm trong nhóm sát thủ thú nhận rằng hắn đã được cơ quan an ninh Nga hướng dẫn bôi chất độc lên quần lót của mình. Alexei Navalny tin rằng chuyện đó chỉ có thể được thực hiện theo lệnh Putin. Kremlin bác bỏ cáo buộc này; cùng lúc, chính phủ Nga tái gia hạn bản án cũ đối với Navalny, cáo buộc ông vi phạm lệnh ân xá khi điều trị tại một bệnh viện ở nước ngoài.

Động thái này nhằm buộc Navalny sống lưu vong. Tuy nhiên, Navalny vẫn nhất quyết quay lại Nga. Ông ngay lập tức bị bắt giam khi trở lại Nga vào Tháng Giêng 2021. Lần này, ông bị kết án hai năm rưỡi vì “vi phạm lệnh tạm tha”. “Các người không thể nhốt hàng triệu, hàng trăm nghìn người. Tôi hy vọng ngày càng nhiều người nhận ra điều này”, Navalny nói trong phiên tòa. “Và một khi như vậy – khoảnh khắc (thay đổi) sẽ đến – tất cả sẽ tan thành từng mảnh vì các người không thể phong tỏa cả đất nước.”

Một phiên tòa khác về tội “lừa đảo” vào năm 2022 đã bổ sung mức án với tổng cộng 19 năm. Cùng lúc, chính quyền Nga tiến hành triệt phá mạng lưới chính trị của Navalny, dán nhãn cho Tổ chức Chống Tham nhũng và các thành viên của tổ chức này là “cực đoan”. Một số cộng sự của Alexei Navalny bị bắt. Số còn lại lẩn trốn hoặc trốn ra nước ngoài. Tuy nhiên, ngay cả khi ở sau song sắt, ảnh hưởng chính trị Navalny vẫn mạnh. Trên bình diện quốc tế, Alexei Navalny vẫn được chú ý. Ông được trao một giải nhân quyền hàng đầu châu Âu vào năm 2021, và năm 2023, bộ phim tài liệu về ông có tên “Navalny” giành được Oscar.

Khi Nga phát động cuộc tấn công vào Ukraine vào Tháng Hai 2022, Navalny liên tục chỉ trích Putin. Ông gọi Putin là “tên điên”, tiến hành một “cuộc chiến ngu ngốc” mà chắc chắn nước Nga sẽ thua. “Tổ quốc khốn khổ, kiệt quệ của chúng ta cần được cứu. Nó đã bị cướp bóc, bị tổn thương, bị kéo vào một cuộc chiến tranh xâm lược và bị biến thành nhà tù do bọn vô liêm sỉ và lừa đảo nhất cai trị,” Navalny viết trong một bài đăng trên mạng xã hội vào Tháng Giêng, đánh dấu kỷ niệm hai năm ông ngồi tù. Ông kêu gọi những người ủng hộ vận động chống lại cuộc xâm lược bất chấp nguy cơ bị bắt, đồng thời duy trì niềm tin rằng mọi thứ có thể thay đổi nếu ngày càng có nhiều người Nga sẵn sàng lên tiếng phản đối.

____________________

Các nhà báo đối lập Nga lưu vong trước nguy cơ bị đầu độc

Tay trùm cuối trong Điện Kremlin

Chế độ của những tên trộm: “Đồng chí” này là con của “đồng chí” nào?

____________________

Giới lãnh đạo thế giới và các nhà hoạt động đối lập đã bày tỏ phản ứng gay gắt khi nghe tin về cái chết của Alexei Navalny.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, đang ở Đức để vận động tìm kiếm viện trợ, nói: “Rõ ràng ông ấy đã bị Putin giết”. Thủ tướng Đức Olaf Scholz, ca ngợi sự dũng cảm của Alexei Navalny, nói rằng cái chết của Alexei Navalny cho thấy rõ “đây là loại chế độ gì”. Tổng thống Latvia Edgars Rinkēvičs nói, Navalny đã bị Điện Kremlin sát hại dã man, rằng “đó là sự thật và là điều người ta nên biết về bản chất thực sự của chế độ hiện tại ở Nga.” Mikhail Khodorkovsky, một tỉ phú Nga lưu vong, bày tỏ: “Nếu điều này đúng thì bất kể nguyên nhân thật sự thế nào, trách nhiệm về cái chết phải thuộc về cá nhân Vladimir Putin”.

“Nếu được xác nhận thì cái chết Alexei (Navalny) là một vụ giết người. Được tổ chức bởi Putin”, chính trị gia đối lập Dmitry Gudkov nói trên mạng xã hội. “Ngay cả khi Alexei chết vì những nguyên nhân ‘tự nhiên’ đi chăng nữa thì nguyên nhân vẫn bắt nguồn từ việc ông bị đầu độc và bị tra tấn trong tù.” Cựu vô địch cờ vua thế giới Garry Kasparov nhận định, “Putin đã cố gắng và thất bại trong việc sát hại Navalny một cách nhanh gọn và bí mật bằng thuốc độc, và giờ thì hắn sát hại ông một cách từ từ và công khai trong tù. Ông ấy (Alexei Navalny) bị giết vì dám vạch trần Putin và đồng bọn mafia của hắn chẳng khác gì là những kẻ lừa đảo và trộm cắp”.

Pyotr Verzilov, thành viên nổi bật của nhóm biểu tình Pussy Riot, nói, “Navalny đã bị sát hại trong tù”. Trong một bài đăng trên X (Twitter), Verzilov nói thêm: “Chúng tôi chắc chắn sẽ trả thù và tiêu diệt chế độ này”. Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen cho biết cái chết Navalny cho thấy “Putin không sợ gì hơn ngoài sự bất đồng quan điểm từ chính người dân của mình”. Bà Ursula gọi đó là “một lời nhắc nhở nghiệt ngã về Putin và chế độ của ông ta là gì,” rằng điều đó sẽ tạo thêm động lực để “chúng ta đoàn kết trong cuộc chiến nhằm bảo vệ tự do và an toàn cho những người dám đứng lên chống lại chế độ chuyên chế.”

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói rằng Nga có nhiều câu hỏi cần trả lời. Stoltenberg nói: “Những gì chúng tôi thấy là nước Nga ngày càng trở thành một cường quốc độc tài, họ sử dụng biện pháp đàn áp chống lại phe đối lập trong nhiều năm”. Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan nói với NPR rằng nếu cái chết của Navalny được xác nhận, thì “đó là một thảm kịch khủng khiếp và, xét đến lịch sử lâu dài và bẩn thỉu của chính phủ Nga trong việc gây hại cho đối thủ chính trị, điều đó đặt ra những câu hỏi rõ ràng về những gì xảy ra ở quốc gia này”.

Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris, phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich, gọi cái chết của Alexei Navalny, nếu được xác nhận, là “một dấu hiệu nữa về sự tàn bạo của Putin”. Ngoại trưởng Anh David Cameron, cũng có mặt tại hội nghị, lặp lại nhận xét của bà, nói rằng “Nước Nga của Putin đã bỏ tù ông ấy, bịa đặt các cáo buộc chống lại ông ấy, đầu độc ông ấy, đưa ông ấy đến trại giam Bắc Cực và giờ ông ấy chết một cách bi thảm. Chúng ta cần phải buộc Putin chịu trách nhiệm về việc này.”


 

Navalny chết trong tù

Ba’o Dat Viet

February 16, 2024

Alexei Navalny là khắc tinh của Putin

Alexey Navalny, nhân vật đối lập Nga đang bị bỏ tù và là người chỉ trích Putin, đã qua đời, cơ quan quản lý nhà tù Nga cho biết.

Biên tập viên tờ báo Nga và người đoạt giải Nobel Hòa bình, Dmitry Muratov hôm 16/2 nói với Reuters rằng cái chết của Alexei Navalny là “vụ sát nhân” và nói rằng ông tin rằng điều kiện tồi tệ trong tù đã dẫn đến cái chết của người được coi là khắc tinh của Putin.

Leonid Volkov, chánh văn phòng của Navalny, cho rằng tuyên bố từ cơ quan quản lý nhà tù có thể được hiểu là một lời “thú nhận” rằng họ đã cố tình giết Navalny, mặc dù nhóm của ông vẫn chưa xác minh thông tin.

Trong khi đó, bà Lyudmila Navalnaya, mẹ của Alexei Navalny, cho biết con trai bà “còn sống, khỏe mạnh và hạnh phúc” khi bà gặp con lần gần nhất hôm 12/2.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz bình luận rằng Alexei Navalny “trả giá bằng mạng sống cho sự dũng cảm.”

Báo Guardian của Anh quốc cho biết, các bác sĩ Nga đã dành hơn nửa giờ để cố gắng hồi sức cho Navalny trước khi ông qua đời hôm 16/2, theo Reuters.

Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan nói rằng Hoa Kỳ đang xác minh về cái chết được báo cáo của Navalny.

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết Navalny phải chết vì ông là “biểu tượng cho một nước Nga tự do và dân chủ,” ngụ ý rằng ông đã bị mưu sát.

Chính trị gia phản chiến Nga Boris Nadezhdin bình luận rằng Navalny “là một trong những người tài năng và dũng cảm nhất nước Nga.”


 

Đường vượt biên vào- Mỹ hôm nay của người Việt-Tuấn Khanh

Ba’o Tieng Dan

Tuấn Khanh

14-1-2024

Trong một bản tin của Đài RFA vào đầu tháng Một năm 2024, cho biết, người Việt đang có mặt ở Canada và nhiều quốc gia Trung Mỹ để tìm cách vượt biên giới, nhập cư lậu vào Mỹ. Trong một đoạn video ngắn của một trong những người tham gia đi lậu, xuyên qua hàng rào biên giới để đến với giấc mơ Mỹ post trên facebook, có vài người thoáng qua trước ống kính, cho thấy passport đeo trước ngực là của Việt Nam.

Như vậy là sau 50 năm được gọi là thống nhất đất nước, người Việt đã tạo ra nhiều con đường để đi khỏi đất nước, tìm đến một vùng đất mới trong nhiều thân phận như du lịch, lao động, du học… và nay thì có cả vượt biên bằng đường bộ vào Mỹ, qua biên giới Mexico, Nicaragua, Canada…

Ai đã tạo ra các tuyến đường này, và đã trở thành những hướng dẫn viên “đen” để vạch ra lộ trình đầy mới mẻ này cho số đông người Việt? Một phóng sự mới đây của CNN cho biết, dẫn đầu của ngành công nghiệp bí mật đưa người sang Mỹ, là Trung Quốc, và nhiều người Việt Nam (chủ yếu là phía Bắc) đã tìm và gõ cánh cửa này.

Khác với miền Nam, vốn là nơi cứ vài gia đình là có một người ở nước ngoài, và cũng là nơi có kết nối chặt với nguồn tiền kiều hối giàu có hàng năm, người Việt miền Bắc tìm một con đường đến các nước tư bản phát triển ít nhiều khó khăn hơn, đặc biệt là họ phải bỏ ra những số tiền cho những đường dây buôn người và kết quả rất khó đoán. Mục đích của những người Việt ở miền Bắc là để thay đổi cuộc sống, tương lai, chủ yếu với việc làm ra tiền.

Trong các số liệu nhập cư lậu bằng đường bộ vào Mỹ, CNN ghi nhận, đứng đầu là người Trung Quốc. Các biến động ở Trung Quốc là do người Trung Quốc vay mượn, đánh liều những số tiền dành dụm cả đời, cho một chuyến đi quyết không quay về. Điều khó nghĩ, là những người di dân bất hợp pháp (phần lớn là tuổi trẻ) đang chạy trốn khỏi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là một siêu cường mới nổi. Người Việt Nam xuất hiện trong những đoàn quân đó, cũng từ một quốc gia luôn quảng bá về mình là một quốc gia thăng tiến và đầy hứa hẹn sẽ nằm trong top các cường quốc kinh tế.

Những hình ảnh ghi nhận, cho thấy những nhóm người chia nhau tiến vào các chặng đã hẹn trước, nằm bên kia bờ rào biên giới nước Mỹ. Họ mang theo ba lô, mang theo một ít quần áo dự phòng một ít tiền và điện thoại không quá đắt tiền, để không bị bọn tội phạm hoặc băng đảng cướp trên đường đi đến biên giới. Hầu hết đều kiệt sức vì căng thẳng của hành trình về phía bắc.

Giống như hàng trăm ngàn người xung quanh cũng phải đi bộ hàng tuần để đến được Hoa Kỳ, họ bị thúc đẩy bởi nỗi tuyệt vọng phải trốn thoát và tạo dựng một cuộc sống mới, bất chấp những gì không chắc chắn ở phía bên kia. Hoa Kỳ như một chiếc chén đựng những ước mơ mà họ đã đọc, đã nói với nhau. Vì vậy, phải làm mọi thứ để vào được nước Mỹ rồi thì mới định được phần tiếp theo.

Một người Việt giấu tên, nói anh có người thân đã đi vào Mỹ bằng cách này. Người nhà anh may mắn có hẹn trước với một người đưa đón với giá $1200, ngay khi đặt chân đến biên giới gần San Diego, thì được nhận diện và chở đi ngay. Nhưng không phải nhóm người Trung Quốc nào cũng may mắn tìm được đường dây đưa đón nhanh như vậy.

Đi theo chân một nhóm di dân lậu, phóng viên Yong Xiong cho biết khi vào được đất Mỹ, nhiều nhóm dựng lều, mặc áo hoodie và thêm áo khoác; họ tụ tập quanh đống lửa và chỉ chờ cho đến khi các nhân viên kiểm soát biên giới Hoa Kỳ đi tuần và phát hiện, đưa họ đi xử lý. Với họ, đó là thành công bước đầu, vì họ tin như vậy sẽ là khởi đầu cho cuộc sống của họ ở Mỹ, nhờ vào các chính sách nhân đạo của chính phủ.

Những người Trung Quốc, xen lẫn Miến Điện, Ấn Độ, Việt Nam đi dọc theo biên giời Mexico -Mỹ (Ảnh chụp màn hình từ CNN video)

Dữ liệu của chính phủ cho thấy, trong 11 tháng đầu năm 2023, hơn 31.000 công dân Trung Quốc đã bị cơ quan thực thi pháp luật bắt giữ khi vượt biên trái phép vào Hoa Kỳ từ Mexico – so với mức trung bình khoảng 1.500 người mỗi năm trong thập kỷ trước. Ngoài người Trung Quốc, người ta còn thấy khoảng 400 người Miến Điện, Ấn Độ, Việt Nam… vào danh sách hồi giữa tháng Năm 2023.

Câu hỏi đặt ra, là vì sao Trung Quốc lại dẫn đầu trong các đường dây buôn người đi lậu vào Mỹ? Ba năm phong tỏa và hạn chế vì Covid-19 đã khiến người dân khắp Trung Quốc mất việc làm – và vỡ mộng trước sự kiểm soát ngày càng chặt chẽ của Đảng Cộng sản cầm quyền đối với mọi khía cạnh của cuộc sống dưới thời Tập Cận Bình. Giờ đây, hy vọng rằng hoạt động kinh doanh sẽ phục hồi hoàn toàn sau khi các hạn chế kết thúc một năm trước đã tan biến, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng ghen tị của Trung Quốc đang chững lại.

Một phần khác trong số những người ra đi, là sự nhận thấy những hạn chế đối với đời sống cá nhân ở Trung Quốc, nơi Tập Cận Bình đã giám sát một cuộc đàn áp sâu rộng về tự do ngôn luận, xã hội dân sự và tôn giáo ở đất nước 1,4 tỷ dân này. “Chúng tôi là những người theo đạo Cơ đốc”, một người đàn ông trung niên ăn mặc chỉnh tề trả lời đơn giản khi được hỏi, điều gì đã dẫn anh đến đó – một khu trại trống trải cách nhà hàng ngàn dặm.

Những lời tâm tình này làm chúng ta nhớ đến hàng ngàn người Việt đang tị nạn vất vưởng ở Thái Lan, trong đó có hơn 1000 người các sắc tộc thiểu số khai trong hồ sơ nạp Cao uỷ Nhân quyền, là họ muốn được sống yên ổn với niềm tin tôn giáo của mình. Khoảng 10% những người Việt tỵ nạn ở Thái, là về vấn đề chính trị. Lý do của việc những người Việt ở đây không thể tham gia vào làn sóng di dân lậu đường bộ vào Mỹ, bởi yếu tố đầu tiên là họ không được cấp đủ giấy tờ ở quê nhà, và không đủ tiền cho một hành trình dài như vậy. Hơn nữa, các chuyến đi của họ đều bí mật và cấp bách.

CNN đã phát hiện ra thông tin về một loạt các lựa chọn và gói du lịch được tiếp thị cho những người đến từ Trung Quốc muốn thực hiện chuyến hành trình đến biên giới Mỹ. Với giá từ $9.000 đến $12.000, khách có thể trả tiền cho những kẻ buôn lậu để sắp xếp phương tiện di chuyển cho các phần của hành trình về phía bắc, cũng như một chiếc thuyền và hướng dẫn viên để băng qua rừng nhiệt đới tùy chọn, bao gồm tất cả.

Những người tị nạn chờ các nhân viên biên phòng Mỹ xét hỏi và cho vào trại tị nạn (Ảnh chụp màn hình từ CNN video)

Đối với những người có khả năng chi tiêu nhiều hơn, ít nhất là 20.000 USD, lộ trình sẽ trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ: Trợ giúp xin thị thực nhập cảnh nhiều lần vào Nhật Bản, cho phép nhập cảnh miễn thị thực vào Mexico và vận chuyển đến biên giới.

Hầu hết những người vào Mỹ đều làm giấy xin tị nạn chính trị và tôn giáo, nhưng xác suất thành công đang ngày càng thấp, vì số người nộp đơn mỗi lúc một nhiều. Nhưng đơn tị nạn vì tự do, là một chuyện thực tế – nhiều nhất được nhìn thấy. Một phụ nữ tên Chen nói với Reuters rằng, họ ra đi vì chồng cô bị chính quyền Trung Quốc giam giữ và đánh đập vì anh ta lên tiếng về chính trị và đi nhà thờ.

Năm 2023, Việt Nam cũng chứng kiến nhiều luật sư và trí thức trẻ chạy ra khỏi nước, tị nạn để tìm sự an toàn chính trị cá nhân. Sau khi ra đi, một luật sư nói ông không cảm thấy yên ổn hành nghề trong nước, và bản thân mình có thể bị bắt bất cứ giờ nào.

(Tổng hợp từ CNN, Reuters… và các số liệu của chính phủ Mỹ)


 

Phát hiện di dân Việt Nam trái phép trong một chiếc xe đông lạnh ở Ireland.( 08/01/2024)

*** Phát hiện di dân Việt Nam trái phép trong một chiếc xe đông lạnh ở Ireland.( 08/01/2024)

Mọi người còn nhớ vụ 39 người Việt thiệt mạng trong xe tải đông lạnh từ Bỉ sang Anh cách đây 3 năm (Ngày 23-10-2019), thế mà người Việt vẫn tiếp tục liều mình vượt biên trái phép trên các xe dông lạnh qua Anh.

Tại sao ???

Một nhóm di dân vượt biên trái phép từ Pháp sang Ireland đã bị phát hiện hôm 08/01/2024 trong một chiếc xe đông lạnh ở cảng Rosslare, đông nam đất nước. Nhóm này chủ yếu là những người gốc Kurdistan và Việt Nam.

– 9 đàn ông, 3 phụ nữ và 2 trẻ em, tổng cộng 14 người được tìm thấy bình an vô sự.

Trước tiên, cảnh sát Anh đã được báo bằng một cuộc gọi cầu cứu trong tuyệt vọng của một trong số người này, trong khi họ vẫn đang trốn trong chiếc xe tải, được vận chuyển bằng phà đi tới Ireland.

Khi phà cập cảng Rosslare, rất nhiều xe cứu thương đã có mặt tại chỗ. Nhân viên y tế lo ngại một số người trong xe tải đông lạnh bị hạ thân nhiệt, có nguy cơ mất nước hoặc thậm chí ngạt thở, nhưng dường như tất cả đều khỏe mạnh.

Theo cảnh sát, cuộc điều tra đang được tiến hành : trong xe tải chủ yếu là những người gốc Kurdistan và Việt Nam.

Thủ tướng Ireland Leo Varadkar thở phào nhẹ nhõm vì sự kiện này không trở thành một bi kịch và ông cho biết đơn xin tị nạn của họ sẽ được xử lý nhanh nhất có thể.

TL RFI.

https://www.rfi.fr/…/20240110-ph%C3%A1t-hi%E1%BB%87n-di…


 

Bài học từ vụ giải thoát 379 người khi cháy máy bay tại sân bay Haneda

Báo Tiếng Dân

Kim Văn Chính

3-1-2023

  1. Vụ máy bay Nhật hạ cánh va vào nhau gây cháy cả hai máy bay hôm qua là vụ tai nạn rất hi hữu ở Nhật Bản. Hồ sơ vụ tai nạn sau này sẽ được công bố. Tuy nhiên, việc toàn bộ 379 hành khách và phi hành đoàn sơ tán ra ngoài chiếc máy bay cháy như đuốc cho ta thấy người Nhật đã làm được điều phi thường trong tai nạn.

“90 giây để giải thoát”

Chuyến bay 516 của Japan Airlines bốc cháy khi hạ cánh xuống sân bay Haneda của Tokyo vào tối thứ Ba sau khi va chạm với một máy bay của Lực lượng Tuần duyên Nhật Bản đang trên đường băng để bay tới hỗ trợ thảm họa động đất.

Ảnh: Máy bay của hãng Japan Airlines bốc cháy dữ dội sau vụ va chạm với máy bay của Lực lượng Tuần duyên Nhật. Nguồn: Reuters

Cảnh quay ấn tượng từ bên trong máy bay cho thấy, khói tràn ngập khoang hành khách, kể cả khi hành khách sơ tán, và video trên mạng tin tức cho thấy hành khách lao xuống hai cầu trượt bơm hơi và chạy khỏi máy bay khi ngọn lửa nhấn chìm phần động cơ.

Ngay sau đó, chiếc máy bay đã bị lửa thiêu rụi, bất chấp nỗ lực của lực lượng cứu hỏa để dập tắt ngọn lửa.

Chuyên gia Braithwaite cho biết, theo các quy tắc an toàn, các nhà thiết kế máy bay phải thỏa mãn điều: Là một chiếc máy bay có thể được sơ tán chỉ trong 90 giây và chỉ có 50% lối thoát hiểm nếu xảy ra tai nạn. Điều này đúng 100% đối với tai nạn hôm qua.

Tuy nhiên, ông nói, điều này dễ bị phá hỏng do sự hoảng loạn bao trùm máy bay sau một sự cố như hôm qua. Những hành khách dễ bị tổn thương, như trẻ em và người già, cần thêm thời gian để ra được đến nơi an toàn.

Ông nhận xét về quy tắc 90 giây: “Hãy nhớ rằng những bài kiểm tra như vậy không diễn ra trong môi trường căng thẳng cao độ (như vụ tai nạn hôm nay)”.

Ông cho biết, trong hoàn cảnh đó, thành tích sơ tán hành khách của phi hành đoàn trên máy bay Nhật thật là rất ấn tượng, không có trường hợp tử vong nào được ghi nhận và chỉ có 17 hành khách bị thương nhẹ.

Chuyên gia an ninh hàng không Jeffrey Price gọi việc mọi người trên chuyến bay của Japan Airlines đều được sơ tán an toàn là một “phép màu”.

Price, giáo sư hàng không tại Đại học bang Colorado, cho biết: “Nó không chỉ nói lên hành động phi thường của phi hành đoàn, mà còn của chính hành khách khi có thể nhiều người ra khỏi máy bay một cách nhanh chóng trước khi nó hoàn toàn chìm trong biển lửa”.

Ông nói: “Điều kỳ diệu hơn nữa là các hành khách vẫn giữ bình tĩnh và không hoảng sợ, nếu hoảng loạn, tất yếu dẫn đến thêm hỗn loạn và nhiều thiệt hại về nhân mạng”.

Price cho biết, mặc dù có các đơn vị cứu hộ và chữa cháy máy bay tại các sân bay nhưng có thể mất tới ba phút hoặc hơn, trước khi lực lượng ứng cứu khẩn cấp có mặt tại hiện trường.

Ông nói: “Mất khoảng 90 giây để ngọn lửa cháy xuyên qua thân máy bay. Dựa trên những con số đó, hành khách và phi hành đoàn gần như phải tự mình xử lý trong khoảng từ một đến hơn hai phút đầu tiên trong trường hợp khẩn cấp trước khi có sự trợ giúp”.

Price nói thêm: “Đây là một ví dụ về việc sơ tán tai nạn đã diễn ra tốt đẹp”.

Braithwaite cho biết Japan Airlines từ lâu đã có cách tiếp cận “tuyệt vời” về an toàn của hành khách. Ông giải thích: “Sự cống hiến của họ trong việc cải thiện sự an toàn đã ăn sâu vào tổ chức và họ có văn hóa rất mạnh mẽ trong việc tuân thủ các quy trình vận hành tiêu chuẩn”.

  1. Trải nghiệm cá nhân:

– Tôi cũng đã nhiều lần đi máy bay Nhật và hạ, cất cánh ở chính sân bay Haneda.

An toàn của hãng hàng không Nhật và văn hóa người Nhật rất khác. Ví dụ, đôi lần tôi được xếp ngồi ở ghế cạnh cửa thoát hiểm (những lần đó thường là tôi đi du lịch một mình). Chỗ ngồi đó rất rộng rãi vì phía trước ghế có cả 2 khoảng không rất rộng để duỗi chân…

Lần nào cũng vậy, tiếp viên đều đến hỏi tôi đã biết cách mở cửa thoát hiểm khi có sự cố chưa? Và họ hướng dẫn một lần nữa về cách mở cửa thoát hiểm.

Chưa hết, ngồi vị trí đó, mọi vật dụng cá nhân của mình không được để bất cứ thứ gì ở dưới chân, dù đó là túi xách nhỏ, giày hay máy ảnh… Tất cả các đồ cá nhân của mình được ưu tiên để trên khoang đồ phía trên…

Những chi tiết như vậy tôi chỉ thấy ở hãng Nhật…

– Văn hóa xếp hàng, nhường nhịn nhau và trật tự thì người Nhật nhất thế giới rồi. Xem video quay từ trong khoang hành khách hôm qua, tôi thấy hành khách Nhật họ rất trật tự, ngồi thấp sát sàn, không hoảng loạn kêu gào, không chen lấn thoát thân (kiểu phi thân qua cửa sổ như người Việt), rất trật tự trong khi chịu tai nạn và thoát ra khỏi máy bay.

  1. Kết luận:

– Văn hóa của người Nhật đã giúp họ làm nên điều kỳ diệu hôm qua: Toàn bộ 379 hành khách và phi hành đoàn đã được giải thoát an toàn…

– Người Việt cần học người Nhật…


 

Nhật Bản hứng chịu 155 trận động đất trong 24h qua

 Khanh Pham

ĐAU THƯƠNG : Nhật Bản hứng chịu 155 trận động đất trong 24h qua, hàng chục người đã người thiệt mạng những ngày đầu năm mới..

Nhật Bản đang chạy đua với thời gian để giải cứu những nạn nhân có thể còn sống sót và bị mắc kẹt dưới đống đổ nát vì trận động đất dữ dội ngày đầu năm mới.

Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, nhiều đợt sóng thần cũng đã ập đến và dự kiến sẽ có những đợt sóng lớn hơn. Cơ quan này cũng cảnh báo, những cơn rung lắc mạnh hơn có thể xuất hiện trong những ngày tới.

Tết dương đối với người Nhật là ngày tết lớn nhất trong năm nhưng giờ tivi chỉ toàn thời sự về trận động đất, hàng trăm nghìn người đang đi lánh nạn, 30.000 hộ bị cắt điện, tàu dừng, đường xá nứt vỡ rung lắc khiến toàn thành phố sụp đổ..


 

Chủ tịch nước Việt Nam mời Giáo hoàng La Mã đến thăm

RFA

2023.12.18

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng đã có lời mời Giáo hoàng Phan xi cô của Hội thánh Công giáo La Mã đến thăm Việt Nam.

Báo điện tử Chính phủ

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng đã có lời mời Giáo hoàng Phan xi cô của Hội thánh Công giáo La Mã đến thăm Việt Nam.

Cơ quan thông tấn Công giáo tại Châu Á UCAN loan tin trong tuần qua. Theo đó đích thân ông chủ tịch nước Việt Nam báo tin vừa nêu vào ngày 14/12 khi ông dẫn đầu phái đoàn đến thăm các vị lãnh đạo Công giáo Việt Nam tại Tổng giáo phận Huế nhân dịp lễ Mừng Chúa Giáng sinh năm nay.

Phái đoàn của ông Võ Văn Thưởng đến tại Tòa Tổng Giám mục Huế có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng và Phó Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Nguyễn Tiến Tường.

Tại cuộc viếng thăm, ông Võ Văn Thưởng nói với Tổng Giám mục Nguyễn Chí Linh và những người hiện diện rằng bản thân ông Chủ tịch nước Việt Nam đã có thư mời Giáo hoàng Phan Xi Cô “đến thăm và chứng kiến những phát triển về kinh tế- xã hội cũng như đời sống đạo tại đất nước Việt Nam”.

Ông Chủ tịch nước Việt Nam còn nói thêm ông chia sẻ mong muốn được đón tiếp Giáo hoàng của bảy triệu tín đồ Công giáo La Mã tại Việt Nam.

Vào ngày 27/7 vừa qua, ông Võ Văn Thưởng có chuyến thăm đến Vatican. Dịp đó ông và Hồng y Quốc vụ khanh Tòa thánh Pietro Parolin ký thỏa thuận cho phép Vatican đặt một vị đại diện thường trú và mở văn phòng tại Việt Nam.


 

BÓNG ĐÊM ĐANG CHÙM XUỐNG

Trần Quốc Kim

BÓNG ĐÊM ĐANG CHÙM XUỐNG

Các thành phố ma của Trung Quốc. Chơi cho hoành tráng vào, đến khi sập vốn, vỡ bất động sản cũng hoành tráng luôn.

Dù tập có được bắn 21 phát đại bác ở búi tre luồn lún phún hay được tiếp đãi chính thức tại nước cờ hoa, kinh tế của nhà tập đang xất bất xang bang. Mô hình quản trị độc tài, lừa bẫy đang tới đoạn cùng đường, vì không tận dụng phát huy được khả năng sáng tạo của người dân, không có cơ chế an toàn là các tiếng nói đối lập xăm xoi, phê bình, đưa ra sáng kiến điều chỉnh các đường lối, chính sách sai lệch.

Áp đặt cưỡng ép không thể là mô hình quản trị dài hạn. Áp đặt chỉ nên dùng trong những giai đoạn ngắn để khoanh vùng, thu hẹp hậu quả trong 1 hoàn cảnh cấp bách, như những tuần đầu tháng đầu của dịch Covid.

Áp đặt cưỡng ép dài hạn, vĩnh viễn luôn triệt tiêu sinh lực. Đúng trong cả quản trị xã hội, cả quản lý tập thể, cả giáo dục trẻ nhỏ, thanh niên.


 

4 bộ trưởng Nhật từ chức vì vụ gây quỹ mang tai tiếng

Ba’o Nguoi-Viet

December 14, 2023

TOKYO, Nhật (NV) – Hôm Thứ Năm, 14 Tháng Mười Hai, bốn bộ trưởng trong nội các chính phủ Nhật đã từ chức sau những vụ gây quỹ đầy tai tiếng. Hơn 500 triệu đồng yên, tương đương $3.4 triệu, đã chui tọt và quỹ đen của các vị bộ trưởng này sau năm năm trời lơ lửng cho tới năm 2022, Đài BBC loan tin.

Công tố viện Tokyo đã mở cuộc điều tra tham nhũng liên quan tới vụ này, tờ báo tài chánh Nikkei cho hay.

Đây là đòn mới nhất giáng vào chính phủ đang mất điểm của Thủ Tướng Nhật Fumio Kishida, với tỷ lệ chấp thuận của người dân giảm sút. Tỷ lệ ủng hộ đảng cầm quyền Dân Chủ Tự Do, chấp chính từ năm 1955 đến nay, đã tụt xuống dưới mức 30% lần đầu tiên kể từ năm 2012, cuộc thăm dò của thông tấn xã NHK cho biết hôm Thứ Ba.

TOKYO, JAPAN – DECEMBER 14: Japan’s Prime Minister Fumio Kishida (C) arrives at the prime minister’s official residence on December 14, 2023 in Tokyo, Japan. Kishida replaced four Cabinet members implicated in a political fundraising scandal. (Photo by Tomohiro Ohsumi/Getty Images)

Thủ Tướng Nhật Fumio Kishida (giữa) vừa thay thế 4 bộ trưởng liên quan tới vu gây quỹ tai tiếng hôm 14 Tháng Mười Hai, 2023 ở Tokyo, Nhật Bản (Hình: Tomohiro Ohsumi/Getty Images)

Đổng Lý Văn Phòng Phủ Thủ Tướng kiêm phát ngôn viên chính phủ Hirokazu Matsumo, cánh tay mặt của  Thủ Tướng Kishida, là nhân vật tai tiếng nhất trong bốn vị bộ trưởng nói trên. Bộ Trưởng Kinh Tế và Kỹ Nghệ Yasutoshi Nishimura, Bộ Trưởng Nội Vụ Junji Suzuki và Bộ Trưởng Nông Nghiệp Ichiro Miyashita cũng đã rời chức vụ vào hôm Thứ Năm. Thêm vào đó, năm vị phụ tá bộ trưởng và một phụ tá bộ trưởng bên cạnh Quốc Hội, từng phục vụ dưới thời cố Thủ Tướng Shinzo Abe, cũng từ chức.

Những lời tố cáo dẫn tới vụ từ chức gần như tập thể này cho thấy vẫn còn một số tiền gây quỹ khác được đưa vào quỹ đen của các thành viên nội các Kishida nhưng, cho tới nay, vẫn chưa được phanh phui. (TTHN)