Thời đại rực rỡ-Võ Xuân Sơn

Ba’o Tieng Dan

Võ Xuân Sơn

26-3-2024

Đi mua đồ ở Coopmart. Trên đường bước vô cổng của siêu thị, hai cô cậu cỡ khoảng hơn 20 tuổi kè hai bên. Bạn nam: “Cô chú ghé vô gian hàng của con đi. Con cần cô chú ghé để con có lương”. Bạn nữ: “Cô chú vô đi. Tụi con cần có tiền để đi học”.

Nếu bạn không ghé, bạn là người vô lương tâm. Vì bạn mà các cháu không có lương. Nếu bạn ghé, thì đương nhiên sẽ phải cung cấp tên, số điện thoại, thậm chí là cả kê khai thu nhập. Và sau đó thì số cuộc gọi lừa đảo hàng ngày tăng thêm ít cuộc.

Mà không chỉ lừa đảo. Khi không lừa được, chúng chửi rất mắt dậy. Đ*t mẹ, đầu bu*i… và rất nhiều ngôn từ đặc trưng vùng miền sẽ xuyên vô tai bạn. Mà nhiều khi những kẻ đang xối xả đ*t mẹ, đầu bu*i… vào tai bạn, là những kẻ vừa mới năn nỉ để được có lương.

Đứng chờ tính tiền, sắp đến lượt. Một anh chàng chen qua, để 2 chai nước lên trước trên bàn tính tiền. Xong rồi anh ta nói trỏng: “Cháu nó đòi uống ngay”. Tôi không đồng ý. Cháu bé khá hiếu động nên tôi để ý nãy giờ. Tôi thấy cháu chạy chơi, thậm chí nó còn chẳng để ý đến việc cha nó lấy mấy chai nước. Một nhân viên bảo vệ thấy tôi không đồng ý, liền mời anh kia qua một quầy thu tiền trống, rồi kêu một cô thu ngân qua đó tính tiền ngay.

Tôi hiện nguyên hình là ông già khó tính, không biết nhường nhịn một đứa con nít. Khi cô thu ngân tính tiền xong, anh bảo vệ gọi cháu bé: “Con ra uống nước đi con”. Bé trả lời: “Con không uống, con muốn chơi”. Ông bố la lớn: “Mày vừa đòi uống xong mà bây giờ lại không uống”.

Đi mua đồ. Bên bán không có ngay, nên hẹn khi có sẽ chuyển lên Đà Lạt. Buổi sáng báo đã có đủ hàng, hỏi có chuyển Thành Bưởi được không. Trả lời OK. Đến chiều, nhắn cái toa vào zalo của bà xã (tôi không xài zalo), xong rồi nhắn SMS cho tôi là hàng đã xong hết, yêu cầu tôi chuyển nốt số tiền còn lại (đã đặt cọc hơn 50%).

Tôi đang mổ nên không xem, không biết. Về đến nhà, xem zalo của bà xã mới thấy, bà xã hỏi: “Anh chụp giấy biên nhận gửi hàng của nhà xe gửi cho tôi nhé”, shop trả lời: “Chưa nhận CK”. Đối chiếu thời gian, thì sau khi nhắn cho bà xã “Chưa nhận CK”, 30 phút sau nhắn SMS cho tôi, là hàng đã xong hết, rồi yêu cầu tôi chuyển tiền. Và 2 giờ sau đó, nhắn tiếp một tin SMS cho tôi, rằng màu kem tôi đặt không có, chịu khó lấy màu cà phê.

Chuyện đó xảy ra giữa Sài Gòn, nơi buôn bán phần nhiều dựa trên uy tín. Mà ông bán hàng có vẻ là người Hoa, là những người thường rất uy tín trong buôn bán.

Đúng là thời đại rực rỡ, chuyện gì cũng có thể.


 

Khủng hoảng nhân sự ở thượng tầng, nhân vật nào sẽ ngồi ghế Chủ tịch nước?

Ba’o Tieng Dan

Nông Văn Tiềm

25-3-2024

Kịch bản phù hợp nhất khi tướng Phan Văn Giang ngồi ghế Chủ tịch nước, thay Võ Văn Thưởng; Nguyễn Tân Cương nắm Bộ trưởng Quốc phòng thay Giang; Trần Cẩm Tú ngồi ghế bà Mai (nếu bà cáo quan, hồi hương). Bùi Thị Minh Hoài sẽ cầm trịch Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Lê Minh Khái sẽ nắm Trưởng Ban Kinh tế.

Ghế chủ tịch nước Cộng hoà XHCN Việt Nam hiện đang bị bỏ trống. Trong khi chờ Bộ Chính trị chuẩn thuận một nhân vật chính thức lên thay ông Võ Văn Thưởng, hiện bà Võ Thị Ánh Xuân đang ngồi tạm ghế này kể từ ngày 21-3-2024. Đây là lần thứ hai bà Xuân ngồi tạm ghế Chủ tịch nước, nhưng bà Xuân sẽ không bao giờ được ngồi ghế này chính thức, bởi bà không ở trong Bộ Chính trị.

Khủng hoảng nhân sự

Lịch sử đảng cộng sản từ sau năm 1975 đến nay, chưa bao giờ bị khủng hoảng nhân sự cấp cao như hiện nay. Chỉ trong khoá 13, số Ủy viên Trung ương bị bỏ tù, kỷ luật, buộc thôi chức… đã chạm con số 20! Trong số bốn Uỷ viên Bộ chính trị bị buộc phải về vườn, có hai người bị phế truất từng giữ chức Chủ Tịch nước.

Đến đây, công cuộc “phòng chống tham nhũng” của ông Trọng đã đi sang hướng khác. Không chỉ dân chúng, mà nhiều đảng viên và lão thành cách mạng đều có chung nhận định: “Lò ông Trọng” đã biến thành nơi thanh trừng, để các phe phái trong đảng tranh giành quyền lực.

Ngày 20-3-2023, Võ Văn Thưởng bị các “đồng chí” của ông ta phế truất y hệt cách mà họ từng làm với người tiền nhiệm của Thưởng là ông Nguyễn Xuân Phúc. Chuyện Võ Văn Thưởng bị phế truất là một sự kiện rúng động, cả trong và ngoài nước. Thế giới cũng bất ngờ với bất ổn chính trị hiếm hoi bị lộ ra từ chốn cung đình cộng sản.

Trước đó, ngày 13-3-2024, Tiểu ban nhân sự đại hội 14 nhóm họp. Mọi người nhìn thấy, Thưởng còn rất vui, thần thái sáng ngời. Thưởng được ông Trọng dìu dắt, đưa lên để tranh vé A1 trong đảng nhiệm kỳ tới. Gió đổi chiều nhanh quá, chỉ ba ngày sau, ngày 16-3, Thưởng bị ép viết đơn “xin thôi các chức vụ”. Ngày 20-3, Thưởng bị tước bỏ sạch trơn quyền lực. Chỉ trong vòng một tuần, mọi thứ quay 180 độ!

Xót xa hơn khi một nguyên thủ quốc gia bị “chém” tới hai lần. Ngày đầu, đảng vung búa “chém” Thưởng một nhát. Dù bị xiểng niểng, đi đứng không vững sau nhát chém đầu của “đồng chí” mình, nhưng hôm sau Thưởng phải chường mặt ra để quốc hội “chém” thêm một nhát nữa, hồn xiêu phách lạc rồi mới được về vườn “làm người tử tế”! Không rõ Thưởng đã tỉnh lại chưa sau hai nhát chém chí mạng này?

***

Về “công cuộc đốt lò”, lâu nay đã có lời ra tiếng vào về chuyện “củi lửa” trong “cái lò” của ông Trọng. Lò càng đốt, củi càng tăng mạnh. Tham nhũng không hề giảm mà nó ngày càng tinh vi hơn. Số tiền quan cướp của dân, của đất nước, không chỉ là “ăn cắp vặt” vài trăm triệu, mà đã lên đến con số trăm tỷ, ngàn tỷ… Chỉ một quan chức nhỏ như bà Đỗ Thị Nhàn nhưng đã nhận hối lộ trong một vụ án, số tiền 5,2 triệu Mỹ kim, tương đương 130 tỷ đồng! Thử hỏi, các quan chức lớn hơn, số tiền mà họ nhận trong nhiều vụ án cộng lại, sẽ là bao nhiêu?!

Những lo lắng của các nguyên lão về việc các phe nhóm trong đảng sẽ tận dụng chiến dịch “đốt lò” để tiêu diệt, hạ bệ nhau, nay đã rõ mười mươi. Đáng chú ý, khủng hoảng nhân sự cấp cao đã làm cho ông Nguyễn Phú Trọng đang rơi vào tình trạng không kiểm soát được tình hình. Nội bộ đảng đang rối bời, xa hẳn tầm nắm của ông Trọng, một người ở tuổi gần đất xa trời, đi đứng không vững, bệnh tật đầy người, có thể ra đi bất cứ lúc nào.

Gần hai năm qua, kể từ ngày Nguyễn Thanh Long bị bắt giam, Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khoẻ Trung ương – một ban quan trọng của đảng – không có trưởng ban.

Lê Đức Thọ bị bắt giam, suốt ba tháng qua, tỉnh Bến Tre không có bí thư.

Gần hai tháng kể từ lúc Trần Tuấn Anh bị buộc phải thôi chức, Ban Kinh tế Trung ương không có trưởng ban.

Năm 2013, khi đề nghị tái lập Ban Kinh tế Trung ương, trong cương vị tổng bí thư, ông Trọng cho rằng, đây là ban cực kỳ quan trọng, nên cơ cấu trưởng ban phải là Uỷ viên Bộ Chính trị.

Cấp trưởng Trần Tuấn Anh mất chức, cấp phó Nguyễn Thành Phong cũng ra khỏi Uỷ viên Trung ương về “đuổi gà”, đến nay Phó Trưởng ban phụ trách Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng lại chưa là Uỷ viên Trung ương. (Hưng là con trai cựu Phó chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn Yểu, chị gái Hưng là Nguyễn Thị Phương Hoa, thứ trưởng bộ Tài nguyên – Môi trường).

***

Thượng tầng hiện đang đánh nhau “một mất một còn”. Họ đánh nhau kinh hoàng đến nỗi, bà Trương Thị Mai, nữ ủy viên Bộ Chính trị duy nhất trong số 14 vị, đe doạ sẽ nghỉ việc. Bà Mai nói: “Các anh suốt ngày cứ bắt bớ, triệt hạ lẫn nhau, ném cả cán bộ lẫn doanh nhân vào tù hết, thì cái kết sẽ đi đến đâu?”. Bà Mai cũng thẳng thừng từ chối khi có Uỷ viên Bộ Chính trị ngỏ ý: “Chị Mai nên nhận ghế chủ tịch nước”.

Những người trong Đảng bàn tán rằng, Nguyễn Phú Trọng đã đưa mọi việc vượt quá giới hạn. Ông Trọng trao “thượng phương bảo kiếm” cho Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương và Bộ Công an, nhưng không có chế tài để kiểm soát quyền lực.

Việc bắt Uỷ viên Trung ương trước rồi mới đình chỉ sinh hoạt đảng hoặc khai khừ sau, là trái với điều lệ đảng. Tương tự, việc bắt đại biểu quốc hội trước, rồi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội mới “tạm dừng hoạt động đại biểu”, là xem thường Hiến pháp. Cả Ban Chấp hành Trung ương và Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất, đang bị rẻ rúng; bị chế giễu là bù nhìn; phải làm những việc đã được quyết định rồi, chứ thực ra không có quyền hành gì.

Quay trở lại khoảng trống quyền lực đang bị thách thức, nhân vật cấp cao nào trong đảng sẽ ngồi ghế chủ tịch nước? Sau đây là các phương án:

  1. Phương án Tô Lâm

Tô Lâm hiện là ứng viên sáng giá nhất cho ghế Chủ tịch nước. Nếu được vào “tứ trụ”, Tô Lâm sẽ nghiễm nhiên nhận được “kim bài” miễn hồi tố, cùng sự bảo đảm bình yên cho gia đình. Một nhân vật có quá nhiều kẻ thù như Tô Lâm, được ngồi ghế A2, mới tìm kiếm được an toàn trong tương lai.

Tô Lâm vốn “nắm được thóp” các Uỷ viên Bộ Chính trị, điểm danh các Uỷ viên Trung ương chỉ như “con tin”, nên ngồi vị trí A2 xem như đã đặt một chân vào “nhân sự đặc biệt” khoá 14 để tranh ghế A1 – Tổng bí thư, trong đại hội 14.

Hai đệ tử ruột của Tô Lâm là thứ trưởng Lương Tam Quang, thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra và thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc, thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra. Hàng trăm cán bộ cấp tướng, tá quê Hưng Yên đang được Tô Lâm cơ cấu cứng ở các Cục, Vụ của Bộ Công an. Tất cả những người này, cùng với số sĩ quan Tô Lâm rải đi biệt phái “nằm vùng” trong Chính phủ và các cơ quan đầu não của đảng, nắm chủ chốt hầu hết các Sở Công an tỉnh thành cả nước, sẽ làm “lá chắn thép”, trung thành, bảo vệ cho họ Tô, bất kể bộ trưởng Bộ Công an kế nhiệm là ai.

Ảnh: TBT Nguyễn Phú Trọng chụp với bộ trưởng BCA Tô Lâm. Nguồn: Báo CAND

  1. Phương án Phan Văn Giang

Phan Văn Giang chưa đủ tiêu chuẩn “trọn một nhiệm kỳ trong Bộ Chính trị”. Nhưng không sao, quy định 214 QĐ/TW vẫn thòng một câu “Trường hợp đặc biệt, Bộ Chính trị sẽ quyết định”.

Sắp tới, Nguyễn Phú Trọng sẽ phải triệu tập Hội nghị trung ương 9 để bầu bổ sung ít nhất ba Uỷ viên Bộ Chính trị, đến từ các ủy viên chính thức nổi trội, sau đó bổ sung vài Uỷ viên chính thức từ nguồn Ủy viên Dự khuyết Trung ương. Ba gương mặt có thể bổ sung Bộ Chính trị lần này là Bùi Thị Minh Hoài (Trưởng ban Dân vận Trung ương), Lê Minh Khái (Phó Thủ tướng Chính phủ) và tướng Nguyễn Tân Cương (Tổng Tham mưu trưởng Quân đội).

Kịch bản phù hợp nhất khi tướng Phan Văn Giang ngồi ghế Chủ tịch nước, thay Võ Văn Thưởng; Nguyễn Tân Cương nắm Bộ trưởng Quốc phòng thay Giang; Trần Cẩm Tú ngồi ghế bà Mai (nếu bà cáo quan, hồi hương). Bùi Thị Minh Hoài sẽ cầm trịch Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Lê Minh Khái sẽ nắm Trưởng Ban Kinh tế. Được biết, Khái là nhân vật được quy hoạch ghế thủ tướng cho nhiệm kỳ 2026-2031.

TBT Nguyễn Phú Trọng với Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang. Nguồn: Báo Tài chính VN

  1. Phương án Vương Đình Huệ

Họ Vương được Nguyễn Phú Trọng ưu ái, quy hoạch vị trí A1, thay thế khi ông Trọng rút lui. Nếu Vương Đình Huệ qua A2 lúc này, tình thế sẽ nguy hiểm. Khi quân bài của ông Trọng lật ngửa, Huệ cầm chắc suất “nhân sự đặc biệt” khoá sau, sẽ là bia ngắm bắn của các phe khác trong đảng.

Còn hai năm nữa mới tới đại hội 14, ai dám chắc Huệ không bị phế truất nửa chừng, với trọng tội “đạo đức và lối sống”, “tham vọng quyền lực” hay “có vấn đề về lập trường”…

Trường hợp ông Huệ ngồi ghế chủ tịch nước, bà Mai phải được điều sang Quốc hội, Trần Cẩm Tú sẽ điền vào chỗ bà Mai. Bùi Thị Minh Hoài sẽ trở thành nhân vật nữ thứ hai (sau bà Nguyễn Thị Xuân Mỹ), ngồi ghế Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.

TBT Nguyễn Phú Trọng với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Nguồn: TTXVN

Tô đại tướng sẽ ra sao nếu trượt ghế A2?

Nếu phương án Phan Văn Giang hoặc Vương Đình Huệ được thực thi, xem như đây là canh bạc tồi đối với Tô Lâm. Khi ấy, cánh cửa đi tiếp của họ Tô sẽ bị khép lại, Tô Lâm sẽ về vườn vào cuối khóa này. Cả hai đàn em của Tô Lâm là Lương Tam Quang và Nguyễn Duy Ngọc cũng sẽ phải về vườn, vì chưa có chính trị gia nào vào Bộ Chính trị lần đầu bằng “vé vớt” lần hai. Kết cục, vai trò “Hưng Yên hoá” Bộ Công an của Tô Lâm sẽ chấm hết.

Thời gian không còn nhiều, chỉ còn hơn hai tuần cho các phe toan tính để chọn nước cờ nào mà đi. Bộ Chính trị sẽ nhóm họp để chốt nhân sự, giới thiệu cho quốc hội bầu tân chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026. Thoả hiệp để quân bình cán cân quyền lực, hay “đánh nhau” để phân chia ngôi thứ trong đảng?

Có lẽ lúc này, ngay cả bản thân ông Nguyễn Phú Trọng cũng chưa chắc tìm được câu trả lời!


 

Ai sẽ thay ông Thưởng trong chức Chủ Tịch Nước

Theo đài Á Châu Tự Do

Cuộc đua chức Tổng bí thư ra sao khi ông Võ Văn Thưởng rời ghế Chủ tịch nước?Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại buổi tiệc tiếp Tổng thống Hoa Kỳ ngày 11/9/2023

Nhậm chức Chủ tịch nước ở tuổi 52 với lý lịch làm việc bên ngạch Đảng ấn tượng, ông Võ Văn Thưởng từng được kỳ vọng sẽ là ứng cử viên nặng ký thay thế ông Nguyễn Phú Trọng ở chức vụ Tổng bí thư.

Thế nhưng, chỉ sau 1 năm 19 ngày, đường quan lộ những tưởng thênh thang của ông Thưởng bỗng tiêu tan, khi ông nhận quyết định cho thôi mọi chức vụ trong Đảng lẫn nhà nước. Điều duy nhất mà vị chính trị gia này còn lại là chút thể diện khi thay vì bị cách chức, người ta để cho ông được “thôi chức”.

Sự ra đi của ông Võ Văn Thưởng không chỉ khiến chiếc ghế Chủ tịch nước bị bỏ trống, một trong bốn vị trí quyền lực nhất trong nền chính trị Việt Nam thường được biến đến với cái tên “tứ trụ”, mà nó còn khiến cho cuộc đua tranh chức Tổng bí thư, vị trí quyền lực nhất trong hệ thống chính trị Cộng sản, trở nên gay cấn hơn.

Thời điểm ông Thưởng bị mất chức trùng vào thời điểm mà tiểu ban nhân sự của đảng Cộng sản đang chuẩn bị công tác nhân sự cho Đại hội 14, sẽ diễn ra vào đầu năm 2026.

Theo thông lệ, trước khi Đại hội Đảng diễn ra thì khâu bố trí nhân sự cho các chức danh cao cấp nhất, gồm các uỷ viên bộ chính trị, các thành viên tứ trụ – trong đó ghế Tổng bí thư là quan trọng nhất, cần phải được chuẩn bị kỹ càng.

Trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam, việc bầu chọn chức danh Tổng bí thư luôn tiềm ẩn những bất định, mà theo ngôn ngữ dân gian, phải đến phút chót mới biết chiến thắng thuộc về ai. Thế nhưng, để được trở thành ứng viên cho chức danh đảng trưởng, một người cần phải hội tụ những tiêu chuẩn nhất định, trong đó bao gồm việc phải giữ trọn một nhiệm kỳ uỷ viên Bộ chính trị, và từng kinh qua các chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ, trưởng ban, bộ, ngành của trung ương.

Nếu không ngã ngựa thì Võ Văn Thưởng đương nhiên sẽ là một ứng viên cho chức danh Tổng bí thư, bởi ông ta hội tụ đầy đủ mọi tiêu chuẩn do Đảng đề ra.

Từ việc đã từng nắm giữ chức Bí thư tỉnh uỷ Quảng Ngãi, đến phó Bí thư thành uỷ Tp. HCM, cho đến chức Trưởng ban Tuyên giáo trung ương, và Chủ tịch nước, cộng với việc đã là thành viên bộ chính trị hơn một nhiệm kỳ.

Do vậy, sự ra đi của vị chính trị gia quê Vĩnh Long đã dấy lên nghi vấn về một cuộc cạnh tranh quyền lực giữa những “tay đua” muốn trở thành người kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng, vì dù sao, bớt đi một đối thủ ở thời điểm quan trọng này thì vẫn tốt hơn.

Câu hỏi đặt ra ở đây là ai được lợi từ cú ngã của ông Võ Văn Thưởng? 

Để trả lời câu hỏi này thì cần phải xét xem những ai đang là ứng viên tiềm tàng cho chức danh Tổng bí thư ở Đại hội 14 tới đây.

Theo giáo sư Johnathan London, chuyên gia nghiên cứu chính trị Việt Nam, thì với việc ông Thưởng bị loại, cuộc đua chức Tổng bí thư giờ đây sẽ là cuộc đua song mã: 

Tuy rất khó để nhận định ai hưởng lợi nhiều nhất (từ việc ông Thưởng rớt đài), nhưng việc này tạo ra một cuộc cạnh tranh gay cấn giữa đương kim Thủ tướng Phạm Minh Chính – người thuộc bên chính phủ và có chuyên môn về phát triển kinh tế, với người đứng đầu lực lượng Công an, Tô Lâm, cả hai giờ đây là các ứng viên tiềm năng nhất cho vị trí lãnh đạo Đảng.”

Và giữa hai người này, mọi sự chú ý đổ dồn về ông Tô Lâm, người được cho là có động cơ lẫn năng lực để loại bỏ ông Võ Văn Thưởng. 

Trao đổi với đài Á châu Tự do, tiến sĩ Lê Minh Nguyên – cựu chủ tịch đảng Tân Đại Việt, cho biết nhận định của ông:

“Ông Tô Lâm đã đến tuổi về hưu, nhưng hiện giờ đang có rất nhiều kẻ thù, nên nếu bước ra khỏi chức Bộ trưởng Bộ Công an thì sẽ rất nguy hiểm. Ngoài chức Tổng bí thư ra thì không còn chức danh nào có thể bảo vệ ông ta. Thành ra, con đường an toàn nhất và cũng là tham vọng của ông ta là trở thành Tổng bí thư.” 

Bộ Công an do ông Tô Lâm đứng đầu trong những năm qua đã điều tra hàng loạt vụ án dính dáng đến các quan chức cấp cao ở cả cấp địa phương và trung ương. Dân chúng đã quen thuộc với những thông báo từ tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn của Bộ Công an, mỗi khi có án tham nhũng mới.

Nhận chức Bộ trưởng Bộ Công an từ năm 2016, nếu tiếp tục giữ chức vụ này cho đến Đại hội Đảng năm 2026, thì ông Tô Lâm sẽ hoàn thành hai nhiệm kỳ, cộng với vấn đề tuổi tác (68 tuổi khi đại hội Đảng diễn ra), và sẽ phải về hưu theo thông lệ.

Do vậy, theo luật sư Nguyễn Văn Đài, đây là thời điểm quyết định đối với sự nghiệp chính trị của ông Tô Lâm:

“Ông Tô Lâm sẽ hoàn tất hai nhiệm kỳ trên cương vị Bộ trưởng, và theo quy định bất thành văn trong hệ thống chính trị, không người nào được giữ nhiệm kỳ Bộ trưởng thứ ba, đồng thời ở lứa tuổi của ông ấy, vào đầu năm 2026 thì đã quá 68 tuổi, cho nên cũng quá tuổi để ở lại. 

Ngoài Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Công an Tô Lâm, còn Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, cùng với Thường trực Ban bí thư Trương Thị Mai, cũng được coi là những ứng viên tiềm năng cho chức danh Tổng bí thư ở Đại hội 14.

Riêng trường hợp của bà Trương Thị Mai thì yếu tố giới tính có thể sẽ là lực cản để bà trở thành lãnh đạo tối cao của đảng Cộng sản, bởi đảng cầm quyền chưa từng có tiền lệ bầu phụ nữ giữ chức vụ cao nhất.

Còn cá nhân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trong thời gian gần đây đang trở thành tâm điểm của các tin đồn tiêu cực liên quan đến đời sống cá nhân. 

Vấn đề đối với Bộ trưởng Công an Tô Lâm trong trường hợp ông ta thực sự có tham vọng trở thành lãnh đạo tối cao của đảng Cộng sản, đó là việc chưa từng có tiền lệ một vị Bộ trưởng được bầu thẳng lên làm Tổng bí thư.

Các đời tổng bí thư gần đây đều xuất thân từ các vị trí thuộc “tứ trụ” hoặc vị trí Thường trực Ban bí thư.

Do vậy, giới quan sát cho rằng rất có thể ông Tô Lâm sẽ chạy đua vào chức Chủ tịch nước thay thế ông Võ Văn Thưởng, để làm bàn đạp cho chức Tổng bí thư sau đó.

Rất có thể trong những tuần tới đây, khi chức danh Chủ tịch nước được công bố, thì cuộc đua vào chức Tổng bí thư cũng sẽ trở nên rõ ràng hơn, khi các ứng viên lộ diện.

Giáo sư Zachary M. Abuza tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Mỹ (NWC), nói “Hiện nay, theo điều lệ của Đảng, ngoài ông Tô Lâm, chỉ còn ba người có tiềm năng làm Tổng bí thư là Trương Thị Mai, Vương Đình Huệ, Phạm Minh Chính – người hiện nay là Thủ tướng. Vì vậy, tôi nghĩ ông Tô Lâm đang cố gắng loại bỏ từng người một.”

Tôi đoán là ông Tô Lâm sẽ trở thành Chủ tịch nước tiếp theo. Ông ấy sẽ trở thành Chủ tịch nước vì ông ấy thực sự muốn vị trí đó.

Bây giờ, tôi đoán là ông ấy cũng coi đây là một cách để nắm giữ quyền lực trong Bộ Công an. Đừng quên rằng người tiền nhiệm của ông, Trần Đại Quang, cũng từng là Bộ trưởng Bộ Công an. Sau khi ông ấy trở thành Chủ tịch nước, ông vẫn cố gắng điều hành Bộ Công an và duy trì một văn phòng ở đó. 

Vì vậy tôi nghĩ ông Tô Lâm cũng sẽ làm điều gì đó tương tự. Thực tế là, chẳng bao lâu nữa, ông sẽ bị giới hạn nhiệm kỳ Bộ trưởng Bộ Công an (không được quá hai nhiệm kỳ liền). Nếu lên nắm vị trí Chủ tịch nước, ông sẽ có một vị trí vẫn mang lại cho mình ảnh hưởng đối với Bộ. Điều đó sẽ tốt cho ông ấy.

Đó là dự đoán của tôi về việc ai sẽ trở thành Chủ tịch nước.” 

Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu tại Viện ISEAS, Singapore, cho rằng sau khi ông Võ Văn Thưởng từ chức, ông Tô Lâm và bà Trương Thị Mai “trở thành những lựa chọn khả dĩ nhất” cho vị trí Chủ tịch nước vừa bỏ trống.


 

Vi` sao Trương Mỹ Lan phải chết?

Ba’o Dat Viet

March 23, 2024

Trương Mỹ Lan

Đề nghị một cái án cực cao, “tử hình,” cho bà Lan, buộc bà này phải “nôn” tiền ra đổi lấy mạng sống có thể là mục đích mà các quan chức trong cơ quan tố tụng nhắm tới.

Vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm đang diễn ra ở Sài Gòn tràn ngập truyền thông trong nước và hải ngoại cả tháng qua cho đến khi bị vụ lùm xùm “phế truất Chủ Tịch Nước Võ Văn Thưởng” chiếm sóng vài hôm trước. Nhưng những ai theo dõi vụ Trương Mỹ Lan đều không khỏi bất ngờ khi ngày 19 Tháng Ba, bà bị Viện Kiểm Sát đề nghị mức án tử hình về ba tội danh “tham ô tài sản,” “đưa hối lộ,” và “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.”

Báo chí trong nước nói rằng bà Lan ngã quỵ giữa pháp đình khi nghe đại diện Viện Kiểm Sát tuyên bố đanh thép: “Bị cáo Trương Mỹ Lan phạm tội nhiều lần trong thời gian dài, với thủ đoạn tinh vi, phạm tội có tổ chức. Quá trình điều tra và xét xử không thành khẩn, khai báo quanh co, đổ lỗi cho cấp dưới, hành vi phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng không có khả năng thu hồi, nên cần loại bỏ ra khỏi xã hội.”

Về hành vi phạm tội của bà Lan và thiệt hại trầm trọng mà bà và đồng phạm gây ra thì công an điều tra và Viện Kiểm Sát đã thông tin khá chi tiết, với nhiều “kỷ lục” gây choáng váng dư luận. Báo chí cả trong nước và hải ngoại đã loan tin khá đầy đủ, xin phép không nhắc lại ở đây.

Khách quan mà nói, đó mới chỉ là thông tin một chiều từ phía công an điều tra và Viện Kiểm Sát giữ vai trò công tố. Trước tòa, bà Lan liên tục phủ nhận những cáo buộc trong cáo trạng và lời khai của các bị cáo khác. Sự thật như thế nào cần có thêm thời gian mới biết được. Trong hoàn cảnh trắng đen chưa thật minh bạch, cuộc tranh luận trước tòa vẫn đang diễn ra nhiều ngày nữa, việc nêu án tử hình cho bà Trương Mỹ Lan – án tử hình duy nhất bị đề nghị trong vụ án – phải chăng là một hành động vội vàng, bất cận nhân tình hoặc che giấu một thâm ý sâu xa nào đó?

Như chúng tôi trình bày trong một bài trước, vụ án Trương Mỹ Lan chỉ là một trường hợp tiêu biểu cho cái thể chế quái đản của Việt Nam trong đó giới quan chức cao cấp câu kết với giới kinh doanh ma quỷ để trục lợi trên tài nguyên quốc gia và mồ hôi nước mắt của dân chúng. Không có bảo kê của các quan chức cao cấp nhất của thành phố Sài Gòn, của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam thì một người xuất thân bán vải ở Chợ Lớn như bà Trương Mỹ Lan chẳng thể nào chiếm đoạt một số tiền lớn tương đương 5% GDP của quốc gia như vậy, thâu tóm hàng ngàn khu đất vàng ở những vị trí đắc địa nhất, sang trọng nhất trung tâm Sài Gòn như vậy. Quá trình phạm tội của bà Lan kéo dài hàng chục năm, không phải một sớm một chiều, và 10 năm trước bà từng bị kêu tên trong một vụ đại án tham nhũng nhưng không hề hấn gì cả, chứng tỏ số quan chức bảo kê cho bà Lan chắc không ít và phải ở cấp rất cao đầy quyền lực.

Những bàn tay bẩn trong bóng tối đó dân chúng Sài Gòn đều biết, tuy biết chưa đầy đủ và không có bằng chứng vững vàng. Tuy nhiên, những người có chức trách liên quan tới tới lĩnh vực hoạt động của bà không thể không biết. Bây giờ bà Lan ngồi trong nhà đá, hằng ngày phải đi khai cung, là cơ hội quý báu để cơ quan tư pháp tìm hiểu, phanh phui ra những đường dây mafia bảo kê cho bà, lôi ra trước công lý những bộ mặt đen cùng ăn chia với bà trong nhiều năm qua. Cũng có thể đây là dịp phanh phui thủ đoạn thao túng kinh tế Việt Nam của cơ quan tình báo Trung Quốc thông qua bà Lan – một người Việt gốc Hoa – và chồng bà, bị cáo Chu Lập Cơ, doanh nhân người Trung Quốc. “Loại trừ vĩnh viễn” bà Trương Mỹ Lan khỏi xã hội phải chăng là một cách nói, nhân danh công lý, để “giết người diệt khẩu” nhằm tiếp tục che giấu và bảo đảm an toàn cho các “trùm cuối” từ Sài Gòn tới trung ương đã đồng loã hoặc bao che cho hành vi phạm tội của bà?

Một trong những quan chức như vậy bị lộ và phải ra trước vành móng ngựa là bà Đỗ Thị Nhàn, trưởng Cục II thuộc cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng Ngân Hàng Nhà Nước, người đã nhận của bà Trương Mỹ Lan $5.2 triệu để sửa đổi báo cáo thanh tra nhằm giúp cho ngân hàng SCB của bà Lan không bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Viện Kiểm Sát đề nghị mức án cho bà Nhàn là “tù chung thân.” Điều 354 Bộ Luật Hình Sự 2015 của Việt Nam quy định, “người nhận hối lộ, người phạm tội nhận hối lộ sẽ bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu thuộc một trong các trường hợp sau: Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1 tỷ đồng trở lên; Gây thiệt hại về tài sản 5 tỷ đồng trở lên.”

Bà Nhàn đã không bị áp mức hình phạt cao nhất (tử hình) theo Điều 354 Bộ Luật Hình Sự dù số tiền hối lộ mà bà nhận cao gấp trăm lần mức ghi trong điều luật. Và so án tù giữa hai người đàn bà người ta thấy có gì đó không công bằng. Bà Lan gây thiệt hại rất lớn cho nền tài chính quốc gia, nhưng hành vi phạm tội của bà có phần là hậu quả của một thể chế quái đản trong đó đảng CSVN độc quyền tuyệt đối về chính trị và dựng nên một nền kinh tế bè phái chỉ nhằm đục khoét tài nguyên. Bà Lan là thủ phạm nhưng cũng là nạn nhân của thể chế đó. Ngược lay, bà Nhàn là quan chức, người được nhân dân trả lương để thực thi quyền lực nhà nước, lẽ ra phải là người liêm khiết. Hành vi nhận hối lộ để thay trắng đổi đen bất chấp thiệt hại cho đất nước của bà Nhàn kinh tởm hơn nhiều so với tội của bà Lan. Dù chúng tôi phản đối án tử hình, nhưng phải nói trong trường hợp này, người đáng bị tử hình là bà Nhàn chứ không phải bà Lan.

Đằng này Viện Kiểm Sát đề nghị tử hình bà Lan như một biện pháp đe dọa xã hội trong khi nương nhẹ bà Nhàn – cách đối xử bên trọng bên khinh như vậy sẽ chẳng có tác dụng chống tham nhũng làm trong sạch bộ máy chính quyền, như “Tổng” Trọng nhiều lần tuyên bố. Như vậy, hành động này không ngăn chặn phạm tội hay thúc đẩy điều tốt mà có khi lại tác dụng ngược là khuyến khích quan chức ăn hối lộ vì nếu chẳng may bị “vô lò” thì cũng không mất mạng, chỉ ngồi tù một số năm rồi về hưởng thụ đống tài sản kếch xù do tham nhũng mà có.

Điều mà công luận mong mỏi trong vụ án này là bằng mọi cách thu hồi số tiền thiệt hại, thu được bao nhiêu tốt bấy nhiêu, và trả cho người bị mất tiền! Điều mà nhiều người đang lo là đống tài sản khổng lồ của gia tộc bà Trương Mỹ Lan sẽ được dấm dúi chia chác cho đám quan chức chưa bị lộ đang giương cặp mắt hau háu nhìn vào 1,237 bất động sản và nhiều tài sản có giá trị khác của bà ta đã bị cơ quan tố tụng tịch biên và sẽ bị bán trao tay trong các vụ “thanh lý” mù mờ sẽ diễn ra khi phiên tòa này kết thúc. Rốt cuộc, tai họa của người này là cơ hội của kẻ khác và người dân muôn đời vẫn chỉ là những khán giả đứng bên lề và gánh chịu mọi thiệt thòi.

Hành động vội vàng công bố “tử hình” bà Trương Mỹ Lan khi phiên tòa mới diễn ra được một phần tư lịch trình còn là thủ đoạn ra giá để mặc cả của cơ quan tố tụng. Kể từ vụ án “chuyến bay giải cứu” nổi đình nổi đám trước đây, tòa án Việt Nam đang dần biến thành một thứ chợ trời, ở đó người phạm tội có thể “nộp tiền khắc phục hậu quả” để được giảm án. Mức án đôi khi không phụ thuộc vào hành vi phạm tội mà tùy vào số tiền bị cáo bỏ ra để “chạy.”

Dù bị bắt giam, bà Lan và gia tộc của bà vẫn còn cả núi tiền, nhiều bất động sản có giá trị lớn. Mới đây, bà Lan yêu cầu tòa dùng số tiền 1,350 tỷ đồng mà bị cáo Nguyễn Cao Trí và một số người khác trả cho bà “để khắc phục hậu quả cho cháu ruột mình là bị cáo Trương Huệ Vân.”

Đề nghị một cái án cực cao, “tử hình,” cho bà Lan, buộc bà này phải “nôn” tiền ra đổi lấy mạng sống có thể là mục đích mà các quan chức trong cơ quan tố tụng nhắm tới.

Hiếu Chân/Người Việt


 

Quan tham mới là cội rễ sinh ra Vấn Đề

 Chau Trieu

Nếu không có quan tham chống lưng, thì bà Lan nói riêng và các đại gia bất động sản khác nói chung, không thể “tay không bắt giặc”… Giàu nhanh, giàu khủng…

Nghĩa là nếu bà Lan hay bất cứ đại gia bất động sản nào bị cho là có tội trong việc làm ăn bất chính, thì đa phần tội đó nhẹ hơn hoặc bằng tội quan tham, khó có thể nặng hơn. Quan tham mới là cội rễ sinh ra Vấn Đề. Vì nếu quan không tham thì Vấn Đề đã bị triệt tiêu ngay từ lúc mới manh nha…

Và hình như, từ lúc khởi sự đốt lò đến nay chưa thấy quan tham nào bị dựa cột?

Nguyen Khan


 

23 Điều Vô Lý Chỉ Có Ở Việt Nam-Ku Búa

Ở Việt Nam có những thứ và những điều vô cùng vô lý nhưng vì những thứ đó đang ở Việt Nam nên ai cũng cho rằng nó có lý và không có vấn đề gì. Hy vọng nhiều người sẽ nhận ra. Danh sách như sau:

1. Sổ hộ khẩu. Trên thế giới chỉ có 3 nước áp dụng chính sách này, cả 3 nước đều là 3 cường quốc của thế giới, là thiên đường cộng sản. Đó là Việt Nam, Trung Quốc và….Bắc Hàn. Tôi thật sự không hiểu nổi mục đích của cái sổ hộ khẩu là gì, trừ việc làm mồi kiếm ăn cho mấy anh chị Công An. Nếu bạn nào có thế giải thích trong 1 câu “tại sao chúng ta lại có sổ hộ khẩu” tui chết liền. Ở xứ khác khi sinh ra chỉ có giấy khai sinh rồi lớn lên làm cái thẻ, hộ chiếu. Vài nước thì dùng bằng lái xe làm chứng minh. Muốn đi đâu thì đi, nước của mình mà. Tại sao mỗi lần chuyển địa phương là phải đi khai tạm trú, kt3. Mấy cái này là gì tui hiểu tui chết liền.

 

2. Đi mua xe đi đăng ký tên mình phải dùng sổ hộ khẩu vè đăng ký tại nơi thường trú (nơi đăng ký hộ khẩu). Nó vô lý ở chỗ này. Bạn là dân Lạng Sơn chuyển công tác vô làm ở Cà Mau, bạn muốn mua xe máy và đứng tên bạn, lỡ xe có bị trộm thì người ta biết xe đó là của mình. Nhưng ở Việt Nam thì nếu mua ở Cà Mau thì dân Lạng Sơn phải chở xe về Lạng Sơn đăng ký. Có cái nước nào khác trừ Việt Nam làm vậy không? Có ai biết thì nói nha, tại tui khờ lắm, hiểu biết về thế giới bên ngoài Việt Nam kém nữa.

3. Cảnh sát giao thông kiểm tra xe nếu không có đủ giấy tờ sẽ bị giam xe. Tại sao người lái xe phải chứng minh xe đó là của người lái? Sao CSGT không chứng minh điều ngược lại. Phi logic. Còn việc giam xe thì tui chưa biết xứ nào khác làm vậy hết.

4. Thuế “chuyển đổi mục đích sử dụng đất”. Tui chưa biết xứ nào khác có cái thuế quái dị như vậy. Đây là loại thuế làm cản trợ quá trình công nghiệp hóa của đất nước. Bạn là một nông dân có 100 mét vuông đất nông nghiệp. Bạn muốn dùng 50m2 đó để xây cái hang. Bạn phải đi tới Sở Tài Nguyên Môi Trường nộp đơn chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Số tiền đó cộng với bôi trơn đút lót thì gần bằng giá bán thị trường rồi. Thế thì bạn phải bán đi 50 m2 còn lại. Nghĩa là cái thuế này làm mọi thứ liên quan tới đất đai mắc gấp đôi. Một trong những thứ khùng điên nhất.

5. Đi nộp giấy tờ phải đi công chứng rồi phải có con tem xác nhận. Đã vậy còn phải xin xỏ mấy bé mấy *** ** làm hành chính nữa chứ.

6. Đi “xin việc” ở cơ quan nhà nước, công ty quốc doanh và một số công ty tư nhân phải nộp “sơ yếu lý lịch”. Sơ yếu lý lịch yêu cầu bạn phỉ ghi rõ về gia đình và bản thân: Trước và sau 1975 đã và đang làm gì. Tui và gia đình tui làm gì trước sau 1975 thì liên quan gì tới năng lực yêu cầu của công việc?

7. Đi làm tự thiện phải (nộp đơn) “xin phép” Ủy Ban Nhân Dân và Mặt Trận TỔ QUỐC địa phương. Trời ơi, đã đi từ thiện, là bỏ tiền túi mình ra cho người khác, đã vậy còn phải đi xin giấy phép là sao? Độc Lập Tự Do Hành Phúc đâu rồi?

8. Tham gia các giải thể thao ở tỉnh (và vài thành phố) phải có hộ khẩu và sổ tạm trú ở đó. Thể thao Thái Lan đang phát triển với quy vô chinh phục Châu Á. Trong khi đó ở Việt Nam các nhà làm thể thao hỏi “hộ khẩu con đâu?”. Thấy có ngu không?

9. Đi du lịch hoặc ở khách sạn nhà nghỉ phải đưa hộ chiếu hoặc Chứng Minh Thư cho tiếp tân. Ở xứ khác tui chỉ trình cái thẻ Master hoặc Visa. Nếu đưa hộ chiếu thì họ photocopy xong rồi đưa lại chứ không giữ. Tui chưa biết cái xứ nào làm vậy, trừ Việt Nam.

10. Trước giải, buổi, hội hay chương trình gì cũng phải giới thiệu danh sách mấy quan có mặt. Đã vậy danh nghĩa dài dòng lê thê. Có cần phải đọc tên từng người một, chờ từng người một đứng dậy ngồi xuống không. Tui thật sự không hiểu cái logic. Tui chưa bao giờ thấy 1 giải hay trận thể thao nào ở nước ngoài làm vậy.

11. Các trung tâm thể thao trưng khẩu hiệu “rèn luyện thể thao theo giương Bác Hồ vĩ đại”. Sao xứ Mỹ không trưng khẩu hiệu “tập luyện theo gương George Washington vĩ đại”? Bác Hồ hồi đó có tập thể thao mà sao tui không biết ta. Chuột cơ tay đô nữa, giờ tui mới biết.

12. Tất cả các giấy tờ hành chính pháp lý phải có dòng chữ này ở trên “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam – Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc”. Giấy xin phép nghỉ học cũng vậy, giấy báo cáo cũng vậy luôn. Xứ khác có vậy không ta?

13. Đi toilet ở Bến Xe (Miền Đông, Miền Tây, tỉnh, thành phố) mỗi lần phải trả 2,000 VND.

14. Toilet công cộng thường không có giấy vệ sinh. Vậy người ta dùng gì để chùi *** ta? (vì giới phụ nữ khiếu nại nhiều quá nên ngày nay có một số toilet đông đảo người dùng có một bàn trực chuyện bán giấy vệ sinh ).

15. Làm xong cái hội thảo hay chương trình gì lớn chút cũng phải nói : “Cảm ơn các lãnh đạo đã tạo điều kiện.”

16. Quân Đội đi làm kinh tế: Viettel, MB Bank, Xăng Dầu Quân Đội, Binh Đoàn 318 Dầu Khí. Tui thật sự không hiểu. Quân đội gì mà làm kinh tế kinh doanh? Chỉ thấy ở VN

17. Quân Đội tham gia thể thao thành tích chuyên nghiệp. Tui chưa biết quân đội nước nào khác làm vậy.

18. Cảnh Sát Nhân Dân tham gia thể thao thành tích chuyên nghiệp.

19. Quân Đội phong hàm sĩ quan cho vận động viên đạt thành tích. Mặc dù chưa bao giờ qua trường lớp đào tạo sĩ quan, chưa bao giờ có kinh nghiệm cầm súng, chưa bao giờ có kinh nghiệp chiến trường. Hàm sĩ quan vô nghĩa vậy sao? Bạn là cha mẹ thì có cho con mình vô cái quân đội như vậy không? Vận động viên đạt thành tích thể thao thì liên quan gì tới phong hàm sĩ quan quân đội? Tui chưa biết quân đội xứ nào khác làm vậy hết.

20. Đi xin việc làm vô mấy cơ quan nhà nước hay quốc doanh phải lót tiền (ngay cả việc đổ hoặc hốt rác trên đường phố), cả trăm triệu hơn chứ không kém. Có xứ nào khác làm vậy không ta?

21. Đánh thuế kinh doanh trên facebook. Cái này miễn ý kiến.

22. Sinh viên học ĐH hay CD cũng phải học 1.5 năm lý thuyết kinh tế triết học Marx – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. 1.5 năm của cuộc đời mà sinh viên sẽ không lấy lại được

.23. Và cuối cùng, Đảng Cộng Sản đấu tranh hy sinh cả triệu người dân trong cuộc chiến chống Pháp, Mỹ Ngụy vì lý tưởng của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, nhưng cuối cùng lại dùng chủ nghĩa tư bản và kinh tế thị trường để làm giàu. Vậy cả triệu người Việt đã chết làm gì? Cuộc chiến đó có nghĩa gì?

●Ku Búa


 

Tấm lòng của người đàn bà bán ve chai-Truyen ngan

Kim Dao Lam

Fb Hương Nguyễn

Một người đàn bà bán ve chai bước vào quán với bao gạo và chai dầu ăn. Chị mang ơn quán cơm này vì đã cứu chị rất nhiều bữa đói. Chị nghèo khó nhưng không quên ơn, gom góp từng đồng, cuối năm, chị dành mua 1 bao gạo và 1 chai dầu tặng lại quán để có thể giúp thêm những người khốn khó khác”.

Có lẽ đó là một trong những bức ảnh đẹp nhất về chân dung con người, trong hoàn cảnh đảo điên nhuộm nhoạm của xã hội ngày nay. Tôi cứ ngắm mãi khuôn mặt chị, đó là một người đàn bà chắc chắn đã trải qua rất nhiều khó khăn, đói khát. Một khuôn mặt điển hình của những người lao động vất vả ngoài đường.

Vậy mà trong khoảnh khắc ấy, chị thật đẹp. Vẻ đẹp tỏa ra từ bên trong, từ hành động cao cả, nghĩ đến người khác, những người khó khăn hơn mình, nên dù nghèo, chị vẫn gom nhặt từng đồng tiền lẻ để mua bằng được một bao gạo con con, một chai dầu ăn mang đến quán.

Trong cái thời buổi đồng tiền lên ngôi, tình người lạnh lẽo, lối sống ích kỷ lan tràn thì tấm lòng của người đàn bà bán ve chai lại càng đẹp hơn bao giờ hết. Nó cho thấy dù chị nghèo khó thật đấy, nhưng chị giàu có hơn vạn lần người khác, những người chưa một lần chìa tay ra san sẻ cho đồng loại.

Vinh Phan


 

Bắt nóng Ủy Viên Trung ương: Trần chậm hay Tô nhanh?

Ba’o Tieng Dan

Blog RFA

Gió Bấc

21-3-2024

Tính đến nay mới hơn nửa nhiệm kỳ, kể cả Võ Văn Thưởng thì đã có 18 ủy viên trung ương đảng trong đó có đến 4 ủy viên bộ chính trị khóa 13 bị ngã ngựa bằng nhiều hình thức: Cho thôi giữ chức, về hưu theo nguyện vọng; bị kỷ luật cách chức, khai trừ, bị đình chỉ…

Theo độ nóng sát phạt của lò ông Tổng, Ủy viên Trung ương bị bắt giam không còn là chuyện lạ. Thậm chí ở khóa 12, Đinh La Thăng là ủy viên Bộ Chính Trị cũng bị bắt giam, nhiều lần ra tòa lãnh án.

Cụ Tổng và các quan chức tuyên giáo từ trên xuống dưới luôn xoen xoét tự hào: Chống tiêu cực, tham nhũng không có vùng cấm, dù là thành phần tinh hoa được đảng sàng lọc, bồi dưỡng, học tập rèn luyện theo đạo đức Hồ Chí Minh, nhưng khi bị lộ dính vào tham nhũng thì đều xử lý nghiêm.

Tuy nhiên, trong thể chế chính trị mà cán bộ có ba mức: Tín nhiệm, tín nhiệm cao, tín nhiệm thấp, lại có luật ngầm bí mật nào đó, việc xử lý sai phạm đảng viên, nhất là đảng viên cao cấp, luôn phải tuân theo trật tự nghiêm nhặt là kỷ luật đảng trước, pháp luật sau. Cái luật ngầm ấy làm cho việc chống tham nhũng bị chậm chạp, kéo dài. Đa phần trường hợp sai phạm xảy ra lâu đời từ tám hoánh, cán bộ tham nhũng đã lên chức hoặc hoán chuyển đơn vị nhiều lần mới bị xử lý bắt giam.

Ông Trần Văn Minh, Bí thư Bình Dương sai phạm đất công, đất tư, xây nhà không phép lấn sông đã bị Trương Châu Hữu Danh phanh phui từ lúc còn làm chủ tịch UBND tỉnh ở khóa 12, ấy vậy mà vẫn vòng vèo lên chức Bí thư lọt vào trung ương đảng khóa 13 rồi mới bị kiểm tra, kỷ luật đảng, sau đó mới bị bắt giam (1).

Mới đây thôi, trong vụ án xăng dầu Xuyên Việt Oil mở rộng, đảng đã kỷ luật cách chức, khai trừ ông Lê Đức Thọ, ủy viên trung ương, Bí thư Bến Tre vì “đã vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương trong việc kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập; giải trình nguồn gốc và biến động tài sản không trung thực, không đúng quy định.

Vi phạm của ông Lê Đức Thọ mang tính hệ thống, kéo dài trong nhiều năm, đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận xấu, bức xúc, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, mất uy tín cá nhân” (2).

Những vi phạm đó phát sinh từ thời ông làm ngân hàng, đâu liên quan tới tỉnh Bến Tre. Cũng phải chờ đảng khai trừ xong, đến tháng 12-2023, ông Thọ mới bị bắt giam.

Chính vì trật tự đảng trước, nhà nước sau nghiêm nhặt đó, nên khóa này Trung ương đảng và Quốc Hội phải họp bất thường, lu bù như đám cưới chạy tang để cách chức hoặc bắt giam các Ủy viên Trung ương. Phiên bất thường đầu tiên để cách chức khai trừ, bắt giam hai ông Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh… chỉ trong một ngày. Phiên bất thường thứ hai là cho hai ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam thôi giữ chức. Kế đến là ông Nguyễn Xuân Phúc.

Với ông Trần Đức Quận, Bí thư Lâm Đồng, tuy không phải họp Trung ương bất thường nhưng ngày 24-1-2024 khởi tố, bắt giam vẫn trùng khớp với ngày Ủy ban Kiểm tra họp xét đề nghị kỷ luật ông Quận. Quy tắc đảng trước, nhà nước sau vẫn được bảo đảm (3).

Điều oái oăm là ngay trong ngày tôn vinh phụ nữ 8-3, Tô Đại Tướng đã xé rào, khởi tố bắt giam người đẹp Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, trong khi chưa hề bị đảng nhắc nhở tiếng nào. Sự kiện gây chấn động vì trước đây dư luận có quá nhiều tai tiếng về sự thăng tiến thần tốc cũng như năng lực và sinh hoạt, lối sống của Hoàng Thị Thúy Lan. Báo chí lề phải từng đăng thông tin một quan chức trẻ đã đột tử sau khi ngủ qua đêm ở biệt phủ của bà Bí thư.

Từ lâu, mạng xã hội đã châm chọc ví von cái tên Lan với nhân vật nữ trong tiểu thuyết Tắt Lửa Lòng của nhà văn Nguyễn Công Hoan được soạn giả Trần Hữu Trang chuyển thể thành vở cải lương Chuyện Tình Lan và Điệp rất nổi tiếng ở Việt Nam gần một thế kỷ qua. Ây vậy mà Lan vẫn vững như bàn thạch.

Sai phạm nhận hối lộ của Lan liên quan đến vụ án Nguyễn Văn Hậu (còn gọi Hậu “Pháo”, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn) vừa mới được khởi tố. Vụ án đã kéo theo nhiều quan chức hàng đầu hai tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Ngãi, đặc biệt là ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, từng là Bí thư Quảng Ngãi tiền nhiệm. Việc bắt Lan như cú đấm knock-out hoàn toàn bất ngờ.

Mãi đến 10 ngày sau, kỳ họp thứ 38 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương mới kết luận, người đẹp Thùy Lan có vi phạm và đề nghị cơ quan thẩm quyền xem xét kỷ luật. Phải mất hai ngày nữa, trong phiên họp Trung ương bất thường ngày 20-3, Lan mới bị đảng “cắt dây chuông” Ủy viên Trung ương, các chức danh khác kể cả đảng viên. Ông Thưởng được đảng “nhân văn”, chấp thuận cho thôi tất cả mọi chức vụ, nhưng không bị khai trừ đảng (4).

Vì sao có hiện tượng lạ lùng này? Tô Lâm quá nhanh tay hay Trần Cẩm Tú chậm chân? Bắt giam Ủy viên Trung ương trước khi bị đảng xử lý là chủ trương mới, luật mới của “chiến dịch đốt lò” của Tổng Trọng, hay là hành vị tự phát của Tô Lâm?

Vì sao phải bắt giam cấp bách người đẹp tên Lan và các đồng phạm mà không chờ đến cuộc họp bất thường như các Ủy viên Trung ương khác?

Với người dân thì đây chỉ là thắc mắc cho vui. Bắt trước, bắt sau, bắt nhiều, bắt ít, không liên can gì đến họ. Trong thể chế độc đoán này, mọi chức tước đều được bán, mua, đổi chác, thỏa hiệp giữa các cá nhân, phe nhóm trong giới lãnh đạo chóp bu.

Người ta dư hiểu rằng đã leo vào đến “nhà đỏ” thì không có bàn tay nào trong sạch. Ai cũng có thể là học trò xuất sắc của Hồ Chí Minh, đạo đức sáng ngời và khi bị lộ ai cũng đều là những con hạm khổng lồ, nuốt trọn hàng chục, hàng trăm dự án đất đai, tài sản hàng ngàn tỉ. Chỉ vài tháng trước đây, báo Nhân Dân của đảng đã long trọng đưa tin, kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với 28 chức danh tại Kỳ họp thứ 13, Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, nhiệm kỳ 2021-2026, Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan đạt gần 98% số phiếu tín nhiệm cao, chiếm tỉ lệ cao nhất (5).

Nhưng với các quan chức cao cấp trong “nhà đỏ”, sự phá vỡ nguyên tắc đảng trước, luật pháp sau, sẽ có tác động rất lớn. Quyền lực của phe nhóm công an sẽ tăng thêm một bước mới, có thể khuynh đảo chính trường.

Điều rõ ràng nhất là, ngay sau khi Hoàng Thị Thúy Lan bị bắt, Võ Văn Thưởng bị tước mọi quyền hành, không còn xuất hiện trên báo chí. Ngay công việc mang tính nghi lễ thuần túy là tiếp đại sứ Lào, được giao cho bà Trương Thị Mai, người không hề có danh vị gì về ngoại giao nhà nước, là thất thố ngoại giao khó giải thích. Chuyến thăm và làm việc của Quốc vương và Hoàng hậu Hà Lan bị hoãn đột ngột, như vết chém khó hàn gắn vào quan hệ ngoại giao hai nước.

Diễn biến này cho thấy, cuộc chiến cung đình trước thềm đại hội 14 sẽ rất căng thẳng, tàn khốc. Các phe nhóm sẽ tranh giành quyền lực các ghế tứ trụ một mất một còn. Những tiêu chuẩn về năng lực, phẩm chất cán bộ mà Tổng Trọng và Tiểu ban Nhân sự đã công bố chỉ là món đồ chơi. Chiến thắng thuộc về kẻ mạnh, nắm được yếu huyệt của đối phương.

Phạm Bình Minh, Trần Tuấn Anh và đến lượt Võ Văn Thưởng… bị cưa ghế hoàn toàn, không phải vì những vi phạm chung chung như đã được nêu. Thậm chí có thể phần nào đó họ còn sạch sẽ hơn những nhân vật đang quyền, đang chức. Họ bị loại chính là bởi có đủ các tiêu chuẩn hình thức lọt vào tứ trụ nhưng thuộc về phe yếu, phải chấp nhận rời sân, nhường cuộc chơi cho người khác.

Chú thích:

1- https://baochinhphu.vn/bat-tam-giam-nguyen-bi-thu-tinh-uy-binh-duong-tran-van-nam-102297111.htm

2- https://tuoitre.vn/cach-chuc-tat-ca-chuc-vu-trong-dang-cua-bi-thu-tinh-uy-ben-tre-le-duc-tho-20231002120150104.htm

3- https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/cho-thoi-chuc-2-can-bo-cap-cao-khai-tru-ra-khoi-dang-2-nguyen-bi-thu-tinh-uy-119240131151339799.htm

4- https://tuoitre.vn/khai-tru-dang-cuu-bi-thu-vinh-phuc-hoang-thi-thuy-lan-20240318170422968.htm

5- https://nhandan.vn/chu-tich-uy-ban-nhan-dan-tinh-vinh-phuc-co-qua-nua-tong-so-phieu-tin-nhiem-thap-post787729.html


 

XỨ SỞ CỦA NHỮNG NGƯỜI KHỔ HẠNH

Kim Dao Lam

Fb Luân Lê

Chúng ta đi đến đâu cũng thấy có nhiều kẻ trộm cắp, mọi tầng giới đều xuất hiện những kẻ ăn cắp của người khác: từ đồ ăn tới các món đồ cỏn con trong siêu thị, nhà xưởng, ở khắp các quốc gia khác đều có những tấm biển cảnh báo bằng tiếng Việt về việc cấm trộm cắp hoặc lấy đồ ăn thừa hay xả rác bừa bãi.

Giới quan chức ăn cắp mọi thứ có thể nhờ vào chức vụ chúng có. Giới trí thức ăn cắp phát minh hay sáng chế, dữ liệu hoặc công sức của người khác nhưng chỉ lấy những thứ ít có giá trị để cống hiến mà chủ yếu để thủ đắc tư lợi. Giáo dục đánh cắp sự thật và tương lai của người học. Giáo đạo lấy cắp lòng từ bi tín nghĩa. Luật pháp đánh cắp tiếng nói và lòng quả cảm của con người chân chính. Mọi tầng lớp người đều trộm cắp bằng cách này hay cách khác.

Nhưng có một điều nổi bật lên trong các hành vi ăn cắp của con người nơi vùng đất này là họ thường chỉ trộm cắp vặt liên quan tới vật chất hữu hình, đến cả đôi dép, chậu hoa hay món đồ ăn họ cũng tìm cách lấy từ người khác. Mọi thứ diễn ra chỉ cho chúng ta một cảm tưởng rằng ta như một xứ sở của những kẻ chết đói và hầu hết là vì miếng ăn vậy. Học lắm bằng cấp xong cuối cùng cũng chỉ đi ăn cắp bằng mọi cách.


 

LƯƠNG Ở VIỆT NAM, BẠN CHỈ TỒN TẠI CHỨ KHÔNG THỂ SỐNG…!

Tôi đang tìm việc cho nên coi mức lương cùng vị trí hiện tại. Thật sốc khi biết rằng mức lương ở Việt Nam quá thấp. Bạn chỉ có thể tồn tại qua ngày thôi chứ khó mà có cuộc sống đầy đủ được.

Sau đây là vài điều bạn cần biết.

  1. Một người lao động phổ thông chỉ kiếm được trung bình 5 triệu VND mỗi tháng.
  2. Lương nhân viên văn phòng bình quân chỉ 7 đến 10 triệu.
  3. Chỉ những vị trí cao cấp, chuyên viên, quản lý hay giám đốc trở lên mới có mức 30 triệu/tháng.
  4. Ngoài những công việc bình thường thì chỉ người nổi tiếng, ca sĩ, diễn viên hay các KOL mới có thu nhập cao.

Khi coi những còn số này thì khó mà hiểu được vì sao các quán trà sữa hay cà phê lúc nào cũng đông hay vì sao iPhone luôn bán chạy. Tôi không hiểu được sự thịnh vượng hiện tại đến từ đâu.

Đi đâu cũng thấy ai dùng điện thoại đời mới, xe mới, quần áo mới, tháng kia du lịch và bây giờ sắp đi chơi. Nhưng hỏi ra thì lương chỉ tầm 5-10 triệu. Vậy mà lối sống nhìn bề ngoài cao hơn ở những nước khác. Đây có lẽ là một trong những điều bí ẩn khó giải thích nhất ở Việt Nam.

Người nước ngoài khi đến đây và thấy sự tiêu xài và nghĩ rằng đất nước đang phát triển. Nhưng nếu bạn sống ở đây đủ lâu thì cũng sẽ hiểu tâm lý và tư duy của người dân nơi này. Họ dùng đa phần thu nhập của mình để lo cho vẻ bề ngoài. Họ có thể ăn mì gói hay sống trong căn phòng trọ chật chội nhưng phải đi trà sữa và dùng iPhone. Đối với họ, đó là cuộc sống.

Chỉ là sự so sánh nhẹ thôi. Sẽ có nhiều bạn có thu nhập cao hơn, nhưng ở đây đang nói về mức bình quân. Thì rõ ràng với thu nhập hiện tại thì có làm đến chết cũng không đủ tiền mua nhà.

Có bao giờ bạn từ hỏi vì sao mọi thứ lại như vậy. Một nhân viên văn phong với mức lương ngàn đô mỗi tháng cũng khó mua được nhà. Trong khi ở nước khác, một người lao động bình thường cũng có thể một căn trả góp và tích lũy lượng tài sản không nhỏ.

Lỗi không phải ở bạn, mà đây là vấn đề chung của cả nước. Vậy người Việt Nam có thu nhập thấp vì họ kém cỏi hay vì cơ chế này đang kìm nén sự phát triển của họ. Cho nên dễ hiểu vì sao các người trẻ lại ra đi. Vì cũng công việc đó nhưng họ có thể kiếm gấp 10-20 số tiền ở xứ khác. Còn nếu ở lại thì chẳng khác gì làm không dư suốt đời.

Người Việt có thể làm giàu và thành công ở bất cứ nơi đâu, trừ trên chính quê hương của họ. Hỏi tại sao…?

Ku Búa @ Cafe Ku Búa

From: Tu-Phung


 

Công luận nói gì vụ Võ Văn Thưởng mất ghế?

Ba’o Dat Viet March 20, 2024

Võ Văn Thưởng yểu mệnh với ghế chủ tịch nước

Sau khi báo đảng hôm 20/3 xác nhận tin Võ Văn Thưởng mất ghế chủ tịch nước vì “có vi phạm, khuyết điểm gây dư luận xấu”, công luận lập tức bày tỏ sự ngán ngẩm về công tác cán bộ của đảng. Không ngoài dự đoán, Võ Văn Thưởng bị đảng cho nghỉ chỉ sau một năm ngồi ghế chủ tịch nước vì dính vụ án liên quan tập đoàn Phúc Sơn của Hậu “Pháo”. Tuy vậy, báo đảng được lệnh không đề cập chi tiết “nhạy cảm” này. Việc Thưởng “tự nguyện xin nghỉ” được hiểu là ông này được đảng đảm báo tránh cho nguy cơ dính vòng lao lý, vì dù gì cũng thuộc hàng “tứ trụ”. Luật sư Lê Quốc Quân nhận xét: “Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng “thôi” chức. Nhân dân bị “phế truất” nguyên thủ của mình, chỉ tò mò đứng nhìn.” Bác sĩ Võ Xuân Sơn ở TP.HCM bình luận: “Một đất nước mà chỉ trong khoảng 14 tháng đã có hai ông chủ tịch nước liên tiếp phải từ chức vì sai phạm. Có nên gọi đất nước ấy là ổn định về chính trị hay không? Và, những người đưa các ông ấy lên chức vụ đó có phải chịu trách nhiệm gì không?” Reuters hôm 20/3 bình luận: “Những thay đổi lãnh đạo lớn ở nhà nước độc đảng gần đây đều có liên quan đến chiến dịch đốt lò, chống hối lộ trên diện rộng, nhằm mục đích dập tắt nạn tham nhũng tràn lan, nhưng cũng bị các nhà chỉ trích nghi ngờ là một công cụ cho đấu đá chính trị, thanh trừng phe phái. Thưởng, 53 tuổi, mất tích cả tuần sau khi Bộ Công an Việt Nam thông báo bắt giữ cựu chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi, vì cáo buộc tham nhũng. Ông này từng là thuộc cấp khi Thưởng còn là bí thư tỉnh ở đó.” Thưởng được nhiều người coi là thân cận với Nguyễn Phú Trọng, nhân vật quyền lực nhất Việt Nam, người bày ra cái gọi là “đốt lò”. Năm ngoái, Nguyễn Xuân Phúc mất ghế vì đảng đổ lỗi cho ông về “những vi phạm, sai trái” của các quan chức dưới quyền, phải mất một tháng rưỡi để Thưởng được cho làm người kế nhiệm. Cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay có thể được giải quyết tốt đẹp bằng cuộc bổ nhiệm chủ tịch nước nhanh chóng, nhưng vẫn tồn tại rủi ro là việc liên tục thay đổi lãnh đạo cấp cao sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý kinh doanh ở một quốc gia phụ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài.
 

SÀI GÒN TAN TẦM VÀ TIẾNG SÁO CÔ GÁI -(Bài ảnh Lê Minh Hạ)

Trần Xuân Thái   

Lại là một phụ nữ Miền Tây, nhưng không phải bà lão bán đu đủ quê Long An hôm qua (tôi đăng ở stt trước). Lần này là bé Thiên, một cô gái trẻ chỉ mới tuổi vị thành niên. Em quê Cà Mau, và tiếng sáo của em đã khiến khoảng cách giữa Sài Gòn và Cà Mau thiệt rất gần. Đúng là Cà Mau không xa lắm mà, phải không bé Thiên?

Thương quá xá là thương!

SÀI GÒN TAN TẦM VÀ TIẾNG SÁO CÔ GÁI MÙ

(Bài ảnh Lê Minh Hạ)

Sài Gòn tan tầm, ngang qua công viên Tao Đàn, chen giữa tiếng xe tiếng còi ồn ả, vẳng tiếng sáo ai vang lên tha thiết quá! Lại đúng lúc đang miên man nhớ về Cà Mau thì tiếng sáo cứ khiến tôi muốn hát thành lời: Nghe nói cà mau xa lắm… Tiềng sáo nghe da diết, như mênh mang một nỗi niềm!

Lần theo tiếng sáo, tôi ngỡ ngàng nhận ra đó là tiếng sáo của một cô gái mù! Em đứng một góc công viên, nhỏ nhắn xinh xắn trong chiếc váy nhạt màu, trông rất duyên dáng, đứng mải miết thổi cho tới khi khách qua đường tôi lên tiếng thăm hỏi.

Em người Cà Mau, ở huyện Trần Văn Thời. Mấy năm nay lên Sài Gòn ở trọ, học thổi sáo, mưu sinh với một niềm tin mãnh liệt về một ngày mai sẽ nhìn thấy được mặt trời!

Năm 14 tuổi, e bị tai nạn giao thông, bị tổn thương mắt. Lúc đó cha em ko biết, theo lời người ta chỉ, nhỏ mật gấu thôi! Rồi thì em mù hẳn. 14 năm rồi! Em nói mắt em bị teo võng mạc. Em nói 14 năm sống trong bóng tối em đã quen rồi, không có thời gian buồn nữa, em chỉ dành thời gian để nghĩ với tình trạng của mình thì sẽ mưu sinh như thế nào cho ổn nhứt! Và em chọn nghề thổi sáo để bá.n từng cây viết bi! Nếu lỡ có ế, thì cũng thổi lên cho đỡ nỗi nhớ quê!

Em nghe nói gần đây có tin là tình trạng bệnh mắt như em sẽ được chữa, nhưng chỉ ở nước ngoài! Em lại nuôi hy vọng! Ngày ngày, em lại cầm ống sáo, thuê xe ôm chở đi khắp các ngã tư Sài Gòn, thổi sáo cho người đi đường nghe mà chú ý đến em! Để thấy được mặt hàng của mình là cây bút bi!

5 ngàn đồng một cây bút bi để chuyên chở một giấc mơ một ngày mai nhìn thấy lại cuộc đời!

Hôm nay lần đầu tiên em ra tới công viên Tao Đàn!

Hỏi sao em đứng khuất 1 góc nếu ko để ý sẽ không thấy, em nói bác tài Grab đặt em xuống đâu thì em đứng đó thôi! Tôi dắt em qua chỗ sáng đèn hơn cạnh lối vô công viên, đối diện số 200 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1.

Tạm biệt em, tôi mong chúc em bán được nhiều hơn! Nhưng cũng lo lo, chẳng biết cái chỗ mình dắt em tới có thực sự đông người, dễ nhìn thấy em không nữa!

Chào tạm biệt tôi, em cười, rồi tiếp tục đưa sáo lên tiếp tục bài đang dang dở. Tôi vào ghế đá công viên gõ mấy dòng, trong tiếng sáo của em!

Bài Áo mới Cà Mau lại vang lên, âm thanh giữa vòm cây của công viên nghe rõ lắm, nhưng không biết là người đi đường có nghe được tiếng sáo của em không?

Sài Gòn đã lên đèn, không biết, bao lâu nữa, em sẽ nhìn thấy được đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ?

Sài Gòn của chúng ta rộng lắm! Anh cũng là người nhập cư như em, cũng nuôi bao ước vọng! Và Sài Gòn luôn có đủ chỗ cho tất cả những ước mơ!

Em tên Thiên, rồi sẽ có ngày em nhìn thấy lại bầu trời, Thiên há!

** Ngẫm:

Những gì tôi – Trần Xuân Thái – chép lại ở đây chỉ là phần nổi của một câu chuyện buồn dài tập nhưng đầy triết lý sống. Em đã mang đến cho cuộc đời một cơ hội, để mở lòng mình ra mà chia sớt, làm vơi đi nỗi đau mà bản thân em đã và đang phải gánh chịu. Hãy đến với Thiên một lần đi, để mở rộng lòng mình vậy!