Bình An Dưới Thế Cho Người Thiện Tâm

Theo gương thánh tổ lập dòng – thánh Phanxicô thành Assisi (1182-1226) – các tu sĩ dòng Phanxicô cũng đặc biệt có lòng yêu mến, tôn thờ và chiêm ngắm hình ảnh thơ trẻ dịu hiền của Đức Chúa GIÊSU Hài Đồng. Một tình yêu hoàn toàn trong sáng và vô cùng dịu ngọt! Và Đức Chúa GIÊSU Hài Đồng cũng âu yếm đáp trả cách nồng hậu mối tình êm ái này.

Trong tiểu sử các vị thánh dòng Phanxicô như thánh Antôn thành Padova (1195-1231), chân phúc John Duns Scotus (1265/1266-1308) đều được Đức Chúa GIÊSU Hài Đồng hiện ra và ngồi gọn trong vòng tay của các ngài. Các ngài trìu mến vuốt ve và Đức Chúa GIÊSU Hài Đồng cũng vuốt ve lại! Thật là mối tình say đắm độc nhất vô nhị, không bút mực nào có thể diễn tả cho hết nét hiền dịu thơ ngây trong trắng! Thật tuyệt vời!

Thánh nữ Maria Francesca delle Cinque Piaghe (1715-1791) thuộc dòng ba Phanxicô, người Ý. Thánh nữ có lòng sùng kính Đức Chúa GIÊSU Hài Đồng cách riêng. Hàng năm, Thánh nữ không những sốt sắng làm tuần Cửu Nhật để chuẩn bị mừng Lễ Giáng Sinh vào ngày 25-12, mà còn khởi đầu ngay công cuộc chuẩn bị vào Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng. Thánh nữ thanh tẩy con tim bằng chay tịnh, hy sinh và nguyện kinh cách hết sức tha thiết. Vì chuẩn bị tâm hồn cách vô cùng chu đáo như thế, nên cứ vào Đêm Lễ Chúa Giáng Sinh, thánh nữ thường nhận được nhiều ân huệ như xuất thần hoặc được hồng phúc chiêm ngưỡng Đức Chúa GIÊSU Hài Đồng.

Vào năm 1741, trong lúc quì cầu nguyện trước Hang Đá Giáng Sinh, thánh nữ bỗng được ơn xuất thần. Đức Chúa GIÊSU đích thân hiện ra trong Vinh Quang rực sáng. Ngài âu yếm cầm lấy tay phải của thánh nữ và long trọng phán:

– Đêm nay Thầy chọn con làm hiền thê Thầy!

Thánh nữ Maria Francesca trở thành hiền thê Đức Chúa GIÊSU do tình yêu sùng mộ tuổi thơ của Ngài.

… Cha Niccolò Zucchi (1586-1670), dòng Tên người Ý, cũng có lòng đặc biệt sùng kính Đức Chúa GIÊSU Hài Đồng.

Cha phổ biến lòng sùng kính bằng cách phân phát ảnh thánh Đức Chúa GIÊSU Hài Đồng. Công cuộc tông đồ này đưa một số rất đông các linh hồn trở về cùng THIÊN CHÚA.

Một ngày, Cha Niccolò phát ảnh thánh Đức Chúa GIÊSU Hài Đồng cho một thiếu nữ Công Giáo. Thiếu nữ vốn ngoan hiền, đức hạnh, ngây thơ trong sáng nhưng vẫn trì hoãn trong quyết định dâng hiến toàn thân cho THIÊN CHÚA.

Khi nhận ảnh thánh Đức Chúa GIÊSU Hài Đồng, thiếu nữ lịch sự cám ơn nhưng mỉm cười thưa:

– Con làm gì với ảnh thánh này?

Cha Niccolò trả lời ngay:

– Con đặt ảnh thánh Đức Chúa GIÊSU Hài Đồng nơi chiếc đàn dương cầm nhỏ con vẫn đánh mỗi ngày!

Đúng thế, cô gái rất thích chơi đàn vì cô có khiếu về âm nhạc. Cô gái ngoan ngoãn làm theo lời khuyên của Cha Niccolò Zucchi.

Sự kiện luôn luôn có ảnh thánh trước mặt, cô thiếu nữ bỗng thường xuyên chiêm ngắm ảnh thánh, đưa đến việc thật sự kính mến Đức Chúa GIÊSU Hài Đồng. Từ từ bừng lên trong lòng cô thiếu nữ ước muốn sống mỗi ngày một hoàn hảo hơn. Giờ đây, cái đàn dương cầm nhỏ trở thành dụng cụ để cầu nguyện hơn là để chơi nhạc. Sau cùng, thiếu nữ quyết định rời bỏ thế gian để vào dòng tu.

Với tâm tình hân hoan cô gái đến gặp Cha Niccolò Zucchi để loan báo tin vui và nói:

– Thưa Cha, chính Đức Chúa GIÊSU Hài Đồng đã lôi kéo con về với Tình Yêu vô biên của Ngài. Chính Ngài ban cho con ơn trút bỏ mọi dính bén tình nghĩa trần gian để thuộc trọn về Ngài. Xin muôn vàn tri ân Cha đã gợi ý và đưa con vào con đường tình yêu, vào lòng sùng kính Đức Chúa GIÊSU Hài Đồng. Một lòng sùng kính vô cùng êm ái dịu ngọt!

… Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn vật. Bỗng sứ thần Chúa đứng bên họ và vinh quang của Chúa chiếu tỏa chung quanh, khiến họ kinh khiếp hãi hùng. Nhưng sứ thần bảo họ: ”Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ”. Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen THIÊN CHÚA rằng: “Vinh danh THIÊN CHÚA trên Trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm” (Luca 2,8-14).

(“La Mia Messa”, 1 Ottobre 2011 – 31 Dicembre 2011, Anno V/A, vol.IV, Casa Mariana Editrice, trang 437-438+444-445)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

From: NguyenNThu

Con nhỏ không mắt

Con nhỏ không mắt

 Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Hai sinh viên Y khoa ở Zurich – thành phố lớn nhất của Thụy Sĩ – nhân dịp kỳ nghỉ Giáng sinh, đáp phi cơ từ Zurich đi Lisbon – thủ đô của Bồ Đào Nha -, rồi từ Lisbon đáp xe đò ngược lên Fatima.  Hai sinh viên này, một Công Giáo, một Tin Lành, cả hai đều 20 tuổi. Anh sinh viên Tin Lành là con duy nhất của một gia đình khá giả ở Zurich. Anh muốn đến Fatima để tạ ơn Đức Mẹ, vì nhờ ơn Đức Mẹ anh qua khỏi một căn bệnh nguy hiểm, mà theo các bác sĩ, không hiểu nổi theo cách thức thông thường.

Chiều 24-12-1967, hai anh tới Lisbon và lúc 22giờ30 thì tới Fatima. Trời gió lạnh. Mưa lâm râm. Công trường trước Thánh đường vắng vẻ, mênh mông…. Trong nhà nguyện – nơi Đức Mẹ hiện ra 6 lần cách đây 50 năm – chỉ có vài chục người đang đọc kinh, cầu nguyện… Hai anh vào Nhà Nguyện được ít phút, còn đang mải mê ngắm nhìn tượng Đức Mẹ Nữ Vương Mân Côi, thì một phụ nữ trẻ bước vào, trên tay bồng đứa con nhỏ, đầu và nửa mặt trên bưng kín, nằm gọn trong bộ đồ ấm mùa đông.  Bà đến trước tượng Đức Mẹ Nữ Vương Mân Côi, lộ vẻ đau khổ, lâm râm khấn cầu, nâng đứa con dâng cho Đức Mẹ, rồi hạ xuống, nước mắt chan hòa…  Những người có mặt đều nhìn mẹ con bà với vẻ cảm thông, thương xót.

Một bà trong đám lại gần, hỏi đứa nhỏ bệnh tật, ốm yếu ra sao? Bà mẹ trẻ trào nước mắt, lật cái khăn bịt đầu đứa nhỏ ra: Trời ơi, một con nhỏ, mặt nhẵn thín, không có mắt, chỉ có mũi và miệng.  Từ trán đến mũi, miệng và hai tai, là một làn da thịt nhẵn nhụi.

Bà mẹ đau khổ thều thào trong nước mắt: “Lạy Mẹ, xin Mẹ thương con, xin Mẹ thương con nhỏ tội nghiệp. Xin Mẹ hãy nhớ, khi xưa sinh hạ Chúa Hài Đồng, Mẹ sung sướng ẵm nhìn xiết đứa con vàng ngọc vào lòng. Còn con và con nhỏ này? Đau khổ biết bao, Mẹ ơi! Con gởi gấm nó cho Mẹ, Mẹ đừng nỡ để nó đui mù suốt đời”.

Bà nấc lên. Rút xâu chuỗi ở túi. Lần hột. Các người có mặt nãy đến giờ đứng nghe chăm chỉ… Có bà lại còn xụt xùi, chùi nước mắt…

Rồi một bà đứng ra nói: “Thôi, xin tất cả các bà, chúng ta cùng nhau đọc một chuỗi kinh kính Đức Mẹ Nữ Vương Mân Côi, cầu cho mẹ con bà này ”.

Đọc kinh đến nửa mùa, quãng một giờ sáng (25-12-1967), con nhỏ dẫy dụa, rên rỉ, khóc. Bà mẹ lật tấm khăn bịt đầu, xem có chuyện chi mà nó khóc. Vừa lật tấm khăn lên, bà há miệng, ớ một tiếng lớn, đầy kinh ngạc… Mọi người bỏ cả đọc kinh, xúm lại quanh hai mẹ con, thì ớ kìa: ngay bên dưới trán con nhỏ, xuất hiện hai lỗ nhỏ xíu, rồi từ đó hai đường nứt nhỏ cứ lớn dần dần, lan ra phía bên tai, rồi hai con mắt hiện ra... 

Con nhỏ ngỡ ngàng, nhìn má, nhìn mọi người… như một tạo vật vừa từ trời rớt xuống…Mọi người sửng sốt, reo hò, mừng rỡ, túm tít chung quanh hai mẹ con, cười cười, nói nói, hỏi han đủ truyện, quên cả ván kinh đang đọc giở…

Hai anh sinh viên được chứng kiến tận mắt chuyện lạ Cảm xúc vô cùng. Sau khi về lại Zurich, cả hai anh nhất trí khước từ mọi sự, ngoại trừ việc học hỏi thêm về Chúa.  Hai tháng sau, cả hai anh bỏ Đại học. Cả hai cùng đi Nam Mỹ, giúp việc truyền giáo trong một Nhà thương cùi. Anh sinh viên Tin Lành đã gia nhập Công Giáo… Vì lòng khiêm tốn, hai anh xin ẩn danh.

 Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

From: Bác sĩ Phùng Văn Hạnh

Gương chứng nhân của Sr. Minh Nguyệt

Gương chứng nhân của Sr. Minh Nguyệt
14- tháng 10-2012

XIN MẸ THIÊN CHÚA GỞI CÁC THIÊN THẦN ĐẾN BẢO VỆ CHÚNG CON!

.. Chúa Nhật 13-2-2005 Chị Lucia dos Santos êm ái trút hơi thở cuối cùng nơi Đan Viện Kín Cát-Minh Coimbra hưởng thọ 98 tuổi. Chị chào đời ngày 22-3-1907 tại làng Fatima bên nước Bồ-Đào-Nha.

Chị Lucia dos Santos cùng với 2 em họ Phanxicô và Giaxinta Marto được diễm phúc trông thấy Đức Mẹ MARIA hiện ra lần đầu tiên tại Fatima ngày 13-5-1917. Phanxicô Marto qua đời năm 1919 hưởng dương 11 tuổi và Giaxinta Marto qua đời năm 1920 hưởng dương 10 tuổi. Hai anh em Phanxicô và Giaxinta Marto được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tôn phong chân phước ngày 13-5-2000 trong Thánh Lễ trọng thể cử hành tại đền thánh Đức Mẹ ở Fatima.

Lúc sinh thời, Chị Lucia dos Santos đã viết một bức thư gởi các Cộng Đoàn Thánh Mẫu nói về tầm quan trọng, quyền lực và sức hữu hiệu của việc lần hạt Mân Côi như sau.

Anh chị em rất thân mến. Tôi khuyến khích anh chị em đọc lại và suy gẫm sứ điệp mà Đức Mẹ MARIA gởi đến chúng ta trong đó Đức Mẹ nói với chúng ta về quyền lực và sức hữu hiệu của Kinh Mân Côi. Kinh Mân Côi đạt mức thành công rất lớn trên Trái Tim THIÊN CHÚA và Trái Tim Con Chí Thánh của Ngài.

Vì vậy mà, trong những lần hiện ra, chính Đức Mẹ MARIA cũng dự phần vào việc lần hạt Mân Côi như nơi Hang Đá Lộ-Đức với thánh nữ Bernadette Soubirous (1844-1879) vào năm 1858, và tại Fatima khi hiện ra với tôi và Phanxicô cùng Giaxinta vào năm 1917.

Và chính trong lúc lần hạt Mân Côi mà Đức Mẹ MARIA xuất hiện từ đám mây rồi đứng trên cây sồi xanh và nói chuyện với chúng tôi từ trong ánh sáng của Đức Mẹ. Về phần tôi, từ Đan Viện Kín Cát-Minh ở Coimbra này, tôi hiệp ý với tất cả anh chị em để chúng ta cùng nhau tạo thành một mặt trận hùng mạnh đại đồng của kinh nguyện và của lời cầu xin.

Tuy nhiên xin anh chị em ghi nhớ rằng không phải chỉ riêng tôi góp lời cầu nguyện với anh chị em mà còn có toàn thể triều thần thiên quốc cùng hợp chung tiếng hát hòa điệu với các tràng kinh Mân Côi nhịp nhàng anh chị em đọc. Thêm vào đó cũng có các Đẳng Linh Hồn nơi Lửa Luyện Tội kết hợp lời nguyện xin tha thiết của các vị với lời khẩn cầu của anh chị em.

Ngoài ra ngay mỗi khi bàn tay anh chị em mân mê tràng chuỗi và bắt đầu lần hạt Mân Côi thì tức khắc các Thánh Thiên Thần và Các Thánh Nam Nữ cũng hòa nhịp với anh chị em trong lời Kinh.

Chính vì các lý do trên đây mà tôi khuyến khích anh chị em hãy sốt sắng lần hạt Mân Côi. Anh chị em hãy lần hạt Mân Côi với trọn tâm tình, với Đức Tin và cùng lúc hãy suy gẫm ý nghĩa các mầu nhiệm của Kinh Mân Côi. Tôi cũng xin nhắc anh chị em nhớ rằng đừng đợi đến khuya-lắc khuya-lơ mới lẩm nhẩm lời Kinh Kính Mừng. Đừng lần hạt Mân Côi khi anh chị em đã mệt-đừ sau một ngày lao công vất vả! Rồi xin anh chị em hãy lần hạt Mân Côi riêng hoặc lần hạt chung nơi cộng đoàn, lần hạt ở gia đình hay bên ngoài, lần hạt trong nhà thờ cũng như khi đi lại ngoài đường phố. Anh chị em hãy lần hạt Mân Côi với tâm tình đơn sơ như đi theo từng bước của Đức Mẹ MARIA và Con Dấu Ái của Đức Mẹ.

Anh chị em hãy lần hạt với trọn Đức Tin để cầu cho các trẻ em sắp sinh ra, cho người đau khổ, cho người đang làm việc cũng như xin cho người hấp hối được ơn chết lành.

Mỗi khi lần hạt Mân Côi anh chị em hãy hiệp ý với mọi người công chính trên toàn cõi địa cầu cũng như với tất cả các Cộng Đoàn Thánh Mẫu, nhưng nhất là anh chị em hãy lần hạt Mân Côi với trọn tâm lòng đơn sơ con trẻ, bởi vì, tiếng nói trẻ thơ thường hòa nhịp êm ái với tiếng hát du dương của Các Thánh Thiên Thần.

Đã không có biết bao nhiêu lần, chỉ một tràng hạt Mân Côi thôi, đủ để làm nguôi cơn thịnh nộ của THIÊN CHÚA Chí Công khiến THIÊN CHÚA tuôn đổ Tình Yêu từ bi thương xót của Ngài trên thế giới và cứu được nhiều linh hồn khỏi hư mất và bị trầm luân đời đời trong Lửa Hỏa Ngục. Chính với tràng chuỗi Mân Côi, với việc sốt sắng lần hạt Mân Côi mà chúng ta sớm được trông thấy ngày Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ MARIA chiến thắng trên thế giới.

Tôi xin ưu ái ôm hôn tất cả anh chị em.

Ký tên: Nữ Tu Lucia dos Santos.

… LẠY NỮ HOÀNG TÔN NGHIÊM

Lạy Nữ Vương Tôn Nghiêm thiên quốc và là Bà Hoàng Các Thánh Thiên Thần, THIÊN CHÚA đã ban cho Mẹ quyền lực và sứ mệnh đạp nát đầu Satan, chúng con khiêm tốn xin Mẹ hãy gởi đạo binh thiên quốc đến, hầu thừa lệnh Mẹ, các ngài sẽ đánh hạ ma quỷ, diệt trừ chúng ở bất cứ nơi đâu, trừng trị cái táo bạo của chúng, hầu chúng bị tống sâu vào vực thẳm. Ai bằng THIÊN CHÚA?

Ôi lạy Mẹ nhân lành và đầy ưu ái, Mẹ sẽ mãi mãi là tình yêu và là niềm hy vọng của chúng con. Ôi lạy Mẹ THIÊN CHÚA, xin Mẹ gởi Các Thánh Thiên Thần đến bảo vệ chúng con và đẩy kẻ thù tàn bạo ra xa chúng con. Lạy Các Thánh Thiên Thần và Các Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần, xin bảo trợ và gìn giữ chúng con. Amen.

(”Punto Guadalupano Nostra Signora di Guadalupe”, n.4,

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

LỜI HỨA 9 NGÀY THỨ SÁU ĐẦU THÁNG

LỜI HỨA 9 NGÀY THỨ SÁU ĐẦU THÁNG

Thánh nữ Marguerite-Marie Alacoque (1647-1690)

Là vị tông đồ nhiệt thành truyền bá lòng sùng kính Thánh Tâm Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Nói đúng hơn, Đức Chúa GIÊSU chọn thánh nữ để tỏ bày Trái Tim Chí Thánh Từ Bi của Ngài cho toàn thể loài người. Đức Chúa GIÊSU chọn thánh nữ làm sứ giả loan báo đặc ân Ngài dành cho những ai yêu mến và đền tạ Thánh Tâm Ngài. Trong lần hiện ra vào một ngày thứ 6 năm 1688, Đức Chúa GIÊSU long trọng nói với thánh nữ:
   – Trong mức độ tột cùng lòng từ bi Trái Tim Cha, Cha hứa với con rằng: Tình Yêu toàn năng Cha sẽ ban ơn hoán cải sau cùng cho những ai rước lễ 9 ngày Thứ Sáu Đầu Tháng liên tiếp. Những người này sẽ không chết khi còn mắc tội trọng nhưng sẽ được lãnh nhận các Bí Tích và trong giờ sau hết, Trái Tim Cha sẽ là nơi nương náu vững vàng nhất.
   Lời Đức Chúa GIÊSU hứa đã thực hiện trải qua bao thế hệ và còn tiếp tục cho đến tận thế. Sau đây là trường hợp điển hình.
   Khi sống trong nội trú, Matteo – thiếu niên Ý – sốt sắng thi hành thói quen đạo đức là tham dự Thánh Lễ và rước lễ trong 9 ngày Thứ Sáu Đầu Tháng liên tiếp. Nhưng khi rời ghế nhà trường, lăn lộn với đời, Matteo sống cuộc đời ăn chơi buông thả.
   Chàng xin một chỗ làm trong ngân hàng, nhưng không bao lâu sau thì bị đuổi khỏi sở vì tính tình phóng túng. Chán nản, chàng rời Ý và sang sống bên Anh quốc. Nơi đây, chàng làm nghề hầu bàn, quét dọn phòng cho khách trọ. Không đầy một năm sau, thân tàn ma dại khi mới 23 tuổi, Matteo thất thểu trở về quê sinh.
   Sức khoẻ hao mòn và thần chết thập thò trước cửa, nhưng tâm hồn Matteo chai cứng. Chàng giả điếc làm ngơ trước mọi lời nhắn nhủ của người thân và bạn bè quen thuộc, khuyên lơn chàng trở về với Chúa, dọn mình xưng tội rước lễ lần cuối cùng.
   Nhưng Thánh Tâm Đức Chúa GIÊSU hằng dõi bước chăm sóc người con tội lỗi, từng yêu mến Trái Tim Ngài. Chúa soi sáng cho vị Linh Mục đạo đức, bạn học của Matteo khi hai người còn là học sinh nội trú, đến thăm người bệnh nặng. Matteo vui mừng tiếp chuyện vị Linh Mục trong tư cách ngài là bạn, thế thôi. Vì thế, vừa khi vị Linh Mục trẻ tìm lời khuyên bạn dọn mình xưng tội, Matteo nói ngay:
   – Nếu anh không còn gì để nói thì hãy đi đi! Tôi tiếp anh vì anh là bạn chứ không phải vì anh là Linh Mục. Vậy xin anh hãy ra khỏi nhà .. tôi không muốn nói chuyện với Linh Mục!
   Vị Linh Mục vẫn nhẫn nhục kiên trì, không thối lui. Ngài tìm lời khuyên bạn. Nhưng Matteo nổi giận, nói lớn tiếng:
   – Anh hãy im đi. Tôi đã nói là tôi không muốn tiếp chuyện Linh Mục mà! Anh có chịu ra khỏi nhà này hay không?

Vị Linh Mục đành nói:
   – Nếu quả thật bạn đuổi tôi, tôi xin chào vĩnh biệt bạn.
   Nói xong, Cha đứng lên bước ra khỏi phòng. Nơi ngưỡng cửa, Cha còn quay lại nhìn người bạn thân yêu lần cuối và buột miệng thốt lên:
   – Đây quả là lần đầu tiên không thực hiện lời Thánh Tâm Đức Chúa GIÊSU KITÔ đã hứa!
   Người bệnh ngạc nhiên hỏi:
   – Anh lẩm bẩm thế?
   Vị Linh Mục tức khắc trở vào phòng, bước lại gần giường người bệnh và lập lại:
   – Tôi nói rằng, đây có lẽ là lần đầu tiên không thực hiện lời Trái Tim Đức Chúa GIÊSU hứa ban ơn chết lành cho những ai rước lễ 9 Ngày Thứ Sáu Đầu Tháng liên tiếp.
   Người bệnh còn đủ sức hỏi vặn lại:
– Điều đó có liên quan gì tới tôi mà anh phải nói thế?
  Vị Linh Mục nói nhanh:
   – Có, chứ sao lại không! Bạn không nhớ hồi chúng mình ở nội trú, chúng ta từng rước lễ 9 Ngày Thứ Sáu Đầu Tháng liên tiếp, hay sao? Bạn thi hành thói quen đạo đức với trọn lòng kính mến Thánh Tâm Đức Chúa GIÊSU, như lời Chúa mời gọi. Vậy mà giờ đây, bạn chống cưỡng lại ơn thánh, không muốn trở về với lượng từ bi bao la của Thánh Tâm Đức Chúa GIÊSU!
   Người bệnh lặng lẽ nghe và hai hàng nước mắt chảy dài trên má. Rồi vừa nức nở khóc, Matteo vừa nói với người bạn Linh Mục:
  – Bạn hãy mau mau giúp tôi, đừng bỏ rơi người bạn khốn cùng này, tội nghiệp! Xin bạn mời vị Linh Mục dòng Cappuccino ở giáo xứ gần đây, đến ngay giúp tôi dọn mình chết lành.
   Chàng thanh niên Matteo lãnh nhận đủ các Bí Tích sau cùng và êm ái trút hơi thở trong ơn nghĩa Chúa, đúng như lời Thánh Tâm Đức Chúa GIÊSU KITÔ hứa cho những ai sốt sắng rước lễ 9 Ngày Thứ Sáu Đầu Tháng liên tiếp.
… ”Hỡi anh em thân mến, hãy xây dựng đời mình trên nền tảng Đức Tin rất thánh của anh em, hãy cầu nguyện nhờ Thánh Thần, hãy cố gắng sống mãi trong Tình Yêu THIÊN CHÚA, hãy chờ đợi lòng thương xót của Đức GIÊSU KITÔ, Chúa chúng ta, để được sống đời đời .. Xin kính dâng Đấng có quyền phép gìn giữ anh em khỏi sa ngã và cho anh em đứng vững, tinh tuyền, trước vinh quang của Người, trong niềm hoan lạc, xin kính dâng THIÊN CHÚA duy nhất, Đấng Cứu Độ chúng ta, nhờ Đức GIÊSU KITÔ, Chúa chúng ta, kính dâng Người vinh quang, oai phong, sức mạnh và quyền năng, trước mọi thời, bây giờ và cho đến muôn đời! Amen” (Thư thánh Giuđa 20-25).
(”Sembra impossibile .. Eppure è così”, Editrice Comunità, 1992, trang 51-53)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

From: KittyThiênKim & KimBang Nguyen

Hỏa ngục đời đời

Hỏa ngục đời đời

Có một số người không tin có hỏa ngục đời đời, họ lý luận: có cha mẹ nào nỡ trừng phạt con cái mãi mãi, hốn chi là Thiên Chúa là Đấng vô cùng tốt lành? Để có câu trả lời, chúng ta cùng tìm hiểu những điều sau đây:

  1. Thiên Chúa đã ban sự tự do cho loài người: chọn Thiên Chúa hay chối bỏ Thiên Chúa. Vì con người có tự do, nên có tránh nhiệm về sự chọn lựa. Kẻ chối bỏ Thiên Chúa là kẻ không muốn đến gần Thiên Chúa, không muốn vào thiên đàng, là vương quốc đời đời hạnh phúc.  

  1. Thiên Chúa là Đấng vô cùng tốt lành, nhưng Ngài cũng vô cùng chí công.  Là Đấng chí công, Ngài không thể để cho kẻ gian ác cũng được hưởng hạnh phúc như người tốt lành trên thiên đàng. Dođó hỏa ngục đành phải có để dành riêng cho quỷ dữ và kẻ gian ác.
  1. Trong đời sống có lẽ bạn đã gặp người luôn mang trong tâm trí sự hận thù. Có kẻ còn nói ra ngoài miệng, dù có phải vào hỏa ngục, họ cũng không tha thứ.  Có ai lấy Lời Chúa dạy: “Tha thứ thì sẽ được Thiên Chúa tha thứ; không tha thứ thì không được Thiên Chúa thứ tha”  khuyên bảo, họ cũng chẳng nge. Những kẻ đã chọn sống với hận thù và mang hận thù theo họ qua bên kia thế giới.
  1. Trong đời sống không thiếu những kẻnhắm mắt, bịt tai, chối bỏ không muốn nge ai nói đến sự hiện hữu của Thiên Chúa, mặc dù có đến 92% cac nhà bác học tin có Thiên Chúa đã tạo dựng vũ trụ vạn vật. Vídụ: người Cộng sản chủ trương vô thần và thù get những ai theo Thiên Chúa; và những người theo Phật giáo, là tôn giáo chối bỏ Đấng Tạo Hóa, mặc dù có nhiều học giả, nhiều tâm hồn yêu chân lý, đã vĩnh viễn xa lià tôn giáo này:  Tiến sĩ Paul Williams, Học giả Ấnđộ Mashaba, Học giả Đại hàn Choi Nam Sơn, Bác sĩ Chang Shu Wen, Tu sĩ Phật giáo Avada, Bác sĩ Lert Srichandra, các Đại đức Phật giáo: Huệ Nhật, Từ Vân, Trí Dũng, Trì Liên, Ngộ Thiện, ni cô Diệu Thiện ….
  1. Giả dụ bạn đi ra ngoài đường và vì không bằng lòng người nào đó, bạn đã đấm vào mặt của hắn. Cái đấm đó, bạn có phần lỗi. Giả dụ cũng quả đấm đó, bạn đấm vào mặt cha hoặc mẹ của bạn, thì cái đấm đó không thể xem ngang hàng với cái đấm bạn đã dành cho kẻ ở ngoài đường, mà phần lỗi của bạn nặng hơn, mọi người sẽ khinh thường bạn, kết án bạn nặng nề hơn rất nhiều, coi bạn là đứa con đáng bị Trời đánh.
  1. Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa, Đấng vô cùng; loài người là loài thụ tạo, có giới hạn. Không phàm nhân nào có thể ngang tầm với Thiên Chúa, để hiểu sự tôt lành vô cùng; sự thánh khiết vô cùng; sự cao cả vô cùng của Thiên Chúa. Dođó, loài người mãi mãi không thể hiểu tội lỗi xúc phạm đến Thiên Chúa nặng nề như thế nào.
  1. Nói về hỏa ngục, Thánh Kinh ghi: “nơi mà lửa không hề tắt, giòi bọ không hề chết…” 
  1. Có một linh mục trừ quỷ, hỏi quỷ: “Mày đã ở hỏa ngục bao lâu rồi?” Quỷ trong thân xác người bị quỷ nhập, đập mạnh tay xuống chiếc bàn bên cạnh, hét lớn với giọng giận dữ: “Lúc nào cũng chỉ là mới bắt đầu”
  1. Thánh Nữ Teresa Avila được Thiên Chúa cho đến hỏa ngụcđể hiểu một chút khổ hình đời đời như thế nào; bà đã viết:“Thị kiến này cũng làm cho tôi có một ý định dứt khoát rằng trong vấn đề tối quan trọng là việc cứu rỗi các linh hồn, chúng ta chỉ được phép thỏa mãn với điều kiện làm hết mọi việc phải làm, làm hết mọi việc chúng ta có thể làm.”
  2.  Theo sử liệu của thánh Francesco De Geronimo (1642-1716). Thánh Girolamo là một linh mục dòng Tên, sinh tại Taranto, nhưng hoạt động tông đồ và qua đời tại Napoli, miền Nam nước Ý. Mục vụ nổi bật nhất của ngài là giảng các tuần đại phúc. Vào thời kỳ ấy, các buổi giảng thuyết thường diễn ra nơi các đường phố, tại các công viên, giữa các quảng trường, hay trong các khu vực có những nhà điếm. Mục đích của thánh nhân là mời gọi mọi người hồi tâm thống hối, trở về cùng Thiên Chúa và sống ngay chính. 
    Một hôm, thánh Geronimo giảng trước đám đông, kéo đến nghe ngài nơi quảng trường thành phố Napoli. Gần đó, trong căn nhà có cửa sổ nhìn xuống quảng trường, có một phụ nữ trắc nết sinh sống. Với chủ đích quấy phá và lấn át tiếng nói của vị thánh, bà cất tiếng la hét ầm ĩ và múa máy lung tung. Mọi lời khuyến cáo bà im đi, đều vô hiệu. Thánh Geronimo đành bỏ dở buổi giảng thuyết hôm ấy. 

Ngày hôm sau, thánh nhân trở lại chỗ cũ. Ngạc nhiên vì thấy cửa sổ phòng bà kia đóng kín mít, thánh nhân hỏi lý do tại sao. Người ta cho ngài biết, bà ta đã bất ngờ qua đời trong đêm. Thánh nhân liền nói: “Chúng ta hãy đi xem bà”. Một số đông đi theo ngài và trông thấy xác bà còn nằm sóng soài dưới đất .. Như được linh hứng, thánh nhân cất tiếng hỏi:

– “Hỡi Catarina, nhân danh Chúa, hãy nói cho mọi người đang có mặt đây biết, bà đang ở đâu”. Tức khắc, đôi mắt người quá cố hé mở, đôi môi động đậy. Rồi bằng một giọng khàn khàn, khủng khiếp, bà trả lời:
– “Ở trong Hỏa Ngục .. Tôi bị trầm luân trong Hỏa Ngục đời đời kiếp kiếp!”.
Mọi người hiện diện toát mồ hôi lạnh, dựng tóc gáy!. Lúc xuống cầu thang, thánh Geronimo lẩm nhẩm lập lại:

– “Trong Hỏa Ngục mãi mãi .. Ôi Thiên Chúa công minh, đáng sợ biết là chừng nào!”.
Đa số những người chứng kiến cảnh tượng hãi hùng đó, không muốn trở về nhà, trước khi xét mình kỹ lưỡng, thành tâm thống hối và sốt sắng lãnh nhận bí tích Giải Tội.
Linh mục Francesco De Geronimo được Đức Giáo Hoàng Pio 7 (1800-1823) tôn phong chân phước ngày 2-5-1806 và được Đức Giáo Hoàng Gregorio 16 (1831-1846) nâng lên hàng hiển thánh ngày 26-5-1839. Trong hồ sơ xin phong thánh cho ngài, ghi lại chứng từ của một người như sau:

-“Con có mặt trong biến cố kinh hoàng ấy. Nhưng con không biết trình bày ra sao, diễn tả như thế nào cho đúng tâm tình của con cũng như của mấy người khác. Con chỉ biết nói rằng, cứ mỗi lần có dịp đi ngang quảng trường và trông thấy cánh cửa sổ ấy, con như còn nghe rõ ràng tiếng nói khàn khàn khủng khiếp:

– “Trong Hỏa Ngục .. Tôi bị trầm luân đời đời trong Hỏa Ngục!”.
 

(Một đoạn văn nói về Hỏa ngục của Soeur Jean Berchmans Minh Nguyệt)

From Lucie 1937

Cố Gắng Làm Điều Lành Sẽ Đạt Tới Thành Quả Rực Rỡ!

Cố Gắng Làm Điều Lành Sẽ Đạt Tới Thành Quả Rực Rỡ!

§ Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

… Cha thánh Pio thành Pietrelcina (1887-1968) là Linh Mục dòng Anh Em Hèn Mọn Cappuccino mang Năm Dấu Thánh.

Lúc sinh thời, có một sự kiện như hằn sâu trong con tim của Cha thánh: đó là bảo vệ gia đình và bảo vệ sự sống. Các tội phạm chống lại sự sống thường làm Cha nổi giận và lớn tiếng la rầy. Gia Đình, Hôn Nhân, Luân Lý Tính Dục là ba môi trường mà Cha thánh Pio quyết liệt bảo vệ. Cha đòi buộc các tín hữu Công Giáo phải kính trọng và quan tâm chú ý đến 3 thực tại nòng cốt này bởi vì đó là các thực tại thể hiện chương trình của THIÊN CHÚA trên việc tăng trưởng của nòi giống loài người.

Gia Đình hiệp nhất, Hôn Nhân bất khả phân ly giữa một người nam và một người nữ là nền tảng đầu tiên của sự sống nhân loại. Đã có không biết bao nhiêu gia đình được Cha thánh Pio cứu gỡ khỏi tình trạng phân tán và ly dị! Cha thánh Pio thường gào to hét lớn:

– Ly Dị là hành vi phá hoại đến từ con người. Và như thế, Ly Dị là đại lộ thênh thang đưa con người xuống thẳng Hỏa Ngục!

Cha thánh Pio đặc biệt yêu thương, khuyến khích và hỗ trợ các gia đình đông con. Cha thường lập đi lập lại: “Hôn nhân là để sinh sản con cái” và như lời Thánh Vịnh 127(126) khẳng định:

– Này con cái là hồng ân của Chúa, con mình sinh hạ là phần thưởng Chúa ban. Bầy con sinh hạ thời son trẻ tựa nắm tên người dũng sĩ cầm tay. Hạnh phúc thay người nào đeo ống đầy loại tên như thế! Họ sẽ không nhục nhã khi phải đến cửa công tranh tụng với địch thù (3-5).

Với các đôi vợ chồng mới cưới, Cha thánh Pio luôn luôn cầu chúc:

– Một xâu hột trang sức thật đẹp với đàn con đông đúc!

Rồi Cha khuyên:

– Hãy gia tăng con số dân cư cho mặt đất và cho Thiên Đàng.

Vì thế, người ta ghi nhận có rất nhiều gia đình đông con – từ 10 người con trở lên – là của những cặp vợ chồng được Cha thánh Pio hướng dẫn đường tu đức. Chẳng hạn gia đình ông Settimio Manelli (1886-1978) và bà Licia Gualandris (1907-2004) người Ý. Ông Bà sinh hạ tất cả 21 người con, chết 8 còn 13. Trong số 13 người con này đặc biệt có Linh Mục Stefano Maria Pio Manelli sáng lập dòng Các Tu Sĩ Phan-sinh Đức Mẹ Vô Nhiễm vào năm 1990 tại thủ đô Roma. Hiện nay Dòng có mặt tại nhiều nơi trên thế giới. Và ngày 20-12-2010 Tổng Giáo Phận Roma đã chính thức mở hồ sơ xin phong chân phước cho cặp vợ chồng Settimio và Licia Manelli.

Cha thánh Pio quyết liệt chống đối viên thuốc ngừa thai, vì nó là sản phẩm đến từ âm phủ! Như thế, Cha thánh Pio luôn luôn bài trừ các tệ nạn lạm dụng tính dục trong hôn nhân, biến hôn nhân thành thị trường buôn bán tính dục và tìm kiếm thỏa mãn xác thịt.

Không biết bao nhiêu lần người ta chứng kiến cảnh Cha thánh Pio từ chối ban ơn xá giải cho những tội nhân nằm lỳ trong tội lỗi và nhất là các tội ngừa thai, phá thai. Cha thánh Pio thường giảng dạy:

– Khi anh chị em có Đức Tin thì con cái không hề đặt nặng vấn đề cho sức khoẻ, cho tài chánh cũng không làm cho anh chị em phải bực bội khó chịu.

Ngoài ra Cha thánh Pio cũng khẳng khái chống lại các tội lỗi nhân đức trong sạch. Người ta cũng lưu ý thấy Cha thánh Pio chống lại việc các phụ nữ ăn mặc khêu gợi, hở hang mất nết. Cha khuyên các phụ nữ ăn mặc kín đáo như dấu chứng lòng kính sợ THIÊN CHÚA và kính trọng tha nhân.

Sau cùng cuộc chiến của Cha thánh Pio cũng nhằm bài trừ tội đồng tính luyến ái, trợ tử và phá thai. Đó là những tội ác chống lại nhân loại và phá vỡ tất cả các giá trị vừa nhân bản vừa Kitô giáo.

… Những Tràng Chuỗi Mân Côi của một bậc Cha Mẹ tha thiết dâng lên Đức Trinh Nữ Rất Thánh MARIA để cầu cho đứa con bất hạnh. Câu chuyện xảy ra tại thủ đô Roma.

Bé Ugo Angelilli chào đời với đôi mắt bị mù. Tất cả các bác sĩ và các giáo sư mà Cha Mẹ bé đến tham khảo ý kiến đều quả quyết là không có phương thức chữa trị nào có thể mang lại ánh sáng cho đôi mắt mù lòa của bé Ugo.

Là những tín hữu Công Giáo tràn đầy Đức Tin, Cha Mẹ bé Ugo liền chạy đến cùng Đức MARIA Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi. Ông Bà xin cử hành tam nhật trọng thể nơi bàn thờ dâng kính Đức Mẹ Mân Côi. Cùng lúc ông bà cũng đọc rất nhiều Tràng Chuỗi Mân Côi dâng lên Đức Mẹ.

Và dĩ nhiên Đức Mẹ không thể làm ngơ trước các lời khấn xin tha thiết của bậc cha mẹ đáng thương. Chỉ vỏn vẹn 4 tháng sau khi sinh ra, vào tháng 10, tháng dâng kính Đức Mẹ Mân Côi, Cha Mẹ của bé Ugo vui mừng nhận ra sự kiện bé Ugo bắt đầu phân biệt các người và các vật chung quanh. Sau đó thì bé Ugo được khỏi hẳn chứng mù lòa. Muôn vàn tạ ơn Đức Mẹ MARIA Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi.

… “Phúc thay người son sẻ mà tinh tuyền, không chung chạ bất chính. Đến thời THIÊN CHÚA viếng thăm, họ sẽ được sinh hoa kết quả. Phúc cho hoạn nhân không làm điều bất chính, không suy tưởng nghịch cùng THIÊN CHÚA. Vì trung tín, họ sẽ được một đặc ân là hưởng phần rất hậu nơi Đền Thờ THIÊN CHÚA. Quả vậy, cố gắng làm điều lành, sẽ đạt tới thành quả rực rỡ, vì lẽ trí khôn ngoan là cội rễ không thể nào hư hoại. Nhưng con cái bọn ngoại tình sẽ chẳng ra chi, giống nòi kẻ chung chạ bất chính rồi sẽ lụi tàn. Dầu chúng có sống lâu trăm tuổi, thì cũng kể bằng không không vậy; khi cuộc đời xế bóng, chúng cũng chẳng danh giá gì .. Chẳng thà không con cái mà sống đời đức hạnh! Người đức hạnh lưu danh muôn thưở, vì được cả THIÊN CHÚA lẫn người đời biết đến. Họ còn sống, người người noi gương, họ khuất đi, ai ai cũng thương tiếc. Trong cõi đời đời, đầu đội triều thiên, họ khải hoàn vinh hiển, vì đã chiến thắng trong cuộc tranh đua giành phần thưởng tuyệt vời .. Trong ngày xét xử, những đứa con hoang sẽ là bằng chứng buộc tội những người sinh ra chúng” (Khôn Ngoan 3,12-18/4,1-2,6)

(“La Mia Messa”, volume IV, 1 Ottobre – 31 Dicembre 2014, Anno VIII/A/B, Casa Mariana Editrice, trang 87-88/515)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt, 20/10/2014

Mặc Dầu Mọi Nỗi Khó Khăn Hiện Tại, Chúng Con Tin Chắc Trái Tim Mẹ Sẽ Thắng!

Mặc Dầu Mọi Nỗi Khó Khăn Hiện Tại, Chúng Con Tin Chắc Trái Tim Mẹ Sẽ Thắng!

  • Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

… Câu chuyện do Linh Mục Thừa Sai kể lại.

Tôi giảng Tuần Đại Phúc nơi một xứ đạo. Nơi đây có một bệnh nhân bị mất hẳn tiếng nói. Vào cuối Tuần Đại Phúc, một trong các người con của ông xin tôi đến ban bí tích giải tội cho cha mình. Bệnh nhân này từ hơn ba tháng qua bị câm do hậu quả trầm trọng của chứng tắc huyết phổi.

Tôi mau mắn đến nhà bệnh nhân. Bước vào phòng người bệnh tôi nói ngay:

– Ông an tâm. Tôi sẽ đặt câu hỏi. Ông chỉ cần gật đầu ra hiệu Có hay lắc đầu ra hiệu Không.

Trước đó người con đã trình bày cho tôi biết tình trạng sống đạo của thân phụ như thế nào. Nhưng rồi, bất ngờ biết bao khi bệnh nhân bỗng cất tiếng nói cách rõ ràng. Thấy tôi không dấu được nỗi ngạc nhiên, ông liền giải thích cho tôi hiểu:

– Thưa Cha, ngay từ năm lên 10 tuổi, con lấy thói quen đọc mỗi ngày 3 Kinh Kính Mừng vào ban sáng và ban tối. Đến năm 14 tuổi con ngưng mọi việc thực hành đạo, nhưng không bỏ rơi thói quen lành thánh này. Thêm vào đó, con không bỏ qua ngày nào mà không van xin Đức Mẹ MARIA đừng để con chết mà không được xưng tội.

Nói xong, bệnh nhân sốt sắng xưng thú mọi lỗi lầm. Xưng tội xong, ông trở lại tình trạng câm nín như trước. Ông êm ái trút hơi thở cuối cùng lúc nửa đêm cùng ngày hôm đó.

… Câu chuyện thứ hai cũng chứng minh lòng nhân lành bao la của Đức Mẹ MARIA luôn đáp lời con cái nài van trong cơn khốn khổ.

Một người đàn bà nghèo mất chồng từ một năm qua. Người chồng tốt lành đã làm việc khó nhọc, để dành tiền mua được căn nhà nhỏ cùng với miếng đất nhỏ bao quanh căn nhà, từ một người bà con.

Thế nhưng sau khi ông chết, người bà con này tìm cách gây khó dễ để lấy lại căn nhà đã bán. Ông đến hăm dọa bà góa nghèo: “Chị phải trả tiền nhà, nếu không thì phải dọn ra khỏi nhà!” Người đàn bà đáng thương cố gắng tìm cho ra tờ giấy trả tiền nhà nhưng không biết chồng mình đã để ở đâu.

Trong cơn âu lo sầu khổ bà ngước mắt cầu nguyện với trọn lòng tin tưởng nơi Đức Trinh Nữ Rất Thánh MARIA:

– Lạy Mẹ Nhân Lành, nếu Mẹ không giúp con tìm ra tờ giấy trả tiền nhà thì trong vòng hai ngày nữa con sẽ trở thành kẻ không nhà không cửa và cũng mất luôn mảnh đất nhỏ bao quanh nhà.

Vừa cầu nguyện bà vừa khóc. Nước mắt chảy xuống tràn trề. Đứa con gái duy nhất buồn bã nhìn mẹ khóc và như muốn nói với hiền mẫu:

– Đức Bà sẽ cứu giúp chúng ta, mẹ à!

Trong bóng tối của căn phòng bỗng xuất hiện một con đom đóm. Con bé tìm cách bắt cho được con đom đóm nhưng nó lại trốn sau cái rương dựng sát vào tường. Con bé nói với mẹ:

– Mẹ à, mẹ giúp con đẩy cái rương này ra, vì con muốn bắt con đom đóm!

Cô bé cứ nài nĩ mãi cho đến khi mẹ bằng lòng giúp. Bà mẹ kéo cái rương cũ ra thì bỗng trông thấy rơi xuống một cuộn giấy. Cuộn giấy được cẩn thận xếp và buộc lại với sợi dây bằng chỉ.

Bà mở ra và đọc. Bà ngạc nhiên biết bao khi khám phá ra đây là tờ giấy trả tiền nhà tiền đất với chữ ký nhận tiền hẳn hoi của người bà con.

Trong cơn vui mừng không kể xiết, bà hôn tờ giấy trả tiền nhà, ôm hôn đứa con gái nhỏ và hớn hở reo lên:

– Ôi lạy Mẹ MARIA, con xin cám ơn Mẹ biết là chừng nào! Mẹ đã ra tay cứu giúp chúng con!

… Kinh dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội

Lạy Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng con toàn thể giáo hữu Việt Nam hết lòng tin cậy chạy đến cùng Mẹ.

Mẹ là Mẹ THIÊN CHÚA, là Mẹ chúng con, Mẹ là Nữ Vương Toàn Năng, là Đấng bầu cử cho chúng con trước tòa Chúa. Biết bao nhiêu lần, Mẹ đã cứu vãn Giáo Hội, và các dân tộc trong cơn nguy biến.

Chúng con hết lòng thành kính hiến dâng Giáo Hội và tổ quốc Việt Nam cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Để thực hành mệnh lệnh của Mẹ, và để nhờ Mẹ che chở phù trì, ngày nay và mãi mãi.

Xin Mẹ gìn giữ Giáo Hội Việt Nam. Xin Mẹ soi sáng hàng Giáo Phẩm, dìu dắt và thánh hóa các Linh Mục. Xin Mẹ giúp sức cho toàn thể giáo dân được trung thành giữ luật Chúa, và sốt sắng làm việc tông đồ. Xin Mẹ nâng đỡ và ủi an những anh chị em của chúng con, đang phải khốn khó vì Đạo Chúa.

Xin Mẹ chúc lành cho tổ quốc Việt Nam. Xin Mẹ hướng dẫn các nhà lãnh đạo dân tộc, xin Mẹ đem tinh thần Phúc Âm thấm nhuần tất cả các cơ cấu quốc gia, xin Mẹ cho toàn thể dân Việt biết đoàn kết, để cùng nhau xây dựng lại giang sơn.

Nhất là xin Mẹ cứu chúng con thoát nạn Cộng Sản vô thần, để mọi người được sống trong tự do, hòa bình, ngõ hầu Nước Chúa được mở rộng khắp nơi.

Chúng con nguyện muôn đời ghi nhớ ơn Mẹ, và cùng nhau xây dựng một đền thờ hay một công tác nào khác dâng kính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, để lưu truyền cho hậu thế ơn che chở đặc biệt của Mẹ.

Lạy Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng con thành khẩn kêu đến Mẹ, vì chúng con biết Mẹ sẽ nhậm lời chúng con. Và mặc dầu mọi nỗi khó khăn hiện tại, chúng con tin chắc Trái Tim Mẹ sẽ thắng. AMEN.

(“La Mia Messa”, 1 Aprile 2013 – 30 Giugno 2013, Anno VII, vol.II, Casa Mariana Editrice, trang 213-214/202-203)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt,

 25/5/2013

Anh chị Thụ & Mai gởi

THÁNH THỂ TRONG CUỘC SỐNG TÍN HỮU

Tình CHÚA Cứu Độ không ngơi

Quay lại bên CHÚA …đời đời trường sinh

…………………………………… 

THÁNH THỂ TRONG CUỘC SỐNG TÍN HỮU

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Vâng, đúng thế! ”THIÊN CHÚA yêu thương thế gian đến độ gởi Con Duy Nhất xuống trần, để bất cứ ai tin vào Ngài thì không bị hư mất nhưng được sống đời đời”, Gioan 3,16.

Ngay từ thiếu nữ tôi đã quay lưng với THIÊN CHÚA và sống cuộc đời buông thả, tự chọn mình làm trung tâm cuộc sống. Tôi phải xấu hổ thú nhận:

– Tình trạng sống tội lỗi của thế gian lôi cuốn quyến dũ tôi hơn sự thanh khiết thánh thiện của Đức Chúa GIÊSU KITÔ.

Cứ thế dòng đời trôi qua hết ngày này sang ngày khác.

Thỉnh thoảng có vài cơ hội xuất hiện và nhóm bạn bè kéo tôi trở lại nhà thờ tham dự Thánh Lễ. Tôi có mặt lấy lệ và hoàn toàn dửng dưng của kẻ ngoài cuộc. Thế nhưng tận thâm tâm, tôi vẫn không bỏ quên tất cả nền giáo dục tôn giáo hấp thụ từ thơ bé trong một gia đình Công Giáo đạo đức.

Thế rồi mọi sự đảo lộn hết vào tháng 6 năm 1982. Mẹ chồng tôi bị ung thư sắp chết. Vào cùng thời điểm này Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II (1978-2005) viếng thăm mục vụ Scotland. Mẹ chồng sống như kẻ vô thần, nghĩa là không tin tưởng gì ráo trọi. Nhưng bà lại là người rất tốt. Vì thế tôi rất thương mến quí trọng mẹ chồng. Vì quí mến mẹ, nên với tư cách tín hữu Công Giáo, tôi cảm thấy xôn xao dằn vặt với ý nghĩ:
Chả lẽ mẹ ra đi về thế giới bên kia mà không hề biết có Đấng Cứu Thế từng hiến dâng mạng sống để cứu chuộc loài người sao?

Thương mẹ chồng, tôi muốn cứu linh hồn mẹ bằng mọi giá.

Rồi bác sĩ trịnh trọng loan báo hung tin: bà chỉ còn vỏn vẹn một tuần để sống! Toàn thể gia đình chúng tôi cùng tha thiết kêu xin THIÊN CHÚA cứu sống mẹ. Riêng tôi, tôi tức tốc đến nhà thờ cầu nguyện cho mẹ chồng.

Trong vòng một tiếng đồng hồ, tôi quì gối trước Đức Chúa GIÊSU Thánh Thể cầu xin cho mẹ chồng thoát chết và ăn năn trở lại cùng THIÊN CHÚA. Tôi cầu nguyện với trọn tâm lòng và làm một cuộc giao kèo với Chúa. Trong giây phút nồng nhiệt tột độ tôi sẵn sàng đánh đổi mạng sống để xin cho mẹ chồng được sống.

Tôi đâu ngờ chỉ một giờ quì cầu nguyện trước Thánh Thể ấy đã tuôn đổ bao ơn lành xuống trên cả 2 mẹ con tôi.

THIÊN CHÚA thật khôi hài! Ngài không cất mạng sống tôi đi để trao cho mẹ chồng. Nhưng Ngài biến đổi mạng sống tôi, cùng lúc, Ngài giải thoát và lay động cuộc sống mẹ chồng. Mẹ chồng khỏi hẳn bệnh ung thư và xuất viện. Các bác sĩ ngỡ ngàng trước cuộc khỏi bệnh lạ lùng của mẹ chồng tôi.

Khỏi bệnh, mẹ chồng tôi thay đổi hẳn cuộc sống. Mẹ sống tình vợ chồng mặn mà thắm thiết, lợi dụng thời gian sống bên nhau để làm đẹp lòng nhau. Mẹ sống thêm một năm tràn đầy tình thương. Sau đó mẹ qua đời trong ân nghĩa cùng Chúa nơi nhà thương Thánh Columbus ở Edinburgh.

Về phần tôi, cuộc sống cũng đổi khác. Nhờ kinh nghiệm tỏ tường Tình Yêu THIÊN CHÚA, tôi gia tăng tình thương đối với chồng con. Rồi tôi nhận ơn an bình sâu thẳm, niềm an bình tôi chưa bao giờ hưởng nếm trước đó.

Tôi cũng được ơn yêu thích cầu nguyện và ơn ăn năn tội. Tôi nhớ lại thời gian sống buông thả chìm đắm trong tội lỗi. Tôi thật lòng thống hối và xin THIÊN CHÚA tha thứ mọi tội lỗi. Ơn Chúa không dừng lại nơi riêng tôi nhưng còn đổ tràn trên toàn thể gia đình. Chúng tôi tiếp tục sống trong ơn nghĩa Chúa cho đến hôm nay.

Giờ đây khi hồi tưởng quá khứ, tôi thâm tín sâu xa:

–         Chỉ duy nhất THIÊN CHÚA mới thực hiện những điều Ngài làm cho cuộc đời chúng tôi. Chỉ lòng nhân lành THIÊN CHÚA mới có thể biến đổi tâm lòng chúng tôi và tiếp tục biến đổi mãi. Ước chi cuộc sống mỗi người là lời tôn vinh THIÊN CHÚA và là chứng tá cho Tình Yêu cứu độ của THIÊN CHÚA đối với loài người.

–         Chứng từ của bà Maria Bartlett sống tại Kinross miền Tayside bên nước Scotland.

     … ”Khốn thay kẻ nào đào sâu giấu kỹ, không để cho THIÊN CHÚA thấy ý định của mình. Khốn thay ai hành động trong bóng tối và tự nhủ: ”Ai thấy được, ai biết được ta?” .. Vì thế, THIÊN CHÚA phán thế này: “Từ nay Giacóp sẽ không còn phải xấu hổ, từ nay nó sẽ không còn bẽ mặt thẹn thùng, vì khi Giacóp nhìn thấy nơi nó những công trình tay Ta đã làm, nó sẽ tuyên xưng danh Ta là thánh, sẽ tuyên xưng Đấng Thánh của Giacóp là Thánh, và sẽ kính úy THIÊN CHÚA của Israel. Những người tâm trí lầm lạc sẽ có được sự hiểu biết, và những kẻ ương ngạnh sẽ chấp nhận lời răn dạy”(Sách Isaia 29,15+22-24).
(Sister Patricia Proctor, OSC, ”201 Inspirational Stories of The Eucharist”, Franciscan Monastery of Saint Clare, Spokane, Washington, 2004, trang 62-63)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Nguồn Đài Vatican

(http://www.oecumene.radiovaticana.org)

Anh chị Thụ & Mai gởi

Cứ Xin Thì Sẽ Được, Cứ Tìm Thì Sẽ Thấy, Cứ Gõ Thì Cửa Sẽ Mở!

Cứ Xin Thì Sẽ Được, Cứ Tìm Thì Sẽ Thấy, Cứ Gõ Thì Cửa Sẽ Mở!

  • Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

… Joseph là thanh niên bất toại, tuổi hơn 30. Anh đi bằng hai đầu gối và rất nghèo. Tuy Joseph nghèo của cải nhưng không nghèo niềm tin, lòng hy vọng và nhất là tình yêu thương. Niềm hạnh phúc duy nhất và tràn trề của anh là dành trọn thời giờ để giúp đỡ tha nhân.

Joseph sinh trưởng trong gia đình ở làng nhỏ tại Auvergne (Trung Pháp). Tuổi thơ Joseph trôi qua trong bình lặng nơi khung cảnh gia đình nghèo. Sau khi học xong tiểu học, cậu bé bắt đầu làm việc giúp đỡ cha mẹ.

Không bao lâu sau cảnh thiếu ăn gây ảnh hưởng mạnh trên thân xác gầy còm của cậu bé. Joseph mất dần sức mạnh nơi hai cánh tay: không cầm nổi các vật dụng để làm việc. Cậu cũng không đứng vững nữa. Đến năm 20 tuổi thì Joseph hoàn toàn không sử dụng được đôi chân. Chàng phải bò lết hoặc đi bằng hai đầu gối.

Tàn tật vào lúc 20 tuổi, quả là thử thách nặng nề! Joseph cảm thấy đau đớn khi phải sống nương tựa vào gia đình, trong khi gia đình lại nghèo thật nghèo, cần chàng giúp đỡ một tay. May mắn Joseph là tín hữu Công Giáo nhiệt thành. Chàng sống thật niềm tin của mình. Chàng đặt trọn cuộc đời trong bàn tay Quan Phòng của THIÊN CHÚA. Thêm vào đó, Joseph rất có lòng sùng kính Đức Mẹ MARIA. Và đây là phương thuốc hiệu nghiệm cứu chàng thoát mọi chán nản thất vọng. Chàng lần hột Mân Côi hàng ngày và tìm cách giúp đỡ tha nhân thay vì sống co rút vào nỗi khổ vào cái bất hạnh của chính mình. Chàng cố gắng làm những gì có thể hầu giúp người khác và đỡ gánh nặng cho gia đình. Chàng tự sáng chế hai ống gỗ bao đầu gối và dùng đầu gối đi lại. Nhiều khi chàng đi bằng đầu gối những quãng đường dài đến 8 hay 10 cây số.

Sau đó, chàng ghi tên làm người canh gác đền thờ Đức Mẹ Orcival. Nhờ công việc này, Joseph nhận rất nhiều an ủi. Nhất là chàng hãnh diện vì được phục vụ Đức Trinh Nữ MARIA, Hiền Mẫu thiên quốc. Đền thánh này hàng năm có nhiều tín hữu hành hương đến khẩn cầu cùng Đức Mẹ MARIA. Nhưng rồi dần dần có người đến gặp Joseph, nhờ anh an ủi hoặc chỉ dạy nhiều điều họ cần biết.

Để giúp đỡ tha nhân cách đắc lực hơn, Joseph dọn đến ở với anh rể và xin đặt điện thoại riêng cho mình. Như thế, anh có thể liên lạc thẳng với các bàn giấy, dịch vụ chuyên môn hầu chỉ dẫn lại cho người khác. Anh nghiên cứu kỹ lưỡng các vấn đề liên quan đến trợ cấp xã hội, bảo hiểm v.v. Anh trở thành nhân vật quan trọng. Mỗi ngày, số người đến gặp anh đông hơn đến gặp ông trưởng phòng tòa thị trưởng thành phố.

Anh lắng nghe tâm sự, khó khăn của người khác, rồi anh tìm cách khuyên lơn, an ủi, khiến ai ai cũng cảm thấy thỏa lòng mát dạ. Tất cả những gì người ta mang đến dâng biếu, cảm tạ anh, anh phân phát lại cho người nghèo. Nhưng thường thì anh tiếp khách vào ban chiều, và đôi khi kéo dài đến nửa đêm hoặc hai giờ sáng. Nếu có ai tỏ dấu lo ngại cho sức khỏe, anh chỉ mỉm cười trả lời:

– Nếu như đó là tiếng Chúa gọi tôi thì sao?

Kinh nguyện và nhất là lòng sùng kính Đức Mẹ MARIA gìn giữ bảo trợ Joseph luôn luôn trong trạng thái vui vẻ và tin tưởng phó thác. Anh thật hạnh phúc. Và niềm hạnh phúc này anh thông truyền sang những ai có dịp tiếp xúc, tỏ bày tâm sự với anh. Anh giải thích lý do niềm vui nội tâm sâu xa:

– Không biết tôi sẽ ra sao, nếu tôi không bị tàn tật? Quả thật tàn tật trở thành kho tàng, suối nguồn hạnh phúc. Không bị tàn tật, có lẽ tôi sẽ khốn khổ. Trong khi nhờ tàn tật tôi sống tình trạng nghèo khó, thiếu thốn nhưng bù lại, tôi hạnh phúc và có thể trao hạnh phúc cho người khác.

… “Thế nên Thầy bảo anh em: Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, thì thay vì cá lại lấy rắn mà cho nó? Hoặc nó xin trứng lại cho nó bò cạp? Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình của tốt của lành, phương chi CHA trên Trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao?”(Luca 11,9-13).

(Albert Pfleger, “FIORETTI de la Vierge Marie”, Mambre Editeur-Diffuseur, 1990, trang 92-94)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt,

Xưng Tội Rước Lễ Mùa Phục Sinh

XƯNG TỘI RƯỚC LỄ MÙA PHỤC SINH

… Câu chuyện xảy ra tại một bệnh viện ở nước Ý trong những ngày cuối Mùa Chay chuẩn bị mừng đại lễ Phục Sinh.

Theo thói quen lành thánh vẫn có nơi các nhà thương ở Ý, trong Mùa Chay, Cha Tuyên Úy đặc biệt rảo qua các phòng, đến từng giường để viếng thăm và khích lệ các bệnh nhân chuẩn bị mừng lễ Phục Sinh. Vị Linh Mục chúc lành, ban ơn tha thứ và nói lời an ủi.

Thông thường các bệnh nhân sẵn sàng tiếp đón Cha Tuyên Úy. Chỉ duy nhất người bệnh nơi giường số 17 cương quyết quay mặt vào tường. Ông càu nhàu cau có nói:
– Con quạ không mổ được tôi đâu!

Đó là một người thợ ở tuổi 60 bị ung thư không phương thuốc chữa trị.

Trước thái độ ngoan cố khước từ của ông, vị Linh Mục Tuyên Úy cảm thấy con tim đau nhói. Cha tự nhủ:
– Chẳng lẽ chết mà không chịu các phép sau hết sao?

Y tá trưởng phụ trách khu vực ấy là Chị Santina một nữ tu trẻ tốt lành thánh thiện. Chị đã kín đáo nhét vào cái gối của bệnh nhân một ảnh vảy phép lạ (ảnh Đức Mẹ ban ơn). Chị tha thiết cầu nguyện và đợi chờ cơ hội thuận tiện để ra tay hành động. Thế nhưng, vừa khi nữ tu nhẹ nhàng khéo léo nhắc đến bí tích Giải Tội thì bệnh nhân phản ứng ngay. Ông lớn tiếng chửi thề:
– Hãy để tôi yên! Tôi sống như con chó thì cũng muốn chết như con chó!

Dầu vậy, Chị Santina vẫn kiên trì không thất vọng. Chị tiếp tục nói lời dịu dàng nhắc nhở. Nhưng lời nhỏ nhẹ của chị lại trở thành dầu đổ vào đám lửa đang bốc cháy. Bệnh nhân nổi sùng hét:
– Hãy gọi Ông Giám Đốc nhà thương đến đây. Tôi tố cáo các người là vi phạm nội qui của bệnh viện và cưỡng ép lương tâm bệnh nhân!

Đúng vào lúc ấy thì vị bác sĩ trưởng đi ngang qua hành lang. Bệnh nhân lớn tiếng gọi đến và nói:
– Thưa bác sĩ, tôi không muốn ở đây nữa!

Vị bác sĩ ân cần hỏi:
– Ông cảm thấy mệt phải không? Hay là ông bị tăng áp huyết? Ông có bị sốt không?

Bệnh nhân tức giận trả lời:
– Đúng là sốt Ai-cập! Nơi đây người ta không tôn trọng nội qui! Người ta tước đoạt quyền tự do lương tâm! Chị nữ tu này muốn ép buộc tôi phải xưng tội!

Quay sang nữ tu, vị bác sĩ hỏi:
– Có phải Chị là người cả gan dám nói chuyện xưng tội với ông này không?

Chị Santina nhỏ nhẹ đáp:
– Đúng thế! Tôi có nói nhưng không phải ép buộc mà chỉ nhắc là đang có cơ hội thuận tiện, nếu muốn thì ông có thể xưng tội.

Vị bác sĩ trưởng lập lại câu hỏi một lần nữa và khi nghe người bệnh tái khẳng định thì ông nghiêm nghị nói với nữ tu:
– Chị làm một chuyện không đúng chút nào hết! Chị không biết là các con chó thì không bao giờ xưng tội sao? Vậy tốt hơn cả là đừng bao giờ nói về tôn giáo với các thú vật!

Quay sang người bệnh, vị bác sĩ trưởng nói:
– Xin ông an tâm! Kể từ giờ phút này, không một ai sẽ đề cập với ông về vấn đề xưng tội!

Nói xong, vị bác sĩ bỏ đi. Người bệnh tỏ ra chưng-hửng! Nhiều người cất tiếng cười vang. Trong khi Chị Santina lặng lẽ rút lui.

Nhưng chỉ mấy phút sau người ta nghe tiếng chuông rung nơi giường người bệnh số 17. Một y tá vội vàng chạy đến xem ông cần gì thì nghe bệnh nhân nói:
– Làm ơn gọi cho tôi Chị Santina!

Cô y tá đáp:
– Nữ tu đang đọc kinh ở nhà nguyện.

Người bệnh van nài:
– Không sao hết! Xin mời nữ tu đến cho tôi gặp!

Chị Santina vội vàng chạy đến với khuôn mặt tái xanh và đôi mắt long lanh giọt lệ. Chị ân cần hỏi:
– Ông cảm thấy mệt phải không?

Người bệnh trả lời:
– Thưa Chị không! Tôi chỉ muốn xin lỗi Chị. Chị biết không, tôi không phải là một con chó! Vì thế, tôi muốn xưng tội!

Đức Trinh Nữ MARIA mà Chị Santina tha thiết cầu xin đã chiến thắng! Ảnh vảy Đức Mẹ ban ơn đã làm phép lạ! Đức Mẹ MARIA ban thưởng bội hậu cho Chị nữ tu trẻ tuổi trọn lòng tín thác nơi Đức Mẹ và yêu thương chăm sóc phần rỗi linh hồn của các bệnh nhân.

Lễ Phục Sinh năm ấy, bệnh nhân giường số 17 đã sốt sắng rước lễ lần thứ hai trong đời!

Kể sao cho xiết niềm vui bao la của nữ tu Santina! Chị hết lòng tri ân Đức Mẹ MARIA và dâng lời chúc tụng THIÊN CHÚA từ bi!

… ”Hãy tìm THIÊN CHÚA khi Người còn cho gặp, kêu cầu Người lúc Người ở kề bên. Kẻ gian ác, hãy bỏ đường lối mình đang theo, người bất lương, hãy bỏ tư tưởng mình đang có mà trở về với THIÊN CHÚA – và Người sẽ xót thương – về với THIÊN CHÚA chúng ta, vì Người sẽ rộng lòng tha thứ. Thật vậy, tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các con, và đường lối của các con không phải là đường lối của Ta. Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn tư tưởng của các con chừng ấy” (Isaia 55,6-9).

(”La Mia Messa”, 1 Aprile 2012 – 30 Giugno 2012, Anno VI/B, vol.II, Casa Mariana Editrice, trang 124-126)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

HỒNG ÂN LÃNH BÍ TÍCH RỬA TỘI THEO ĐẠO CÔNG GIÁO

HỒNG ÂN LÃNH BÍ TÍCH RỬA TỘI THEO ĐẠO CÔNG GIÁO

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Một buổi chiều mùa hè năm 1992, nơi một tiệm hớt tóc ở thành phố Dreux (Bắc Pháp), một thanh niên bước vào tiệm.  Trong tiệm lúc bấy giờ có cô thợ Valérie Baptiste và cô chủ Pascale.
Thanh niên – khách lạ đến tiệm lần đầu – có mái tóc quăn và dài.  Đến tiệm hớt tóc vào ngày thứ ba trong tuần hẳn chàng phải là công nhân của một hãng xưởng nào đó!  Khi tò mò hỏi thăm thì thanh niên cho biết chàng tên Patrick và là cha Sở mới về nhậm chức!
RUA TOI

Nghe vậy, Valérie vui mừng kêu lên:

–        May quá, con đang muốn đến gặp cha!

Dĩ nhiên cha Sở vui vẻ ghi nhanh một cuộc hẹn.

Cuộc đời Valérie Baptiste là chuỗi dài những biến cố đau thương.  Valérie chào đời năm 1968. Năm lên 4 tuổi, ông thân sinh ra đi vui sống với tình nhân mới, một phụ nữ khác, bỏ rơi vợ trẻ với ba đứa con thơ.  Bà mẹ trẻ quá buồn nên lâm cảnh nghiện rượu và không còn khả năng chăm sóc ba đứa con nhỏ dại nữa.  Người ta liền giao ba đứa trẻ cho một gia đình săn sóc.  Nhưng gia đình này không khá giả mà cũng không tốt.  Valérie lại được giao cho một gia đình khác và sau cùng được giao cho một ký túc xá do các nữ tu trông coi tại thành phố Chartres, cách thủ đô Paris khoảng 100 cây số.  Nơi đây Valérie may mắn gặp những con người tốt có trái tim quảng đại và có đức tin Công Giáo chân chính.
Suốt thời gian sống xa mẹ ruột, Valérie không bao giờ quên hình ảnh mẹ và vẫn giữ nguyên tình thương dành cho mẹ, một người mẹ kém may mắn!
Valérie luôn luôn bênh vực mẹ tránh khỏi những lời trách cứ.  Mỗi khi hoàn cảnh cho phép, Valérie đều đặn đến thăm mẹ.
Hơn 10 năm sau ngày bị chồng bỏ rơi và bị nghiện ngập, bà mẹ đáng thương từ trần, để lại nơi Valérie một nỗi niềm đau đớn không kể xiết.
Điều đáng nói là trong quãng đời thơ trẻ bơ vơ này, Valérie vẫn nuôi dưỡng tâm tình tôn giáo tự nhiên.  Lúc mẹ còn sống cũng như sau ngày mẹ từ trần, Valérie luôn luôn cầu nguyện cùng Thiên Chúa cho hiền mẫu dấu yêu.
Rồi đến ngày Valérie kết hôn với Éric, chàng thanh niên sống cạnh nhà và là tín hữu Công Giáo.  Valérie không ngờ rằng từ đây cuộc đời nàng chuyển sang khúc quanh mới.  Khúc quanh trên cả hai bình diện tâm lý và tôn giáo.
Thật thế.  Mẹ đỡ đầu của Éric chồng nàng là tín hữu Công Giáo sống đạo chân thành.  Bà tỏ dấu mong ước trông thấy đôi vợ chồng trẻ được kết hôn theo phép đạo Công Giáo.  Mong ước đồng nghĩa với việc Valérie phải lãnh bí tích Rửa Tội và gia nhập Giáo Hội Công Giáo.
Valérie vui vẻ chấp thuận đề nghị vì hai lý do.  Trước tiên vì nàng muốn làm vui lòng mẹ đỡ đầu của chồng.  Khi yêu, người ta muốn làm vui lòng người mình yêu.  Thứ hai, vì nàng linh cảm rằng, bí tích hôn phối sẽ mang lại nhiều lợi ích thiêng liêng cho cuộc sống vợ chồng.  Tận thâm tâm Valérie vẫn luôn tin tưởng vững chắc nơi tình yêu Thiên Chúa.
Và những ước nguyện trên đây được thực hiện khi cha Sở mới bất ngờ xuất hiện vào một buổi chiều thứ ba nơi tiệm hớt tóc mà Valérie Baptiste đang làm việc.  Sau khi trình bày và được cha Sở đồng ý, Valérie vui vẻ nhập cuộc.  Con đường chuẩn bị đưa nàng đến việc lãnh nhận bí tích Rửa Tội kéo dài hai năm.
Tiếp xúc đầu tiên của Valérie với Kitô Giáo là học hỏi Lời Chúa cùng với các tín điều buộc phải tin.  Nhưng Valérie không đơn độc.  Nàng thuộc về nhóm dự tòng, được hướng dẫn và được tháp tùng.  Valérie rất thích đọc Phúc Âm và sung sướng khám phá ra Cuộc Đời của Đức Chúa Giêsu Kitô nơi dương thế.
Sau cùng, ngày chờ mong đã đến.  Nghi lễ rửa tội diễn ra vào một Chúa Nhật tháng 5 trong Thánh Lễ nơi nhà thờ xứ đạo.  Mọi người thân thuộc gia đình nhà chồng đều hiện diện, đặc biệt là mẹ đỡ đầu của chồng.

Nhắc lại kỷ niệm đáng nhớ của ngày trọng đại này, Valérie Baptiste tâm sự:

– Một Người nào đó, một sức mạnh nào đó đã đi vào cuộc đời tôi, đi vào trái tim tôi.  Tôi không còn tỉ-tê khóc cho riêng mình nhưng tự chủ hơn và can đảm hơn.  Tôi cũng hiểu người khác hơn.  Tôi cầu nguyện cùng Thiên Chúa thường xuyên hơn.  Tôi không đợi Chúa Nhật mới đến nhà thờ.   Trái lại, bất cứ lúc nào cần hoặc mỗi khi gặp khó khăn, tôi tức tốc chạy đến nhà thờ.  Nhà thờ là nơi nương ẩn vững vàng nhất cho tôi.  Tôi thân thưa mọi sự cùng Thiên Chúa.  Không có Ngài, tôi cảm thấy thật bơ vơ và thật đáng thương!

“Lạy Thiên Chúa, Ngài là Chúa con thờ, ngay từ rạng đông con tìm kiếm Chúa.  Linh hồn con đã khát khao Ngài, tấm thân này mòn mỏi đợi trông, như mảnh đất hoang khô cằn, không giọt nước.  Nên con đến ngắm nhìn Ngài trong nơi thánh điện, để thấy uy lực và vinh quang của Ngài.  Bởi ân tình Ngài quý hơn mạng sống, miệng lưỡi này xin ca ngợi tán dương.  Suốt cả đời con, nguyện dâng lời chúc tụng, và giơ tay cầu khẩn danh Ngài.  Lòng thỏa thuê như khách vừa dự tiệc, môi miệng con rộn rã khúc hoan ca.  Con tưởng nhớ Chúa trên giường ngủ, suốt năm canh con thầm thĩ với Ngài.  Quả thật Ngài đã thương trợ giúp, nương bóng Ngài con hớn hở reo vui.  Trót cả tâm tình, con cùng Ngài gắn bó, giơ tay quyền lực, Ngài che chở phù trì” (Thánh Vịnh 63, 2-9).

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

 

Đức Mến Tha Thứ, Tin Tưởng, Hy Vọng Và Chịu Đựng Tất Cả!

Đức Mến Tha Thứ, Tin Tưởng, Hy Vọng Và Chịu Đựng Tất Cả!

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Luôn luôn tự đặt mình trong tư thế lắng nghe một đứa trẻ khuyết tật – RV

Bà Sylvie Danel 40 tuổi là nhà giáo dục chuyên môn tại một viện y-tế giáo-dục. Một ơn gọi đích thật nẩy sinh từ cuộc gặp gỡ với một trẻ tự-kỷ trong những năm đầu đời tìm kiếm việc làm. Xin nhường lời cho bà.

Là nhà giáo dục chuyên môn, từ năm 2012, tôi làm việc trong một viện y-tế giáo-dục nơi vùng ngoại ô thủ đô Paris. Đây là viện dành riêng cho các trẻ em khuyết tật hoặc tâm thần hoặc chậm trí nơi học đường.

Trước khi chính thức đi vào lãnh vực nghề nghiệp này, tôi muốn trở thành nữ giáo viên nên đã chuẩn bị và giật được mảnh bằng dạy học.

Có được bằng cấp rồi, mùa hè năm ấy, tôi tham dự một trại hè với tư cách nữ linh-hoạt-viên. Trại hè cũng tiếp nhận một số trẻ em bị bệnh tự-kỷ có các nhà giáo dục các em tháp tùng .. Hoàn toàn không biết gì về chứng khuyết tật này, tôi bỗng bị thôi-miên bởi Adrien một đứa bé tự-kỷ.

Tôi tạo được mối giao tiếp đặc thù với bé. Bé không nói được và không làm cho người khác hiểu được bé muốn gì. Vậy mà giữa hai chúng tôi đã có mối quan hệ đích thật chân thành. Vào buổi tối cuối cùng khi đốt lửa trại, tôi đến tìm bé, nắm lấy tay bé và cả hai chúng tôi cùng múa nhảy bên lửa trại. Sáng hôm sau, trước khi ra về, bé đến tìm tôi và xin tôi cùng nhảy với bé. Thật là giây phút tuyệt vời. Mọi người đều cảm động, ngay cả các nhà giáo dục tháp tùng các trẻ tự-kỷ cũng hết sức ngạc nhiên.

Riêng đối với tôi thì đây là ”cú sét” làm nẩy sinh mối tình tôi dành cho các trẻ tự-kỷ, đứng trước khía cạnh bí nhiệm của chứng khuyết tật này!!!

Từ trại hè trở về nhà, tôi suy nghĩ miên man và tự nhủ:

– Mình sẽ không làm nữ giáo viên nhưng làm nhà giáo dục!

Trong thời kỳ diễn ra trại hè, tôi đã bàn luận rất nhiều với các nhà giáo dục và hỏi han về nghề nghiệp của họ. Tôi bỗng ý thức rằng, trong một lớp học, giáo viên dạy cho cả lớp. Nếu có một trẻ nào gặp khó khăn, giáo viên không thể dừng lại lâu bên trẻ này, bởi vì toàn lớp học phải được tiếp tục chương trình. Đây là chuyện sẽ không bao giờ có thể xảy ra đối với tôi!!! Bởi lẽ giờ đây, đứa trẻ gặp khó khăn trở thành nhân vật quan trọng và tôi ước muốn dừng lại lâu thật lâu bên đứa bé. Có một dự án riêng biệt cho từng đứa trẻ khuyết tật với tư cách nhà giáo dục chuyên môn trở thành một dự án gây đam mê cho con đường công danh sự nghiệp của tôi. Tôi quyết định thay đổi hướng đi.

Sau một năm làm nhân viên thiện nguyện nơi vùng ngoại ô thủ đô Paris để lượng định sức mình, tôi chính thức ghi danh vào trường dành cho các nhà giáo dục chuyên môn. Sau khi ra trường, tôi làm việc hai năm nơi Cư Xá tiếp nhận những người lớn tuổi bị điếc. Cùng thời gian này thỉnh thoảng tôi cũng tiếp tay với một dịch vụ chăm sóc các trẻ tự-kỷ nơi tư gia. Sau cùng, tôi chính thức trở thành nhà giáo dục chuyên môn trong một viện y-tế giáo-dục.

Nơi viện y-tế giáo-dục thành phần các thân chủ được nới rộng gồm nhiều chứng khuyết tật khác nhau trong đó các trẻ em bị bệnh tự-kỷ. Xét vì kinh nghiệm có được cạnh các em tự-kỷ tôi đặc biệt lãnh trách nhiệm phụ trách 8 em tự-kỷ tuổi từ 7 đến 10. Khi các em không đến lớp hoặc không có những buổi tập luyện chuyên biệt thì chúng tôi tổ chức các sinh hoạt dành riêng cho các em tự-kỷ. Mục đích của chúng tôi là khởi hành từ chính điều kiện cá nhân của từng em để dẫn đưa các em tiến xa hơn trên con đường chữa trị. Không rõ chúng tôi có thành công hay không nhưng điều chính yếu là chúng tôi dùng trọn sức lực và thiện tâm để phục vụ các em.

Làm việc với tư cách nhà giáo dục chuyên môn nơi viện y-tế giáo-dục thì con đường sự nghiệp của tôi kể như không có, bởi lẽ không có nấc thang để cho tôi tiến thân! Nhưng không sao cả! Điều quan trọng là tôi cảm thấy yêu nghề và nghề nghiệp giúp tôi thủ đắc đức tính kiên nhẫn cùng với khả năng biết đặt lại vấn đề. Chẳng hạn có những đứa trẻ tôi tạo được dễ dàng mối quan hệ, trong khi có những đứa trẻ khác thì tôi gặp khó khăn. Kinh nghiệm này giúp tôi biết khiêm tốn nhận ra những giới hạn của mình và luôn luôn tự đặt mình trong tư thế lắng nghe một đứa trẻ khuyết tật.

 … ”Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng. Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì. Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi. Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được!” (1Côrintô 13,1-8).

 (”OMBRES & lumière”, Revue Chrétienne Des Personnes Malades Et Handicapées, De Leurs Familles Et Amis, No 209, Janvier-Février 2016, trang 8-9)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt